Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
Tìm hiểu hiện tượng nói lái trong nghệ thuật chơi chữ tiếng Việt
00:15
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nội dung
I. Khái niệm về chơi chữ
1. Chơi chữ là gì & đòi hỏi của nghệ thuật chơi chữ
Chơi chữ là thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho lời nói, trên cơ sở những từ 2 âm tiết nào đó, trong đó người ta sử dụng những từ hay âm tiết khác (có sẵn hay vừa được tạo ra trong thời điểm giao tiếp) mà có nét tương đồng với chúng vể vỏ âm thanh hay có quan hệ nhất định với chúng về ý nghĩa nhằm tạo ấn tượng cho người nghe, người đọc.
Như vậy, có thể thấy chơi chữ cũng là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, trái nghĩa, cải biên, nói lái ... trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước) trong lời nói, một biện pháp tu từ, trong đó có ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh, ... được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, lí thú.
Một số thí dụ:
Đồng âm: Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
Đồng âm đa nghĩa:
Sao chỉ ông sao (1), tại sao(2), sao thuốc nam(3): gặp ông Sao hỏi tại sao không sao thuốc nam?
Trái nghĩa:
Trời sinh ông Tú Cát
Đất nẻ con bọ hung ( Cát hung là cặp chữ trái nghĩa nhau)
Cải biên: Gần mực thì đen gần đèn thì cháy
Nói lái: Đấu tranh rồi biết tránh đâu
Chơi chữ thể hiện chất trí tuệ, tài hoa trong văn chương.Muốn vậy, nó đòi hỏi người chơi phải thông minh, có tài liên tưởng nhanh nhậy và sắc sảo. Càng thông minh, sắc sảo thì càng tạo ra được sản phẩm chơi chữ độc đáo.
Ngôn ngữ là cái vốn sẵn có ở mỗi người nhưng làm sao sử dụng ngôn ngữ đó đạt hiệu quả cao nhất thì phải “mài dũa” “và sáng tạo” rất nhiều,để nó có thể trở thành một lối chơi nghệ thuật gọi là chơi chữ.
2. Các hình thức chơi chữ trong văn chương hay là cơ sở khoa học của việc chơi chữ
Theo tác giả Lê Trung Hoa trong Thú chơi chữ thì có tất cả là 14 cách chơi chữ như sau: Nói lái; đảo từ, đảo ngữ; Đồng âm; Trùng điệp; Mô phỏng (nhại từ,ngữ,câu); Đồng âm và đồng nghĩa; Tạo hiện tượng nghịch nghĩa, nói ngược; Liên nghĩa (thật, giả); Hiện tượng nghĩa phái sinh (thật và giả); Tả chữ,xóa chữ, chiết từ và tách từ; Hạn vận, hạn từ; Dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao; Dùng truyện Kiều để chơi chữ. Đây cũng có thể coi là cơ sở khoa học của việc chơi chữ.
Bài viết này chỉ dừng lại ở cách chơi chữ thứ nhất là nói lái.
II. Hình thức nói Lái
1. Khái niệm & điều kiện nói lái
Khái niệm
Nói lái (spoonerism)là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng việt. Khi nói lái người ta tráo đổi vị trí của các thành phần của từ (âm đầu, âm cuối, thanh điệu, ...) để tạo ra từ mới thường có nghĩa bất ngờ, dí dỏm, khi hiểu ra thường làm bật cười. Nói lái thường đưọc dùng trong văn nói, khẩu ngữ và trong văn học dân gian đê trêu đùa, đả kích hay thông báo với ai đó một điều gì bí mật hoặc để tránh những tiếng thô tục. Có thể kể một câu chuyện nói lái khá nổi tiếng về thời Pháp thuộc: Ông Nguyễn Văn Tâm khi đó giữ chức thủ hiến, được một tay thâm nho tặng bốn chữ lớn “Đại điểm quần thần”. Ông ta có vẻ vừa ý, đem khoe với nhiều người. Chẳng bao lâu có người giải thích: Đại là to, điểm là chấm, quần thần là bầy tôi. Vậy Đại điểm quần thần là Chấm to bầy tôi, nói lái thành chó Tâm bồi Tây.
Như vậy nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt với khả năng nhạy bén về tính trào phúng và châm chọc.
Điều kiện để nói lái
Tiếng Việt có 2 điều kiện rất thuận lợi cho việc nói láy, một là ranh giới giữa các âm tiết (hay tiếng) rất rõ ràng, Hai là hầu hết các phụ âm đầu đều có thể kết hợp với bất kỳ vần nào có mang thanh điệu (còn gọi là thanh), và trong đa số trường hợp đã tạo nên những tiếng có nghĩa. Nhiều ngôn ngữ khác không có đủ hai điều kiện này nên không thể hoặc khó có thể có hiện tượng nói lái.
Một vài ví dụ sau đây cho thấy các phụ âm đầu đều có thể hoán chuyển để tạo ra từ mới khác nghĩa:
1. Chày đứng = đừng cháy (Theo cụ Nguyễn Khuyến)
2.Sợ gà = gạ sờ
3.Vấn đề đầu tiên là vấn đề tiền đâu
4.Hoảng chưa = chửa hoang
2. Các hình thức và kỹ thuật nói lái
Mỗi âm tiết có 3 bộ phận: âm, vần và thanh. Nói lái được thực hiện khi một hoặc hai trong ba bộ phận ấy của hai âm tiết hoán vị cho nhau.
2.1 Hoán vị âm:
Thay đổi thành đay thổi (hoán vị âm tiết chuyển đổi dấu thanh)
Con ngựa thành cưa ngọn
2.2 Hoán vị vần:
Thay đổi thành Thôi đảy
Cái bằng thành bắng cài
2.3 Hoán vị thanh:
Thay đổi thành Thảy đôi
Cái thân thành cấn thai
2.4 Hoán vị âm và vần:
Thay đổi thành đôi thảy
2.5 Hoán vị âm và thanh:
Thay đổi thành đảy thôi
2.6 hoán vị vần và thanh:
Thay đổi thành thổi đay
Cối đá thành cá đối
3. Tác dụng của nói lái
3.1 Có thể làm câu tiếng Việt khi phát âm giống như tiếng nước ngoài.
Như câu: “Quýt sơ măng bông sên” giống như tiếng Pháp nhưng thực ra là “quăng sơ mít bên sông”
3.2 Để nói lên một ẩn ý nào đó như “Em nó đi chống lầy rồi” (lấy chồng)
3.3 Để tránh nói thẳng những từ ngữ tục tĩu như “củ chi, đá bèo….”
3.4 Để đánh đố như:
• Lái một lần: “Mau co” là Mo cau
• Lái hai lần: “Mộc tồn=cây còn-con cầy”; “Đại phong”=gió lớn= tượng lo=lọ tương
3.5 Tránh điều bất tiện nên khó nói:
Cam sành nhỏ lá thanh ương (anh thương)
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ (nhớ lắm) bớ anh
Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn (nhắn lại) chà quơ (chờ qua) , quơ chà (qua chờ)
("Qua" và "bậu" là những tiếng xưng hô của những đôi trai gái ngày xưa)
3.6 Châm biếm những hiện tượng tiêu cực: do nguyên nhân tâm lý bị ức chế không thể nói thẳng được mà phải nói một cách gián tiếp mang tính tế nhị
Một thí dụ về sự túng thiếu của giáo chức: “Giáo chức” bây giờ ụ “dứt cháo” thôi.
Một thí dụ khác về tình trạng chán nản, không muốn làm việc của các công chức, cán bộ; khi bàn cải chuyện gì họ cứ muốn bài lui hay giữ tình trạng cũ do đó mà có danh tánh “Vũ Như Cẫn”, hay “Bùi Lan” (= vẫn như cũ, hay bàn lui)
Hay một số từ mang tính châm biếm thời cuộc như:
-Hiện đại chỉ tổ hại điện -Đấu tranh rồi biết tránh đâu
-Đầu tiên là tiền đâu…
III. Các hình thức nói lái trong văn chương
Nói lái được dùng làm biện pháp tu từ nên nó xuất hiện khá nhiều trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như trong các tác phẩm dân gian và văn học
1. Nói lái trong ngôn ngữ hàng ngày
Lọai này có tác dụng gây cười vì tính chất ngộ nghĩnh của nó:
• Hạ cờ Tây (cầy tơ), Mống chuồn (muốn chồng), đồng chòi (đòi chồng), chin bến đò ( chó bến đình), con cháu nhà giò (con chó nhà giàu)
• Nói lái về các loại canh ăn uống trong dân gian:
Về thức ăn, trong bửa cơm của VN thường có ba món chánh: món mặn, món xào và món canh. Sau đây là câu lái đùa về canh:
'Anh Câu Bành đánh lộn với anh Kí Banh, ông Cai Cảnh làm biên bản,giải lên ông Cai Khoanh để thụ lý. Các câu trên thật ra là tên của bốnloại canh: canh bầu, canh bí, canh cải và canh khoai.
• Nói lái về các địa danh:
Chợ Thủ Đức năm canh thức đủ;
Chợ Đồng Tranh năm canh đành trông
Đi chợ Búng coi chừng chúng bợ
Đến Hạ Long rát cổ họng la
2. Nói lái trong thơ ca
Nói lái thành thơ có lẽ là nghệ thuật chơi chữ tuyệt diệu và độc đáo trong tiếng Việt:
“Dòng châu lai láng, đĩa dầu chong
Công khó đợi chờ, biết có không?
Nhắc bạn thêm thương người nhạn bắc
Trông đời ngao ngán giữ trời đông”
Một dị bản khác:
“Nhắc bạn thêm thương tình nhạn bắc
Trông đời chỉ thấy cảnh trời
Đêm thâu tiếng dế đau thêm mãi
Công khó chờ nhau biết có không ?”
3. Nói lái trong ca dao
Kỹ thuật nói lái trong ca dao chủ yếu theo cách hoán vị âm tiết rồi chuyển đổi dấu thanh:
(a)Cơm ăn chẳng hết thì treo, Việc làm chẳng hết thì meo mặt vào.
(b)Tưởng rằng ô máy mà sang, Ai ngờ ô máy che ngang mặt trời.
(c)Con dê con ngựa khác dòng, Ai cho con ngựa lộn cùng con dê.
(d) Tam hòang ngũ đế chi thư, Thầy ngồi thầy để củ từ thầy ra.
Tam hoàng kỉ rước đĩ về nhà Tam hoàng cương kê giường cho chặt
"Meo mặt vào" tối nghĩa, nhưng khi lái lại"vao mặt mèo" thì lại là một so sánh có sức tạo hình cao (a).
"Ô máy" có khả năng là tên gọi buôi đầu của ô(ô có thể chống lên,sụp xuống,không cố định về hình dạng như cái nón hay cái ô trước đó;tương tự cách gọi "xe máy","bàn máy" để chỉ "xe đạp","máy khâu" vào thời kì mới tiếp xúc với hai phương tiện này).Dẫu vậy,đặt vào ngữ cảnh của bài ca dao,nó không phù hợp bằng khi hiểu lái"ô máy" thành"mây ố"(b).
Với bài(c),thì lái của "lộn cùng"chỉ là một cách hiểu,còn giữ nguyên hai từ "lộn cùng"và hiểu theo cấu trúc tổ hợp bình thường ,ý nghĩa của chúng cũng đã rất rõ ràng.
Bài(d) kể chuyện về một ông thầy (thầy đồ) ,với những sách vở ghi lại sự nghiệp của các bậc thánh hiền (Tam Hòang: Thiên Hòang,Địa Hòang và Nhân Hòang;Ngũ Đế:Thái Hiệu,Hòang Đế ,Thần Nông,Thiếu Hiệu và Chuyen Húc,hoặc Phúc Hy,Thần Nông,Hòang Đế,Dương Nghiêu va Ngu Thuấn).Đó là những tấm gương lớn để cung kính học tập và dạy dỗ lớp con em của thầy.Nhưng ngồi bên số sách vở qúy ấy mà thầy lại"để củ từ thầy ra",thì chúng đã bị thầy làm ô uế! Nói chính xác hơn, thầy rao giảng đạo lý của các bậc hiền nhân quân tử trong lúc chính thầy lại có hành động đi ngược lại với đạo lí ấy ( rước đĩ về nhà)
4. Nói lái trong câu hát
Nói lái cũng có thể thấy trong những câu hát dân gian, chẳng hạn như:
“Con cá đối bỏ trong cối đá.
Con mèo cái nằm trên mái kèo
Trách cha mẹ em nghèo, a nỡ phụ duyên em”
Hoặc:
“Cái con cá đua là con cua đá”
“Xứ thủ đức năm canh thức đủ
Kẻ cơ thần trở lại cần thơ”
Hay:
“Một ông đẽo đá trên cây
Hai ông đá đẽo dưới này rồi chưa”
5. Nói lái trong câu đố
Trong câu đố, nói lái được sử dụng nhiều hơn,một số câu đố có kết cấu giản dị, chỉ cốt đưa từ ngữ cần nói lái vào mà vẫn đảm bảo ý nghĩa của câu đố là được.
Như “Cục đo đỏ bỏ vô giường” là “Cục đường bỏ vô giỏ”
“Ở trong nhà cô ra cô nẩy” (cây nổ)
“Sào dài chống suối, sào ngắn chống khe (Chuối sống, ché không)
“Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn (con ngựa)
“Cái chi hình dáng tròn tròn, cung tay đấm gãy, chẳng còn hình dung” ( Đãy gấm).
“Khoang đầu, khoang cổ, khoang lai,
Bò la, bò liệt, đố ai biết gì” (Dây khoai lang)
Lăng quằng lịt quịt ... lăng quằng trứng là cái gì? (lưng quần trắng)
Lăng quằng lịt quịt ... lăng quằng rừn là cái gì? (lưng quần rằn)
6. Nói lái trong câu đối
Trong câu đối, người Việt cũng thích sử dụng nói lái
“Tán vàng, lọng tía, che đầu nhau đỡ khi nắng cực
Thuyền rồng, mui vẽ, vén buồm lên rồi sẽ lộn lèo” (Hồ xuân hương)
“Bò lang chạy vào làng Bo”
Hay: “Con cá đối bỏ trong cối đá
Chim vàng lông đậu tại Vông lang”
7. Nói lái trong việc tạo bút danh
Một số các nhà thơ, nhà văn cũng sử dụng nói lái để tạo nên bút danh như:
(Nguyễn) Thứ lễ- Thế Lữ
Đặng Trần Thi – (Thị) Trần Đăng
(Nguyễn Hiểu Trường)- Hưởng Triều
Trương Đình- Trinh Đường
8. Nói lái trong ngôn ngữ nước ngoài
Nói lái tiếng Pháp: Ông Lãng nhân, trong quyển Chơi Chữ có nhắcchuyện nói lái bằng tiếng Pháp. Chuyện kể rằng có một cặp vợ Việt,chồng Pháp vào hàng tranh sơn mài. Vì chủ nhân nói thách quá nên vợ rỉ taichồng: 'très chaud, très chaud (nghĩa đen: nóng quá, nóng quá). Chồng lật đật chọn tranh, trả tiền nhanh để ra ngoài cho bà vợ được mát hơn, vợ trách chồng khi ra khỏi cửa ' đã bảo đắt quá mà còn mua?.Chồng nói là có thấy vợ kêu đắt đâu. Vợ bảo có nói rồi 'très chaud' là 'tropcher' (mắc quá). Bà ấy đã nói lái theo kiểu VN, chắc chắn là 'bố' của anh chồng cũng không hiểu được.
Hoặc câu: « Le tailleur est submergé sous les amas de patentes » trở thành: «Le tailleur est submergé sous bằng cách thay đổi vị trí âm P v M Qas de ma tante ». (http://fr.wikipedia.org/wiki/Journal)
Nói lái trong tiếng Anh (Spoonerism): chữ này có nghĩa là khuyết tật về phát âm, hoặc một cách chơi chữ bằng cách hóan chuyển các nguyên phụ âm giữa 2 từ. Spoonerism xuất xứ từ tên của Giám Mục William Archibald Spooner (1844 – 1930), Giám Thị ĐH New College thuộc Oxford, người rất nổi tiếng vì tật nói lái này: đôi khi còn được gọi là marrowsky, theo tên một Bá Tước Ba Lan, cũng bị khuyết tật phát âm này. Câu nói nổi tiếng nhất của Spooner là:
-Three cheers for our queer old dean! (3 lần (vổ tay) mừng Viện Trưởng Già Kỳ Cục của chúng ta). Thay vì là Our Dear Old Queen ( Nữ Hòang Kính Mến), khi cho sinh viên đón Nữ Hòang Victoria.
-A well-boiled icicle (một cục nước đá luộc kỹ): thay vì A well-oiled bicycle (một xe đạp bôi dầu nhờn kỹ lưỡng).
-You have hissed my mystery lectures (missed history). You have tasted the whole worm (wasted term). Please leave Oxford on the next town drain (down train).
Ngòai Spooner ra, người ta còn dùng lối nói lái này để hài hước (begbin is in London; begbin=cái ca của ăn mày thay vì Big Ben); đôi khi chỗ mà ngôn ngữ thô tục không thể dùng, người ta quay sang spoonerism (nucking futs).
(Sources: en.wikipedia.org).
Khi bị cúp điện bất ngờ, hoặc chập chờn, và người Anh cũng hay chửi bằng spoonerism là Madam Doo power.
IV. Nói lái theo các miền ở Việt nam
1. Nói lái theo kiểu miền Bắc
Trở lại chữ “đại phong” là “lọ tương”. “Tượng lo” nói lái lại là “lọ tương”, người miền Bắc đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi âm sắc): lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương.
Ta lấy vài thí dụ khác: đấu tranh nói lái lại là tránh đâu: tranh đổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấu thành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh (không dấu) thành đâu. Hải phòng nói lái lại là phỏng hài : hải đổi chỗ cho phòng lấy dấu huyền của phòng thành hài, phòng đổi chỗ cho hải lấy dấu hỏi của hải thành phỏng . Cứ theo cách ấy thì:
Sầm Sơn sờn sâm ; Thái Bình nói lái là bính thài ; Hà Nội nồi hạ vv..
Như vậy thì hai chữ có cùng dấu không nói lái được, như nhân dân, anh em, Sài Gòn, thánh thót, thực vật.... Cũng vậy, những tiếng láy như xanh xanh, hơ hớ, đo đỏ, lăng xăng....không thể nói lái được và nếu chúng ta cố tình theo qui luật trên thì cũng chỉ đổi vị trí cho nhau thôi.
2. Nói lái theo kiểu miền nam
Trong Nam người ta nói lái theo cách khác: cá đối nói lái lại thành cối đá. Ta nhận thấy theo cách nói lái trong nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí, phụ âm c ghép với âm ối của đối thành cối, và phụ âm đ ghép với âm á thành đá. Như vậy:
Sài gòn - sòn gài
Cần thơ nói lái là cờ thân
Cầy tơ - cờ tây
Cửu long - cỏng lưu (dân nam kỳ phát âm giống như cỏng lu)
Thủ Đức - thức đủ vv.. và vv..
Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, bằng cách giữ nguyên chữ giữa như trong trường hợp mèo đuôi cụt thành mút đuôi kèo (dấu nặng trong cụt biến thể thành dấu sắc trong mút), như vậy hà thủ ô nói lái thành hồ thủ a. Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau (tuy ít thôi) để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn, thí dụ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành biến chinh, do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng: tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.Cũng như trong trường hợp trên, những chữ trùng âm như nhân dân, lù đù, lật đật...không nói lái được.
Ngoài ra còn một cách nói dựa trên nói lái kiểu trong Nam, không mấy người quen sử dụng.Trong cách này, người nói ghép từng chữ (trong nguyên câu) với một chữ (đã được qui ước trước giữa hai người) rồi nói lái hai chữ này với nhau. Cách này tương đối khó, và thường gặp trong giới bình dân lao động, ít học (không biết có phải vì vậy mà không được biết đến chăng?) Thí dụ với câu: "hôm qua tui đi ra đầu ngõ chờ em tới, mà đợi hoài không thấy..." họ ghép từng chữ của câu trên với chữ ly (li) rồi nói lái lại, và do đó câu trên trở thành :"hi lôm(hôm li) qui la ( qua li)ti lui đi li ri la đi lầu nghi lõ chi lờ i lem ti lới , mi là đi lợi hi loài khi lông thi lấy..." họ nói chuyện với nhau rất nhanh và hiểu nhau dễ dàng, như thể đã được mã hóa người khác không nhận ra được. Đây là cách vô cùng độc đáo mà nó vẫn chưa được khai thác đúng mức.
V. Kết luận
Qua những phân tích trên, ai cũng công nhận nói lái quả là một đặc thù của tiếng Việt. Chúng ta dùng nói lái để châm biếm, để gài người khác trong các câu đố, câu đối, để tránh những thô tục khi cố ý ghép chữ để hạ thấp người khác. Hình thức này rất thông dụng và phổ biến trong dân gian cũng như trong thơ văn và câu đối, được áp dụng cho tất cả các tầng lớp xã hội từ những người dân ít học cho đến các nhà thơ văn trí thức đều sử dụng nó trong đời sống sinh hoạt của họ, như vậy có thể kết luận rằng trong các kiểu chơi chữ thì nói lái vẫn là một hình thức vô cùng đặc sắc của ngôn ngữ Việt, với khả năng nhạy bén về tính trào phúng, tính châm chọc... (và cũng chỉ nên khai thác khía cạnh tích cực này), tin rằng nói lái sẽ tồn tại mãi mãi và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn hóa xã hội của người Việt nam. Qua những phân tích ở các phần trên, hy vọng rằng người đọc sẽ hiểu rõ và có thể vận dụng các kiểu nói lái trong sinh hoạt hằng ngày nhằm góp phần phát huy tính trong sáng và phong phú của tiếng Việt. Nhưng hiện nay với giới trẻ hiện tượng nói lái đã ít được sử dụng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này sẽ là vấn đề cần được nghiên cứu tiếp.
Tài liệu tham khảo
1. Lãng Nhân- Chơi chữ NXB văn học 1992
2. Lê Trung Hoa- Thú chơi chữ NXB Trẻ 1995
3. Triều Nguyên- Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt NXB Thuận Hóa 2000
4. Một số bài viết trên mạng
I. Khái niệm về chơi chữ
1. Chơi chữ là gì & đòi hỏi của nghệ thuật chơi chữ
Chơi chữ là thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho lời nói, trên cơ sở những từ 2 âm tiết nào đó, trong đó người ta sử dụng những từ hay âm tiết khác (có sẵn hay vừa được tạo ra trong thời điểm giao tiếp) mà có nét tương đồng với chúng vể vỏ âm thanh hay có quan hệ nhất định với chúng về ý nghĩa nhằm tạo ấn tượng cho người nghe, người đọc.
Như vậy, có thể thấy chơi chữ cũng là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, trái nghĩa, cải biên, nói lái ... trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước) trong lời nói, một biện pháp tu từ, trong đó có ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh, ... được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, lí thú.
Một số thí dụ:
Đồng âm: Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
Đồng âm đa nghĩa:
Sao chỉ ông sao (1), tại sao(2), sao thuốc nam(3): gặp ông Sao hỏi tại sao không sao thuốc nam?
Trái nghĩa:
Trời sinh ông Tú Cát
Đất nẻ con bọ hung ( Cát hung là cặp chữ trái nghĩa nhau)
Cải biên: Gần mực thì đen gần đèn thì cháy
Nói lái: Đấu tranh rồi biết tránh đâu
Chơi chữ thể hiện chất trí tuệ, tài hoa trong văn chương.Muốn vậy, nó đòi hỏi người chơi phải thông minh, có tài liên tưởng nhanh nhậy và sắc sảo. Càng thông minh, sắc sảo thì càng tạo ra được sản phẩm chơi chữ độc đáo.
Ngôn ngữ là cái vốn sẵn có ở mỗi người nhưng làm sao sử dụng ngôn ngữ đó đạt hiệu quả cao nhất thì phải “mài dũa” “và sáng tạo” rất nhiều,để nó có thể trở thành một lối chơi nghệ thuật gọi là chơi chữ.
2. Các hình thức chơi chữ trong văn chương hay là cơ sở khoa học của việc chơi chữ
Theo tác giả Lê Trung Hoa trong Thú chơi chữ thì có tất cả là 14 cách chơi chữ như sau: Nói lái; đảo từ, đảo ngữ; Đồng âm; Trùng điệp; Mô phỏng (nhại từ,ngữ,câu); Đồng âm và đồng nghĩa; Tạo hiện tượng nghịch nghĩa, nói ngược; Liên nghĩa (thật, giả); Hiện tượng nghĩa phái sinh (thật và giả); Tả chữ,xóa chữ, chiết từ và tách từ; Hạn vận, hạn từ; Dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao; Dùng truyện Kiều để chơi chữ. Đây cũng có thể coi là cơ sở khoa học của việc chơi chữ.
Bài viết này chỉ dừng lại ở cách chơi chữ thứ nhất là nói lái.
II. Hình thức nói Lái
1. Khái niệm & điều kiện nói lái
Khái niệm
Nói lái (spoonerism)là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng việt. Khi nói lái người ta tráo đổi vị trí của các thành phần của từ (âm đầu, âm cuối, thanh điệu, ...) để tạo ra từ mới thường có nghĩa bất ngờ, dí dỏm, khi hiểu ra thường làm bật cười. Nói lái thường đưọc dùng trong văn nói, khẩu ngữ và trong văn học dân gian đê trêu đùa, đả kích hay thông báo với ai đó một điều gì bí mật hoặc để tránh những tiếng thô tục. Có thể kể một câu chuyện nói lái khá nổi tiếng về thời Pháp thuộc: Ông Nguyễn Văn Tâm khi đó giữ chức thủ hiến, được một tay thâm nho tặng bốn chữ lớn “Đại điểm quần thần”. Ông ta có vẻ vừa ý, đem khoe với nhiều người. Chẳng bao lâu có người giải thích: Đại là to, điểm là chấm, quần thần là bầy tôi. Vậy Đại điểm quần thần là Chấm to bầy tôi, nói lái thành chó Tâm bồi Tây.
Như vậy nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt với khả năng nhạy bén về tính trào phúng và châm chọc.
Điều kiện để nói lái
Tiếng Việt có 2 điều kiện rất thuận lợi cho việc nói láy, một là ranh giới giữa các âm tiết (hay tiếng) rất rõ ràng, Hai là hầu hết các phụ âm đầu đều có thể kết hợp với bất kỳ vần nào có mang thanh điệu (còn gọi là thanh), và trong đa số trường hợp đã tạo nên những tiếng có nghĩa. Nhiều ngôn ngữ khác không có đủ hai điều kiện này nên không thể hoặc khó có thể có hiện tượng nói lái.
Một vài ví dụ sau đây cho thấy các phụ âm đầu đều có thể hoán chuyển để tạo ra từ mới khác nghĩa:
1. Chày đứng = đừng cháy (Theo cụ Nguyễn Khuyến)
2.Sợ gà = gạ sờ
3.Vấn đề đầu tiên là vấn đề tiền đâu
4.Hoảng chưa = chửa hoang
2. Các hình thức và kỹ thuật nói lái
Mỗi âm tiết có 3 bộ phận: âm, vần và thanh. Nói lái được thực hiện khi một hoặc hai trong ba bộ phận ấy của hai âm tiết hoán vị cho nhau.
2.1 Hoán vị âm:
Thay đổi thành đay thổi (hoán vị âm tiết chuyển đổi dấu thanh)
Con ngựa thành cưa ngọn
2.2 Hoán vị vần:
Thay đổi thành Thôi đảy
Cái bằng thành bắng cài
2.3 Hoán vị thanh:
Thay đổi thành Thảy đôi
Cái thân thành cấn thai
2.4 Hoán vị âm và vần:
Thay đổi thành đôi thảy
2.5 Hoán vị âm và thanh:
Thay đổi thành đảy thôi
2.6 hoán vị vần và thanh:
Thay đổi thành thổi đay
Cối đá thành cá đối
3. Tác dụng của nói lái
3.1 Có thể làm câu tiếng Việt khi phát âm giống như tiếng nước ngoài.
Như câu: “Quýt sơ măng bông sên” giống như tiếng Pháp nhưng thực ra là “quăng sơ mít bên sông”
3.2 Để nói lên một ẩn ý nào đó như “Em nó đi chống lầy rồi” (lấy chồng)
3.3 Để tránh nói thẳng những từ ngữ tục tĩu như “củ chi, đá bèo….”
3.4 Để đánh đố như:
• Lái một lần: “Mau co” là Mo cau
• Lái hai lần: “Mộc tồn=cây còn-con cầy”; “Đại phong”=gió lớn= tượng lo=lọ tương
3.5 Tránh điều bất tiện nên khó nói:
Cam sành nhỏ lá thanh ương (anh thương)
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ (nhớ lắm) bớ anh
Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn (nhắn lại) chà quơ (chờ qua) , quơ chà (qua chờ)
("Qua" và "bậu" là những tiếng xưng hô của những đôi trai gái ngày xưa)
3.6 Châm biếm những hiện tượng tiêu cực: do nguyên nhân tâm lý bị ức chế không thể nói thẳng được mà phải nói một cách gián tiếp mang tính tế nhị
Một thí dụ về sự túng thiếu của giáo chức: “Giáo chức” bây giờ ụ “dứt cháo” thôi.
Một thí dụ khác về tình trạng chán nản, không muốn làm việc của các công chức, cán bộ; khi bàn cải chuyện gì họ cứ muốn bài lui hay giữ tình trạng cũ do đó mà có danh tánh “Vũ Như Cẫn”, hay “Bùi Lan” (= vẫn như cũ, hay bàn lui)
Hay một số từ mang tính châm biếm thời cuộc như:
-Hiện đại chỉ tổ hại điện -Đấu tranh rồi biết tránh đâu
-Đầu tiên là tiền đâu…
III. Các hình thức nói lái trong văn chương
Nói lái được dùng làm biện pháp tu từ nên nó xuất hiện khá nhiều trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như trong các tác phẩm dân gian và văn học
1. Nói lái trong ngôn ngữ hàng ngày
Lọai này có tác dụng gây cười vì tính chất ngộ nghĩnh của nó:
• Hạ cờ Tây (cầy tơ), Mống chuồn (muốn chồng), đồng chòi (đòi chồng), chin bến đò ( chó bến đình), con cháu nhà giò (con chó nhà giàu)
• Nói lái về các loại canh ăn uống trong dân gian:
Về thức ăn, trong bửa cơm của VN thường có ba món chánh: món mặn, món xào và món canh. Sau đây là câu lái đùa về canh:
'Anh Câu Bành đánh lộn với anh Kí Banh, ông Cai Cảnh làm biên bản,giải lên ông Cai Khoanh để thụ lý. Các câu trên thật ra là tên của bốnloại canh: canh bầu, canh bí, canh cải và canh khoai.
• Nói lái về các địa danh:
Chợ Thủ Đức năm canh thức đủ;
Chợ Đồng Tranh năm canh đành trông
Đi chợ Búng coi chừng chúng bợ
Đến Hạ Long rát cổ họng la
2. Nói lái trong thơ ca
Nói lái thành thơ có lẽ là nghệ thuật chơi chữ tuyệt diệu và độc đáo trong tiếng Việt:
“Dòng châu lai láng, đĩa dầu chong
Công khó đợi chờ, biết có không?
Nhắc bạn thêm thương người nhạn bắc
Trông đời ngao ngán giữ trời đông”
Một dị bản khác:
“Nhắc bạn thêm thương tình nhạn bắc
Trông đời chỉ thấy cảnh trời
Đêm thâu tiếng dế đau thêm mãi
Công khó chờ nhau biết có không ?”
3. Nói lái trong ca dao
Kỹ thuật nói lái trong ca dao chủ yếu theo cách hoán vị âm tiết rồi chuyển đổi dấu thanh:
(a)Cơm ăn chẳng hết thì treo, Việc làm chẳng hết thì meo mặt vào.
(b)Tưởng rằng ô máy mà sang, Ai ngờ ô máy che ngang mặt trời.
(c)Con dê con ngựa khác dòng, Ai cho con ngựa lộn cùng con dê.
(d) Tam hòang ngũ đế chi thư, Thầy ngồi thầy để củ từ thầy ra.
Tam hoàng kỉ rước đĩ về nhà Tam hoàng cương kê giường cho chặt
"Meo mặt vào" tối nghĩa, nhưng khi lái lại"vao mặt mèo" thì lại là một so sánh có sức tạo hình cao (a).
"Ô máy" có khả năng là tên gọi buôi đầu của ô(ô có thể chống lên,sụp xuống,không cố định về hình dạng như cái nón hay cái ô trước đó;tương tự cách gọi "xe máy","bàn máy" để chỉ "xe đạp","máy khâu" vào thời kì mới tiếp xúc với hai phương tiện này).Dẫu vậy,đặt vào ngữ cảnh của bài ca dao,nó không phù hợp bằng khi hiểu lái"ô máy" thành"mây ố"(b).
Với bài(c),thì lái của "lộn cùng"chỉ là một cách hiểu,còn giữ nguyên hai từ "lộn cùng"và hiểu theo cấu trúc tổ hợp bình thường ,ý nghĩa của chúng cũng đã rất rõ ràng.
Bài(d) kể chuyện về một ông thầy (thầy đồ) ,với những sách vở ghi lại sự nghiệp của các bậc thánh hiền (Tam Hòang: Thiên Hòang,Địa Hòang và Nhân Hòang;Ngũ Đế:Thái Hiệu,Hòang Đế ,Thần Nông,Thiếu Hiệu và Chuyen Húc,hoặc Phúc Hy,Thần Nông,Hòang Đế,Dương Nghiêu va Ngu Thuấn).Đó là những tấm gương lớn để cung kính học tập và dạy dỗ lớp con em của thầy.Nhưng ngồi bên số sách vở qúy ấy mà thầy lại"để củ từ thầy ra",thì chúng đã bị thầy làm ô uế! Nói chính xác hơn, thầy rao giảng đạo lý của các bậc hiền nhân quân tử trong lúc chính thầy lại có hành động đi ngược lại với đạo lí ấy ( rước đĩ về nhà)
4. Nói lái trong câu hát
Nói lái cũng có thể thấy trong những câu hát dân gian, chẳng hạn như:
“Con cá đối bỏ trong cối đá.
Con mèo cái nằm trên mái kèo
Trách cha mẹ em nghèo, a nỡ phụ duyên em”
Hoặc:
“Cái con cá đua là con cua đá”
“Xứ thủ đức năm canh thức đủ
Kẻ cơ thần trở lại cần thơ”
Hay:
“Một ông đẽo đá trên cây
Hai ông đá đẽo dưới này rồi chưa”
5. Nói lái trong câu đố
Trong câu đố, nói lái được sử dụng nhiều hơn,một số câu đố có kết cấu giản dị, chỉ cốt đưa từ ngữ cần nói lái vào mà vẫn đảm bảo ý nghĩa của câu đố là được.
Như “Cục đo đỏ bỏ vô giường” là “Cục đường bỏ vô giỏ”
“Ở trong nhà cô ra cô nẩy” (cây nổ)
“Sào dài chống suối, sào ngắn chống khe (Chuối sống, ché không)
“Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn (con ngựa)
“Cái chi hình dáng tròn tròn, cung tay đấm gãy, chẳng còn hình dung” ( Đãy gấm).
“Khoang đầu, khoang cổ, khoang lai,
Bò la, bò liệt, đố ai biết gì” (Dây khoai lang)
Lăng quằng lịt quịt ... lăng quằng trứng là cái gì? (lưng quần trắng)
Lăng quằng lịt quịt ... lăng quằng rừn là cái gì? (lưng quần rằn)
6. Nói lái trong câu đối
Trong câu đối, người Việt cũng thích sử dụng nói lái
“Tán vàng, lọng tía, che đầu nhau đỡ khi nắng cực
Thuyền rồng, mui vẽ, vén buồm lên rồi sẽ lộn lèo” (Hồ xuân hương)
“Bò lang chạy vào làng Bo”
Hay: “Con cá đối bỏ trong cối đá
Chim vàng lông đậu tại Vông lang”
7. Nói lái trong việc tạo bút danh
Một số các nhà thơ, nhà văn cũng sử dụng nói lái để tạo nên bút danh như:
(Nguyễn) Thứ lễ- Thế Lữ
Đặng Trần Thi – (Thị) Trần Đăng
(Nguyễn Hiểu Trường)- Hưởng Triều
Trương Đình- Trinh Đường
8. Nói lái trong ngôn ngữ nước ngoài
Nói lái tiếng Pháp: Ông Lãng nhân, trong quyển Chơi Chữ có nhắcchuyện nói lái bằng tiếng Pháp. Chuyện kể rằng có một cặp vợ Việt,chồng Pháp vào hàng tranh sơn mài. Vì chủ nhân nói thách quá nên vợ rỉ taichồng: 'très chaud, très chaud (nghĩa đen: nóng quá, nóng quá). Chồng lật đật chọn tranh, trả tiền nhanh để ra ngoài cho bà vợ được mát hơn, vợ trách chồng khi ra khỏi cửa ' đã bảo đắt quá mà còn mua?.Chồng nói là có thấy vợ kêu đắt đâu. Vợ bảo có nói rồi 'très chaud' là 'tropcher' (mắc quá). Bà ấy đã nói lái theo kiểu VN, chắc chắn là 'bố' của anh chồng cũng không hiểu được.
Hoặc câu: « Le tailleur est submergé sous les amas de patentes » trở thành: «Le tailleur est submergé sous bằng cách thay đổi vị trí âm P v M Qas de ma tante ». (http://fr.wikipedia.org/wiki/Journal)
Nói lái trong tiếng Anh (Spoonerism): chữ này có nghĩa là khuyết tật về phát âm, hoặc một cách chơi chữ bằng cách hóan chuyển các nguyên phụ âm giữa 2 từ. Spoonerism xuất xứ từ tên của Giám Mục William Archibald Spooner (1844 – 1930), Giám Thị ĐH New College thuộc Oxford, người rất nổi tiếng vì tật nói lái này: đôi khi còn được gọi là marrowsky, theo tên một Bá Tước Ba Lan, cũng bị khuyết tật phát âm này. Câu nói nổi tiếng nhất của Spooner là:
-Three cheers for our queer old dean! (3 lần (vổ tay) mừng Viện Trưởng Già Kỳ Cục của chúng ta). Thay vì là Our Dear Old Queen ( Nữ Hòang Kính Mến), khi cho sinh viên đón Nữ Hòang Victoria.
-A well-boiled icicle (một cục nước đá luộc kỹ): thay vì A well-oiled bicycle (một xe đạp bôi dầu nhờn kỹ lưỡng).
-You have hissed my mystery lectures (missed history). You have tasted the whole worm (wasted term). Please leave Oxford on the next town drain (down train).
Ngòai Spooner ra, người ta còn dùng lối nói lái này để hài hước (begbin is in London; begbin=cái ca của ăn mày thay vì Big Ben); đôi khi chỗ mà ngôn ngữ thô tục không thể dùng, người ta quay sang spoonerism (nucking futs).
(Sources: en.wikipedia.org).
Khi bị cúp điện bất ngờ, hoặc chập chờn, và người Anh cũng hay chửi bằng spoonerism là Madam Doo power.
IV. Nói lái theo các miền ở Việt nam
1. Nói lái theo kiểu miền Bắc
Trở lại chữ “đại phong” là “lọ tương”. “Tượng lo” nói lái lại là “lọ tương”, người miền Bắc đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi âm sắc): lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương.
Ta lấy vài thí dụ khác: đấu tranh nói lái lại là tránh đâu: tranh đổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấu thành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh (không dấu) thành đâu. Hải phòng nói lái lại là phỏng hài : hải đổi chỗ cho phòng lấy dấu huyền của phòng thành hài, phòng đổi chỗ cho hải lấy dấu hỏi của hải thành phỏng . Cứ theo cách ấy thì:
Sầm Sơn sờn sâm ; Thái Bình nói lái là bính thài ; Hà Nội nồi hạ vv..
Như vậy thì hai chữ có cùng dấu không nói lái được, như nhân dân, anh em, Sài Gòn, thánh thót, thực vật.... Cũng vậy, những tiếng láy như xanh xanh, hơ hớ, đo đỏ, lăng xăng....không thể nói lái được và nếu chúng ta cố tình theo qui luật trên thì cũng chỉ đổi vị trí cho nhau thôi.
2. Nói lái theo kiểu miền nam
Trong Nam người ta nói lái theo cách khác: cá đối nói lái lại thành cối đá. Ta nhận thấy theo cách nói lái trong nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí, phụ âm c ghép với âm ối của đối thành cối, và phụ âm đ ghép với âm á thành đá. Như vậy:
Sài gòn - sòn gài
Cần thơ nói lái là cờ thân
Cầy tơ - cờ tây
Cửu long - cỏng lưu (dân nam kỳ phát âm giống như cỏng lu)
Thủ Đức - thức đủ vv.. và vv..
Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, bằng cách giữ nguyên chữ giữa như trong trường hợp mèo đuôi cụt thành mút đuôi kèo (dấu nặng trong cụt biến thể thành dấu sắc trong mút), như vậy hà thủ ô nói lái thành hồ thủ a. Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau (tuy ít thôi) để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn, thí dụ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành biến chinh, do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng: tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.Cũng như trong trường hợp trên, những chữ trùng âm như nhân dân, lù đù, lật đật...không nói lái được.
Ngoài ra còn một cách nói dựa trên nói lái kiểu trong Nam, không mấy người quen sử dụng.Trong cách này, người nói ghép từng chữ (trong nguyên câu) với một chữ (đã được qui ước trước giữa hai người) rồi nói lái hai chữ này với nhau. Cách này tương đối khó, và thường gặp trong giới bình dân lao động, ít học (không biết có phải vì vậy mà không được biết đến chăng?) Thí dụ với câu: "hôm qua tui đi ra đầu ngõ chờ em tới, mà đợi hoài không thấy..." họ ghép từng chữ của câu trên với chữ ly (li) rồi nói lái lại, và do đó câu trên trở thành :"hi lôm(hôm li) qui la ( qua li)ti lui đi li ri la đi lầu nghi lõ chi lờ i lem ti lới , mi là đi lợi hi loài khi lông thi lấy..." họ nói chuyện với nhau rất nhanh và hiểu nhau dễ dàng, như thể đã được mã hóa người khác không nhận ra được. Đây là cách vô cùng độc đáo mà nó vẫn chưa được khai thác đúng mức.
V. Kết luận
Qua những phân tích trên, ai cũng công nhận nói lái quả là một đặc thù của tiếng Việt. Chúng ta dùng nói lái để châm biếm, để gài người khác trong các câu đố, câu đối, để tránh những thô tục khi cố ý ghép chữ để hạ thấp người khác. Hình thức này rất thông dụng và phổ biến trong dân gian cũng như trong thơ văn và câu đối, được áp dụng cho tất cả các tầng lớp xã hội từ những người dân ít học cho đến các nhà thơ văn trí thức đều sử dụng nó trong đời sống sinh hoạt của họ, như vậy có thể kết luận rằng trong các kiểu chơi chữ thì nói lái vẫn là một hình thức vô cùng đặc sắc của ngôn ngữ Việt, với khả năng nhạy bén về tính trào phúng, tính châm chọc... (và cũng chỉ nên khai thác khía cạnh tích cực này), tin rằng nói lái sẽ tồn tại mãi mãi và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn hóa xã hội của người Việt nam. Qua những phân tích ở các phần trên, hy vọng rằng người đọc sẽ hiểu rõ và có thể vận dụng các kiểu nói lái trong sinh hoạt hằng ngày nhằm góp phần phát huy tính trong sáng và phong phú của tiếng Việt. Nhưng hiện nay với giới trẻ hiện tượng nói lái đã ít được sử dụng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này sẽ là vấn đề cần được nghiên cứu tiếp.
Tài liệu tham khảo
1. Lãng Nhân- Chơi chữ NXB văn học 1992
2. Lê Trung Hoa- Thú chơi chữ NXB Trẻ 1995
3. Triều Nguyên- Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt NXB Thuận Hóa 2000
4. Một số bài viết trên mạng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét