Việc đưa ra đề xuất về sửa đổi và xem xét lại Hiến pháp Nga thuộc thẩm quyền của Tổng thống Liên bang, Hội đồng Liên bang, Duma Quốc gia, Chính phủ liên bang, các cơ quan lập pháp của các chủ thể liên bang hay ít nhất 1/5 thành viên của Hội đồng Liên bang hoặc đại biểu của Duma Quốc gia.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
Những giá trị bất biến
00:10
Hoàng Phong Nhã
No comments
Chương
9 của Hiến pháp Liên bang Nga với 4 điều, từ điều 134 đến Điều 137 quy
định về quy trình sửa đổi, xem xét lại Hiến pháp, trong đó có những
chương và điều là những quy định mang tính rường cột và khó có thể sửa
đổi.
Việc đưa ra đề xuất về sửa đổi và xem xét lại Hiến pháp Nga thuộc thẩm quyền của Tổng thống Liên bang, Hội đồng Liên bang, Duma Quốc gia, Chính phủ liên bang, các cơ quan lập pháp của các chủ thể liên bang hay ít nhất 1/5 thành viên của Hội đồng Liên bang hoặc đại biểu của Duma Quốc gia.
Hiến pháp Liên bang Nga quy định về
những quy trình, thủ tục sửa đổi hoặc xem xét lại khác nhau tùy thuộc
vào tầm quan trọng, ý nghĩa của các phần khác nhau của Hiến pháp. Trong
đó, các quy định về chế độ hiến pháp Nga chương 1 và các quy định về
quyền và tự do của con người và công dân ở Chương 2 là các quy định nền
tảng, linh hồn của bản Hiến pháp không thể thay đổi dễ dàng. Ngay cả các
quy định của Chương 9 cũng không thể sửa đổi. Đó là các quy định có
tính rường cột. Quốc hội liên bang Nga không được phép xem xét lại các
chương này. Đây là quy định mà bất cứ ai muốn thực hiện việc thay đổi
các điều khoản trong các chương đó phải suy nghĩ về tính hiện thực của
đề xuất của mình.
Việc thay đổi các
chương nói trên đồng nghĩa với việc thay đổi bản Hiến pháp với trình tự,
cách thức có thể nói là hết sức phức tạp. Theo đó, nếu đề nghị xem xét
lại các chương này cần được sự ủng hộ của 3/5 tổng số các thành viên của
Hội đồng Liên bang và Đuma Quốc gia thì Quốc hội lập hiến sẽ được thành
lập. Quốc hội Lập hiến có thể giữ nguyên bản Hiến pháp hoặc soạn thảo
bản Hiến pháp mới. Trường hợp soạn thảo Hiến pháp mới thì có thể dự thảo
Hiến pháp được Quốc hội lập hiến sẽ thông qua với sự tán thành của ít
nhất 2/3 tổng số đại biểu. Hoặc, dự thảo Hiến pháp được đưa ra trưng cầu
ý kiến nhân dân nếu hơn nửa số cử tri tham gia tán thành với điều kiện
là có hơn một nửa số cử tri đã tham gia vào việc biểu quyết.
Cần
phải nói ở đây rằng, các nhà lập pháp Nga đã rất tự tin khi định ra
ngay trong bản Hiến pháp phần “cứng” đó nhưng có thể cần phải nhìn vào
chiều sâu bên trong của của các quy định này. Trong quy định về việc
không được sửa đổi các chương kể trên là niềm tin về việc ghi nhận những
giá trị nhân loại, các giá trị hiến pháp bất biến mà người ta không thể
dễ dàng thay đổi. Mặt khác, với những thăng trầm trong xã hội Nga, việc
khẳng định sự bất biến của các giá trị chung như vậy cũng là cần thiết.
Đây có thể là điểm đặc sắc của Hiến pháp Nga, đặc biệt là trong một xã
hội chuyển đổi. Tính đến nay là 18 năm, Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Nga
chưa bị đặt ra vấn đề sửa đổi hai chương 1, 2 và 9. Điều đó cho thấy sự
lựa chọn quy định “gây khó” cho việc sửa đổi chúng là rất chính xác.
Có
thể nhận xét rằng, Hiến pháp Liên bang Nga quy định khắt khe về xem xét
lại Hiến pháp. Đây là vấn đề thuộc kỹ thuật lập pháp ghi nhận trực tiếp
vào Hiến pháp các mức độ được sửa đổi, xem xét nhằm bảo vệ bản Hiến
pháp tránh mọi sự thay đổi tùy tiện nó. Các quy định nói trên là điển
hình cho sự bảo đảm tính ổn định của hiến pháp. Điều này đòi hỏi chính
các nhà lập hiến phải cân nhắc kỹ lưỡng, có tầm nhìn xa, nhằm hạn chế
việc sửa đổi, xem xét lại bản Hiến pháp.
Minh Thy
bài này
0 nhận xét:
Đăng nhận xét