đăng ngày 21 tháng 10, 2007 |
Như đã được minh định ngay từ đầu, cuốn sách này là tác phẩm của một người bạn, không phải của kẻ thù. Nhưng rất có thể có những người chưa thoát ra khỏi được cái bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã (Dr. Barnado: The thick darkness of Romanism), nên vẫn coi những người viết ra những sự thật trái ngược với những lời "Giáo hội dạy rằng" là kẻ thù, và chụp lên đầu họ đủ thứ mũ, theo đúng sách lược của Giáo hội.
Cái mũ mà những người thuộc loại vô não này hay dùng nhất là cái mũ CS, nhưng nay đã trở thành phá sản, vì nó chỉ còn sót lại trong những đầu óc chậm tiến nhất, không biết gì đến thời cuộc quốc tế, đến tình hình chính trị thế giới và quốc nội. Giáo hội Gia Tô La Mã thù ghét CS vì ý thức hệ CS đã phá tan ý thức hệ La Mã ở Âu Châu, và riêng ở Á Châu thì có một điều chúng ta không thể phủ nhận, đó là, theo Avro Manhattan: " Chủ nghĩa Cộng Sản... đã góp phần cho một sự thức tỉnh nhanh chóng hơn của Á Châu, cho sự nổi giậy mau hơn của tinh thần quốc gia của Á Châu, và cho sự chống lại Ki Tô Giáo của Á Châu quyết liệt hơn."
Đối với phần lớn Á Châu, và ngay ở cà Đông Âu, cái nôi của Gia Tô Giáo, độc tài đỏ không đáng sợ bằng độc tài đen, vì đỏ đã thay đổi, đang thay đổi và sẽ còn tiếp tục thay đổi để phù hợp với sự khao khát của quần chúng cho hợp với những truyền thống dân tộc. Riêng ở Việt Nam, vì sự sống còn của chính mình nên CS không còn con đường nào khác, nếu không muốn đi đến hủy diệt. Con đường dân tộc là con đường duy nhất. Con đường vì vài lợi lộc vật chất phù du trước mắt mà liên kết với đen, để cho đen thao túng, là con đường của "Cô bé quàng khăn đỏ", là con đường "đánh đu với tinh", kết quả ra sao, chắc ai cũng có thể hiểu nổi.
Cái mũ thứ hai mà các tín đồ Gia Tô kém hiểu biết hay dùng là cái mũ "bôi nhọ tôn giáo". Vì là những người không có mấy đầu óc, không biết gì về lịch sử của tôn giáo mình, về thực chất của tôn giáo mình, nên họ quy tất cả những gì trái ngược với lời "giáo hội dạy rằng" là bôi nhọ tôn giáo. Họ chỉ nói mà không suy nghĩ. Thực tế là, cái gì đang trắng mà người ta bôi đen thì gọi là bôi nhọ. Nhưng nếu nó đã đen kịt rồi thì còn chỗ đâu để mà bôi nhọ được nữa.
Cái mũ thứ ba là "chống Gia Tô". Tôi xin hỏi lại, chống Gia Tô thì sao? Chúng ta có nên chống những gì xấu ác hay không? Chúng ta có nên chống các cuộc Thánh Chiến, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, sách lược phá hủy những nền văn hóa phi-Gia Tô, sách lược bạo hành bách hại dân Do Thái, sách lược liên kết với thực dân đi xâm lăng các nước kém mở mang, sách lược "ngu dân dễ trị" v...v... không?
Nhưng thế nào là chống và chống như thế nào? Tôi phân biệt rõ ràng giữa Giáo hội GiaTô và các tín đồ GiaTô. Nếu những sách lược của Giáo hội GiaTô đã tạo nên một lịch sử đen tối cho GiaTô giáo, điều này không có nghĩa là các tín đồ GiaTô đều đen tối. Tôi tin rằng trong GiaTô giáo có rất nhiều người đức hạnh không thua bất cứ người nào trong các tôn giáo khác. Tôi cũng quan niệm rằng, tự do tín ngưỡng là quyền thiêng liêng của con người, kể cả quyền mê tín dị đoan. Nhưng tôi không chấp nhận bất cứ ai dùng cái quyền tự do của mình, hay niềm tin của mình, để chà đạp hay tiêu diệt tự do và niềm tin của ngưới khác, bằng những thủ đoạn bất thiện, ác độc. Tôi viết ra đây những sự kiện lịch sử của Giáo hội Gia Tô La Mã toàn cầu cũng như của Giáo hội Gia Tô Việt Nam là để chúng ta thấy rõ sự thật lịch sử, nhờ đó mà chúng ta có thể tìm ra phương cách giải quyết những vấn đề còn nhức nhối trong lòng dân tộc. Tôi tin rằng đa số người dân Việt Nam không bao giờ quy trách cho thế hệ những người Gia Tô hiện nay về những việc làm của những thế hệ Gia Tô trong quá khứ. Chuyện tội của Cha Ông mà con cháu phải gánh chịu là chuyện của một số người có đầu óc của thời bán khai, man rợ, chuyện trong Thánh Kinh, không phải là chuyện của thời văn minh hiện đại.
Qua tám chương vừa trình bày ở trên, đến đây chắc quý độc giả đã thấy rõ phần nào thực chất của Gia Tô La Mã Giáo, một tôn giáo có nhiều tín đồ nhất trên hoàn cầu, thường được rao giảng là "thánh thiện", mang "tin mừng Phúc Âm" đến cho nhân loại, nhưng lịch sử cũng lại chứng tỏ rằng đó là một tôn giáo đẫm máu những người vô tội nhiều nhất trên thế gian. Đây là một sự kiện lịch sử mà không ai có thể phủ nhận. Làm sao chúng ta có thể giải thích được cái nghịch lý này, vì hai bộ mặt trái ngược nhau của Gia Tô La Mã Giáo, trên nguyên tắc, có tính loại trừ hỗ tương (mutual exclusive): có cái này thì không thể có cái kia.
Trong phần kết luận này, trước khi đưa ra vài đề nghị để tiến tới sự hòa hợp tôn giáo thực sự trong đại khối dân tộc, tôi muốn trình bày cùng quý độc giả một sự kiện lịch sử khác. Đó là hiện trạng Ki Tô Giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng, ở Âu Châu, một lục địa đã một thời có thể coi như toàn tòng Ki Tô Giáo, như là cái nôi của Ki Tô Giáo. Chúng ta vẫn cho rằng người Âu Châu tiến bộ hơn mình, vậy hiện trạng tôn giáo ở Âu Châu rất đáng để cho chúng ta suy nghĩ.
Sau đây là vài đoạn trích dẫn trong cuốn Missionaries về hiện trạng tôn giáo ở Âu Châu. Cuốn sách này là một tác phẩm nghiên cứu về những thành quả truyền giáo của Ki Tô Giáo nói chung trên khắp thế giới, đi kèm với một chương trình TV 6 kỳ của đài BBC.
Trang 242:
"Âu Châu đã trở thành một nơi làm cho Ki Tô Giáo ngượng ngùng, bối rối, một lục địa mà nhà Thần học Đức Kierkegaard gọi là của những "người đã rửa tội theo Ki Tô Giáo nhưng lại theo tà giáo hoặc theo đa thần giáo ". Nói một cách ngắn gọn, Âu Châu, trong nhiều thế kỷ là cái nôi của Bộ Truyền Giáo (đi truyền giáo các nơi), nay đã trở thành một miền đất phải truyền giáo.
...Người ta sợ rằng nếu Âu Châu cứ tiết tục quay lưng lại Thượng đế, thì có thể đến lúc Thượng đế sẽ quay lưng lại Âu Châu.
... Những thừa sai truyền giáo tin rằng Âu Châu đang ở trong nguy cơ bị tràn ngập bởi một cao trào thế tục."
(Europe had become "an embarrassment to Christianity", a continent of what the German theologian Kierkegaard called "baptized pagans". In short, Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field.
...There is a fear that if Europe continues to turn its back on God, the time may come when God will turn His back on Europe
...The missionaries believe that Europe is in danger of being swamped by a tiadal wave of secularism.)
Trang 244:
"Một thống kê thường được kể tới trong giới những thừa sai truyền giáo là ở Pháp có nhiều người chữa bệnh duy linh hơn là các y sĩ. Các tôn giáo Đông phương cũng ngày càng được biết tới nhiều hơn khắp Âu Châu.
...Tuy trước đây có nhiều trường hợp ngoại lệ, giới trung lưu, nếu không phải là mang cái mặc cảm "sợ Chúa", thì cũng vẫn đi lễ nhà thờ. Một thế kỷ sau, tình hình đã khác hẳn. Cái chứng bệnh bỏ Chúa đã lan vào giới trung lưu và ngay cả những giáo xứ ở các vùng thôn quê, mạch sống của Giáo hội, cũng bị tiêm nhiễm bệnh chứng này. Năm 1851, vào khoảng 40% dân chúng đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật. Một thế kỷ sau (1950), số người đi lễ ngày chủ nhật chỉ còn vào khoảng 10%.
...Những nhà thống kê tránh né những con số nói về thực trạng những tín đồ Ki Tô ở Anh quốc. Một vài người cho rằng số người đi lễ nhà thờ chỉ vào khoảng 4%.
...Nhiều nhà thờ trong khắp nước Anh bị bỏ trống, vô thừa nhận. Đặc biệt ở Luân Đôn, biến cải nhà thờ thành một cơ sở khác là một thương vụ hái ra tiền. Những ánh đèn nhấp nháy để nhảy Disco đã soi sáng những tấm kính màu sắc sặc sỡ của một nhà thờ chính tại Luân Đôn và nay nhà thờ đó mang tên "Sân khấu hộp đêm".
Nhưng sự quan tâm về sự suy giảm đời sống tinh thần ở Anh, so với Pháp, thì chẳng là gì. Theo một thừa sai (Tin Lành; TCN) Hoa Kỳ, David Barnes, thì "tuy có một nền văn hóa phong phú, người Pháp cũng không biết đến Thượng-đế như là những dân mọi rợ ở trong một lục địa tăm tối nhất của thế giới." (Bản chất của các thừa sai Tin Lành cũng đần độn và cuồng tín không thua gì những thừa sai Gia Tô; TCN). Trong số 54 triệu dân Pháp, chỉ có 0.22% (vào khoảng 1 triệu 200 ngàn; TCN) người theo Tin Lành. Tuy 94% dân Pháp rửa tội theo Gia Tô La Mã Giáo, chỉ có 2% đi lễ nhà thờ đều. Dù ảnh hưởng của Gia Tô Giáo ở Pháp rất lớn, Hội Truyền Giáo Những Nơi Chưa Biết Đến Phúc Âm đã tuyên bố Pháp là nơi cần phải truyền giáo."
(A frequently quoted statistic in European missionary circles is that there are more spiritualist healers in France than medical doctors. Eastern religions are also growing in popularity throughout Europe.
...Although there were notable exceptions, the middle classes remained, if not God-fearing, then at least church-going folks. A century later the picture had completely changed. The disease had spilled into middle-class surburbia and even the life-blood of the Church, the rural parishes, had been infected. On census Sunday in 1851, some 40 per cent of the population went to church. A century later it was nearer 10 per cent.
The statisticians quibble about just how low the figures are for practising Christians in Britain. Some argue that consistent church attendance is as low as 4 per cent. ...Churches all over Britain lie abandoned and derelict. In London particularly, church conversion has become big business. Disco lights illumate the stained glass windows of one of one central London church, renamed the Limelight Nightclub.
...But concern over Britain's spiritual welfare is nothing compared to that over France. According to the American missionary David Barnes, despite the richess of their culture, the French "are as ignorant of the things of God as the uncivilized natives of one of the world's darkest continents". A mere 0.22 per cent of France's 54 million population are evangelical Protestants.
Although 94 per cent are baptized Catholics, a mere 2 per cent regularly attend church. Despite the huge influence of the Catholic Church, the Unevangelized Fields Mission have declared France a mission field.)
Trang 246:
"Robert Evans, sáng lập viên người Mỹ của Hội Mở Rộng Truyền Giáo ở Âu Châu, là một trong nhiều nhà rao bán Phúc Âm đã đề nghị một biện pháp chữa căn bệnh tôn giáo ở Pháp. Như là một thừa sai trong thế kỷ 19 nhận xét về Phi Châu, ông viết: "Vì hầu hết những gia đình ở Pháp không có quyển Thánh Kinh nên dân Pháp không có mấy ý niệm về tội lỗi. (Mấy ông Tin Lành không chấp nhận chế độ Giáo hoàng của Gia Tô nhưng tuyệt đối tin vào quyển Thánh Kinh, coi đó như là những lời mặc khải của Thượng Đế, là nguồn cảm hứng tuyệt vời về luân lý, đạo đức.. Theo triết gia nổi danh của Hoa Kỳ, George Santayana, thì "quyển Thánh Kinh đích thực là nguồn cảm hứng tuyệt vời..cho những ai không hiểu nó " (The Bible is a wonderful source of inspiration for those who do not understand it). TCN)
... Những thừa sai (Tin Lành) quy trách cho ai về tình trạng tôn giáo hiện thời ở Pháp, Anh và phần còn lại bị giam hãm trong vòng dốt nát của Âu Châu? Evans không còn nghi ngờ gì về những thủ phạm chính. Như hầu hết những nhà rao bán Phúc Âm Tin Lành, Evans không tin Gia Tô La Mã Giáo là thực sự Ki Tô . Vì La Mã đã thống trị rất hữu hiệu phần lớn Âu Châu, và vì cuộc Cải Cách Tin Lành chỉ có một ảnh hưởng giới hạn, những thừa sai Tin Lành cho rằng nhiều quốc gia ở Âu Châu chưa bao giờ có cơ hội được nghe Tin Mừng (Phúc Âm). Chủ thuyết vô thần của Marx cũng làm cho sự suy thoái của tôn giáo mau hơn, và cùng với chủ thuyết Gia Tô, đó là món quà độc hại nhất của lục địa Âu Châu mang tới cho thế giới".
(... Robert Evans, American founder of the Greater Europe Mission, is one of many evangelicals who have recommended a cure for these French ills....As a nineteenth-century missionary might have reflected on an African tribe, he wrote: "Since most of the homes of France do not have the Bible, her people show little sense of sin...
...Whom do the missionaries hold responsible for the present spiritual condition of France, Britain and the rest of benighted Europe? Evans has no doubts as to the chief culprits. Like most evangelical Protestants, Evans does not believe that the Roman Catholic Church is truly Christian. Since Rome so effectively dominated much of Europe, and since the impact of the Reformation was only partial, the missionaries argue that many countries of Europe have never had a chance to hear the Good News at all... Atheistic Marxism has also hastened Europe's spiritual decline, and along with Catholicism has been the continent's most destructive gift to the world.)
Trang 247:
"Trong cái bến tàu bên cạnh cái Giáo hội đã được củng cố vững chắc là những bậc trí thức Âu Châu, những người mới đầu phủ nhận tư cách Thần thánh của ông Ki Tô (Giê-su) và rồi sự hiện hữu của Thượng đế. Từ Voltaire và Rousseau trở về sau, những bậc trí thức Âu Châu bị lên án là đã truyền bá những chủ thuyết nhân bản, duy lý, hiện sinh, Mác-xít, mà nhà truyền giáo (Tin Lành) coi là những chủ thuyết lạc đạo.
Thống kê cho thấy Đệ Nhị Thế Chiến cũng là một nguyên nhân làm cho sự bác bỏ Ki Tô Giáo ở Âu Châu mau hơn. Bắt đầu cuộc chiến, số người đi lễ nhà thờ ở Mỹ và ở Anh thì tương đương. Khi chiến tranh chấm dứt, sáu triệu người Do Thái đã chết trong những trại tập trung. Tuy vậy, người ta không hề thấy một hành động nào của Thượng đế. Hitler và chủ thuyết Đức Quốc Xã hiển nhiên là xấu ác. Người ta có quyền hỏi, nếu Thượng đế hiện hữu thì tại sao ông ta lại để cho sự xấu ác như vậy nảy nở. (Chúng ta nên nhớ: các tín đồ Gia Tô đều tin rằng Thượng đế của họ toàn năng, nghĩa là quyền phép vô biên, làm gì cũng được. Mấy ông ngồi ở Vatican giải thích cho đám tín đồ Phi Châu, Á Châu rằng: đó là một bí nhiệm của Thượng đế mà đầu óc con người không sao hiểu nổi, và tín đồ ở các nơi đây vẫn hoan hỉ tin ở một Thượng đế toàn năng. TCN)
Đòi hỏi những người Âu Châu tin vào một thế giới của Thượng đế và Satan có vẻ như là đòi hỏi họ phải từ bỏ sự thông minh của chính mình. Quan trọng hơn nữa, những lợi khí của thương vụ thừa sai: củ cà rốt "cứu rỗi" và cây gậy "đày đọa đời đời" đã mất đi hiệu lực đe dọa rồi."
(In the dock alongside the established Church are the European intellectuals who first denied the deity of Christ and then the existence of God. From Voltaire and Rousseau onwards, they stand accused of passing on their humanism, rationalism, existentialism, Marxism, all of which the new missionaries regard as so many heresies.
...Statistics suggest that the Secon World War might also have accelerated Europe's rejection of Christianity. At the outbreak of war church attendance in the US and Great Britain was comparable. By the end of the war six million Jews had died in concentration camps. Yet God was not seen to act. Hitler and Nazism were manifestly evil. If God existed, then why, people were entitled to ask, had He permitted such evil to flourish?
...Asking Europeans to believe in a world of God and Satan, seems to be asking them to deny their own intelligence. More importantly, the tools of the missionaries' trade, the carrot and stick of salvation and damnation, have lost the power to frighten.)
Tôi trích dẫn vài tài liệu trên để cho chúng ta cùng nhau suy nghĩ. Tại sao Ki Tô Giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng, lại không còn hấp dẫn đối với Âu Châu, một lục địa mà chúng ta vẫn coi là văn minh tiến bộ nhất? Điều rõ ràng là ánh sáng văn minh tiến tới đâu thì bóng tối của các tôn giáo độc thần phải lùi đi bấy nhiêu.
Vấn đề là, chúng ta, những con người Việt Nam, có muốn tiến lên cùng với xã hội văn minh của loài người, hay là cam phận làm thân trâu ngựa, nô lệ cho những ý thức hệ đã, đang, và sẽ bị phế thải ở trong những xã hội văn minh tiến bộ. Điều khôi hài nhất đối với chúng ta là, khi xưa những nhà truyền giáo Âu Châu sang Á Đông gọi là để "rao giảng tin mừng của Chúa cho những dân tộc mọi rợ chậm tiến" nhưng tuyệt đại đa số những dân tộc Á Đông đã dứt khoát khước từ tin mừng này. Và ngày nay, sau bốn thế kỷ, chính Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo trong gần 20 thế kỷ, lại loại bỏ cái tin mừng này. Như vậy có phải là, ít ra là về vấn đề tâm linh tôn giáo, người Á Đông thông minh hơn người Âu Châu hay không? Điều khôi hài hơn nữa là ở Á Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, vẫn còn một số người, phó sản của một ý thức hệ du nhập từ Âu Châu, lại bảo hoàng hơn Vua, khư khư giữ lấy những thứ mà các chính quốc đã đang phế thải, coi chúng như là báu vật của mình. Thật là tội nghiệp cho họ, cầu mong họ sớm mở mắt ra ngày nào hay ngày đó.
Ở Âu Châu thì tình trạng Ki Tô Giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng, như vậy. Ở Mỹ thì sao? Nếu chúng ta theo dõi những tin tức trên báo chí, TV v..v.. thì chúng ta sẽ thấy rằng tình trạng Gia Tô Giáo suy giảm rõ rệt. Nhiều trường học Gia Tô phải đóng cửa vì không có học trò. Nhiều nhà thờ phải rao bán vì không có tín đồ. Lớp sơn ngoài của Giáo hội Gia Tô trông vẫn còn hào nhoáng, nhưng bên trong đã bị mối mọt đục khoét rữa nát. Tình trạng bỏ đạo của số đông Linh mục và tín đồ đã làm cho giáo hội lo sợ. Vấn đề Linh mục cưỡng bách tình dục trẻ em và nữ tín đô, đồng giới tình dục, nghiện rượu, đã lên tới mức độ mà Giáo hội không có cách nào làm cho các tín đồ trong các nước văn minh tiến bộ tiêu hóa nổi những luận điệu tự phong để tạo quyền lực như "Cha cũng như Chúa" hay "Cha có quyền thay Chúa tha tội cho con". Gia Tô La Mã Giáo suy thoái đến độ gần đây, ngày 27-11-1998, Giáo Hoàng John Paul II phải bán rẻ Thiên đường để chiêu dụ đám tín đồ mù quáng bằng lời tuyên bố:
"Để chào mừng thiên niên kỷ thứ ba của Ki Tô Giáo, những giáo dân đã gây ra tội lỗi mà làm một việc từ thiện hay bỏ rượu hoặc thuốc lá trong một ngày thì sẽ được xá hết tội, triệt tiêu được mọi hình phạt trên thế gian cũng như ở dưới ngục luyện tội." (Theo báo Chuyển Luân ở bên Úc, số 13, điều này có nghĩa là tín đồ Gia Tô có thể phom phom lên Thiên đàng trên xa lộ không đèn. TCN)
(Pope John Paul II announced Friday that in celebration of entering the third millenium of Christianity, penitents who do a charitable deed or give up cigarettes or alcohol for a day can earn an "indulgence" to eliminate all punishment on earth or in purgatory)
Sau đây là vài nhận xét của tôi về Giáo hội Gia Tô Việt Nam. Theo tôi, tín ngưỡng Gia Tô ở Việt Nam bị vướng vào bốn thế kẹt.
Thế kẹt thứ nhất là lịch sử bành trướng của Giáo hội Gia Tô La Mã trong 2000 năm nay, và qua những chương trên, chúng ta đã biết lịch sử đó như thế nào rồi. Giáo hội đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng. Dù các tín đồ Gia Tô được đào tạo, khuyến khích trong một tâm cảnh ích kỷ: "Tôi chỉ cần tin Chúa là được Chúa cứu rỗi", không cần biết đến ai khác, nhưng họ không thể vứt bỏ được cái lịch sử đen tối của Giáo hội Gia Tô La Mã trong 2000 năm nay. Họ không thể nói, thí dụ như, Giáo hoàng không phải là Gia Tô Giáo, Giáo Hội không phải là Gia Tô Giáo, vì họ không thể phủ nhận sự lệ thuộc của họ váo Giáo hoàng, vào Giáo hội, và cấu trúc của Giáo hội. Trong Gia Tô Giáo, các con chiên chỉ có quyền độc nhất là quyền để cho giáo hội dẫn dắt, và tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của những kẻ chăn chiên. Cho nên, ngày nào mà các con chiên còn chưa phá bỏ được cái hàng rào quyền lực của Gia Tô Giáo thì ngày đó họ còn vướng vào cái lịch sử nhơ nhớp của Gia Tô Giáo, chỉ đạo bởi Giáo hội và Tòa Thánh Vatican.
Thế kẹt thứ hai là quyển Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước. Những tín đồ Gia Tô thường không đọc Thánh Kinh nên vẫn tin những lời "Giáo hội dạy rằng": Quyển Thánh Kinh là những lời mặc khải của Thượng đế đọc cho các Thánh tiên tri chép, do đó không thể sai lầm. Với trí tuệ của con người hiện nay thì quyển Thánh Kinh chứa rất nhiều điều sai lầm về khoa học cũng như về Thần học, chưa kể là trong đó còn có những chuyện tàn ác, dâm loạn, vô lý không thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn luân lý, đạo đức ngày nay.
Thế kẹt thứ ba là lịch sử thành lập Giáo hội Gia Tô Việt Nam bởi những thừa sai Gia Tô ngoại quốc mà thực chất là những gián điệp thực dân, và lịch sử hợp tác, làm tay sai cho những lực lượng xâm lăng ngoại quốc trong cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, trong cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại Việt Nam, và trong mưu đồ Công giáo hóa miền Nam của Ngô Đình Diệm với sự phụ giúp đắc lực của giáo hội và giáo dân.
Thế kẹt thứ tư là sự lệ thuộc hoàn toàn vào Tòa Thánh Vatican, và đây chính là yếu tố phi-dân tộc quan trọng nhất. Gần đây, có người trong giáo hội cho rằng người Công Giáo cũng có tinh thần dân tộc. Bằng chứng là, ngày nay nhiều người Công giáo cũng thờ cúng tổ tiên, cũng ăn giỗ ăn Tết, cũng lấy người ngoài đạo Gia Tô mà không có sự ép buộc người hôn phối phài theo đạo v...v.. Nhưng chính những điều này lại nói rõ hơn gì hết tinh thần nô lệ Tòa Thánh Vatican của Giáo hội Gia Tô Việt Nam.
Thật vậy, từ trước tới nay, giáo hội Gia Tô Việt Nam đã nổi tiếng là nhất cử nhất động đều tùy thuộc Vatican. Khi Giáo Hoàng cấm thờ cúng tổ tiên thì giáo hội dẹp bỏ hay xếp bàn thờ tổ tiên vào xó. Sau mấy trăm năm, khi Giáo Hoàng cho phép thờ cúng tổ tiên lại, thì giáo hội, tuy không khuyến khích vì gần đây vẫn còn có vị Linh mục gọi đó là "làm chay cúng ruồi", nhưng cũng không ngăn cấm việc thờ cúng tổ tiên nữa. Khi Giáo Hoàng bắt phải làm lễ bằng tiếng La Tinh thì giáo hội vẫn thản nhiên làm lễ bằng tiếng La-Tinh. Sau vài trăm năm, khi giáo hoàng cho phép làm lễ bằng tiếng địa phương thì các lễ mới được chuyển một phần sang tiếng Việt. Như vậy, đâu có phải là tinh thần dân tộc, vì tinh thần dân tộc thì đâu có cần phải chờ lệnh của Tòa Thánh. Giáo hội chỉ làm theo lệnh của Giáo hoàng chứ đâu có phải là thành tâm và đứng trên cương vị dân tộc, vì nếu thành tâm và đặt dân tộc trên hết thì những chuyện này đã phải làm từ lâu rồi đâu cần chờ lệnh của Giáo hoàng?
Chúng ta cũng đã biết Giáo Hoàng John Paul II đã khuyên các con chiên phải ăn năn thống hối về những bất hạnh mà Giáo hội Gia Tô đã mang đến cho nhân loại. Xét cho cùng, chuyện sám hối hay lãnh trách nhiệm về những lầm lỗi của giáo hội Gia Tô trong quá khứ là chuyện nội bộ của Giáo hội. Vả chăng, về phương diện lý luận, nếu Giáo hội hiện tại tự cho cái tư cách đại diện các Giáo hội trong quá khứ để sám hối và xin lỗi các quốc gia đã bị Giáo hội xâm lăng, tàn sát, và phá hủy các nền văn hóa và tôn giáo của những quốc gia
này, thì ai là những người có đủ tư cách để đại diện cho bao nhiêu triệu người chết, người bị tra tấn, thiêu sống, người bị cưỡng bách cải đạo v...v... trong những cuộc Thánh Chiến, trong 400 năm xử dị giáo với những tòa hình án, trong những chính sách thực dân diệt chủng diệt nền văn hóa địa phương v...v... để mà nhận lời sám hối hay tha tội cho Giáo hội?
Trong bốn thế kẹt ở trên, tôi cho rằng, dù với một nỗ lực phi thường, Giáo hội Gia Tô Việt Nam cũng chỉ có thể gỡ được nhiều nhất là hai: đó là cố gắng xóa bỏ cái hình ảnh không mấy tốt đẹp của Giáo hội từ thuở ban đầu cho tới ngày nay, và dứt khoát từ bỏ sự lệ thuộc vào Giáo hoàng và Tòa Thánh Vatican.
Rất có thể Giáo hội Gia Tô sẽ có một chỗ đứng trong lòng dân tộc nếu họ dứt khoát với quá khứ và thực sự đi vào con đường phục vụ dân tộc, bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói. Người Việt Nam vốn tính dễ dãi, không hay nuôi hận thù, nên dễ dàng quên quá khứ để đổi lấy sự hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu họ có một bảo đảm nào đó.
Cho nên vấn đề ngày nay không phải là ở chỗ ăn năn thống hối ngoài mặt về những sai lầm trong quá khứ, mà là đưa ra một đường lối bảo đảm không tái phạm những sai lầm quá khứ nữa. Sự hòa hợp tôn giáo ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra khi những người phi-Gia Tô được bảo đảm bằng những hành động cụ thể của Giáo hội Gia Tô Việt Nam về tính cách độc lập của Giáo hội trên thế giới và với điều tiên quyết là đặt tổ quốc lên trên hết.
Nếu Giáo hội Gia Tô Việt Nam thực sự muốn chứng tỏ là một giáo hội yêu nước, một giáo hội đặt quyền lợi Tổ Quốc trên hết, một Giáo hội của người Việt, thì việc trước tiên phải làm là họ phải dứt khoát từ bỏ tinh thần nô lệ Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican. Đây chính là truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, không chịu làm nô lệ cho ngoại bang dưới bất cứ hình thức nào. Họ phải tuyên bố độc lập với Tòa Thánh Vatican, giành quyền tổ chức Giáo hội Việt Nam sao cho hợp với dân tộc tính, giành quyền bổ nhiệm linh mục, giám mục riêng v..v.. Mối liên hệ giữa Giáo hội Gia Tô Việt Nam và Tòa Thánh Vatican nhiều nhất là liên lạc trên căn bản bình đẳng với Tòa Thánh về những vấn đề liên hệ đến niềm tin tôn giáo.
Nếu Giáo hội Gia Tô Việt Nam ra thông cáo chính thức tuyên bố đặt quyền lợi quốc gia trên hết, nêu cao khẩu hiệu "Giáo hội Gia Tô Việt Nam của người Việt Nam", khẳng định sự độc lập của giáo hội, bình đẳng đối với mọi giáo hội Gia-Tô trên thế giới, kể cả đối với Tòa Thánh Vatican, và chính thức tuyên cáo rộng rãi trong khắp các giáo xứ, bỏ những đòi hỏi phi lý như bắt phải học đạo trong vấn đề hôn phối, bắt đứa con sinh ra phải rửa tội và theo đạo Gia Tô
v...v.., chấm dứt xuyên tạc lịch sử, chấm dứt những âm mưu xuyên tạc và phá ngầm Phật Giáo cũng như các tôn giáo khác ở Việt Nam v...v...thì lo gì mà không có sự hòa hợp tôn giáo ở Việt Nam. Người Việt Nam bản chất vốn hiền hòa và dễ tha thứ, trừ trường hợp phải đối phó với sự xâm lăng của ngoại bang và với những người theo gót ngoại bang, phản bội dân tộc. Lịch sử đã chứng minh như vậy.
Có như vậy, Giáo hội Gia Tô Việt Nam mới có thể gọi là một giáo hội yêu nước, có tinh thần dân tộc.
Để kết thúc, tôi nghĩ rằng có lẽ đoạn sau đây trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Cao Huy Thuần, trg. 548, thích hợp nhất:
"Đã biết bao lần người Việt Nam phi-Thiên Chúa đã cho đồng bào Thiên Chúa của họ hiểu rằng họ tôn trọng tôn giáo của Chúa Christ như tôn giáo họ (nếu tôn giáo của Chúa Christ trở thành một tôn giáo của Việt Nam, mang đặc tính Việt Nam, và không lệ thuộc bất cứ thế lực tôn giáo nào; TCN), rằng sự cuồng tín tôn giáo là điều tuyệt đối xa lạ với tinh thần Việt Nam và rằng đạo Thiên Chúa Việt Nam chỉ thật sự có tính cách dân tộc - điều mà mọi người hết lòng mong muốn - khi nào nó đóng góp phần mình cho độc lập và thịnh vượng đất nước - dù có phải vì thế mà chịu thiệt - chứ không làm cho đất nước nô lệ như trong dĩ vãng."
Như vậy, con đường trước mặt của Giáo Hội Gia Tô Việt Nam đã rõ ràng, "không còn gì phải do dự và nghi ngờ về bổn phận nữa, chỉ còn phải theo đó mà hành động."
Theo như thế nào? Tôi tin rằng Giáo hội Gia Tô Việt Nam có đủ khôn ngoan và trí tuệ để chọn cho mình một con đường dân tộc thích hợp, thay cho con đường nô lệ đã không còn thích hợp trong thế giới văn minh, hiện đại.
* * * * *
Tôi vốn rất thích đọc Thánh Kinh, vì trong đó có nhiều thứ chuyện có thể đáp ứng được sở thích của mọi người. Bạn thích chuyện dâm ô? Có trong đó. Bạn thích chuyện tàn bạo giết người tập thể, kể cả nam phụ lão ấu? Có trong đó. Bạn thích những chuyện hoang đường? Có trong đó. Bạn thích những chuyện mâu thuẫn? Có trong đó. Bạn thích những chuyện thuộc về trí tuệ của thời bán khai? Có trong đó, v..v... và v..v..
Riêng tôi, tôi đọc Thánh Kinh để tu Thiền, định tâm, vì người nào có đầu óc, khi đọc Thánh Kinh mà không nổi giận và quẳng nó đi vì những chuyện dâm ô, tàn bạo, hoang đường v...v... trong đó thì có thể nói là trình độ định tâm đã đến mức khá. Tôi còn khá hơn vì đã đọc Thánh Kinh rất kỹ với một đầu óc mà Giáo hội Ca Tô ghét nhất, óc phân tích phán đoán theo tinh thần khoa học của một Phật tử, một người, theo Kinh đức Phật nói cho dân Kalama, không tin vào bất cứ một điều nào dù những điều đó phán bởi chính đức Phật, Chúa, Thánh Nhân hay Kinh điển, nếu những điều đó mình không được chứng nghiệm vào chính bản thân. Bài viết này kể lại vài chuyện vui và rất hấp dẫn về Thánh Abraham trong Thánh Kinh. Vì là chuyện vui nên lời văn có đôi phần phóng túng, tôi xin tạ lỗi trước cùng quý độc giả nào khó tính cho rằng chuyện các Thánh trong Thánh Kinh tất nhiên phải là chuyện đứng đắn, không phải là chuyện đùa.
Trong Thánh Kinh, thông tin đầu tiên chúng ta biết về Thánh Abraham là ở chương Sáng Thế Kỷ, câu 11: 27,29 (Gen. 11:27,29):
"Đây là dòng dõi Tê-Ra: Tê-Ra sinh ra Áp-ram, Na-ho, và Ha-ran. Ha-ran sinh ra Lot.... Rồi Áp-ram và Na-ho lấy vợ. Vợ Áp-ram tên là Sa-ra (Sarah) (hay Sa-rai: Sarai)..."
( This is the genealogy of Terah: Terah begot Abram (hay Abraham), Nahor, and Haran. Haran begot Lot... Then Abraham and Nahor took wives: the name of Abraham's wife was Sarah...)
Đến đây, chúng ta không biết Sarah là ai, cho tới 9 chương sau, Gen. 20:12, Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết:
"Thật ra, nàng chính là em gái tôi. Nàng là con cùng cha khác mẹ với tôi, và tôi đã lấy nàng làm vợ."
(But indeed she is truly my sister. She is the daughter of my father, but not the daughter of my mother, and she became my wife.)
Thánh Abraham lấy vợ, đó là một chuyện vui mừng. Mà lại lấy em làm vợ, đó là một chuyện vui mừng thứ hai, theo tiêu chuẩn đạo đức của Thánh Kinh, vì trong đó chúng ta được Thượng đế dạy rằng, Thánh Abraham là một con người ngay thẳng, đạo đức (righteous), là một mẫu mực theo luật Chúa mà chúng ta phải noi gương (Gen. 26:5 : Abraham obeyed My voice and kept My charge, My commandments, My statutes, and My laws: Abraham đã tuân theo lời Ta, đã vâng giữ những điều răn, luật lệ của Ta) . Có lẽ vì vậy chăng mà ngày nay chúng ta có từ "song hỷ". Thời Thánh Abraham, đó có thể là song hỷ. Thời nay, chúng ta gọi đó là "loạn luân".
Thế rối, Thánh Kinh kể rằng, Gen. 12: 1-3:
"Nay, Thiên Chúa bảo Abraham: Hãy bỏ quê cha đất tổ, lìa bỏ họ hàng thân thuộc, đi đến xứ ta chỉ định. Ta sẽ làm cho con trở thánh tổ phụ của một dân tộc lớn. Ta sẽ ban phúc cho ngươi, làm rạng danh ngươi, và ngươi sẽ là cái phúc của mọi người. Ta sẽ ban phúc cho kẻ nào chúc phúc ngươi, và Ta sẽ nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa ngươi"
(Now the Lord had said to Abraham: "Get out of your country, From your kindred and from your father's house, to a land that I will show you. I will make you a great nation, I will bless you, and make your name great; and you shall be a blessing. I will bless those who bless you, and I will curse those who curse you...)
và Abraham tuân theo lời Thiên Chúa, cùng Sarah và Lot, mang theo hết của cải, gia súc, người làm v...v... bỏ xứ đi tới vùng Canaan.
Chỉ có điều, nếu chúng ta đọc kỹ Thánh Kinh, thì Thiên Chúa toàn trí toàn năng khi đó đã hơi lẫn cẫn, quên khuấy đi mất rằng, trước đó nhiều năm, Abraham đã được ông bố Terah mang cả gia đình con cái đi tới vùng Canaan rồi (Gen. 11: 31: "Và Terah mang con, Abraham, cùng cháu Lot, con của Haran, và nàng dâu Sarah ( con gái hay nàng dâu?? TCN), vợ của Abraham, rời xứ U-rơ của dân Can-đê đi tới vùng Canaan " (And Terah took his son Abraham and his grandson Lot, the son of Haran, and his daughter-in-law Sarah, his son Abraham's wife, and they went out with them from Ur of the Chaldeans to go to the land of Canaan.) Hơn nữa, ở đây Thiên Chúa có vẻ lèm bèm đanh đá: "đứa nào khen con ta, ta sẽ cưng nó; còn đứa nào chê con ta, ta sẽ nguyền rủa, chửi nó nát nước.", y như là một “bà lão Công Giáo nhà quê” của Linh mục Thiện Cẩm vén váy bên con ở Bùi Chu, Phát Diệm [Theo Linh mục Thiện Cẩm thì đối với một bà lão Công Giáo nhà quê, Chúa đã sáng tạo ra thế giới, vậy thì làm gì chẳng được, vậy chẳng có chuyện gì phải thắc mắc].
Nhưng vấn đề ở đây không phải là chuyện Chúa Cha ra lệnh cho Abraham rời bỏ xứ sở khi Abraham đã rời bỏ xứ sở từ lâu rồi. Vấn đề ở đây là có độc giả nào cho rằng Do Thái là một dân tộc lớn không? Về dân số, đất đai và quyền lực, so với nước của anh Ba Tàu, của anh Cà Ri Cay, và nhiều nước khác trên thế giới, Do Thái có thể nói là không đáng kể. Vậy thì lời tiên tri của Chúa Cha trở thành lời hứa hão. Có người cãi rằng, Abraham là Thánh Tổ Phụ của các dân Chúa. Dân Chúa họp lại chẳng thành một dân tộc lớn là gì? Thứ nhất, họ không biết thế nào là định nghĩa của một dân tộc. Định nghĩa của dân tộc tuyệt đối không phải là một tập hợp những người có tiếng nói khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, và chỉ biết gật trước mọi điều Tòa Thánh ra lệnh, hay "Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm" (Nguyễn Văn Trung). Thứ nhì, họ quên rằng Chúa Cha trong Thánh Kinh không biết đến cả một nửa thế giới, vì không biết là quả đất tròn, và Cựu Ước chỉ là lịch sử Do Thái. Nation là một quốc gia, một dân tộc, chứ không phải là Vương quốc (Kingdom) của Chúa. Cãi như vậy chúng ta gọi là "cãi chầy cãi cối", hay là "cãi lấy được."
Thế rồi, Thánh Kinh kể rằng: Khi Abraham tới gần đất Ai Cập, Thánh bảo vợ như sau, (Gen. 12: 11-13 ):
"Cưng à! Qua biết cưng rất đẹp. Nếu người Ai Cập nhìn thấy cưng, và biết cưng là vợ qua, có thể họ sẽ giết qua để cướp cưng. Vậy cưng hãy làm ơn làm phúc nói với họ cưng là em gái của qua nhé. Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để qua sống."
(Indeed I know that you are a woman of beautiful countenance. Therefore it will happen, when the Egyptians see you, that they will say, "This is his wife"; and they will kill me, but they will let you live. Please say you are my sister, that it may be well with me for your sake, and that I may live because of you.)
Thánh Abraham quả thật đúng là Thánh Abraham. Là Thánh Tổ Phụ nên Ngài khôn hơn các con chiên chỉ biết nhắm mắt nhắm mũi nghe lời Giáo hội, tuyệt đối tin vào Chúa Cha. Ngài đã được Chúa Cha hứa làm cho Ngài rạng danh và là Tổ Phụ của một dân tộc lớn, nhưng Ngài chẳng mấy tin lời hứa của Chúa Cha nên chưa tới Ai Cập Ngài đã lo phòng thân, bảo vợ nói dối là em, sợ người ta giết Ngài để cướp vợ thì hết rạng danh và hết làm Thánh Tổ Phụ.
Có người cãi rằng: Sarah chẳng là em của Abraham là gì, vậy đâu có phải là nói dối. Cãi như vậy là cãi ẩu, mù tịt về Thánh Kinh. Đây là chuyện trong chương 12, tới đây chưa ai biết Sarah là em Abraham. Như trên đã viết, mãi tới chương 20 Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết Sarah là em cùng cha khác mẹ. Một mặt khác, vấn đề ở đây không phải là Sarah là em hay là vợ, hay cả hai, mà là Thánh Abraham sợ chết, ham sống, ham của cải, và sẵn sàng hiến dâng vợ, hay em, hay cả hai, cho dân Ai Cập. Thật vậy, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Gen. 12: 14-16:
"Và đúng như vậy, khi Abraham vào Ai Cập, dân Ai Cập nhìn thấy Sarah rất đẹp. Các ông Hoàng của Vua Pharaoh cũng thấy nàng và tiến cử nàng với Pharaoh. Và nàng được đưa vào cung Vua. Nhờ nàng mà Pharaoh hậu đãi Abraham, cung cấp cho ông chiên, bò, lừa, gia nhân và lạc đà."
(So it was, when Abraham came into Egypt, that the Egyptians saw the woman, that she was very beautiful. The princes of Pharaoh also saw her and commended her to Pharaoh. And the woman was taken to Pharaoh's house. He treated Abraham well for her sake. He had sheep, oxen, male donkeys, male and female servants, female donkeys, and camels.)
Phân tích Thánh Kinh là một nghệ thuật và là chuyện rất thú vị. Độc giả đọc đoạn trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên thấy sao? Tư cách của ông Thánh Tổ Phụ Abraham phải chăng là tư cách của một người "ngay thẳng, đạo đức"? Và Pharaoh đưa Sarah vào cung để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì, và tôi cũng biết. Chắc chắn không phải để mời nàng nhâm nhi ly Coca Cola để giải khát hay để đàm luận văn thơ.. Có thể là đánh cờ người "à la Hồ Xuân Hương" . Nếu chúng ta biết chút chút về phong tục, khí hậu Ai Cập thì lại có vài vấn đề khó hiểu. Ai Cập là xứ nóng, rất nóng, và các phụ nữ luôn luôn mang một tấm mạng che mặt. Vậy làm sao mà dân Ai Cập lại nhìn thấy bộ mặt đẹp của Sarah nếu nàng không muốn cho ai nhìn thấy. Abraham biết vậy và Sarah cũng biết vậy. Phải chăng Abraham, với sự đồng ý của Sarah, cố ý trình diễn bộ mặt đẹp của Sarah cho mọi người thấy? Nhưng để làm gì? Thánh Abraham đã nói rõ: "Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để cho qua sống" và Thánh Kinh đã chẳng nói rõ hơn: "để đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà và cả gia nhân nữa" hay sao? Một nàng Sarah đổi lấy từng ấy thứ, kể ra là quá lời rồi. Frederick Heese Eaton viết, (Scandalous Saints, p.12):
"Kế hoạch của Abraham để giữ Pharaoh bận bịu trên giường với Sarah trong khi gia súc của Abraham gặm cỏ trên những cánh đồng cỏ của Pharaoh đã được đền đáp rộng rãi. Như Thánh Kinh của Moses đã chỉ rõ, làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền. Ngay cả làm nghề ma cô."
(Abraham's scheme of keeping Pharaoh busy in bed with Sarah while his cattle grazed off all of Pharaoh's pasture paid off bountifully. Anything to make a shekel, as Moses' Bible indicates. Even pimping.)
[Vài lời ngoài lề: Giáo hội Công Giáo đã theo đúng sách lược của Abraham: làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền, vì vậy tài sản của Vatican đã lên đến cả ngàn tỷ đô-la].
Nhưng chưa hết, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Gen.: 17-19:
"Nhưng vì Sarah, vợ của Abraham, mà Chúa Cha giáng nhiều tai họa lớn cho Pharaoh và hoàng cung của vua. Vua gọi Abraham vào trách: "Ngươi coi ngươi đã gây hại cho ta. Tại sao ngươi không nói nàng là vợ của ngươi. Sao ngươi lại nói "Nàng là em tôi" để ta lấy nàng làm vợ.. Đây này, vợ ngươi đây, ngươi hãy mang nàng đi. Và vua ra lệnh đuổi Abraham cùng vợ, gia nhân, mang tài sản ra khỏi Ai Cập."
(But the Lord plagued Pharaoh and his house with great plagues because of Sarah, Abraham's wife. And Pharaoh called Abraham and said: "What is it you have done to me? Why did you not tell me she was your wife? Why did you say, "She is my sister?" I might have taken her as my wife. Now therefore, here is your wife, take her and go your way" So Pharaoh commanded his men concerning him; and they sent him away, with his wife and all that he had.)
Thánh Kinh không nói rõ họa mà Chúa Cha giáng xuống Pharaoh và hoàng cung là họa gì, và tại sao Pharaoh lại biết những họa đó là tác phẩm của Chúa Cha? Và phải chăng trước khi giáng họa, Chúa Cha đã cho Pharaoh biết Sarah chính là vợ Abraham chứ không phải là em. Nhưng đọc Thánh Kinh thì đừng có thắc mắc, thắc mắc những lời mạc khải của Chúa là có tội với Chúa. Nhưng các học giả ngày nay không sợ tội với Chúa, mà chỉ sợ sự thật, y như các tín đồ Ki Tô Giáo, cho nên đã để tâm nghiên cứu để giải đáp những thắc mắc khi đọc Thánh Kinh. Và, các học giả phân tích Thánh Kinh về sau đã đoán ra đó là họa gì, nhưng vẫn không hiểu tại sao Pharaoh lại cho rằng đó là hình phạt của Chúa vì Pharaoh "have fun" với Sarah. Thật vậy, tại sao Chúa Cha lại giáng họa xuống Pharaoh thay vì xuống Abraham, vì lỗi đâu có phải là ở Pharaoh. Pharaoh thấy Sarah đẹp mà lại chưa có chồng nên mời vào cung đánh cờ người với ông cho vui, với sự O.K "chăm phần chăm" của Sarah và của "ông anh" Abraham chứ đâu có làm điều gì sai quấy. Đâu có thể kết tội Pharaoh là cướp vợ của Abraham. Trước đây thì Chúa lẫn cẫn, nay lại trở thành lẩm cẩm, phạt người có tội không phạt, lại đi phạt người vô tội. Các học giả phân tích Thánh Kinh, không tin chuyện Chúa Cha xía vào những chuyện của con người. Khi xưa, bất cứ điều gì mà trí tuệ thời đó chưa cho phép hiểu, thì đều được coi như là tác phẩm của Thượng đế. Sấm được coi như là tiếng nói trong cơn thịnh nộ của Thượng đế, sét là những lưởi gươm của Thượng đế giáng xuống để trừng phạt con người, cả bệnh truyền nhiễm như dịch hạch do chuột gây ra cũng được coi là tai họa do Thượng đế giáng xuống v...v.... Cho nên các học giả coi một số chuyện trong Thánh Kinh là những chuyện dân gian đồn đại, có thể đúng với lịch sử nên phân tích vấn đề như sau.
Nếu thực sự Pharaoh và hoàng cung của nhà vua bị họa theo như sự đồn đại của dân gian, thì chỉ có thể có một giải thích, đó là:
"Pharaoh bị lây bệnh hoa liễu, có thể là bệnh lậu, do Sarah truyền sang, và rồi nhà vua truyền sang cho vợ và các cung tần mỹ nữ trong cung."
(Eaton Ibid., p. 11: "In plain, modern-day language stripped from superstitious nonsense, Pharaoh caught a venereal disease, probably gonorrhea, from Sarah, and transmitted this venereal disease to his wife and all his mistress").
Đây là một cách giải thích, nghe ra cũng có vẻ hợp lý, vì phù hợp với một đoạn sau trong Thánh Kinh, và vì trong một trường hợp tương tự như sẽ được trình bày sau, họa mà Thượng đế giáng xuống là làm cho hoàng hậu và các cung nữ không có con. Có điều chắc là nhờ sự "hi sinh" chăm phần chăm của Sarah mà Abraham trở thành giầu có như Thánh Kinh kể, Gen. 13: 1-2:
"Rồi Abraham rời Ai Cập đi xuống phía Nam, mang theo vợ và tài sản. Abraham rất giầu có về gia súc, vàng bạc."
(Then Abraham went up from Egypt, he and his wife and all that he had...to the South. Abraham was very rich in livestock, in silver, and in gold.)
Giầu có như vậy là phúc hay họa? Chúa Cha thì bảo là phúc vì đó là của Chúa ban cho. Chúa Con [Jesus] không chịu, dùng quyền phủ quyết giáng phúc của Chúa Cha ban cho Abraham xuống thành họa. Thật vậy, trong Tân Ước, Luke 6: 24, Chúa Con phán: "Nhưng khốn cho những kẻ giầu có, vì đã nhận được sự an ủi rồi" (But woe to you who are rich, For you have received your consolation). Câu này có nghĩa là, những kẻ giầu có đừng có hòng bén mảng đến Thiên đường, Thiên đường chỉ để cho những người nghèo khổ. Vì vậy đạo Chúa phần lớn là dân nghèo. Chỉ có điều, ở trên thế gian này chẳng có ai thích nghèo cả, kể cả Giáo hội. Tài sản của Giáo hội mẹ lên đến hàng tỷ đô la, và các giáo hội con ở các nước nghèo khổ, kể cả Việt Nam, lại là những địa chủ bự nhất, tài sản đất đai phần lớn là do những chính quyền thực dân đô hộ cưỡng chiếm của Chúa chiền, của dân gian, và tặng cho giáo hội để cắm cây Thánh Giá trên đó, và ngày nay cũng có màn “mục vụ xin tiền” ở hải ngoại..
Chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh.
Khi đó Sarah không có con. Nàng có một con sen (dân VN bây giờ văn minh không gọi là con sen nữa mà gọi bằng những danh từ hoa mỹ như "ma-ri-sến" hoặc "chuyên viên giúp việc nhà cửa". TCN) người Ai Cập, tên là Hagar. Và Sarah nói với Abraham:
"Cưng à! Vì Chúa không cho em có con, vậy Cưng làm ơn hãy "đi vào" con sến của em. Nếu nó có con thì đó là con của em. (Mở cờ trong bụng) Abraham tuân theo lời vợ và "đi vào" Agar, và Agar có mang."
(Gen. 16:1-4: Now Sarah, Abraham's wife, had borne him no children. And she had an Egyptian maidservant whose name was Hagar. So Sarah said to Abraham, "See now, the Lord has restrained me from bearing children. Please, go in to my maid, perhaps I shall obtain children by her." And Abraham heeded to voice of Sarah...So he went in to Hagar, and she conceived.)
"Đi vào" là tôi dịch một cách máy móc từng chữ một của "go in to" chứ thực ra người Việt Nam ý nhị nên chỉ nói "Abraham ngủ với cô sến Hagar", còn dân Mỹ thì tả chân hơn, gọi đó là "phắc".
Nếu đoạn văn tả chân trên mà ở trong cuốn sách nào khác, không phải là Thánh Kinh, thì các Cha hướng dẫn đạo đức các tín đồ lại kêu ầm lên là "văn chương khiêu dâm, cần phải dẹp bỏ".
Chúng ta hãy đọc tiếp chuyện Thánh Abraham.
Khi biết mình đã mang bầu, Hagar bèn lên mặt hỗn xược với Sarah, làm cho Sarah nổi khùng trách Abraham:
"Lỗi tại ông mọi đàng. Tôi đã cho ông ngủ với nó, bây giờ nó có mang nó lại lên mặt với tôi. Xin Chúa hãy xét xử giữa tôi và ông."
(Gen. 16: 4,5: And when she saw that she had conceived, her mistress became despised in her eyes. The Sarah said to Abraham, "My wrong be upon you! I gave my maid into your embrace, and when she saw that she had conceived, I became despised in her eyes. The Lord judge between you and me".)
Khi đó Abraham không biết đến một triết lý của Đông phương: "Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả", vả chăng có vẻ như trong người có chút máu của Thúc Sinh, cho nên vội nói: "Nó là sến của bà, vậy bà muốn làm gì nó thì làm." Và khi Sarah đối xử khắc nghiệt với Hagar thì Hagar phải "cao chạy xa bay". (Gen. 16:6: So Abraham said to Sarah, "Indeed your maid is in your hand, do to her as you please". And when Sarah dealt harshly with her, she fled from her presence.)
Thánh Kinh kể tiếp: Chúa Cha sai Thiên sứ xuống bảo Hagar phải quay về phục vụ cho chủ là Sarah. Hagar tuân lời Chúa và rồi sinh một đứa con trai. Abraham đặt tên con là Ishmael. Khi đó Abraham "mới có" 86 tuổi.
Chúng ta hãy bỏ qua đoạn mô tả giao ước giữa Chúa Cha và Abraham khi Abraham "mới có" 99 tuổi, theo đó thì Abraham và các hậu duệ phái nam của ông phải cắt da qui đầu, danh từ văn hoa gọi là "lễ cắt bì", để làm gì, không thấy Thánh Kinh giải thích, và ai không tuân theo luật này thì bị khước từ, không được làm dân Chúa. Tôi tò mò muốn biết, trong những nam tín đồ Ca Tô ở Việt Nam, có bao nhiêu người cắt bì theo Thánh Tổ Phụ của mình? Không kiếm ra tài liệu nên đành chịu thôi.
Sau đó Thánh Abraham cùng bầu đoàn nhị thê, nhất tử đi xuống phía Nam, vùng Gerar, địa phương của Vua Abimelech. Chiến thuật mang vợ là Sarah đổi lấy của cải trước đây đã thành công rực rỡ đối với Vua Ai Cập Pharaoh, nay Thánh Abraham lại mang ra dùng lại. Câu chuyện lập lại y hệt như trong trường hợp đến Ai Cập. Ông lại bảo Sarah nói dối là em, và kết quả là Sarah lại được Vua Abimelech vời vào cung. Để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì và tôi cũng biết. Vua Abimelech hơi khùng, vì khi đó nàng Sarah trẻ đẹp mới có trên 70 tuổi. Có thể trước khi tới vùng Gerar, Abraham đã đưa bà vợ Sarah đến "thăm xã giao" thẩm mỹ viện Bích Ngọc. Nhưng rồi Thượng đế lại giáng họa xuống người vô tội là Vua Abimelech. Lần này Thánh Kinh nói rõ là Chúa Cha làm cho hoàng hậu, cung nữ và cả người hầu trong cung không có con. (Gen. 20:18: For the Lord had closed up all the wombs of the house of Abimelech because of Sarah, Abraham's wife.) Rồi Abimelech lại gọi Abraham vào trách vì tội nói dối, và trao trả Sarah cho Abraham, tặng gia súc, gia nhân, và 1000 đồng tiền bằng bạc v..v.. cho Abraham và mời Abraham đi chỗ khác chơi. Chuyện lập đi lập lại một cách nhạt phèo nên tôi không bình luận về vụ này nữa.
Chuyện Thánh Abraham còn dài dài, với nhiều chi tiết hoang đường và phi đạo đức, nhưng tôi đã cảm thấy không còn hứng thú viết về những chuyện tầm bậy suốt từ trên xuống dưới nữa, nên sau đây tôi chỉ chép vài đoạn từ trong cuốn Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước do Hội Quốc Tế xuất bản, Văn Phẩm Nguồn Sống phát hành, 1994, để quý bạn đọc thưởng lãm, tuy bản dịch này là "tác phẩm" của những người vừa không biết tiếng Việt, vừa không biết tiếng Anh, vì nó vừa sai, vừa không đúng tiếng Việt, so với bản King James. Những đoạn trong dấu ngoặc đơn là tôi ghi thêm cho rõ nghĩa và để cho đúng với bản King James hơn.
(Rồi) Áp-ra-ham cầu xin Chúa (và Chúa) chữa lành (Abimelech) cho vua, hoàng hậu, và (các ma-ri-sến) toàn thể phụ nữ trong (cung) hoàng tộc để họ có thể sinh sản. (Thế rồi họ có con), vì Chúa đã phạt A-bi-mê-léc, không cho hoàng hậu và các cung nữ có con, sau khi A-bi-mê-léc bắt vợ của Áp-ra-ham (bắt bao giờ, và có biết Sarah là vợ của Abraham không? Thánh Kinh chỉ viết rằng: vì Sarah, vợ của Abraham) (Gen. 20:18: For the Lord had closed up all the wombs of the house of Abimelech because of Sarah, Abraham's wife.)
Chúa chữa lành cho Vua, vậy Abimelech mắc bệnh gì? Chúa làm cho giới phụ nữ trong cung của Abimelech không có con và bây giờ Chúa chữa lành cho họ để họ có con, nhưng còn Abimelech mắc bệnh gì mà Chúa phải chữa lành cho Abimelech? Giải đoán của một số học giả cho rằng Abimelech bị Sarah truyền cho bệnh lậu không phải là không có căn cứ. Chúa toàn năng, có sẵn trong tay antibiotic nên chữa lành cho Abimelech và các cung nữ có khó khăn gì, có phải không, Linh mục Thiện Cẩm?
Tiếp theo, Thánh Kinh viết đại khái như sau:
Trước đó Chúa đã hứa cùng Sarah là sẽ làm cho nàng có con. Bây giờ, Chúa giữ lời hứa, và Sarah mang bầu, sinh cho Abraham một đứa con đặt tên là Isaac. Khi đó Abraham vừa đúng 100 tuổi và Sarah ít ra cũng phải ngoài 80. Một hôm, Sarah thấy con của cô sến Hagar, Ishmael, trêu chọc con mình, Isaac, bèn bảo ông chồng Abraham: "Ông phải tống cổ mẹ con nó đi. Tôi không cho thằng bé đó hưởng gia tài với con tôi đâu!". Lệnh Bà đã truyền, Abraham hơi buồn nhưng không thể không theo. Chúa (có thể cũng sợ Sarah luôn) bèn khuyên giải Abraham: "Bất cứ Sarah nói gì với con, con hãy nghe theo, vì hậu tự của con sẽ do Isaac mà ra." (Whatever Sarah has said to you, listen to her voice, for in Isaac your seed shall be called.) Do đó, sáng sớm hôm sau Abraham cấp cho hai mẹ con một ổ bánh mì (Ba Lẹ), một bình nước và tống cổ hai mẹ con Hagar đi.
Thế rồi một hôm (có lẽ sau khi hít vài điếu hasheesh, một loại ma túy rất thông dụng khi đó ở vùng Ai Cập, làm bằng cây Cannabis Indica, có tác dụng làm con người sinh ra ảo tưởng) Abraham nghe tiếng Chúa từ trên trời vọng xuống gọi: "Abraham". Ông bèn thưa: "Dạ có con đây". Chúa phán: "Hãy bắt Isaac, đứa con một mà con yêu quí (Take now your son, your only son Isaac, whom you love...: Chúa bị bệnh mất trí nặng (Alzheimer) nên không còn nhớ là Abraham còn có đứa con trai khác với cô ma-ri-sến Hagar tên là Ishmael) , đem đến vùng Moriah và dâng nó làm vật tế Thần trên một ngọn núi mà ta sẽ chỉ định cho con." Abraham vâng lời và dẫn con đi đến địa điểm Chúa chỉ định.
"Áp-ra-ham lấy bó củi để dâng tế lễ thiên chất lên vai I-sac, con mình và cầm theo mồi lửa và một con dao. Rồi hai cha con cùng đi. I-sac nói: "Cha ơi!" Áp-ra-ham đáp: "Có cha đây, con" I-sac hỏi: "Củi lửa có sẵn rồi, nhưng chiên con ở đâu mà dâng tế lễ thiên?" Ap-ra-ham đáp: "Con ơi, Thượng đế sẽ cung ứng chiên con làm tế lễ thiên." (Nói láo để đánh lừa con)
Đến chỗ Thượng đế đã chỉ định, Áp-ra-ham dựng một bàn thờ, sắp củi lên, rồi trói I-sac, con mình, và đem đặt lên lớp củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham đưa tay cầm dao để giết con mình. Nhưng Thiên sứ từ trên trời gọi xuống: "Đừng giết đứa trẻ, cũng đừng làm gì nó cả. Vì bây giờ, Ta biết ngươi kính sợ Thượng đế và không tiếc con ngươi với Ta, dù là con một của ngươi" (lại con một, Thiên Chúa và Thiên sứ cùng bị bệnh Alzheimer nặng).
Trích dẫn xong đoạn này, tôi muốn hỏi các tín đồ Gia Tô Việt Nam một câu: Tôi biết bạn tuyệt đối tin và rất sợ Thượng đế, nhưng giả thử bạn có đứa con trai duy nhất và bạn nghe tiếng Thượng đế gọi từ trên trời xuống, bảo bạn phải đem giết đứa con mà bạn yêu quí, làm vật tế Thượng đế để chứng tỏ lòng tin và kính sợ Thượng đế của bạn thì bạn có tuân lời Thượng đế hay không? Bạn hãy thành thực trả lời. Bạn cho đó là lời của Satan hay là lời của Thượng đế? Đọc xong chuyện về Thánh Abraham viết trong Thánh Kinh bạn có những nhận xét như thế nào về Thượng đế, Abraham và Sarah? Tôi xin nhắc lại lại, theo niềm tin của các bạn thì Thượng đế là bậc sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài, toàn trí, toàn năng, toàn thiện, toàn nhân, và Thánh Abraham là Thánh Tổ Phụ của đạo mà bạn đang theo. Ngoài lòng sợ Thượng đế một cách tuyệt đối và mù quáng, Abraham có những tư cách gì để chứng tỏ ông là một vị Thánh? mà lại là Thánh Tổ Phụ của các đạo Chúa. Phải chăng các đạo Chúa chỉ cần những tín đồ thuộc loại sợ Chúa như trên mà không đếm xỉa gì tới đạo đức cá nhân?
Vài lời tóm tắt sau đây để thay kết luận.
Đọc những chuyện liên quan đến Thánh Abraham như viết trong Thánh Kinh, chúng ta thấy đủ cả mọi mặt của ông Thánh Tổ Phụ này: loạn luân (lấy em gái làm vợ), ham sống, ham tiền bạc, sợ chết, gian dối, bán vợ (tạo điều kiện để Pharaoh và Abimetech đưa vợ vào cung, đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà, gia nhân và tiền bạc), sợ vợ và tàn nhẫn (đuổi vợ con đi), nói dối (với con là Isacc), mù quáng, ác độc (định giết cả đứa con yêu quí để tế Thượng đế). Và đây chỉ là một trong nhiều chuyện tương tự khác trong Thánh Kinh.
Ấy thế mà có người, ông cựu Thượng Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Chức, niềm hãnh diện của giới trí thức Ca Tô Việt Nam, lại cho rằng: "Quyển Thánh Kinh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam". Nếu ông Chức và tập đoàn Ca Tô có cơ hội lên nắm quyền ở Việt Nam và thực thi điều trên thì con người Việt Nam sẽ biến thành những kẻ hèn nhát, tham sống, sợ chết ; và đạo lý ở Việt Nam sẽ là nền đạo lý loạn luân, hèn nhát, bán vợ, ham của cải, gian dối, tàn nhẫn v..v.. với đầu óc mù mịt chỉ biết hết mực sợ một ông Thượng đế do chính con người tạo ra để hù dọa những người yếu bóng vía và không có mấy hiểu biết.
Trước những chuyện “không thể đọc được” trong Cựu Ước (và trong cả Tân ước), dân Ca-Tô mít ngày nay đưa ra luận điệu chống đỡ: “Công Giáo ngày nay không dùng Cựu Ước, chỉ dùng Tân Ước mà thôi.” Nói láo, không có Cựu Ước thì làm gì có Tân ước? Không có Cựu ước thì Jesus sinh ra đời để làm gì? Để “have fun” với Mary Magdalene chứ không phải để chuộc cái tội của Adam và Eve, gọi láo là tội tổ tông, trong Cựu ước hay sao??
Chấm Hết.
Abbott, Walter M., The Documents of Vatican II, An Angelus Book, New York, 1966.
Akerley, Ben Edward, The X-Rated Bible: An Irreverend Survey of Sex in The Scriptures, AA Press, Austin, Texas, 1989
Angeles, Peter A., Critiques of God: Making The Case Against Belief In God, Prometheus Book, New York, 1997.
Alves, Rubem, Protestantism and Repression, Orbis Books, New York, 1979
Armstrong, Karen, 1. A History of God, Ballantine Books, New York, 1993; 2. In The Beginning: A New Interpretation of Genesis, Alfred A. Knoff, New York, 1996.
Aterin, Karl Otmar Von, The Papacy and the Modern World, Weidenfeld & Nicolson, London, 1970
Au, William A., The Cross, The Flag, and The Bomb, Praeger, New York, 1987.
Baigent, Michael & Leigh, Richard & Lincoln, Henry, 1. Holy Blood, Holy Grail, A Dell Book, New York, 1983; 2. The Dead Sea Scrolls Deception, Summit Books, New York, 1991. 3. The Messianic Legacy, A Dell Book, New York, 1986.
Bainton, Roland H., Christian Attitudes Toward War & Peace, Abingdon Press, Nashville, 1986.
Baldwin, Louis, The Pope and the Mavericks, Prometheus Books, New York, 1988.
Ball, W. P., Foote, G. W. et al..., The Bible Handbook, AA Press, Austin, Texas, 1986.
Batchelor, Stephen, The Awakening of the West: The Encounter of Buddhism and Western Culture, Parallax Press, Berkeley, CA., 1994
Bays, Jack, 1. The Gospel of Love, Truth Seeker, San Diego, CA., 1942; 2. The Gospel of Love Vs Crime, Truth Seeker, San Diego, CA., 1942; 3. The Shadow of the Deamon, Truth Seeker, San Diego, CA., 1943.
Beeson, Trevor & Pearce, Jenny, A Vision of Hope: The Churches and Change in Latin America, Fortress Press, Philadelphia, 1984
Bello, Nino Lo , The Vatican Empire, Triden Press, New York, 1968.
Berry, Jason, Lead Us Not To Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children, Doubleday, New York, 1992
Berryman, Phillip, Liberation Theology, Pantheon Books, New York, 1987
Bhushan, Shashi, Fundamentalism: A Weapon Against Human Aspiration, Pradeep Kumar, India, 1986
Binns, L. Elliott, The Decline and Fall of the Medieval Papacy, Barnes & Nobles Books, New York, 1995.
Blanshard, Paul, 1. American Freedom and Catholic Power, Beacon Press, Boston, 1950; 2. Communism, Democracy, and Catholic Power, Beacon Press, Boston, 1951
Bloodworth, Dennis, The Chinese Looking Glass, A Delta Book, New York, 1968.
Boff, Leonardo, 1. Church: Charism & Power, Crossroad, New York, 1986; 2. Faith on the Edge, Orbis Books,
New York, 1989
Bringas, Ernie, Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub. Co., VA., 1996
Brown, Michael L., Our Hands Are Stained With Blood: The Tragic Story of the "Church" and the Jewish People, Destiny Image Pub., 1992.
Burkett, Elinor & Bruni, Frank, A Gospel of Shame: Children, Sexual Abuse, and the Catholic Church, Viking, New York, 1993
Bussmann, Clauss, Who Do You Say? Jesus Christ in Latin American Theology, Orbis Book, New York, 1985.
Cairns, D. S., The Faith That Rebels: A Re-Examination of the Miracles of Jesus, Doubleday, New York 1928.
Chamberlin, E. R., The Bad Popes, A Signrt Book, New York, 1969.
Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao, NXB Mẹ Việt Nam, CA., 1993.
Chu Văn Trình, 1. Gia Tô Thực Dân Sử Liệu, Florida, 1990; 2. Sách Lược GiaTô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu, Florida, 1990; 3. GiaTô Thực Dân Chính Sử, Florida, 1993; 4. Gián Điệp Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ, Florida, 1996.
Cao Huy Thuần, Les Missionaires et la Politique Coloniale Francaise au Vietnam (1857-1914), Yale Southeast Asia Studies, 1990. (Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, Hương Quê, Cali., 1988)
Carmichael, Joel, "The Birth of Christianity: Reality and Myth", Dorset Press, New York, 1989.
Cavendish, Richard, Mythology: An Illustrated Encyclopedia, Barnes & Nobles Books, New York, 1993
Cowie, Leonard W., The March of the Cross, McGraw-Hill Book Co., Inc., 1962.
Cox, Harvey, 1."The Silencing of Leonardo Boff: The Vatican and the Future of World Christianity", Meyer-Stone Books, Oak-Park, IL., 1988; 2. "Many Mansions: A Christian's Encounter With Other Faiths", Collins, London, 1988; 3. Military Chaplains: From a Religious Military to a Military Religion, Abingdon Press, 1971.
Cross, Colin, Who Was Jesus, Barnes & Nobles Books, New York, 1993.
Crossan, John Dominic, Who Killed Jesus?, Harper, San Francisco, 1996.
Croucher, Paul, Buddhism in Australia, 1848-1988, New South Vales University Press, AU., 1989
Daleiden, Joseph L., The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, New York, 1994
Dalian, Robert, Dieu Contre Dieu, Édité par l'Homme Lucide, France, 1974
Dareff, Hal, The Story of Vietnam, Avon Books, New York, 1966.
Davies, A. Powell, The Meaning of the Dead Sea Scrolls, A Mentor Book, New York, 1956.
Davies, J. G., The Early Christian Church, Barnes & Nobles Books, New York, 1995.
DeBlassie, Paul, Toxic Christianity, Crossroad, New York, 1992.
Đỗ Mạnh Tri, Ngón Tay và Mặt Trăng, Đường Sống xuất bản, Cali., 1997
Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Văn Nghệ Publishing Co., CA., 1993.
Đỗ Quang Hưng, Một Số Vấn Đề Lịch Sử Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam, Đại Học Tổng Hợp Hà-Nội, 1991.
Ducey, Michael H., Outgrowing Catholicism, The Windhover Press, Madison, WI 1990
Dunn, Joseph, The Rest of Us Catholics: The Loyal Opposition, Templegate Publishers, Illinois, 1994.
Durant, Will & Ariel, The Age of Voltaire, MJF Books, New York, 1992
Eaton, Frederick Heese, Scandalous Saints, Own Pub., CA, 1994
Ellul, Jacques, The Subversion of Christianity, William B. Eerdmans Publishing Company, Michigan, 1986.
Ferm, Deane William, Third World Liberation Theologies, Orbis Book, New York, 1987
Flamini, Roland, Pope, Premier, President, McMilland Pub., New York, 1980.
Floyd, William, Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941.
Foner, Philip S., The Life and Major Writings of Thomas Paine, A Citadel Press Book, New York, 1993
Foote, G.W., Bible Romances, The Pioneer Press, London, 1922
Forest, Alain & Tsuboi, Yoshiharu, Catholicism et Sociétés Asiatiques, L'Harmattan, Tokyo, 1988
Fricke, Weddig., The Court-Martial of Jesus: A Christian Defends The Jews Against The Charge of Deicide, Grove Weidenfeld, New York, 1990.
Friedman, Richard Elliott, 1. Who Wrote The Bible?, Harper & Row, Publishers, New York, 1989; 2. The Disappearance of God, Little, Brown & Co., New York, 1995
Funk, Robert W. & Hoover, Roy W. & The Jesus Seminar, The Five Gospels: What Did Jesus Say?, Scribner, New York, 1996
Gaylor, Annie Laurie, Betrayal of Trust, Clergy Abuse of Children, Freedom from Religion Foundation, WI, 1988.
Gauvin, Marshall J., One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922
Gibbon, Edward, The Decline and Fall of the Roman Empire, Hartcourt, Brace and Company, New York 1960.
Graham, Lloyd M., Deceptions & Myths of the Bible, The Citadel Press Book, New York, 1995.
Granfield, Patrick, The Limits of the Papacy, Crossroad, New York, 1990.
Greeley, Andrew M., 1. The Jesus Myth, Doubleday, New York, 1971; 2. The Catholic Myth, Charles Scribner's Sons, New York, 1990.
Green, Ruth Hurmence, 1. The Book of Ruth, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1982; 2. The Born Again Skeptic's Guide to the Bible", Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979.
Greenleaf, Richard E., The Roman Catholic Church in Colonial Latin America, Alfred A. Knopf, New York, 1971
Guillemin, Henri, Malheureuse Église, Éditions Du Seuil, Paris, 1992
Hammer, Richard, The Vatican Connection, Chanter Books,New York, 1983.
Hadden, Jeffrey K., Prophetic Religions & Politics, Paragon House, New York, 1986.
Thích Nhất Hạnh, Living Buddha, Living Christ, Riverhead Books, New York, 1995
Hanson, Eric O., The Catholic Church in World Politics, Princeton University Press, New Jersey, 1987
Harris, Michael, Unholy Orders, Tragedy at Mount Cashel, Penguin Books Ltd., Middlesex, England, 1990
Harwood, William, Mythology's Last Gods, Yahweh and Jesus, Prometheus Books, New York, 1992
Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People With The Courage To Doubt, Prometheus Books, New York, 1996.
Hayward, F. H., Questions for Catholics: A Brief Inquiry Into The Catholic Argument, Watts & Co., London, 1928
Hebblethwaite, Peter, In The Vatican: How The Church is Run - Its Personalities, Traditions and Conflicts, Adler & Adler, Maryland, 1986.
Helms, Randel McCraw, Who Wrote The Gospels?, Millennium Press, CA, 1997.
Hitchcock, James, Catholicism & Modernity, Servant Books, Michigan, 1979.
Hobley, Leonard F., Christians and Christianity, Wayland Publishers, England, 1979.
Hoffer, Eric., The True Believer, Harper & Row, New York, 1966.
Hofmann, Paul, O Vatican! A Slightly Wicked View of the Holy See, Congdon & Weed, Inc., New York, 1984.
Humphreys, Christmas, Zen Comes West, Allen & Unwin, London, 1960
Huxley, Julian, Religion Without Revelation, A Mentor Book, New York, 1957.
Hyers, Conrad, The Comic Vision and the Christian Faith, The Pilgrim Press, New York, 1981.
Ide, Arthur Frederick, Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican, AA Press, TX, 1987.
Imbens, Annie & Jonker, Ineke, Christianity & Incest, Fortrss Press, MN, 1992.
Ingersoll, Robert G., 1. Some Mistakes of Moses, Freethought Press Association, New York, 1967; 2. Sixty Five Press Interviews, AAP, Austin, Texas, 1983
John Paul II, Crossing the Threshold of Hope, Alfred A. Knof, New York, 1994.
Jones, Cheslynn & Wainwright, Geoffrey & Yarnold, Edward, The Study of Lithurgy, Oxford University Press, New York, 1978.
Kasmar, Gene, All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995.
Kersten, Holger, Jesus Lived in India: His Unknown Life Before & After the Crucifixion, Element Books Limited, Rockport, MA., 1994.
Kersten, Holger & Gruber, Elmar R., 1. The Jesus Conspiracy: The Turin & The Truth About The Resurrection, Barnes & Nobles Books, New York, 1995; 2. The Original Jesus: The Buddhist Sources of Christianity, Element Books, Inc., Rockport, MA, 1995.
Kirvan, John J., The Infallibility Debate, The Missionary Society, New York, 1971.
Konakis, Gregory, Elaborations, A Self-Published Book, 1995
Kraft, Charles F., Genesis: Beginnings of the Biblical Drama, Board of Missions, New York, 1964.
Kung, Hans, 1. On Being A Christian, Wallaby, New York, 1978; 2. Infallible? An Inquiry, Doubleday, New York, 1971.
Lamb, Helen B., Vietnam's Will To Live, Monthly Review Press, New York, 1972
Las Vergnas, Georges, Pourquoi J'ai Quitté L'Église Romaine, Imprimerie Les Comtois, Besancon, France 1956
Lê, Nicole-Dominique, Les Missions-Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam, Mouton & Co., France, 1975.
Lê Trọng Văn, 1. Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm, NXB Mẹ Việt Nam, CA., 1989; 2. Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng, San Diego, CA., 1996; 3. Pétrus Trương Vĩnh Ký: Tuyển Tập, San Diego, CA., 1996.
Lea, Henry Charles, The Inquisition of the Middle Ages, Barnes & Nobles Books, New York, 1993.
Leclercq, Jacques, Christianity and Money, Hawthorn Books, New York, 1960.
Lernoux, Penny, 1.Cry of the People, Penguin Books, New York, 1991; 2. People of God, Penguin Books, New York, 1989
Lewis, Joseph, 1. Ingersoll: The Magnificent, AA Press, Texas, 1983; 2. The Bible Unmasked, The Freethought Press Association, New York, 1941.
Lewis, Norman, The Missionaries: God Against The Indians, Penguin Books, New York, 1988.
Lorulot, André, 1. Les Secrets des Jésuites, Herblay, France, 1933; 2. Lourdes: La Vérité sur les Visions de Brenadette. Le Mercantilisme de la Grotte, Herblay (Seine-et-Oie), France, 1933.
Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc, Lửa Thiêng, Saigon, 1973
Lý Chân, Thầy Là Ai? Tài Liệu Nghiên Cứu Phúc Âm, Canada, 1997
Lynch, Christopher Owen, Selling Catholicism: Bishop Sheen and the Power of Television, The University Press of Kentucky, 1998.
Maccoby, Hyam, The Mythmaker: Paul and The Invention of Christianity, Barnes & Nobles, New York, 1986.
Manhattan, Avro, 1. The Vatican's Holocaust, Ozark Books, Springfield, MO., 1986; 2. The Vatican Billions, Paravision Books, London, 1972; 3. Catholic Imperialism and World Freedom, Watts & Co., London, 1952; 4. Vietnam: Why Did We Go?, Chick Publications, CA., 1984
Martin, Malachi, 1. The Keys to this Blood, A Touchtone Book, New York, 1990; 2. Rich Church, Poor Church, G.P. Putnam's Sons, New Yok, 1984.; 3. The Decline and Fall of the Roman Church, Bantam Books, New York, 1983; 4. The Jesuits, The Society of Jesus, and The Betrayal of the Roman Catholic Church, Simon & Schuster, New York, 1987.
Martin, Michael, The Case Against Christianity, Temple University Press, Philadelphia, 1991
Martin, Ralph, A Crisis of Truth: The Attack on Faith, Morality, and Mission in the Catholic Church, Servant Books, Michigan, 1982.
McCabe, Joseph, 1. The Vatican's Last Crime: How The Black International Joined the World-Plot Against Freedom, Liberalism, and Democracy, Haldeman-Julius Co., Kansas, 1941; 2. Rome Puts the Blight on Culture: The Roman Church the Poorest in Cutlure and Richest in Crime, Haldeman-Julius Publications, Kansas 1942; 3. The Church: The Enemy of the Workers. Rome is the Natural Ally of All Exploiters, Haldeman-Julius Publications, Kansas 1942; 4. The Truth About The Catholic Church, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1926; 5. The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-Box, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1942
McLeod, Mark W., The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874, Praeger, New York, 1991
McLoughlin, Emmet, 1. American Culture and Catholic Schools, Lyle Stuart, Inc., New York, 1960; 2. People's Padre, Beacon Press, Boston, 1961; 3. Crime and Immorality in the Catholic Church, Lyle Stuart, Inc., New York, 1962; 4. Letters to an Ex-Priest, Lyle Stuart, Inc., New York, 1965
Minerbi, Sergio I., The Vatican & Zionism, Oxford University Press, New York, 1990.
Monk, Maria, The Awful Disclosures of Maria Monk: The Hidden Secrets Of Convent Life, Random House, London, 1997
Morlat, Patrice, La Répression Coloniale au Vietnam (1908-1940), L'Harmattan, Tokyo, 1990.
Mott, George F. & Dee, Harold M., Middle Ages, Barnes & Nobles, New York, 1967.
Muggeridge, Malcom., The End of Christendom, W. B. Eerdmans Pub., Michigan, 1980.
Murphy, Paul I., La Popessa: The Controversal Biography of Sister Pascalina, The Most Powerful Woman in Vatican, Warner Books, New York, 1993.
Nguyễn Kha & Trần Chung Ngọc, Nguyễn Trường Tộ: Thực Chất Con Người và Di Thảo, Giao Điểm, Cali., 1998
Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư: 1954-1963, Tác giả Tự xuất bản, Seattle, 1998.
Nguyễn Xuân Thọ, Histoire de la Pénétration Francaise au Viet Nam (1858-1897), Trung Tâm Văn Hóa Linh Sơn, HI., 1993
Nguyệt Đam & Thần Phong, Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm, Tác Giả Xuất Bản, Saigon, 1964.
Nichols, Peter, The Politics of the Vatican, Frederick A. Praeger, Publishers, New York, 1968
Nickell, Joe, 1. The Shroud of Turin, Prometheus Books, New York, 1983; 2. Inquest on the Shroud of Turin, Prometheus Books, New York, 1987.
Obianyido, Anene, Christ or Devil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, Delto Publications Limited, 1988
O'Brien, George Dennis, God and the New Haven Railway, and why Neither One is Doing Very Well, Beacon Press, Boston, 1986
O'Brien, John A., The White Harvest: A Symposium on Methods of Convert Making, The Newman Press, Maryland, 1952.
O'Connor, John., The People Versus Rome, Random House, New York, 1969.
O'Hair, Madalyn & John Murray, All The Questions You Ever Wanted To Ask American Atheists, AA Press, Austin, Texas, 1986.
Padchi, The Holy Humbugs, Arivagam, Sri Lanka.
Pagels, Elaine, The Gnostic Gospels, Random House, New York, 1979
Paris, Edmond, Genocide in Satellite Croatia: 1941-1945, The American Institute for Balkan Affairs, Chicago, 1961
Peters, Edward, Inquisition, The Free Press, New York, 1988.
Petersen, Norman R., Literary Criticism for New Testament Critics, Fortress Press, PA, 1978
Pettifer, Julian & Bradley, Richard, Missionaries, BBC Books, London, 1990.
Picknett, Lynn & Prince, Clive, Turin Shroud, In Whose Image? The Shocking Truth Unweiled, Bloomsbury, London, 1994.
Pigott, Adrian, Freedom's Foe - The Vatican, The Pioneer Press, 1965
Plaidy, Jean, The Spanish Inquisition, Barnes & Nobles Books, New York, 1994
Rajneesh, B.S., Priests & Politicians: The Mafia of the Soul, The Rebel Publishing House, Cologne, Germany, 1987
Ranke-Heinemann, Uta, Eunuchs For The Kingdom of Heaven, Penguin Books,New York, 1991.
------- , Putting Away Childish Things, Harper-Collins Pub., San Francisco, 1995
Rappoport, Angelo S., The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of The Popes, Barnes & Nobles Books, New York, 1995
Rausch, David A., A Legacy of Hatred: Why Christians Must Not Forget the Holocaust, Moody Press, Chicago, 1984
Reese, Thomas J., In The Vatican: The Politics and Organization of the Roman Catholic Church, Harvard University Press, MA., 1996
Remsburg, John E., False Claims, The Truth Seeker Company, New York, 1928
Rice, David, Shattered Vows, Priests Who Leave, William Morrow & Co., Inc., New York, 1990
Robinson, John J., Dungeon, Fire and Sword, M. Evans & Company, Inc., New York, 1991.
Peter de Rosa, Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Crown Publishers, New York, 1988
Ruethe, Rosemary, Liberation Theology, Paulist Press, New York, 1972.
Russell, Bertrand, Why I Am Not A Christian, A Touchtone Book, New York, 1957
Russer, Maximilian F., Authority in the Roman Catholic Church, Vantage Press, New York, 1991
Sangharakshita, Buddhism & the West: The Integration of Buddhism Into Western Society, Windhorse Publications, Glasgow, Australia, 1992
Schoenherr, Richard & Young, Lawrence, Full Pews and Empty Altars, The University of Wisconsin Press, WI., 1993
Schweitzer, Albert., The Psychiatric Study of Jesus, Beacon Press, Boston, 1948
Scott, Nathan A., The Tragic Vision and the Christian Faith, Asssociations Press, New York, 1957
Sebba, Anne, Mother Teresa: Beyond The Image, Doubleday, New York, 1997.
Seldes, George, The Vatican Crisis, Julian Messner, Inc., New York, 1945
Schmitt, Karl M., The Roman Catholic Church in Modern Latin America, Alfred A. Knoff, New York, 1972.
Schonfield, Hugh J., The Passover Plot, Bantam Books, New York, 1966
Schweitzer, Albert, The Psychiatric Study of Jesus, The Beacon Press, Boston, MA., 1948.
Sipe, A.W. Richard, Sex, Priests, and Power: An Anatomy of a Crisis, Brunner/Mazel Publishers, New York, 1995
Smith, Charles M., How To Become a Bishop Without Being Religious, Doubleday, New York, 1965.
Smith, Wilfred Cantwell, The Faith of Other Men, A Mentor Book, New York, 1965.
Solignac, Pierre, The Christian Neurosis, Crossroad, New York, 1982.
Spinoza, Benedict de, A Theologico-Political Treatise, Dover Pub., New York, 1951.
Spong, John Shelby, 1. Rescuing The Bible From Fundamentalism: A Bishop Rethinks The Meaning of Scripture, Harper, San Francisco, 1991; 2. Resurrection: Myth or Reality? A Bishop's Search For The Origins of Christianity, Harper Collins Pub., New York, 1994; 3. Born of a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, Harper, San Francisco, 1992; 4. Why Christianity Must Change or Die: A Bishop Speaks To Believers in Exile, Harper, San Francisco, 1998.
Steinhauser, Gerhard R., Jesus Christ - Heir To The Astronauts, Abelard-Schuman Ltd., New York, 1975
Thiering, Barbara, Jesus and the Riddle of the Dead Sea Scrolls, Harper, San Francisco, 1988.
Thomas, Gordon & Witts, Max Morgan, Pontiff, A Signet Book, New York, 1983.
Trần Văn Kha, 1. Thời Đại Mới, Văn Nghệ, CA., 1992; 2. Phá Ngục Tù (Viết cùng Trần Thiên Thanh), Văn Nghệ, CA., 1997.
Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Đấy, Đồng Thanh, CA., 1996
Trần Tam Tĩnh, Dieu et César: Les Catholiques dans L'Histoire du Vietnam, Sudestasie, Paris, France, 1978 (Bản tiếng Việt: Thập Giá và Lưỡi Gươm, nxb Trẻ)
Treece, Henry, The Crusades, A Mentor Book, New York, 1964.
Tuck, Patrick J.N., French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914: A Documentary Survey, Liverpool University Press, G.B., 1987.
Voas, David, The Bad News Bible: The New Testament, Prometheus Bo\oks, New York, 1995.
Wallace-Hadrill, J. M., The Barbarian West: The Early Middle Ages, Harper TorchBooks, New York, 1960.
Walsh, William Thomas, Characters of the Inquisition, Kennedy & Sons, New York, 1940.
Watts, Alan W., Myth and Ritual in Christianity, Beacon Press, Boston, 1971
White, Andrew D., A History of the Warfare of Science With Theology in Christendom, Prometheus Books, New York, 1993.
Williams, Paul L., Everything You Always Wanted To Know About The Catholic Church But Were Afraid To Ask For Fear of Excommunication, Doubleday, New York, 1989.
Wolf, James G., Gay Priests, Harper & Row, San Francisco, 1989
Woodward, Kenneth L., Making Saints, A Touchtone Book, New York, 1990.
Yamamoto, Kosho, Buddhism in Europe, Karinbunko, 1967
Zindler, Frank R., Greatest Hits From Ohio, AA Press, TX, 1991.
Ziolkowski, Theodore, Fictional Transfiguration of Jesus, Princeton University Press, NJ, 1972.
- Le Cléricalisme: Voilà l'Ennemi! Les Meilleures Pensées Anticléricales de Ferdinand Buisson, Léon Gambetta, Émile Combes, Victor Hugo [..et al], Herblay (Seine et Oise), Éditions de l'Idée Libre, 1937
- Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II, Nhiều Tác Giả, Giao Điểm, CA., 1995.
- Holy Bible, The New King James Version, American Bible Society, New York 1982
- The Holy Bible, New International Version, International Bible Society, CO., 1984.
- Ki Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại, Nhiều Tác Giả, NXB Văn Hóa, USA, 1996.
- A. De Rhodes: Người Đầu Tiên Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam và Chữ Quốc Ngữ, Giao Điểm, CA., 1998
- Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tuyển Tập I, 1994; Tuyển Tập II, 1998, Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, Texas
- Tây Dương Gia Tô Bí Lục, Lê Trọng Văn xuất bản, San Diego, CA., 1992
- Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước (Bản Diễn Ý), Văn Phẩm Nguồn Sống Phát Hành, 1994.
- Tin Tức Trên Báo Chí và TV.
2. Sách Lược Truyền Đạo và Chính Trị Gia Tô La Mã Giáo:
1. Unholy Trinity: How The Vatican's Nazi Networks Betrayed Western Intelligence to the Soviets, Mark Aarons & John Loftus; 2. The Vatican Empire, Nino Lo Bello; 3. American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; 4. a. Gia Tô Thực Dân Sử Liệu, b. Sách Lược Gia Tô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu, c. Gia Tô Thực Dân Chính Sử, Chu Văn Trình; 5. Pope, Premier, President, Roland Flamini; 6. Catholicisme et Sociétés Asiatiques, Alain Forest & Yoshiharu Tsuboi; 7. The Roman Catholic Church in Colonial Latin America, Richard E. