Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013
Sự khác biệt giữa hai văn bản hiến pháp Việt Nam 1992 và 2013 – Nguyễn Duy Vinh
07:20
Hoàng Phong Nhã
No comments
Đức Thành
Sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua hiến pháp với
tỷ lệ tán thành cao ngất ngưởng, vị đứng đầu đảng và Quốc hội thỏa mãn
ra mặt, mặc dù trước đó vẫn còn thừa nhận “còn những ý kiến khác nhau”
trong quốc hội.
Điều này chứng tỏ hoặc là có chỉ thị ngầm nào đó chỉ
thị cho các đảng viên là đại biểu Quốc hội, hoặc là có sự o ép nào đó,
hoặc cũng rất có thể tỷ lệ ấn nút tán thành bị chỉnh sửa…
Tóm lại đó là con số hoài nghi, vì chính người đứng đầu Quốc hội đã thừa nhận trong quá trình họp là “còn rất nhiều ý kiến khác nhau”. Bởi
khi đang còn rất nhiều ý kiến khác nhau mà lại đem biểu quyết (ấn nút)
một cách vội vã như vậy, rồi lại công bố có sự đồng thuận cao thì họa là
những ông bà nghị đã ấn nút tán thành đó trong đầu chẳng có tý nếp nhăn
nào. Giả sử có nếp nhăn trong đầu đi nữa thì một bên là “cây gậy” và
một bên là “củ cà rốt” khiến những con thỏ nghị trường phải bảo toàn cái
dạ dày là điều dễ hiểu.
Việc đã rồi, cũng chẳng ai muốn bàn thêm kể cả kẻ hân
hoan vui mừng lẫn người ngậm ngùi chấp nhận một cách miễn cưỡng kết quả
này. Nhưng thật bẽ bàng cho việc thông qua bản hiến pháp “tiến bộ” có
“tính lịch sử”, bởi đáng lẽ đảng, nhà nước phải ăn mừng thời khắc “lịch
sử” chiến thắng lớn lao khi đảng đã lãnh đạo được quốc hội thông qua bản
hiến pháp sau 5 tuần “lịch sử” –như vị Chủ tịch Quốc hội đã nói,
với thắng lợi lớn lao như thế đáng lẽ đảng phải tuyên truyền vận động
toàn dân, rồi toàn hệ thống chính trị phát huy tính “đồng thuận cao” để
mà phải ca ngợi thành tích (thắng lợi) này, nhưng không giống như
truyền thống đảng vẫn làm xưa nay là bắt dân phải ăn mừng những chiến
thắng của đảng, mới chỉ sau một, hai ngày khi bản hiến pháp “lịch sử” đó
được thông qua, tuyệt nhiên chẳng có tờ báo lớn nào của đảng và nhà
nước như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân… đề cập, đưa tin đến sự “thông qua hiến pháp” lịch
sử đó nữa. Điều này giúp cho dân Việt chúng ta hiểu hơn sự nhố nhăng
trong công tác lập hiến và lập pháp của nhà nước do Đảng lãnh đạo. Và
điều này cũng cho chúng ta thấy các cơ quan truyền thông của đảng được
nhà nước nuôi đàng hoàng nhưng chẳng còn tính chủ động sáng tạo trong
công tác tuyên truyền của đảng.
Thử tìm ý nghĩa thực của “ý đảng lòng dân” hiện nay
Ngay sau khi có kết quả của việc thông qua Hiến pháp, ông Nguyễn Phú Trọng đã trả lời tờ báo Người đại biểu nhân dân rằng số phiếu được thông qua với kết quả đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý “ý đảng lòng dân”.
Không biết ông Trọng hiểu “ý đảng lòng dân” theo nghĩa nào, mà không thấy giải thích thấu đáo xem cái “ý” và cái “lòng” của“đảng” và của “dân” có gặp nhau để hòa quyện vào nhau thành một, thành ý chí, sức mạnh dân tộc, hay nó đã là “ý của đảng” một đằng và “lòng của dân” thì đã một nẻo.
Lần trở ngược về trước trong quá trình lấy ý kiến
nhân dân cả nước góp ý vào dự thảo hiến pháp thôi cũng đã thấy ý đảng và
lòng dân chẳng theo như cách hiểu của ông Trọng, và vì thế ông Trọng đã
tặng lại nhân dân của mình câu nói “bất hủ” đến nỗi không còn gì lú hơn
là “đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái!”.
Khi một bộ phận trí thức công bố kiến nghị sửa đổi,
được đông đảo nhân dân nhất là những tầng lớp ưu tú đề cao hưởng ứng,
thì đảng cũng vội vã in ấn tài liệu thông qua hệ thống chính trị của
đảng, vội vã họp dân rồi vội vã công bố những con số khủng về góp ý dự
thảo để đánh lừa dư luận và làm đối trọng với số lượng người đã ủng hộ
bản kiến nghị 7 điểm và bản hiến pháp mẫu mà nhóm trí thức 72 đã kiến
nghị đến Ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội
Phải chăng ý đảng là cứ làm thủy điện đại trà còn
ngập lụt trong dân thì kệ, miễn là “thủy điện của đảng xả lũ đúng qui
trình”, còn lòng dân oán thán thì kệ lòng dân. Đảng và nhà nước đã có
chính sách cứu tế, thăm hỏi động viên rồi hỗ trợ kịp thời!???
Phải chăng ý đảng là sẵn sàng làm bạn với tất cả các
nước không từ một ai, nên những kẻ thù dù được tiền nhân cảnh báo là
“truyền kiếp” thì họ vẫn là bạn mà lại là bạn tốt, nên chẳng cần phải đề
phòng, còn lòng dân thì cứ bất an trên biển, trên biên…
Phải chăng ý đảng là kinh tế nhà nước phải là chủ
đạo, thì cho dù làm ăn thua lỗ nợ nần chồng chất đời nay dân không trả
được thì đời sau, còn lòng dân chỉ việc è cổ mà đóng thuế hoặc cống nạp
bất kể những thứ gì mà có người thay mặt đảng cần.
Phải chăng ý đảng là trời sinh voi (hay dân sinh
đảng) thì nhân dân (đất nước) phải sinh cỏ, nên tài nguyên thiên nhiên
của tổ quốc Việt Nam đều bị đảng tận thu khai thác đem bán nguyên liệu
thô mà bất cần biết hậu thế người Việt Nam mai sau sống chết mặc bay ra
sao. Còn lòng dân dù có kêu than thì cũng chẳng thể nào thấu… cũng nghĩ
ấy ý của đảng là dân càng nuôi công chức của đảng và cán bộ của đảng
càng nhiều càng tốt mặc kệ biên chế phình to bao nhiêu đảng không cần
biết chỉ cần biết lòng dân có ấm ức thật đấy nhưng không thể để dân kêu
mà có kêu thì phải tìm cách bịt! Vì vậy đã lâu rồi dân Việt ít có ai dám
phản biện lại những quyết sách của đảng và chính phủ (thực chất vẫn là
của đảng), nên những sai lầm khiếm khuyết, thậm chí là tội ác, vẫn được
người của đảng giải thích đó là chủ trương đúng nhưng người thực hiện
làm sai. Nhân dân đã quá nhàm với hai câu ca dao rằng:
“Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa nhờ tại thiên tài đảng ta”
Đọc hai câu ca dao này mới thấm thía hết ý nghĩa câu
nói «ý đảng lòng dân» được các lãnh đạo của đảng hay dùng với cái nghĩa
lấp lửng đến vậy.
Chừng nào tính lấp lửng theo kiểu «khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống» mà
đảng đang dùng để trị lại những người bất đồng chính kiến và lôi kéo
những phần tử a dua, tạo lên những nhóm lợi ích câu kết nhau chia sẻ
quyền lực thì đất nước này còn mãi hai từ «mạt vận».
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét