1. Đường tổng cung Keynes
Đường tổng cung Keynes giả định các doanh nghiệp sẽ cung cấp bất kỳ mức sản lượng yêu cầu nào tại mức giá hiện tại. Điều này xảy ra khi có tỷ lệ thất nghiệp cao và các doanh nghiệp có thể thuê bất kỳ số lượng lao động nào mà họ muốn tại mức lương hiện tại.
Trong trường hợp này đường tổng cung là đường nằm ngang tại mức giá ban đầu, có nghĩa là tổng cung hoàn toàn co giãn theo giá.
Đường tổng cung Keynes dựa trên giả thuyết là các thị trường, đặc biệt là thị trường lao động, không phải lúc nào cũng cân bằng và trong nền kinh tế luôn có tình trạnh thất nghiệp.
Hình: đường tổng cung Keynes
Hình: thị trường lao động trong tổng cung Keynes
Đường cung về lao động là đường nằm ngang, có độ co giãn hoàn toàn tại mức lương hiện tại. Do đó, các doanh nghiệp có thể thuê tất cả số lao động muốn mà không ảnh hưởng đến mức lương (lương không tăng).
Như vậy, trong mô hình tổng cung Keynes, giá cả và tiền lương không đổi.
2. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong tổng cung Keynes
Giả sử rằng có sự gia tăng về tổng cầu AD do chi tiêu chính phủ tăng hay cung tiền tăng, đường AD dịch chuyển sang phải. Tuy nhiên, đường tổng cung Keynes là đường nằm ngang nên ảnh hưởng dài hạn là sự thay đổi về thu nhập thực tại mức giá hiện tại P1.
Hình: chính sách tài khoá và tiền tệ có ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng
Tóm tắt ảnh hưởng của chính sách tài khoá và tiền tệ (mở rộng).
Chính sách
|
Tổng cung
|
Sản lượng
|
Lãi suất
|
Giá cả
|
Tài khoá
|
Keynes
|
+
|
+
|
0
|
Cổ điển
|
0
|
+
|
+
|
Tiền tệ
|
Keynes
|
+
|
-
|
0
|
Cổ điển
|
0
|
+
|
+
|
Ghi chú: (+) có tác động tăng; (-) có tác động giảm; (0) không tác động
Hai trường hợp đặc biệt trên về đường tổng cung AS phản ánh hai quan điểm khác nhau về sự hoạt động của giá cả và tiền lương trong nền kinh tế thị trường.
Trong mô hình cổ điển khẳng định rằng những điều chỉnh trong giá cả và tiền lương xảy ra nhanh chóng (rất linh hoạt) trong khi đó trong mô hình Keynes lại khẳng định giá cả và tiền lương là cứng nhắc. Sự khác nhau này còn bao hàm cả quan điểm khác nhau về tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế.
Sự khác nhau của hai trường phái là tốc độ của quá trình điều chỉnh nền kinh tế. Do đó, đến nay các nhà kinh tế học đã thống nhất thừa nhận rằng mô hình Keynes mô tả hành vi nền kinh tế trong ngắn hạn, còn mô hình cổ điển mô tả hành vi nền kinh tế trong dài hạn.
Trong thực tế, theo trường phái Tân cổ điển, giá cả và tiền lương không hoàn toàn linh hoạt và cũng không hoàn toàn cứng nhắc. Đường tổng cung AS trong thực tế phải là một đường dốc lên nhất định.
Posted in: Kinh tế Học,Kinh tế vĩ mô
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét