Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
7 Bí Quyết Kinh Doanh Có Lãi
20:37
Hoàng Phong Nhã
No comments
Làm cách nào để phát triển công việc kinh doanh? Cuốn sách “Bảy bí quyết kinh doanh có lãi” của Greg Roworth có thể mang lại cho giới doanh nhân câu trả lời cần thiết.
Greg Roworth là một nhà tư vấn kinh doanh, đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách “Bảy bí quyết kinh doanh có lãi”. Với trên 25 năm kinh nghiệm kinh doanh và quản lý, Greg Roworth từng làm việc với hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 12 năm gần đây. Ông đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặt hái nhiều thành công, với 7 bí quyết kinh doanh sau đây.
1.Dám chịu trách nhiệm
Bí quyết đầu tiên là thành công không phải tự nhiên mà có mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân doanh nhân. Những người thành đạt luôn biết tự chủ. Họ dám chịu trách nhiệm về kết quả, đôi khi thất bại, trong kinh doanh. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được tình hình, nhưng có những điều mà các doanh nhân có thể kiểm soát được: đó là thái độ dám chịu trách nhiệm và kỹ năng của bản thân. Dám chịu trách nhiệm trước công việc, doanh nhân sẽ gặt hái được nhiều thành công.
2.Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Nếu không có mục tiêu cụ thể, các doanh nhân thường thấy công việc kinh doanh thật vất vả và cực nhọc. Nếu không thấy công việc kinh doanh hứng thú và bổ ích, thì tại sao người ta lại làm cái việc này?
Có một số người gặt hái được thành công. Bí quyết ở chỗ các doanh nhân biết rõ mình đang đi về đâu và mỗi ngày có thể thấy được công việc tiến triển đến mức nào... chính là nhờ việc họ đã đề ra được mục tiêu rõ ràng. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, mọi việc mà doanh nhân có thể làm chỉ là để đối phó với những áp lực của công việc. Việc có kế hoạch cụ thể, rõ ràng sẽ tạo tiền đề cho doanh nhân đi đến thành công.
3.Tăng cường quảng bá sản phẩm
Một doanh nghiệp sẽ không bao giờ thành công, nếu mọi người không hề biết đến sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nhiều nhà kinh doanh nhỏ chỉ quyết định quảng cáo sản phẩm, khi việc bán sản phẩm bị chậm lại và khi công việc tiến triển, họ dừng ngay việc quảng cáo. Kết quả là doanh nghiệp không đạt kết quả như mong muốn vì không có chiến lược q
Với mục tiêu bán được nhiều hàng, chiến lược kinh doanh có thể được xây dựng trên 3 lĩnh vực sau đây. Thứ nhất, cần đề ra chiến lược quảng cáo truyền miệng. Thứ hai, cần có kế hoạch quảng cáo để tăng dần đơn đặt hàng. Thứ ba, phải có chiến lược làm tăng giá trị của các đơn đạt hàng hiện có. Mở rộng quảng bá sản phẩm bằng cách phát triển các chiến lược quảng cáo và xúc tiến thương mại một cách có kế hoạch, thường xuyên và hiệu quả. 4. Phải gây dựng chữ tín với khách hàng
Sự khác nhau giữa công việc kinh doanh hiệu quả và kinh doanh tầm thường chính là những nhà kinh doanh thành công rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm trong khi nhà kinh doanh tầm thường lại không hề quan tâm. Có nhiều công ty đã gây dựng được chữ tín dựa vào chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cũng như chất lượng sản phẩm mà họ bán ra thị trường. Bí quyết nêu trên bắt nguồn từ Walt Disney, người đã sống bằng phương châm này và yêu cầu các nhân viên của mình có thái độ làm việc tương tự. Walt Disney đề ra các tiêu chuẩn, qui trình cụ thể để nhân viên biết phải làm gì trong mọi tình huống, đặc biệt là khi ứng xử với khách hàng.
5. Có trong tay đội ngũ trợ lý giỏi Khi bắt đầu kinh doanh
Doanh nhân thường chỉ dựa trên những kỹ năng của mình và do quá bận rộn nên không thể đáp ứng tất cả công việc. Lúc đó, doanh nhân cần phải thuê thêm người làm để mở rộng kinh doanh. Đây là thời điểm then chốt trong kinh doanh, nếu làm đúng, công việc kinh doanh sẽ tiến triển tốt và ngược lại. Có nhiều doanh nhân muốn tự mình giải quyết mọi công việc vì cho rằng không ai có thể làm tốt như họ. Những cuối cùng, họ cũng nhận ra rằng cần phải có những người trợ thủ đắc lực. Bí quyết ở đây là phải đào tạo được những người trợ thủ giỏi hơn chủ doanh nghiệp.
6. Duy trì thành quả đã đạt được
Một nguy cơ trong phát triển kinh doanh là doanh nhân không thể kiểm soát được công việc và điều này khiến nhiều người không dám mở rộng kinh doanh. Nhiều doanh nhân chỉ cố lo hoàn thành cho xong công việc, chứ không tính toán được kết quả và không thể duy trì thành quả kinh doanh. Nếu công việc kinh doanh không diễn ra như mong đợi, chủ doanh nghiệp phải có các biện pháp phù hợp để thúc đẩy công việc.
7. Biết cách nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi giúp doanh nhân phục hồi sức mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Một trong các vấn đề của kinh doanh nhỏ là doanh nhân quá bận rộn, không có thời gian để nghỉ ngơi. Chỉ có điều khi được nghỉ ngơi, doanh nhân sẽ trở lại làm việc với một sức mạnh mới. Hãy tưởng tượng việc dùng một thiết bị chạy bằng pin. Nếu người ta cứ dùng mãi mà không chịu nạp điện, thì chẳng bao lâu thiết bị đó sẽ chạy chậm lại và rốt cuộc là không thể tiếp tục hoạt động. Khi dự tính được tương lai và đề ra được mục tiêu, doanh nhân sẽ dễ dàng quyết định được thời điểm nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi đem lại nguồn sinh khí mới cho công việc sau này. Tóm lại, những bí quyết này có thể giúp doanh nhân gặt hái thành công mà họ đáng được hưởng sau thời gian làm việc cật lực. Việc nắm vững và vận dụng sáng tạo bảy quyết này có thể giúp các doanh nhân kinh doanh có lãi, thành công và đem lại nhiều hứng thú trong công việc.
Nguồn Buzzle.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét