Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Quyền phúc quyết toàn dân


Một trong những nội dung mới khi thông qua Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 là trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp. Kết quả trưng cầu ý dân có ý nghĩa bắt buộc và thể hiện ở chỗ Hiến pháp có được thông qua hay không phụ thuộc vào việc nhân dân có thông qua Hiến pháp hay không.

Theo quy định của Hiến pháp 1993, trong trường hợp nhân dân biểu quyết thông qua Hiến pháp thì Hiến pháp có hiệu lực bắt buộc mặc dù có thể vẫn có tuyên bố chính thức của Nghị viện hay Tổng thống hay của Ủy ban bầu cử Trung ương về việc thông qua Hiến pháp và tuyên bố Hiến pháp có hiệu lực. Kết quả trưng cầu ý dân về Hiến pháp là kết quả cuối cùng, không có cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền bác bỏ.
Điều 3 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 tuyên bố về việc nhân dân thực hiện quyền lực của mình trực tiếp và thông qua các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở trung ương và các cơ quan tự quản địa phương. Hiến pháp nhấn mạnh rằng, vấn đề về lãnh thổ của Liên bang Nga chỉ có thể được giải quyết thông qua sự thể hiện ý chí của nhân dân tại các cuộc trưng cầu ý dân. Sau khi các đạo luật trên được ban hành ở Nga đã có nhiều cuộc trưng cầu ý dân.
Thực ra, chế định trưng cầu ý dân cũng đã có nguồn gốc ở chính nước Nga. Bằng trưng cầu ý dân các quyết định đã được thông qua tại các hội đồng ở Novgorod, Pskov, Kiev và một số thành phố cổ của nước Nga. Hiến pháp Liên Xô năm 1936 cũng coi trưng cầu ý dân như hình thức tham khảo ý kiến nhân dân. Điều 5 Hiến pháp Liên Xô năm 1977 quy định hai hình thức dân chủ trực tiếp: toàn dân thảo luận và toàn dân biểu quyết (trưng cầu ý dân). Quy định tương tự như vậy cũng có trong Điều 5 Hiến pháp Liên Xô năm 1978. Tuy nhiên trong thời gian dài pháp luật không quy định cơ chế thực hiện chế định này mặc dù các nhà khoa học Xô Viết luôn đặt vấn đề về sự cần thiết phải thông qua một văn bản quy phạm đặc biệt quy định trình tự tiến hành trưng cầu ý dân. Các nhà khoa học cũng từng soạn thảo, đưa ra những kiến nghị cụ thể về cơ cấu và những điều khoản cơ bản của văn bản quy phạm về trưng cầu ý dân và đề nghị thông qua đạo luật về trưng cầu ý dân trên toàn lãnh thổ Xô viết.


Tháng 12.1990, Đại hội Đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô đã thông qua Luật trưng cầu ý dân. Trước đó vài tháng Luật trưng cầu ý dân đã được thông qua tại Litva và Liên bang Nga. Sau khi Luật trưng cầu ý dân của Liên Xô được thông qua, các đạo luật trưng cầu ý dân được thông qua tại các nước cộng hòa liên bang khác như Armenia, Gruzia, Ukraine, Belorussia, Moldova. Một số nước cộng hòa tự trị thuộc Liên bang Nga cũng đã thông qua luật trưng cầu ý dân. Như vậy, trước đây Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác có trưng cầu ý kiến nhân dân, nhưng hầu như không có một nước nào thực hiện trên thực tế chế định trưng cầu ý dân. Hơn nữa, xuất phát từ quan niệm hiện đại về trưng cầu ý dân (nhân dân bỏ phiếu về vấn đề cụ thể và kết quả có hiệu lực pháp lý cao nhất và được thực hiện bắt buộc) thì chế định trưng cầu ý dân thực sự chưa có ở Liên Xô.
Ở đây, cái mới của Hiến pháp Liên bang Nga là khả năng áp dụng thực tế chế định này khi cần thông qua một bản Hiến pháp mới. Đương nhiên, Hiến pháp Nga quy định, khả năng thông qua Hiến pháp mới qua con đường biểu quyết toàn dân là công đoạn cuối cùng sau khi Quốc hội Lập hiến thông qua bản Hiến pháp. Trên thực tế, Hiến pháp Nga hiện hành là bản Hiến pháp được thông qua theo con đường này.
Hoài Thu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét