(Quốc phòng)-
Suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam luôn bị các thế lực phương Bắc dòm ngó
xâm lược. Tuy nhiên, chưa bao giờ người phương Bắc có thể đồng hóa được
dân tộc ta, chưa bao giờ xâm phạm được một tấc đất Đại Việt. Cũng bởi
tổ tiên luôn cảnh giác cao độ với tinh thần độc lập, tự chủ phi thường.
Tinh thần tự chủ dân tộc và độc lập lãnh thổ ấy được thể hiện rõ nét
nhất trong thời nhà Trần với ba lần đánh quân Nguyên Mông. Võ ngựa
Nguyên Mông đi đến đâu, cỏ không mọc được đến đấy, nhưng đã phải dừng
bước trước lãnh thổ của nước Đại Việt.
Trong lần thứ 2 kháng chiến chống quân
Nguyên Mông (1285), vua Trần Nhân Tông đã có lời dặn khiến con cháu ngày
nay đọc xong mà rưng rưng cảm xúc hào khí Đông A:
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới
làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một
đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Tàu Hán. Chớ
coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta
nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui
ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.
Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm
ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ
cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời
ta dặn:
“Một tấc đất của tiền nhân để lại,
cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như
một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”
Trước đó, ngay từ khi mới thành lập nhà
nước đầu tiên là Văn Lang - Âu Lạc, dân tộc ta đã thường xuyên chịu sự
dòm ngó của người phương Bắc, minh chứng rõ nhất là câu chuyện Mị Châu –
Trọng Thủy.
Rồi đến 1000 năm Bắc thuộc kéo dài,
không vì thế mà người phương Bắc có thể đồng hóa được dân tộc ta. Từ
thưở sơ khai, người Việt đã luôn nung nấu một ý chí tự tôn dân tộc rất
sâu sắc.
Đến năm 938, với trận thủy chiến lẫy
lừng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, nước ta chính
thức giành lại được độc lập, chủ quyền dân tộc được khẳng định rõ.
Tinh thần tự chủ dân tộc và độc lập lãnh
thổ tiếp tục được thể hiện rất rõ qua bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý
Thường Kiệt ngay trước ngày xuất kích tiêu diệt quân Tống bên phòng
tuyến sông Như Nguyệt (1077):
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ thần đã có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.
|
Trận Bạch Đằng |
Ngày 20-09 năm Đinh Mùi (1427) quân Lê
Lợi chém kiêu tướng Liễu Thăng, kết thúc cuộc kháng chiến 10 năm chống
quân xâm lược nhà Minh giành lại độc lập cho dân tộc.
Trận chiến lịch sử tại Chi Lăng còn vang vọng đời sau.Trong giai đoạn này Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi có đoạn:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hung cứ một phương;
Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có…
|
Trận Ngọc Hồi |
Bài “Hịch ra trận” của người anh hùng áo
vải Quang Trung tại gò Đống Đa, trước khi thân chinh xuất quân tấn công
quân Thanh có đoạn:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng
chống quân xâm lược nhà Thanh, để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt
(tóc dài, răng đen của người Việt ngày xưa; còn người Mãn Thanh thì tóc
đuôi Sam, răng trắng), đánh cho quân địch tan tành, và đặc biệt quan
trọng nhất là ở câu cuối, tạm dịch là: "Đánh cho nó biết sông núi nước
Nam là có chủ".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét