Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
Trăm năm dạy ứng xử nghề nghiệp ở đại học Y Hà Nội
12:03
Hoàng Phong Nhã
No comments
Hình ảnh của Trường Đại học Y Dược Hà Nội thuở mới
được thành lập, năm 1930 tại 19 Lê Thánh Tông, Hoàn
Kiếm
Trên 100 năm tồn tại, trường Y Đông Dương - nay là
đại học Y Hà Nội - có hai cách dạy ứng xử nghề
nghiệp cho sinh viên,
xuất phát từ hai quan điểm khác nhau.
1- Quan điểm coi nghề y là một nghề nhân
đạo trong mọi xã hội. Đó là trị bệnh
cứu người, không phân biệt giàu - nghèo, sang –
hèn…
2- Quan điểm coi nghề y phục vụ đường
lối. Trước kia, thầy thuốc phục vụ
vua quan, tư bản, nay hoj phục vụ nhân dân, chủ yếu
là công-nông-binh.
Con người xuất hiện cùng bệnh tật.
Từ trước
đó, Thượng Đế vạn năng đã hoá thân thành thầy thuốc
để cắt xương sườn Adam, đặng tạo thành Eva. Có 2 con
người, lập tức có trao đổi. Xã hội tự cấp sẽ tiến
tới trao đổi hàng hoá, xuất hiện thị trường. Thời đồ
đá, đã có tiền bằng vỏ sò.
Lời thề
Hippocrate, trải 2500 năm đến nay đã thay đổi hoàn
toàn cho hợp với cơ chế thị trường. Ví dụ, lời thề
đọc ở trường Y Đông Dương có câu: Tôi thề chỉ lấy
thù lao bằng đúng công sức tôi đã bỏ ra. Nó thể
hiện quan hệ công bằng - đặc trưng của một thị
trường lành mạnh. Dù thay đổi đến đâu, chung quy lời
thề thầy thuốc vẫn là lời thề nghề nghiệp, tuân theo
2 nguyên tắc: a) chỉ gồm những hành vi nghề nghiệp
mà thầy thuốc buộc phải làm hoặc buộc phải tránh; b)
nó chỉ viện dẫn các bậc tổ nghề mà không viện dẫn
các vĩ nhân ngoài nghề. Phần dưới sẽ nói rằng “lời
thề” gần đây nhất của trường này không đáng được gọi
là lời thề nghề nghiệp vì vi phạm hai nguyên tắc
trên.
Năm 1902 người Pháp mở trường Y cho cả xứ Đông
Dương, nhưng đặt ở Hà Nội - mà không phải Sài Gòn
như dự kiến – vì một mục đích là dùng văn hoá khoa
học Âu Tây xoá dần ảnh hưởng của Nho Học đã bén rễ
sâu nhất trong xã hội Bắc Kỳ (đề xuất của Tiểu ban
tư vấn do tiến sĩ Henaff đứng đầu)
- Tại
sao mở trường Y mà không phải trường khác?
Vì học xong, sẽ có việc ngay và sẽ gần dân – liên
quan tới mục đích nói trên. Xưa nay, dù nghề gì thì
mục đích số 1 vẫn là kiếm sống, qua đó mà phục vụ
xã hội. Nhưng người Pháp nhận ra, nghề y ở xứ nông
nghiệp dễ được người dân tìm đến nhất. Vẫn biết,
người bệnh phải trả công, nhưng trong lời thề khi ra
trường, có hai nội dung đáng chú ý:
1) Ưu tiên
bệnh nặng mà không ưu tiên địa vị xã hội… và:
2)
Chữa miễn phí cho người nghèo. Do vậy, thầy
thuốc khó mà xa dân. Đã vậy, Quy Chế còn nhắc: khi
ra trường “phải làm việc ba năm ở miền núi”.
- Một số nghề dễ chiếm được lòng tin mà
người hành nghề có thể lợi dụng để mưu lợi
bất chính. Người bệnh tin thầy thuốc tới mức
phó thác cả sức khoẻ, sinh mệnh và sẵn sàng
phô bày cả thân thể, tâm trạng. Khốn nỗi,
pháp luật cho tới nay vẫn chưa đủ trình độ
phát hiện những sai phạm do lợi dụng lòng
tin của một số nghề. Sự thiếu sót này được
khắc phục - nhiều hay ít - bằng lời thề nghề
nghiệp. Trong khi đó, nghề kinh doanh không
cần thề “không cân điêu”.. vì pháp luật và
người tiêu dùng có cách phát hiện sự
gian trá đó.
- Do vậy, lời thề sẽ giảm hoặc mất tác dụng
nếu niềm tin trong xã hội suy giảm.
- Vài nghề khác cũng có lời thề: Nghề xử án,
nghề quân nhân.
Thực tế
dạy ứng xử nghề nghiệp trước 1945
Đó là
thứ đạo đức phi giai cấp, phi ý thức hệ, với tính
nhân đạo chung chung, sau này rất bị phê phán khi
chỉnh huấn. Trường Y xưa có nhiều cách dạy theo quan
điểm này.
- Đọc
Lời Thề
Quan
trọng, nhưng chỉ là một tiết mục trong buổi lễ phát
bằng ngắn ngủi. Lời thề đã khác xa nguyên bản thời
Hippocrate vì đã cách nhau gần 2500 năm.
Sau
1945, trường Y Hà Nội bỏ thủ tục “thề bồi”. Do vậy,
đến nay những người vừa rưng rưng lệ, vừa bàn tay
trái đặt lên ngực, còn cánh tay phải giơ lên tuyên
thệ… không ai còn sống nữa, nhưng một số điều trong
lời thề có lẽ vẫn được dân Việt hôm nay tha thiết
mong thành hiện thực.
Ví dụ: Tôi xin thề chỉ lấy thù lao bằng
đúng công sức mà tôi đã bỏ ra. Nó
giúp duy trì lương tâm nghề nghiệp.
Nội dung khác: Tôi chữa bệnh miễn phí cho
người nghèo. Nó hạn chế cái quan hệ lạnh
lùng “tiền trao, cháo múc. Và nữa: Tôi
nguyện đem mọi năng lực và phương tiện trong
tay làm những đều có ích nhất cho bệnh nhân.
Nó thể hiện trách nhiệm đặc trưng của nghề…
Không
phải vị thầy thuốc tân khoa nào cũng nhớ suốt đời
những nội dung quan trọng nhất của lời thề. Cụ Vũ
Công Hoè ra trường 1936 nhưng gần nửa thế kỷ sau
được hỏi lại, thì… “chỉ còn nhớ láng máng”. Có thể
do cụ Hoè cả đời không trực tiếp chữa bệnh, mà chỉ
cặm cụi nghiên cứu trên các tử thi. Tuy nhiên, cụ
lại rất nhớ thầy Lucas Championnière đã giảng rất hay
về cách ứng xử hợp đạo đức. Vị thầy này cứ đặt ra
những tình huống éo le và hỏi học trò: Nếu gặp
trường hợp như vậy, các anh sẽ ứng xử thế nào…
Sinh viên phải vận dụng lý thuyết đã học (môn Quy
Chế Hành Nghề) để trả lời. Hoá ra, cách dạy case
study hiện nay chưa phải sáng tạo gì ghê gớm.
Như vậy,
ngoài đọc lời thề (tới tận cuối khoá học mới có dịp
thực hiện) thì vấn đề là hàng ngày sinh viên đã học
gì và các thầy đã nêu gương thường nhật ra sao...
Trường
không có môn lý thuyết “Đạo Đức”, kể cả “Đạo Đức Y
Học”. Đạo đức nghề nghiệp chỉ thể hiện ở cách ứng
xử, mà không ở chỗ thuộc làu làu lý thuyết. Không có
vị đạo cao đức trọng nào dùng cách nói thao thao:
“anh phải thế này”, “anh nên thế khác”… mà sinh viên
trở thành nhà đạo đức. Tuy nhiên, có một môn được
dạy: môn Quy Chế Hành Nghề (Deontology), vừa lý
thuyết, vừa thực hành. Các cựu sinh viên cho biết:
Chỉ các GS kỳ cựu nhất mới được cử ra “kiêm” dạy môn
này, ví dụ GS Sollier (chuyên khoa Tai-Mũi-Họng);
nhưng GS Vũ Công Hoè lại nói, từng học môn này từ vị
thầy khá trẻ: Lucas Championnière. Đó là môn dạy
hành xử sao cho phù hợp quy chế, pháp luật và đạo
đức thầy thuốc.
Trường Y
Đông Dương mở trước khi có bậc trung học, thí sinh
trẻ nhất được tuyển mới có 15 tuổi (ví dụ, Phạm Đình
Minh, sinh 1887, ở số 100 phố Hàng Gai, hoặc Trần
Đình Huy, sinh cùng năm, số 41 Hàng Bạc) chưa có đủ
kiến thức cơ bản cần thiết. Họ phải bổ túc Toán,
Hoá, Sinh, Pháp văn… Ra trường, với danh hiệu “y sĩ
Đông Dương”, hưởng lương như cao đẳng, phụ trách y
tế cả một tỉnh và dứt khoát phải làm việc 3 năm ở
miền núi (Trần Đình Đệ lên Hoà Bình; Đỗ Xuân Hợp lên
Yên Bái, Martin lên Phú Thọ…). Phải 30 năm sau mới
có đủ tú tài để trường này chuyển sang đào tạo bác
sĩ.
Thập
niên 50 của thế kỷ trước, y sỹ Đông Dương của những
khoá muộn nhất (ra trường từ 1922 tới 1930), chỉ còn
sót lại 41 vị. Thời xa lắc đó, trong lễ tốt nghiệp
nhiều vị còn mặc quốc phục (áo dài, khăn xếp) dáng
dấp như những cụ lang.
Điển hình là các cụ Vũ Đình Tụng (bộ trưởng
Thương Binh), Nguyễn Kính Chi (thứ trưởng Y
Tế), Trần Văn Lai (Đốc Lý Hà Nội), Nguyễn
Đức Khởi (giám đốc Y tế Hà Nội), Hoàng Sử
(thầy thuốc hoàng gia, sau là chủ nhiệm Bộ
Môn X-quang), Đỗ Xuân Hợp (chủ nhiệm bộ môn
Giải Phẫu)… Sinh viên Lê Văn Khải khi thực
tập ở tỉnh Hoà Bình, đã mô tả cụ Trần Đình
Đệ có phong cách như nhân vật Lỗ Túc (thời
Tam Quốc).
Ngạc
nhiên là năm 1955 khi một số vị y sỹ Đông Dương về
trường dự sát hạch để được công nhận bác sĩ, họ vẫn
có những nét chung rất dễ nhận ra, cứ như đúc từ
cùng một cái “khuôn đạo đức” vậy. Đó là tác phong
đĩnh đạc; tính cách đôn hậu, nói năng khúc chiết, ôn
tồn…
Các thầy
Pháp sang Việt Nam đều hoàn toàn tự nguyện, vì:
1)
vẫn hưởng lương “chính quốc”, lại thêm phụ cấp 100%;
và do vậy lương họ cao gấp 4 hay 6 lần lương một bác
sĩ Việt Nam (ăn lương “thuộc địa”).
2)
bệnh tật nhiệt đới phong phú, rất sẵn đề tài để
nghiên cứu.
Dễ hiểu,
họ không cần khám tư, không ham làm quan, mà chỉ hăm
hở nghiên cứu. Về sau, nước Pháp đặt thêm tấm bằng
“trên tiến sĩ” (ta dịch là “thạc sĩ y khoa”) thì rất
nhiều thầy trường này đã kịp có đủ công trình đáp
ứng. Tất nhiên, điều này có lợi cho cá nhân (công
danh, sự nghiệp). Nhưng việc áp dụng thành tựu
nghiên cứu của họ vào thực tiễn thì dân ta hưởng
tất. Không thầy nào tỏ ra kỳ thị chủng tộc, khi thấy
sinh viên tôn trọng và biết ơn mình, xuất phát từ
một truyền thống lâu đời chứ không phải chỉ do xã
giao. Có những thầy lấy vợ Việt Nam, như Le Roy des
Barres, dạy từ 1902, sau này là ân nhân của BS Hồ
Đắc Di. Có lẽ công ơn lớn nhất của họ là đào tạo ra
thế hệ danh nhân y học hiện đại cho Việt Nam: Tôn
Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn
Chung… Đi trên phố Tôn Thất Tùng, mấy ai nhớ tới các
thầy của vị danh nhân này?
Giáo dục Đông Dương trước 1945 đương nhiên
theo mô hình Pháp. Học 3 năm đại học sẽ
thành cứ nhân. Học 6 năm, có bảo vệ luận án,
được cấp bằng tiến sĩ (ngành y gọi là bác
sĩ). Bác sĩ Đặng Văn Ngữ lĩnh 100 đ/tháng,
trong khi cử nhân Đào Văn Tiến lĩnh 60 đồng
(tương đương
10 và 6 lạng vàng). Các thầy Pháp đều phải
có bằng tiến sĩ – bác sĩ - do đại học Y
Paris cấp. Năm 1902, trường có 6 tiến sĩ dạy
cho 15 sinh viên. Tỷ lệ thầy - trò này đến
nay vẫn là quá lý tưởng.
Những sự
thật nói trên có thời được sinh viên trường Y Hà Nội
“vận dụng” trong những đợt chỉnh huấn, để lên án các
ông thầy người Pháp là “bọn” bóc lột (lương cao
quá), vô chính trị (coi “chuyên” hơn “hồng”) và cá
nhân chủ nghĩa (chỉ ham bằng cấp)…
Lucas Championnière
có ông nội sáng lập một tạp chí y khoa, có
cha là viện sỹ, bản thân ông tự nguyện sang
Đông Dương để đào tạo, mà không vì thu nhập.
Do vậy, rất được sinh viên yêu kính về phẩm
chất và khâm phục về chuyên môn. Ông dạy
Ngoại Khoa, và dạy cả môn Quy Chế Hành Nghề.
Ông mất ở Việt Nam vì một bệnh nhiệt đới,
được sinh viên thương xót tiễn đưa về tận
Hải Phòng (thi hài đưa về Pháp). GS Hoè coi
ông này là Yersin thứ hai của trường.
Henri Coppin
rất giỏi về các bệnh lây, nhưng cũng mất sớm
vì lây bệnh.
Naudin
thương cả sinh viên lẫn bệnh nhân. Hồi đó,
đồng bào ta đói ăn, rét mặc (tuy không có
bệnh) nhưng vẫn được sinh viên cho nhập viện
để được ăn mỗi ngày 2 bữa cơm đạm bạc, nhưng
miễn phí. Khi thầy khám, không phát hiện
bệnh gì, sinh viên đành thú thật: cho vào
viện để… cứu đói. Thầy liền đọc to câu danh
ngôn y học: Kết luận một con người hoàn toàn
không có bệnh là điều khó nhất của y học (ý
nói, ai cũng có bệnh). Các anh theo dõi,
khám cho kỹ, thế nào cũng tìm ra một tên
bệnh để ghi vào bệnh án cho “hợp lệ”.
Sollier
rất hay gắt với sinh viên và bệnh nhân, kể
cả khi vợ ông tới khám. Ông ghét tác phong
luộm thuộm của sinh viên và ý thức phòng
bệnh kém của người bệnh. Tuy nhiên, với sự
trong sáng và tính tình thẳng “ruột ngựa”
ông vẫn được cử dạy môn Quy Tắc Hành Nghề.
Gia đình ông gồm bà vợ và 5 cô con gái nổi
tiếng là ngoan đạo, rất chăm đi lễ nhà thờ.
Polidori
dạy môn Nhi Khoa. Khi khám bệnh ông không
bắt bà mẹ ra ngoài (vì đứa trẻ khóc rất dữ
trước “ông Tây”)
mà cứ để bà ta bế con, dù điều này trái quy
chế. Ông khám bệnh rất tỉ mỉ và phát hiện
nhiều triệu trứng ẩn giấu khiến những sinh
viên khám trước phát hoảng…
Ban đầu,
vẫn theo nếp cũ
Trong 13
giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
- công bố tháng 1 và tháng 10-1955 - có 11 vị thuộc
ngành Y (1 ở ngành Dược và 1 ở ngành Toán). Điều này
không khó hiểu, nếu biết rằng năm 1935 trường này đã
làm lễ tốt nghiệp cho khoá tiến sĩ đầu tiên, trong
khi các trường khác chỉ đào tạo cử nhân. Các vị này
cùng tất cả các vị lão thành khác của ngành Y (tốt
nghiệp trước 1945) đều hấp thu đạo đức y học “phi
giai cấp” dưới thời thuộc Pháp.
Khi theo cụ
Hồ đi kháng chiến (1946), họ hành xử nghề nghiệp và
đào tạo sinh viên cũng theo tinh thần ấy, kết hợp
thêm tinh thần yêu nước. Trong kháng chiến chống
Pháp, sinh viên y năm thứ 3, 4 và 5 đã mặc áo lính,
phụ trách quân y cấp tiểu đoàn, trung đoàn và đại
đoàn. Mỗi năm họ chỉ được về trường ít tháng để học,
do vậy họ rất biết cần học gì. Ứng xử nghề nghiệp
không thể dạy thành bài riêng, mà được lồng vào các
bài giảng chuyên môn kèm những ví dụ thực tế - trong
đó bản thân các thầy và các vị đàn anh là những tấm
gương sống động.
1952: Bắt
đầu giáo dục quan điểm Công-Nông
Mục đích, để sinh viên y khoa thấy rõ,
từ nay người chủ đất nước là Công, Nông.
Trường này là của công nông, dành cho công
nông. Đó là nơi Công Nông được “trí-thức-hoá”,
đặng lãnh đạo cách mạng.
Thành phần tuyển sinh sẽ thay đổi cơ bản.
Còn trí thức, trước đây phục vụ giai cấp
thống trị, nay vẫn được đảng sử dụng. Họ
phải tự thấy vinh dự được phục vụ công nông
và qua đó mà tự cải tạo lập trường, quan
điểm. Với mục đích này,
từ nay các thầy chuyên môn mất hẳn vai trò
dạy ứng xử nghề nghiệp, nhường vị trí này
cho các thầy dạy Chính Trị.
- Quan điểm
mới được quán triệt từ năm 1953, khi trường tham gia
cải cách ruộng đất - trước đó là một đợt chỉnh huấn,
chuẩn bị tư tưởng. Mỗi người, cả thầy lẫn trò, đều
tự kiểm điểm và nêu quyết tâm gột bỏ mọi tư tưởng
sai trái. Lớp trẻ nhiệt huyết với lý tưởng Cộng Sản
đã tự đề ra quyết tâm: Trí thức phải
“công-nông hoá” triệt để.
- Tiếp đó,
là liên tục các đợt chỉnh huấn khác: dịp tiếp quản
Hà Nội (để đề phòng tiêm nhiễm tư tưởng tư sản), dịp
đấu tranh chống Nhân Văn – Giai Phẩm (chống tự do
kiểu tư sản), hoặc dịp xác định trường đại học Y là
một pháo đài XHCN…
- Dẫu vậy,
ngày 27-2-1955 cụ Hồ gửi thư cho ngành y tế (lạ một
điều), Cụ không nhắc tý gì tới quan điểm giai cấp,
mà chỉ nhấn 2 điều: Đoàn kết hơn nữa; và phải “biết
đau cái nỗi đau của người bệnh”. Khẩu hiệu Cụ nêu:
Thầy thuốc giỏi phải như mẹ hiền. Như vậy, hai vế mà
một bậc danh y Trung quốc đề ra (nói về Tài và Đức
thầy thuốc: Lương y như luơng tướng và
Lương y như từ mẫu) cụ Hồ chỉ dùng vế thứ hai.
May thay, chính nhờ vậy, sinh viên y (thuộc giai cấp
tiểu tư sản) tuy một mặt phải phấn đấu về
quan điểm, lập trường để được coi là con em
Công Nông, nhưng mặt khác vẫn được phép tu dưỡng y
đức để trở thành mẹ hiền của bệnh nhân, trước
hết là bệnh nhân công-nông.
Tăng
cường học Chính Trị
- Lập trường
vững vàng sẽ đương nhiên sinh ra cách ứng xử phù hợp
với bệnh nhân – đa số là công-nông.
Chương trình
mới (năm 1958) đã dành tới 1/6 thời gian để sinh
viên rèn Chính Trị. Trên thực tế, cách gì cũng không
thực hiện nổi cái chương trình đó - kể cả mỗi năm
dành ra 1- 2 tháng đưa sinh viên về nông thôn và
vùng mỏ để “học tập công nông”. Trong khi đó, các
môn y học bị cắt giàm tối đa. Kế hoạch đào tạo bác
sĩ chỉ cần 4 năm mới thực hiện một năm đã phá sản.
Rốt cuộc, từ 1962 lại quay về quy định của bộ Đại
Học: môn Chính Trị được sử dụng 12% thời gian khoá
học 6 năm.
- Thi tốt
nghiệp: Từ 1959, sinh viên không cần luận án tốt
nghiệp, mà thi 2 môn: Chuyên môn và Chính Trị
(hồng), trong đó “hồng” quan trọng hơn “chuyên”.
Phương
châm y tế
Bộ trưởng
Phạm Ngọc Thạch đề ra 5 phương châm y tế, được quán
triệt rất kỹ trong toàn ngành. Câu chữ theo thời
gian có thể thay đổi, nhưng nội dung cơ bản vẫn vậy
(y tế phục vụ công-nông-binh, phục vụ sản xuất và
chiến đấu; đi đường lối quần chúng; phòng bệnh hơn
chữa bệnh; kết hợp Đông-Tây y…). Trường Y Hà Nội vận
dụng bằng cách: lập ra bộ môn Đông Y, tăng thêm giờ
cho môn Vệ Sinh, hàng năm cho sinh viên đi lao động
ở nông thôn kết hợp tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh…
Sơ kết.
Dù quan điểm có được nâng cao, nhưng việc vận dụng
chúng vào cách ứng xử cụ thể khi hành
nghề… lại hoàn toàn
không dễ dàng. Các thầy chính trị không bao giờ đi
theo sinh viên tới bệnh viện để hướng dẫn cách ứng
xử “đúng” (ngay cả
với
bệnh
nhân là Công-Nông)
và uốn nắn những ứng xử “sai”.
Điều may mắn là cái khẩu hiệu phi giai cấp Thầy
thuốc như mẹ hiền vẫn còn
được đề cao, các thầy chuyên môn đã dựa vào đó để
dạy sinh viên về thái độ ứng xử nhân đạo với mọi
người bệnh (bệnh nhân có địa vị cao trong xã hội
mới
có bệnh viện riêng,
sinh viên không bao
giờ tới đó thực tập).
Cũng chính nhờ cái khẩu hiệu phi giai cấp đó mà về
sau Bộ Y Tế dựa
vào để có thể ban
hành bản Quy Định ứng xử cho nhân viên y tế toàn
ngành. Đó là các tiêu chuẩn để nhân viên y tế trở
thành “mẹ hiền”, bất kể trước mặt mình người bệnh
bao nhiêu tuổi.
Quả thật,
Đổi Mới là quá trình gian khổ
- Cuốn sơ
thảo Lịch Sử 70 năm của trường, do các thầy
bộ môn Mác-Lê viết ra (1972) đã thoá mạ “không tiếc
lời” quá khứ 43 năm dưới thời thuộc Pháp. Nhưng khi
kỷ niệm 80 năm thành lập, thì cái “quá khứ đẹp” này
bắt đầu được thừa nhận. Tới khi kỷ niệm 90 năm, tổng
bí thư tới dự lễ phát huân chương Độc Lập.
- Từ thập
niên 80, dưới sức ép của các thầy lão thành, trường
dạy lại Đạo Đức Hành Nghề. Tuy vậy, các bậc lão
thành chưa được đứng trên bục, mà vị trí này vẫn
dành cho các thầy Chính Trị. Họ viết ra giáo trình
Đạo Đức Học, theo đúng quan điểm Mác-Lênin, tuy rất
hay, nhưng cũng rất khó vận dụng vào ứng xử nghề
nghiệp. Gần hai chục năm, sinh viên đã học và thi
theo giáo trình này.
- Lời Thề
tốt nghiệp cũng được phục hồi, nhưng chưa thể gọi đó
là lời thể nghề nghiệp (ví dụ, thề trung thành với
CNXH; thậm chí “thề” giữ gìn kỷ luật)…
- Năm 1992
đề thi Chính Trị của sinh viên năm cuối vẫn hỏi về
lý tưởng và chức năng “người thầy thuốc XHCN”. Nếu
trả lời là “để kiếm sống”, qua đó phục vụ xã hội,
thì chưa đạt. Phải trả lời là “cống hiến quên mình”
mới được điểm cao. Trường chưa điều tra coi thử bao
nhiêu % bác sĩ năm đó thực hiện được bao nhiêu %
những điều mà chính họ viết ra trong bài thi.
Hãy thôi
thuyết trình đạo đức. Mà dạy thái độ để tạo kỹ năng
ứng xử.
Phương pháp
sư phạm hiện đại cho thấy, trong giáo dục có
3 (và chỉ cần 3) mục tiêu: Kiến thức, Thực hành và
Thái Độ.
Phương pháp
này vận dụng vào y học không những cho phép “tích
cực hoá người học”, mà dạy mục tiêu Thái Độ chính là
nhằm giúp người học ứng xử đúng khi giao tiếp với
đối tượng nghề nghiệp (bệnh nhân, người nhà họ, đồng
nghiệp và dân cư trong cộng đồng). Nói khác, điều
cần đạt là sự hình thành kỹ năng giao tiếp cho người
học. Ví dụ, họ phải có kỹ năng giải thích, kỹ năng
thuyết phục, kỹ năng an ủi…v.v. Tóm lại, đó là dạy
kỹ năng chung sống nói chung và phải dạy ngay
từ bậc tiểu học. Lên bậc đại học, chính là môn học
dạy ứng xử nghề nghiệp. Hoá ra, từ thời thuộc Pháp
trường Y đã có môn này.
Nhớ rằng 4
trụ cột vững chắc của ngôi nhà Giáo Dục (được UNESCO
đề ra cho thế kỷ XXI) là:
Học để biết, học để làm, học để
chung sống và học để tồn tại.
Người viết:
Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS đại học Y Hà Nội; NGND
0 nhận xét:
Đăng nhận xét