Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Kinh tế vĩ mô - Cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái- mô hình IS- LM - BP



1. Cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái
Trong hệ thống tỷ giá cố định, để giữ cho tỷ giá cố định thì buộc NHTW phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua vào hay bán ra dự trữ ngoại hối.
- Nếu cán cân thanh toán BP = CA + KA > 0 thì có một luồng tiền ngoại tệ ròng chảy vào Việt Nam, làm cung ngoại tệ tăng (tỷ giá sẽ giảm xuống) nhưng để giữ tỷ giá cố định NHTW mua vào ngoại tệ vào bằng cách tăng cung VND (tăng M/P).
- Nếu cán cân thanh toán BP < 0 thì có một luồng ngoại tệ ròng chảy ra khỏi Việt Nam, làm cầu về ngoại tệ tăng (tỷ giá sẽ tăng) nhưng để giữ tỷ giá cố định buộc NHTW bán ra dự trữ  ngoại tệ (thu nội tệ vào) dẫn đến cung tiền nội tệ giảm (VND).

 Sự can thiệp vào tỷ giá hối đoái
- Đối với hệ thống tỷ giá cố định: tỷ giá danh nghĩa NER được quyết định bởi nhà nước (NHTW) và NHTW giữ tỷ giá cố định bằng cách bán ra hay mua vào ngoại tệ, điều này sẽ làm thay đổi mức cung tiền nội tệ (VND).
- Đối với hệ thống tỷ giá thả nổi: tỷ giá danh nghĩa NER hình thành bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và NHTW không tham gia mua bán ngoại tệ nên mức cung tiền nội tệ không đổi.

2. Mô hình IS – LM – BP

Mô hình 3 đường Is, Lm và BP
BP = CA + KA = NX + CF
Khi cán cân thanh toán quốc tế cân bằng, ta có:
BP = 0 ó NX + CF = 0
Điều này cũng có thể nói rằng thâm hụt cán cân vãng lai sẽ được tài trợ bởi thặng dư của cán cân vốn hay ngược lại thâm hụt cán cân vốn sẽ được tài trợ bởi thặng dư của cán cân vãng lai.
Giả định rằng không có kiểm soát vốn tức là vốn tự do di chuyển giữa các nước, khi đó về dài hạn BP nằm ngang.

Gọi i và if là lãi suất tương ứng của vốn trong và ngòai nước (quốc tế), ta có:
            Nếu i > if (lãi suất trong nước > lãi suất quốc tế) vốn sẽ di chuyển vào trong nước, khi đó BP > 0. Nếu i < if thì vốn chạy ra nước ngoài (vốn đi tìm kiếm lợi tức cao hơn), khi đó BP < 0.          Nếu i = if thì sự di chuyển vốn chấm dứt.

* Trong chế độ tỷ giá cố định
- Nếu BP > 0 (khi i > if) thì vốn di chuyển vào trong nước, cung ngoại tệ tăng, NHTW mua ngoại tệ vào dự trữ bằng cách tăng cung tiền VND nhằm giữ  tỷ giá không đổi.
- Nếu BP < 0 (khi i < if) thì vốn di chuyển ra nước ngòai, cầu ngoại tệ tăng, NHTW phải bán ra ngoại tệ (rút bớt VND ra khỏi lưu thông tức giảm cung VND) để giữ tỷ giá không tăng.
* Trong chế độ tỷ giá thả nổi (NHTW không can thiệp vào tỷ giá, mức cung nội tệ VND không đổi).
- Nếu BP > 0 (khi i > if) thì vốn chảy vào trong nước, tăng cung ngoại tệ dẫn đến tỷ giá giảm (hay VND tăng giá). Khi tỷ giá giảm thì xuất khẩu ròng NX sẽ giảm.
- Nếu BP < 0 (khi i < if) thì vốn di chuyển ra nước ngoài, cầu ngoại tệ tăng dẫn đến tỷ giá tăng. Khi tỷ giá tăng thì xuất khẩu ròng NX sẽ tăng.
- Nếu BP = 0 thì i = if thì sự di chuyển vốn chấm dứt.
Ta nói nền kinh tế cân bằng bên ngoài (EB - external balance) khi BP = 0 và nền kinh tế đạt cân bằng bên trong (IB-internal balance) khi nó đạt đến sản lượng tiềm năng.
 Hình: Tình trạng của nền kinh tế trong nền kinh tế mở với luồng vốn tự do di chuyển

Trong sơ đồ trên, hai đường FE (đường toàn dụng nhân công) và đường BP=0 chia ra bốn miền. Góc trên bên trái phản ánh trình trạng sản xuất dưới mức tiềm năng (đình trệ) và thặng dư trong cán cân thanh toán; góc dưới bên trái phản ánh sự đình trệ và thâm hụt; góc phải bên trên phản ánh trình trạng sản xuất trên mức tiềm năng và thâm hụt cán cân thanh toán.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét