Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013
TRẢ LƯƠNG GIÁO SƯ NHƯ THẾ NÀO?
23:57
Hoàng Phong Nhã
No comments
TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
Bây giờ mà đặt vấn đề làm thế nào để giáo sư đại học đủ sống, thì có vẻ hơi kỳ cục. Phải thừa nhận rằng dù chưa sánh được với đồng nghiệp ở các nước giàu có như Mỹ, Nhật hay châu Âu, cuộc sống hiện nay của giáo sư đại học trong trường hợp điển hình ở Việt Nam không đến nỗi nào, nếu không muốn nói là khấm khá, so với bản thân nhiều năm trước cũng như so với các tầng lớp khác trong xã hội. Lương cơ bản đúng là chưa cao, nhưng giáo sư đại học có vô vàn những thứ thu nhập ngoài lương cho phép giải quyết các vấn đề của cuộc sống vật chất, đồng thời có dư để tích luỹ.
Hẳn có nhiều ý kiến đề nghị nâng lương (cơ bản) cho giáo sư đại học, một phần lớn lý do, vì e ngại về tính hợp pháp, ổn định, bền vững, của các nguồn thu nhập ngoài lương ấy. Nói cách khác, người ta mong muốn thấy giáo sư sống được một cách đàng hoàng bằng các công việc gắn với thiên chức xã hội, nghề nghiệp của nhà giáo đồng thời là nhà khoa học, tức là những công việc phù hợp với chuyên môn và được thực hiện chủ yếu trong khuôn khổ giảng đường, phòng thí nghiệm,…
Thực ra, chuyện giáo sư đại học làm việc cho các nơi khác ngoài trường đại học của mình ở đâu cũng có. Ở các nước có hệ thống quản lý thu nhập cá nhân tốt, thì chỉ cần trích nộp thuế theo đúng các quy định của luật thuế, các khoản thu nhập ngoài lương của giáo sư trở nên chính đáng và người có thu nhập hoàn toàn yên tâm. Ở Việt Nam, việc kiểm soát thu nhập còn chưa chặt chẽ, nhưng đang ngày một tốt hơn. Đến một lúc nào đó, tất cả các khoản thu nhập của công dân Việt Nam, trên nguyên tắc, đều phải chịu thuế; giáo sư đại học cũng chịu sự chi phối của nguyên tắc đó.
Điểm khác biệt giữa giáo sư nước ngoài và giáo sư Việt Nam về phương diện thu nhập, suy cho cùng, liên quan đến cách thức hay phương thức tạo ra các loại thu nhập. Ở các nước phát triển, dù công việc có thu nhập được thực hiện ở trường hay ở bên ngoài, giáo sư sử dụng năng lực chuyên môn của mình là chính. Chẳng hạn, ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu, giáo sư luật còn có thể làm luật sư; giáo sư kinh tế có thể tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô hoặc vi mô; giáo sư tin học có thể tham gia thiết kế phần mềm cho các công ty;… Giáo sư Việt Nam, trong không ít trường hợp, phải chấp nhận (hoặc tìm cách) làm những việc ngoài chuyên môn để cải thiện nguồn thu nhập. Nói khác đi, giáo sư ở các xã hội phát triển có thể kiếm tiền bằng con đường thẳng, chính thống; còn giáo sư ở Việt Nam muốn có nhiều tiền, thì phải đi theo những ngóc ngách, ngã rẽ…
Vấn đề đích thực đối với Việt Nam, bởi vậy, là phải làm thế nào để giáo sư đại học có điều kiện cống hiến nhiều nhất bằng cách phát huy thứ chất xám tinh tuý của mình và được trả công tương xứng với sự cống hiến đó.
Tất nhiên, để có thể trả thù lao thoả đáng cho giáo sư, thì nhà trường phải có nguồn tài chính dồi dào. Tăng học phí là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết bài toán ngân sách hóc búa đó; đây cũng là biện pháp đang được triển khai ở Việt Nam, theo một lộ trình tương đối chặt chẽ.
Nhưng có tiền rồi, thì lấy gì bảo đảm giáo sư sẽ làm việc tốt một khi được trả thù lao thoả đáng? Phải có một cơ chế cho phép đặt lên bàn cân một bên, là những đãi ngộ vật chất dành cho nhà giáo đồng thời là nhà khoa học và, bên kia, là trách nhiệm xã hội của người thụ hưởng. Nói cách khác, cần làm cho nhà giáo – nhà khoa học hiểu rằng muốn hưởng thù lao xứng đáng, thì phải thể hiện khả năng chuyên môn xứng đáng.
Để đạt được điều này, thì nhất thiết phải trao cho nhà trường quyền tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương. Thay vì áp dụng thang bảng lương công chức theo kiểu cào bằng, trường có thể ấn định mức lương cho giáo sư theo sự đánh giá về năng lực, hiệu quả công tác của từng người: giáo sư càng giỏi càng được trả lương cao và ngược lại. Kiểu trả lương mềm dẻo ấy rốt cuộc lại tạo được sức ép, có khi không phải của đồng tiền, mà là của sĩ diện, buộc giáo sư phải thường xuyên phấn đấu hoàn thiện về chuyên môn, để khỏi phải mang tiếng là “giáo sư lương thấp”.
