Các nhà kinh tế học không thể dự đoán chính xác được khủng hoảng kinh tế toàn cầu bởi thế giới này quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu biết đoàn kết lại, họ có thể cảnh báo được nguy hiểm sắp xảy ra và biết phải làm gì khi thảm họa đến.
Còn những hạn chế nhưng thế giới không thể thiếu các nhà kinh tế học.Hầu hết các nhà kinh tế học đều không dự đoán được cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ 1930 và đến giờ họ vẫn chưa thống nhất được về cách giải quyết khủng hoảng. Người ta bắt đầu hoài nghi về khả năng của các nhà kinh tế học.
Vào những lúc như thế này người ta càng trông đợi vào các nhà kinh tế học bởi họ từng tuyên bố sẽ không để nền kinh tế lập lại thời kỳ Đại suy thoái 1930. Thế nhưng, bảy thập kỷ sau Đại suy thoái, các nhà kinh tế học cũng vẫn chưa nhất trí được với nhau về bài học rút ra từ đó. Và những tuần gần đây, các cuộc tranh luận lại được đẩy lên.
Để chống lại sự suy giảm kinh tế, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, Bộ trưởng Tài chính Timothy F. Geithner và Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Lawrence đang tìm một sự kết hợp chưa từng có giữa gói kích cầu lớn và một chính sách tiền tệ mạnh - điều này nằm ngoài phạm vi mà các nhà kinh tế học từng nghiên cứu.
Những trách cứ có phần gay gắt nhằm vào các nhà kinh tế học chính là vì họ quá tự tin, thiếu thực tế và có dính dáng đến chính trị. Họ chỉ mải tranh luận và điều đó làm cho hạn chế sự phát triển của các nghiên cứu.
Paul Wilmott, một chuyên gia tài chính, cho rằng: “Mô hình của các nhà kinh tế học thật tồi khi coi thường tầm quan trọng của yếu tố con người”. Với quan điểm như vậy, người ta đang cố gắng bỏ qua ý kiến của các chuyên gia, nhưng để vượt qua và không lặp lại khủng hoảng đòi hỏi sự thay đổi tư duy của một thế hệ.
Thực tế, các nhà kinh tế học vĩ mô, những người chuyên nghiên cứu về chu kỳ tăng trưởng trong kinh doanh đã từng có những đóng góp quan trọng. Chẳng hạn như nghiên cứu trong những năm 1970 đã giúp nhiều quốc gia thoát khỏi lạm phát kéo dài khi nhấn mạnh tầm quan trọng của một ngân hàng TW độc lập và đủ mạnh.
Có thể các học giả về những cuộc khủng hoảng giờ đã lạc hậu so với tài chính hiện đại. Tuy nhiên, Roger EA Farmer, trường Đại học California tại Los Angeles cho rằng “đây chính là cái” để cho những sáng kiến bật ra.
Ngay cả khi bạn nghi ngờ giá trị của các nhà kinh tế học, họ cũng không thể bị bỏ qua. Vì thế tốt hơn chúng ta nên hi vọng các chuyên gia sẽ cùng nhau hành động dù điều đó không hề dễ dàng bởi cuộc khủng hoảng này như muối xát vào những vết thương đã cũ.
Các nhà kinh tế học đang buộc phải quay lại với một vấn đề từng gây tranh cãi đó là khả năng Chính phủ có thể chi tiêu vượt mức (cụ thể là chính sách tài khóa) để kích cầu và tạo ra công ăn việc làm.
Trong những năm 1960, nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế tự do Milton Friedman đã gần như thuyết phục giới chuyên môn rằng cuộc Đại suy thoái là do FED gây ra. Hẳn điều đó ngụ ý rằng một chính sách tốt hơn của FED sẽ ngăn chặn suy thoái tái diễn.
Tin vào sức mạnh của FED, các nhà kinh tế học hầu như đã ngừng nghiên cứu về việc sử dụng các chính sách tài khóa để chống lại suy giảm hoặc suy thoái kinh tế. Tuy nhiên giờ đây, chính sách tài khóa được đặt trở lại bàn thảo luận.
Các nhà kinh tế học đang tranh cãi về mức độ tác dụng của việc gia tăng chi tiêu Chính phủ. Một bên là nhóm các nhà kinh tế theo trường phái “bàn tay hữu hình” cho rằng tác dụng sẽ được tăng cấp số nhân nếu nền kinh tế hoạt động thấp hơn năng lực sản xuất.
Trong khi đó, nhóm các nhà kinh tế theo trường phái “bàn tay vô hình” thì cho rằng chi tiêu Chính phủ tăng có thể làm giảm công ăn việc làm tại khu vực tư nhân. Tuy vậy, ngay cả những người ủng hộ kế hoạch kích thích kinh tế này cũng không thể chắc chắn rằng nó sẽ có tác dụng.
Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo khi cuộc khủng hoảng này lùi về quá khứ, công việc của các nhà kinh tế học vĩ mô sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn, phòng cho những sai lầm của các chính trị gia, các lãnh đạo ngân hàng và các nhà kinh tế học trong tương lai.
Có lẽ việc đứng lên từ đống tro tàn của những thất bại sẽ biến họ trở thành những chuyên gia kinh tế vĩ mô tốt hơn.
(theo Dân trí)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét