Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013
Hội Tam Điểm
08:18
Hoàng Phong Nhã
No comments
Dưới đây là một số bài viết liên quan đến một tổ chức gọi là HỘI TAM ĐIỂM
TAM ĐIỂM (Bè nhiệm, hội thợ nề tự do, franc-maÇonnerie)
1. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Biểu tượng của nhóm Tam Điểm
Linh mục A. Baruel (1741-1820), dòng Tên, nhận định: “Các cuộc khủng hoảng tinh thần từ trước tới nay, đặc biệt rộ lên từ thế kỷ 18, đều do Tam điểm (Tđ) chủ trương và điều khiển để chống phá Công giáo”
Nguồn gốc Tam điểm (Tđ) không ai biết chắc chắn. Có lẽ nó bắt nguồn từ một nghiệp đoàn thợ nề chuyên nghiệp xây cất các thánh đường, xuất phát ở Lombardia, bắc Ý, thủ phủ là Milan, vào thế kỷ VIII, rồi bành trướng khắp châu Âu (tk XI-XII). Vì các hội viên phải thề giữ bí mật nên nghiệp đoàn có tính cách một “hội kín” hay “thợ nề tự do” (franc-maÇonnerie).Gọi là Tam điểm vì căn cứ vào chữ ký của mỗi hội viên đều có 3 chấm bên cạnh như mật hiệu để nhận nhau.
Các hội viên đều được tuyển chọn từ những phần tử trí thức và quý phái. Khi gia nhập phải qua nghi lễ “rữa tội”, nhận một con thú làm thần hộ mệnh như hổ, rắn, gà, ngựa, khỉ…và phải tuyên thệ giữ tuyệt mật các hoạt dộng.
Hội viên mang trên tay một nhẫn bạc, trên mặt chạm hình tam giác, thêm mũi tên nếu là cấp lớn. Có nhiều chi hội(loge). Mỗi chi hội do một huynh trưởng (venerable) phụ trách. họ thường họp ở một nơi gọi là đền thờ (temple) để nhắc lại các đền thờ của vua Salomon.
Có 32 cấp bậc: thông thường là Thợ tập sự (Apprenti), tới Thợ bạn (Compagnon) và Thợ cả (Maître). Cấp lãnh đạo được chọn trong các Thợ cả họp thành Ban Trung Ương (Centre). Phụ nữ được gia nhập như hội viên tán trợ.
2. MỤC ĐÍCH
Mục đích của Tam điểm là triệt hạ các tôn giáo nhất là Đạo thờ Thiên Chúa, đặc biệt là Đạo Công Giáo, để xây dựng một toà nhà hạnh phúc lý tưởng cho nhân loại, giải phóng con người khỏi dốt nát, mê tín, nô lệ và bị áp bức. PHƯƠNG CHÂM họ nêu lên là: Bình Đẳng, Tự Do và Huynh Đệ.
Hội bành trướng mạnh ở Châu Âu, rồi lan tràn sang Mỹ Châu.
(Theo William Guy Coer)
3. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC TAM ĐIỂM
Nhân đọc bài “ Mật mã da vinci, ngày tàn của Satan và những Con Thú ” của Linh Mục N.A.U. Mẫu Tâm, chúng tôi xin đăng lại phần đề cập đến tổ chức (hội kín) Tam Điểm, trong loạt bài viết về Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu ( Movement Sacerdotal Marial), để công hiến cho quí đọc giả một vài dữ kiện về tổ chức nguy hiểm này. Mời các bạn đọc :
Một trong những mối nguy hiểm lớn lao bậc nhất cho Giáo Hội Công Giáo, và cho tiền đồ thế giới ngày nay, là những hoạt động ngấm ngầm và vô cùng tinh vi của tổ chức (hội kín) Tam Điểm đang bành trướng mọi nơi, trong mọi lãnh vực, đặc biệt nhắm vào Giáo Hội Công Giáo. Khi hiện ra ở nhiều nơi trên thế giới, Đức Mẹ liên tục cảnh giác mọi người về mối họa có tính cách diệt chủng loài người này.
Nếu chúng ta đọc những sứ điệp Đức Mẹ ban cho Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu, qua cha Stefano Gobbi, trong đó Đức Mẹ giải thích về những điều bí nhiệm trong sách Khải Huyền, chúng ta sẽ hiểu được những nguy hiểm to lớn mà Tam Điểm có thể gây nên. Ở đây, chúng tôi xin tóm tắt vài dòng về tổ chức Tam Điểm, để quý đọc giả hiểu thêm về tổ chức này. Hầu hết tài liệu chúng tôi dùng để trích dẫn là : 'Masons, what they believe' của Harold J. Berry, 'The deadly deception: Freemasony exposed...by one of its top leaders' của Jim Shaw & Tom Mc Kenny...
Tam Điểm (Masons, hay Masonry, Freemasonry, Masonic lodge) là một giáo phái bí mật (Secret cult), một tổ chức bí mật (Secret society). Nhưng những thành viên của tổ chức này không bao giờ nhận tổ chức của họ là bí mật. Điều này cũng dễ hiểu, vì bề mặt của tổ chức Tam Điểm được núp dưới hình thức một câu lạc bộ xã hội, một hội tương trợ, từ thiện. Nhưng ở cấp bậc cao thì rõ ràng là một tổ chức bí mật. Một thành viên khi lên tới ‘master Mason' mang đẳng cấp cao (cấp 32 là cao nhất. Cấp 33 là cấp danh dự), họ phải tuyên thệ chối bỏ Thiên Chúa và nhận Lucifer làm chúa của họ! Những 'đỉnh cao trí tuệ' này mới là những người vạch ra kế hoạch nhằm đầu độc con người, đánh phá Giáo Hội, quảng bá những tư tưởng sai lầm trên thế giới, qua các thành viên ở cấp thấp 'ngây thơ nhưng trung thành', là những người sống giữa lòng xã hội.
Tổ chức Tam Điểm xuất hiện vào thời trung cổ, khởi đầu là một tổ chức công đoàn thương mại. Dần dần chuyển thành một tổ chức tôn giáo bí mật. Đến khoảng năm 1717, tổ chức Tam Điểm được tổ chức khá hoàn bị, được gọi là tổ chức Tam Điểm mới (modern Masonry). Đây là tuyên ngôn của tổ chức Tam Điểm:
'Hội Tam Điểm thực thi bác ái và lòng từ thiện, cùng cố gắng để phát triển phúc lợi xã hội. Khắp nơi trên thế giới, hội Tam Điểm chăm sóc cho những người anh em bần cùng, các cô nhi góa phụ; sửa sang nhà cửa; giúp đỡ đất nước của các thành viên đang bị chiến tranh tàn phá; hỗ trợ chương trình nghiên cứu y tế; môn y học người già; ngân hàng hiến máu; các chương trình cho giới trẻ và các cựu chiến binh; cấp học bổng; chuyên cần vun đắp nhân cách.' (To a Non-Mason : You must seek Masonic membership. By Henry C. Clausen, 33rd Degree).
Thật là một tổ chức lý tưởng !
Trên thế giới, nhất là xã hội Tây phương, nhiều người đã nhìn tổ chức Tam Điểm với cặp mắt khâm phục và đầy cảm tình. Vợ của Harold J. Berry đang làm việc trong nhà thương dành cho các trẻ em tật nguyền ở Texas, U.S, do tổ chức Tam Điểm thành lập và điều hành, nói rằng bà rất hài lòng với phẩm chất phục vụ của các nhân viên, cũng như khoa chỉnh hình của nhà thương dành cho các em bị tật nguyền.
Tổ chức Tam Điểm tuyên bố họ không mời ai tham gia hội. Hội chỉ nhận những ai hiểu và tình nguyện tham gia. Tuy nhiên, có một ranh giới nhỏ ở đây (và cũng thật sắc bén), đó là tổ chức Tam Điểm nêu lên những lợi ích to lớn của một thành viên Tam Điểm, và góp ý rằng người đó nên tham gia ! Nhưng Tam Điểm xác định : 'Nếu muốn được như vậy, anh phải xin !' Họ còn trích dẫn đọan Phúc Âm : 'Hãy xin thì sẽ được; tìm sẽ thấy; gõ cửa sẽ mở cho' (Mt.7,7). Cũng như anh không thể thành hội viên nếu anh không tin vào Chúa. 'Người đệ đơn biết điều đó trước khi họ ký tên vào đơn xin nhập hội. Họ phải trả lời câu hỏi: Bạn có tin vào Chúa (God) không, trước khi đơn xin được chấp nhận. Họ phải tuyên xưng niềm tin vào Đấng tối cao trước khi họ được làm lễ kết nạp (Introduction to Freemansory vol. II, page 109,110 by Claudy). Điều này có thể làm cho nhiều người hài lòng. Nhưng hãy để ý tới nhận định tiếp theo của Claudy : 'Nhưng lưu ý rằng, người ứng đơn không bao giờ bị hỏi : Chúa nào? Họ tin vào Chúa nào cũng được...hội Tam Điểm không quan tâm!' (Ibid) (có nghĩa là hội tam Điểm phủ nhận Thiên Chúa do Chúa Giê-su mặc khải, và tin vào chúa của họ là Satan)
Thực ra, ngay khi họ dùng danh từ Chúa, 'Hội Tam Điểm thường chỉ về Chúa của họ bằng một tên đặc biệt riêng : Great Architect of the Universe -G.A.O.T.U- (Vị kiến trúc sư vũ trụ vĩ đại). Ở cấp thấp, 'Chúa' được hiểu theo nghĩa rộng rãi hơn : Thiên Chúa, G.A.O.T.U, Jehovah, Allah, Phật ,Brahma, Vishnu, Shiva, hay Great Geometer ...( Ibd )
Khi nói về Thánh Kinh, về Chúa Giêsu Kitô, về tội và ơn cứu rỗi, tổ chức Tam Điểm thường tõ thái độ rất mập mờ. Họ giải thích Thánh Kinh theo ý họ. 'Họ không điều chỉnh niềm tin của họ cho phù hợp với Thánh Kinh, nhưng điều chỉnh Thánh Kinh cho phù hợp niềm tin của họ' (Harold L. Berry), vì tổ chức Tam Điểm không đặt căn bản trên Thánh Kinh, nhưng trên cuốn Kabala (Cabala) là cuốn sách ma thuật, thần bí của thời trung cổ. Họ rất ít khi nói đến tên Chúa Giêsu khi phải đề cấp đến Thánh Kinh. Họ tự đi tìm ánh sáng (light) chứ không tin Chúa Giêsu là ánh sáng thật. Nơi những trụ sở được tổ chức chu đáo, họ không cho phép thêm vào cuối lời cầu nguyện câu 'Vì Danh Chúa Giêsu Kitô', vì họ không tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa, cũng như không tin chỉ nhờ Người mà có ơn cứu rỗi...Điều này tỏ rõ nhất thái độ đích thực của họ đối với Kitô giáo. Họ coi nhẹ ý nghĩa nghiêm trọng của tội lỗi, do đó, họ không cần đến ơn cứu rỗi...
Jim Shaw, một cựu lãnh tụ Tam Điểm đã đạt tới cấp 33 nói : 'Niềm tin vào sự đền tội của Chúa Giêsu không có ý nghĩa gì với Tam Điểm cả. Chẳng qua đó chỉ do ở sự tự giác ngộ dần dần, nhờ việc tiến lên từng cấp bậc của Tam điểm, và do ở sự huyền bí của nó' (Deadly deception... By Jim Show & Tom McKenney).
Vì Tam Điểm tự coi mình như một tôn giáo để thay thế và đoàn kết các tôn giáo khác lại, cho nên một người theo Tam Điểm có thể tin vào những gì mình muốn, bao lâu người đó không cố gắng áp đặt quan điểm của họ trên người khác. Điều này có nghĩa là, một người tin tưởng vào những giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về Thánh Kinh, họ chỉ có thể được chấp nhận là hội viên Tam Điểm, bao lâu người đó không cho rằng chỉ có niềm tin của họ là đúng !
Nhận thức được mối nguy hiểm lớn lao mà tổ chức Tam Điểm đã đang và sẽ gây nên cho Giáo Hội, cho nên đã có nhiều vị Giáo Hoàng và một số vị trong hàng Giáo Phẩm công khai lên án, hay cảnh tỉnh mọi người về mối họa này.
'Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã đọc bí mật La Salette, và Ngài nhận thức được sự xâm nhập đáng ngại của chủ thuyết vô thần, của các tôn giáo huyền bí, và những hình thức ma quái khác trong xã hội. Ngài đậc biệt lo lắng về những tôn giáo bí mật như Tam Điểm, nó đang tìm cách phá hủy Giáo Hội Chúa Kitô. Thực ra, 6 tháng trước khi Ngài được thấy một thị kiến (1), Đức Thánh Cha đã ra Thông Điệp Humanum Genus , trong đó, Ngài vạch trần bộ mặt thật của tổ chức Tam Điểm: “Một phương sách của ma quỷ ! Bề ngoài của tổ chức Tam Điểm chỉ đươc coi như một câu lạc bộ xã hội (Ở Mỹ, rất nhiều nhân vật nổi tiếng, như một số tổng thống là hội viên Tam Điểm). Bên trong, Tam Điểm tìm cách trấn áp đạo Công Giáo, xỉ nhục Giáo Hội...Tam Điểm gắn bó với thế giới vật chất, lấy lý trí thay thế cho mạc khải” Đức Thánh Cha Leo XIII viết tiếp: “Triết thuyết căn bản của chủ nghĩa tự nhiên (mà Tam Điểm tuân theo), thì tự chính tên gọi của nó đã định nghĩa rõ, đó là tính tự nhiên của con người, là lý lẽ con người, những yếu tố này sẽ là những chỉ đạo, hướng dẫn cho mọi hành vi, suy nghĩ của người đó” (The Final hour by Michael H. Brown).
Đức Thánh Cha Phaolô VI nói: “Chiếc đuôi của qủi dữ đang khuấy động, hầu làm tan rã Giáo Hội Công Giáo trên thế giới. Bóng đen của Satan đã xâm nhập và lan rộng trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, ngay cả ở cấp bậc cao nhất ! Tình trạng bội giáo, lạc mất Đức Tin đang lan tràn trên thế giới, cũng như trong cấp trật cao nhất của nội bộ Giáo Hội ” (The thunder of Justice by Ted & Maureen Flyn).
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ngày 24-6-1977 cũng tuyên bố tai Cracow, Balan, hồi Ngài còn là Hồng Y như sau: “Chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu lớn lao nhất trong lịch sử, một cuộc đối đầu con người chưa từng gặp. Đó là cuộc chạm trán sau cùng giữa Giáo Hội và Phản Giáo hội, giữa Phúc Âm Chúa Kitô và phản Phúc Âm” (Call of the Ages by Thomas W. Petrisko).
Theo Simon Maria Trần (Theo Phenomenon of Today)
4. QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI VỀ TAM ĐIỂM
Do Đức Cha Gianfranco Girotti trình bày(VietCatholicNews)
Theo Văn Phòng Báo Chí và Đài Phát Thanh Vaticano ở Rôma - Trong bài nói chuyện trong hội nghị về Tam Điểm diễn ra hôm thứ Năm 27/2/2007 tại Học Viện Thần Học Thánh Bonaventure ở Rôma, Đức Cha Gianfranco Girotti, đại diện Tòa Ân Giải Tối Cao khẳng định rằng quan điểm của Giáo Hội Công Giáo đối với chủ thuyết Tam Điểm là không thay đổi. Ngài nhấn mạnh rằng người Công Giáo nào gia nhập vào Tam Điểm thì phạm tội nghiêm trọng và không thể rước lễ.
Hội nghị này do Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo Xã Hội của chính phủ Italia phối hợp tổ chức. Các đại diện của Tam Điểm tại Rôma cũng có mặt trong hội nghị. Giới truyền thông tại Italia đã tường thuật rộng rãi về hội nghị này vì tính chất thời sự của vấn đề. Vấn đề Tam Điểm đã bùng lên sau khi linh mục Rosario Francesco Esposito, năm nay đã 85 tuổi, thuộc dòng Thánh Phaolô đã công khai gia nhập Tam Điểm trong một buổi lễ được tổ chức tại trung tâm của Tam Điểm Rôma ở Piazza del Gesu hôm 19/2/2007 vừa qua. Trong buổi lễ này có đến 40 người gia nhập Tam Điểm. Điều đáng buồn hơn nữa là linh mục Esposito đã từng có thời làm việc trong Bộ Giáo Lý Đức Tin và đã cùng nằm trong ủy ban nghiên cứu về Tam Điểm do cha Giovanni Caprile, SJ lãnh đạo.
Theo Đức Cha Girotti, Giáo Hội Công Giáo luôn phê phán các khái niệm và triết lý của Tam Điểm và coi chúng là đối nghịch với đức tin Công Giáo. Đức Cha Girotti đã nhắc lại “Tuyên Ngôn về Các Hội Tam Điểm” do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin ký ban hành ngày 26/11/1983.
Tuyên ngôn nêu rõ rằng các nguyên tắc Tam Điểm “luôn được coi là không dung hợp được với tín lý của Giáo Hội” cho nên việc gia nhập tổ chức này bị nghiêm cấm.
“Tín hữu nào gia nhập các hội Tam Điểm thì rơi vào trong tình trạng mắc lỗi nghiêm trọng và không thể lãnh nhận Mình Thánh Chúa”.
Cha Zbigniew Suchecki, một chuyên viên về Tam Điểm, trích dẫn giáo luật số 1374 trong đó nêu rõ “Bất cứ ai gia nhập vào tổ chức nào chống lại Giáo Hội phải bị phạt vạ với hình thức tương xứng; ai đề cao những tổ chức này hay điều hành các tổ chức này phải bị cấm chỉ”.
Cha Suchecki cho biết “Tam Điểm cố gắng trình bày các chân lý thánh thiện dựa trên chủ nghĩa tương đối và không phù hợp với đức tin Kitô Giáo”.
Trong một liên hệ đến trường hợp cha Esposito, Đức Cha Girotti đã lên tiếng kêu gọi các vị “bề trên trực tiếp” đưa ra các kỷ luật thích hợp. Ngài không loại trừ trường hợp “những biện pháp giáo luật có thể đến từ Tòa Thánh”.
LM Đặng Tự Do
TAM ĐIỂM (Bè nhiệm, hội thợ nề tự do, franc-maÇonnerie)
1. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Biểu tượng của nhóm Tam Điểm
Linh mục A. Baruel (1741-1820), dòng Tên, nhận định: “Các cuộc khủng hoảng tinh thần từ trước tới nay, đặc biệt rộ lên từ thế kỷ 18, đều do Tam điểm (Tđ) chủ trương và điều khiển để chống phá Công giáo”
Nguồn gốc Tam điểm (Tđ) không ai biết chắc chắn. Có lẽ nó bắt nguồn từ một nghiệp đoàn thợ nề chuyên nghiệp xây cất các thánh đường, xuất phát ở Lombardia, bắc Ý, thủ phủ là Milan, vào thế kỷ VIII, rồi bành trướng khắp châu Âu (tk XI-XII). Vì các hội viên phải thề giữ bí mật nên nghiệp đoàn có tính cách một “hội kín” hay “thợ nề tự do” (franc-maÇonnerie).Gọi là Tam điểm vì căn cứ vào chữ ký của mỗi hội viên đều có 3 chấm bên cạnh như mật hiệu để nhận nhau.
Các hội viên đều được tuyển chọn từ những phần tử trí thức và quý phái. Khi gia nhập phải qua nghi lễ “rữa tội”, nhận một con thú làm thần hộ mệnh như hổ, rắn, gà, ngựa, khỉ…và phải tuyên thệ giữ tuyệt mật các hoạt dộng.
Hội viên mang trên tay một nhẫn bạc, trên mặt chạm hình tam giác, thêm mũi tên nếu là cấp lớn. Có nhiều chi hội(loge). Mỗi chi hội do một huynh trưởng (venerable) phụ trách. họ thường họp ở một nơi gọi là đền thờ (temple) để nhắc lại các đền thờ của vua Salomon.
Có 32 cấp bậc: thông thường là Thợ tập sự (Apprenti), tới Thợ bạn (Compagnon) và Thợ cả (Maître). Cấp lãnh đạo được chọn trong các Thợ cả họp thành Ban Trung Ương (Centre). Phụ nữ được gia nhập như hội viên tán trợ.
2. MỤC ĐÍCH
Mục đích của Tam điểm là triệt hạ các tôn giáo nhất là Đạo thờ Thiên Chúa, đặc biệt là Đạo Công Giáo, để xây dựng một toà nhà hạnh phúc lý tưởng cho nhân loại, giải phóng con người khỏi dốt nát, mê tín, nô lệ và bị áp bức. PHƯƠNG CHÂM họ nêu lên là: Bình Đẳng, Tự Do và Huynh Đệ.
Hội bành trướng mạnh ở Châu Âu, rồi lan tràn sang Mỹ Châu.
(Theo William Guy Coer)
3. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC TAM ĐIỂM
Nhân đọc bài “ Mật mã da vinci, ngày tàn của Satan và những Con Thú ” của Linh Mục N.A.U. Mẫu Tâm, chúng tôi xin đăng lại phần đề cập đến tổ chức (hội kín) Tam Điểm, trong loạt bài viết về Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu ( Movement Sacerdotal Marial), để công hiến cho quí đọc giả một vài dữ kiện về tổ chức nguy hiểm này. Mời các bạn đọc :
Một trong những mối nguy hiểm lớn lao bậc nhất cho Giáo Hội Công Giáo, và cho tiền đồ thế giới ngày nay, là những hoạt động ngấm ngầm và vô cùng tinh vi của tổ chức (hội kín) Tam Điểm đang bành trướng mọi nơi, trong mọi lãnh vực, đặc biệt nhắm vào Giáo Hội Công Giáo. Khi hiện ra ở nhiều nơi trên thế giới, Đức Mẹ liên tục cảnh giác mọi người về mối họa có tính cách diệt chủng loài người này.
Nếu chúng ta đọc những sứ điệp Đức Mẹ ban cho Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu, qua cha Stefano Gobbi, trong đó Đức Mẹ giải thích về những điều bí nhiệm trong sách Khải Huyền, chúng ta sẽ hiểu được những nguy hiểm to lớn mà Tam Điểm có thể gây nên. Ở đây, chúng tôi xin tóm tắt vài dòng về tổ chức Tam Điểm, để quý đọc giả hiểu thêm về tổ chức này. Hầu hết tài liệu chúng tôi dùng để trích dẫn là : 'Masons, what they believe' của Harold J. Berry, 'The deadly deception: Freemasony exposed...by one of its top leaders' của Jim Shaw & Tom Mc Kenny...
Tam Điểm (Masons, hay Masonry, Freemasonry, Masonic lodge) là một giáo phái bí mật (Secret cult), một tổ chức bí mật (Secret society). Nhưng những thành viên của tổ chức này không bao giờ nhận tổ chức của họ là bí mật. Điều này cũng dễ hiểu, vì bề mặt của tổ chức Tam Điểm được núp dưới hình thức một câu lạc bộ xã hội, một hội tương trợ, từ thiện. Nhưng ở cấp bậc cao thì rõ ràng là một tổ chức bí mật. Một thành viên khi lên tới ‘master Mason' mang đẳng cấp cao (cấp 32 là cao nhất. Cấp 33 là cấp danh dự), họ phải tuyên thệ chối bỏ Thiên Chúa và nhận Lucifer làm chúa của họ! Những 'đỉnh cao trí tuệ' này mới là những người vạch ra kế hoạch nhằm đầu độc con người, đánh phá Giáo Hội, quảng bá những tư tưởng sai lầm trên thế giới, qua các thành viên ở cấp thấp 'ngây thơ nhưng trung thành', là những người sống giữa lòng xã hội.
Tổ chức Tam Điểm xuất hiện vào thời trung cổ, khởi đầu là một tổ chức công đoàn thương mại. Dần dần chuyển thành một tổ chức tôn giáo bí mật. Đến khoảng năm 1717, tổ chức Tam Điểm được tổ chức khá hoàn bị, được gọi là tổ chức Tam Điểm mới (modern Masonry). Đây là tuyên ngôn của tổ chức Tam Điểm:
'Hội Tam Điểm thực thi bác ái và lòng từ thiện, cùng cố gắng để phát triển phúc lợi xã hội. Khắp nơi trên thế giới, hội Tam Điểm chăm sóc cho những người anh em bần cùng, các cô nhi góa phụ; sửa sang nhà cửa; giúp đỡ đất nước của các thành viên đang bị chiến tranh tàn phá; hỗ trợ chương trình nghiên cứu y tế; môn y học người già; ngân hàng hiến máu; các chương trình cho giới trẻ và các cựu chiến binh; cấp học bổng; chuyên cần vun đắp nhân cách.' (To a Non-Mason : You must seek Masonic membership. By Henry C. Clausen, 33rd Degree).
Thật là một tổ chức lý tưởng !
Trên thế giới, nhất là xã hội Tây phương, nhiều người đã nhìn tổ chức Tam Điểm với cặp mắt khâm phục và đầy cảm tình. Vợ của Harold J. Berry đang làm việc trong nhà thương dành cho các trẻ em tật nguyền ở Texas, U.S, do tổ chức Tam Điểm thành lập và điều hành, nói rằng bà rất hài lòng với phẩm chất phục vụ của các nhân viên, cũng như khoa chỉnh hình của nhà thương dành cho các em bị tật nguyền.
Tổ chức Tam Điểm tuyên bố họ không mời ai tham gia hội. Hội chỉ nhận những ai hiểu và tình nguyện tham gia. Tuy nhiên, có một ranh giới nhỏ ở đây (và cũng thật sắc bén), đó là tổ chức Tam Điểm nêu lên những lợi ích to lớn của một thành viên Tam Điểm, và góp ý rằng người đó nên tham gia ! Nhưng Tam Điểm xác định : 'Nếu muốn được như vậy, anh phải xin !' Họ còn trích dẫn đọan Phúc Âm : 'Hãy xin thì sẽ được; tìm sẽ thấy; gõ cửa sẽ mở cho' (Mt.7,7). Cũng như anh không thể thành hội viên nếu anh không tin vào Chúa. 'Người đệ đơn biết điều đó trước khi họ ký tên vào đơn xin nhập hội. Họ phải trả lời câu hỏi: Bạn có tin vào Chúa (God) không, trước khi đơn xin được chấp nhận. Họ phải tuyên xưng niềm tin vào Đấng tối cao trước khi họ được làm lễ kết nạp (Introduction to Freemansory vol. II, page 109,110 by Claudy). Điều này có thể làm cho nhiều người hài lòng. Nhưng hãy để ý tới nhận định tiếp theo của Claudy : 'Nhưng lưu ý rằng, người ứng đơn không bao giờ bị hỏi : Chúa nào? Họ tin vào Chúa nào cũng được...hội Tam Điểm không quan tâm!' (Ibid) (có nghĩa là hội tam Điểm phủ nhận Thiên Chúa do Chúa Giê-su mặc khải, và tin vào chúa của họ là Satan)
Thực ra, ngay khi họ dùng danh từ Chúa, 'Hội Tam Điểm thường chỉ về Chúa của họ bằng một tên đặc biệt riêng : Great Architect of the Universe -G.A.O.T.U- (Vị kiến trúc sư vũ trụ vĩ đại). Ở cấp thấp, 'Chúa' được hiểu theo nghĩa rộng rãi hơn : Thiên Chúa, G.A.O.T.U, Jehovah, Allah, Phật ,Brahma, Vishnu, Shiva, hay Great Geometer ...( Ibd )
Khi nói về Thánh Kinh, về Chúa Giêsu Kitô, về tội và ơn cứu rỗi, tổ chức Tam Điểm thường tõ thái độ rất mập mờ. Họ giải thích Thánh Kinh theo ý họ. 'Họ không điều chỉnh niềm tin của họ cho phù hợp với Thánh Kinh, nhưng điều chỉnh Thánh Kinh cho phù hợp niềm tin của họ' (Harold L. Berry), vì tổ chức Tam Điểm không đặt căn bản trên Thánh Kinh, nhưng trên cuốn Kabala (Cabala) là cuốn sách ma thuật, thần bí của thời trung cổ. Họ rất ít khi nói đến tên Chúa Giêsu khi phải đề cấp đến Thánh Kinh. Họ tự đi tìm ánh sáng (light) chứ không tin Chúa Giêsu là ánh sáng thật. Nơi những trụ sở được tổ chức chu đáo, họ không cho phép thêm vào cuối lời cầu nguyện câu 'Vì Danh Chúa Giêsu Kitô', vì họ không tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa, cũng như không tin chỉ nhờ Người mà có ơn cứu rỗi...Điều này tỏ rõ nhất thái độ đích thực của họ đối với Kitô giáo. Họ coi nhẹ ý nghĩa nghiêm trọng của tội lỗi, do đó, họ không cần đến ơn cứu rỗi...
Jim Shaw, một cựu lãnh tụ Tam Điểm đã đạt tới cấp 33 nói : 'Niềm tin vào sự đền tội của Chúa Giêsu không có ý nghĩa gì với Tam Điểm cả. Chẳng qua đó chỉ do ở sự tự giác ngộ dần dần, nhờ việc tiến lên từng cấp bậc của Tam điểm, và do ở sự huyền bí của nó' (Deadly deception... By Jim Show & Tom McKenney).
Vì Tam Điểm tự coi mình như một tôn giáo để thay thế và đoàn kết các tôn giáo khác lại, cho nên một người theo Tam Điểm có thể tin vào những gì mình muốn, bao lâu người đó không cố gắng áp đặt quan điểm của họ trên người khác. Điều này có nghĩa là, một người tin tưởng vào những giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về Thánh Kinh, họ chỉ có thể được chấp nhận là hội viên Tam Điểm, bao lâu người đó không cho rằng chỉ có niềm tin của họ là đúng !
Nhận thức được mối nguy hiểm lớn lao mà tổ chức Tam Điểm đã đang và sẽ gây nên cho Giáo Hội, cho nên đã có nhiều vị Giáo Hoàng và một số vị trong hàng Giáo Phẩm công khai lên án, hay cảnh tỉnh mọi người về mối họa này.
'Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã đọc bí mật La Salette, và Ngài nhận thức được sự xâm nhập đáng ngại của chủ thuyết vô thần, của các tôn giáo huyền bí, và những hình thức ma quái khác trong xã hội. Ngài đậc biệt lo lắng về những tôn giáo bí mật như Tam Điểm, nó đang tìm cách phá hủy Giáo Hội Chúa Kitô. Thực ra, 6 tháng trước khi Ngài được thấy một thị kiến (1), Đức Thánh Cha đã ra Thông Điệp Humanum Genus , trong đó, Ngài vạch trần bộ mặt thật của tổ chức Tam Điểm: “Một phương sách của ma quỷ ! Bề ngoài của tổ chức Tam Điểm chỉ đươc coi như một câu lạc bộ xã hội (Ở Mỹ, rất nhiều nhân vật nổi tiếng, như một số tổng thống là hội viên Tam Điểm). Bên trong, Tam Điểm tìm cách trấn áp đạo Công Giáo, xỉ nhục Giáo Hội...Tam Điểm gắn bó với thế giới vật chất, lấy lý trí thay thế cho mạc khải” Đức Thánh Cha Leo XIII viết tiếp: “Triết thuyết căn bản của chủ nghĩa tự nhiên (mà Tam Điểm tuân theo), thì tự chính tên gọi của nó đã định nghĩa rõ, đó là tính tự nhiên của con người, là lý lẽ con người, những yếu tố này sẽ là những chỉ đạo, hướng dẫn cho mọi hành vi, suy nghĩ của người đó” (The Final hour by Michael H. Brown).
Đức Thánh Cha Phaolô VI nói: “Chiếc đuôi của qủi dữ đang khuấy động, hầu làm tan rã Giáo Hội Công Giáo trên thế giới. Bóng đen của Satan đã xâm nhập và lan rộng trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, ngay cả ở cấp bậc cao nhất ! Tình trạng bội giáo, lạc mất Đức Tin đang lan tràn trên thế giới, cũng như trong cấp trật cao nhất của nội bộ Giáo Hội ” (The thunder of Justice by Ted & Maureen Flyn).
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ngày 24-6-1977 cũng tuyên bố tai Cracow, Balan, hồi Ngài còn là Hồng Y như sau: “Chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu lớn lao nhất trong lịch sử, một cuộc đối đầu con người chưa từng gặp. Đó là cuộc chạm trán sau cùng giữa Giáo Hội và Phản Giáo hội, giữa Phúc Âm Chúa Kitô và phản Phúc Âm” (Call of the Ages by Thomas W. Petrisko).
Theo Simon Maria Trần (Theo Phenomenon of Today)
4. QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI VỀ TAM ĐIỂM
Do Đức Cha Gianfranco Girotti trình bày(VietCatholicNews)
Theo Văn Phòng Báo Chí và Đài Phát Thanh Vaticano ở Rôma - Trong bài nói chuyện trong hội nghị về Tam Điểm diễn ra hôm thứ Năm 27/2/2007 tại Học Viện Thần Học Thánh Bonaventure ở Rôma, Đức Cha Gianfranco Girotti, đại diện Tòa Ân Giải Tối Cao khẳng định rằng quan điểm của Giáo Hội Công Giáo đối với chủ thuyết Tam Điểm là không thay đổi. Ngài nhấn mạnh rằng người Công Giáo nào gia nhập vào Tam Điểm thì phạm tội nghiêm trọng và không thể rước lễ.
Hội nghị này do Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo Xã Hội của chính phủ Italia phối hợp tổ chức. Các đại diện của Tam Điểm tại Rôma cũng có mặt trong hội nghị. Giới truyền thông tại Italia đã tường thuật rộng rãi về hội nghị này vì tính chất thời sự của vấn đề. Vấn đề Tam Điểm đã bùng lên sau khi linh mục Rosario Francesco Esposito, năm nay đã 85 tuổi, thuộc dòng Thánh Phaolô đã công khai gia nhập Tam Điểm trong một buổi lễ được tổ chức tại trung tâm của Tam Điểm Rôma ở Piazza del Gesu hôm 19/2/2007 vừa qua. Trong buổi lễ này có đến 40 người gia nhập Tam Điểm. Điều đáng buồn hơn nữa là linh mục Esposito đã từng có thời làm việc trong Bộ Giáo Lý Đức Tin và đã cùng nằm trong ủy ban nghiên cứu về Tam Điểm do cha Giovanni Caprile, SJ lãnh đạo.
Theo Đức Cha Girotti, Giáo Hội Công Giáo luôn phê phán các khái niệm và triết lý của Tam Điểm và coi chúng là đối nghịch với đức tin Công Giáo. Đức Cha Girotti đã nhắc lại “Tuyên Ngôn về Các Hội Tam Điểm” do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin ký ban hành ngày 26/11/1983.
Tuyên ngôn nêu rõ rằng các nguyên tắc Tam Điểm “luôn được coi là không dung hợp được với tín lý của Giáo Hội” cho nên việc gia nhập tổ chức này bị nghiêm cấm.
“Tín hữu nào gia nhập các hội Tam Điểm thì rơi vào trong tình trạng mắc lỗi nghiêm trọng và không thể lãnh nhận Mình Thánh Chúa”.
Cha Zbigniew Suchecki, một chuyên viên về Tam Điểm, trích dẫn giáo luật số 1374 trong đó nêu rõ “Bất cứ ai gia nhập vào tổ chức nào chống lại Giáo Hội phải bị phạt vạ với hình thức tương xứng; ai đề cao những tổ chức này hay điều hành các tổ chức này phải bị cấm chỉ”.
Cha Suchecki cho biết “Tam Điểm cố gắng trình bày các chân lý thánh thiện dựa trên chủ nghĩa tương đối và không phù hợp với đức tin Kitô Giáo”.
Trong một liên hệ đến trường hợp cha Esposito, Đức Cha Girotti đã lên tiếng kêu gọi các vị “bề trên trực tiếp” đưa ra các kỷ luật thích hợp. Ngài không loại trừ trường hợp “những biện pháp giáo luật có thể đến từ Tòa Thánh”.
LM Đặng Tự Do
0 nhận xét:
Đăng nhận xét