SOURCE: BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ
Bây giờ mà đặt vấn đề làm thế nào để giáo sư đại học đủ sống, thì có vẻ hơi kỳ cục. Phải thừa nhận rằng dù chưa sánh được với đồng nghiệp ở các nước giàu có như Mỹ, Nhật hay châu Âu, cuộc sống hiện nay của giáo sư đại học trong trường hợp điển hình ở Việt Nam không đến nỗi nào, nếu không muốn nói là khấm khá, so với bản thân nhiều năm trước cũng như so với các tầng lớp khác trong xã hội. Lương cơ bản đúng là chưa cao, nhưng giáo sư đại học có vô vàn những thứ thu nhập ngoài lương cho phép giải quyết các vấn đề của cuộc sống vật chất, đồng thời có dư để tích luỹ.
Hẳn có nhiều ý kiến đề nghị nâng lương (cơ bản) cho giáo sư đại học, một phần lớn lý do, vì e ngại về tính hợp pháp, ổn định, bền vững, của các nguồn thu nhập ngoài lương ấy. Nói cách khác, người ta mong muốn thấy giáo sư sống được một cách đàng hoàng bằng các công việc gắn với thiên chức xã hội, nghề nghiệp của nhà giáo đồng thời là nhà khoa học, tức là những công việc phù hợp với chuyên môn và được thực hiện chủ yếu trong khuôn khổ giảng đường, phòng thí nghiệm,…
Thực ra, chuyện giáo sư đại học làm việc cho các nơi khác ngoài trường đại học của mình ở đâu cũng có. Ở các nước có hệ thống quản lý thu nhập cá nhân tốt, thì chỉ cần trích nộp thuế theo đúng các quy định của luật thuế, các khoản thu nhập ngoài lương của giáo sư trở nên chính đáng và người có thu nhập hoàn toàn yên tâm. Ở Việt Nam, việc kiểm soát thu nhập còn chưa chặt chẽ, nhưng đang ngày một tốt hơn. Đến một lúc nào đó, tất cả các khoản thu nhập của công dân Việt Nam, trên nguyên tắc, đều phải chịu thuế; giáo sư đại học cũng chịu sự chi phối của nguyên tắc đó.
Điểm khác biệt giữa giáo sư nước ngoài và giáo sư Việt Nam về phương diện thu nhập, suy cho cùng, liên quan đến cách thức hay phương thức tạo ra các loại thu nhập. Ở các nước phát triển, dù công việc có thu nhập được thực hiện ở trường hay ở bên ngoài, giáo sư sử dụng năng lực chuyên môn của mình là chính. Chẳng hạn, ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu, giáo sư luật còn có thể làm luật sư; giáo sư kinh tế có thể tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô hoặc vi mô; giáo sư tin học có thể tham gia thiết kế phần mềm cho các công ty;… Giáo sư Việt Nam, trong không ít trường hợp, phải chấp nhận (hoặc tìm cách) làm những việc ngoài chuyên môn để cải thiện nguồn thu nhập. Nói khác đi, giáo sư ở các xã hội phát triển có thể kiếm tiền bằng con đường thẳng, chính thống; còn giáo sư ở Việt Nam muốn có nhiều tiền, thì phải đi theo những ngóc ngách, ngã rẽ…
Vấn đề đích thực đối với Việt Nam, bởi vậy, là phải làm thế nào để giáo sư đại học có điều kiện cống hiến nhiều nhất bằng cách phát huy thứ chất xám tinh tuý của mình và được trả công tương xứng với sự cống hiến đó.
Tất nhiên, để có thể trả thù lao thoả đáng cho giáo sư, thì nhà trường phải có nguồn tài chính dồi dào. Tăng học phí là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết bài toán ngân sách hóc búa đó; đây cũng là biện pháp đang được triển khai ở Việt Nam, theo một lộ trình tương đối chặt chẽ.
Nhưng có tiền rồi, thì lấy gì bảo đảm giáo sư sẽ làm việc tốt một khi được trả thù lao thoả đáng? Phải có một cơ chế cho phép đặt lên bàn cân một bên, là những đãi ngộ vật chất dành cho nhà giáo đồng thời là nhà khoa học và, bên kia, là trách nhiệm xã hội của người thụ hưởng. Nói cách khác, cần làm cho nhà giáo – nhà khoa học hiểu rằng muốn hưởng thù lao xứng đáng, thì phải thể hiện khả năng chuyên môn xứng đáng.
Để đạt được điều này, thì nhất thiết phải trao cho nhà trường quyền tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương. Thay vì áp dụng thang bảng lương công chức theo kiểu cào bằng, trường có thể ấn định mức lương cho giáo sư theo sự đánh giá về năng lực, hiệu quả công tác của từng người: giáo sư càng giỏi càng được trả lương cao và ngược lại. Kiểu trả lương mềm dẻo ấy rốt cuộc lại tạo được sức ép, có khi không phải của đồng tiền, mà là của sĩ diện, buộc giáo sư phải thường xuyên phấn đấu hoàn thiện về chuyên môn, để khỏi phải mang tiếng là “giáo sư lương thấp”.
SOURCE: BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét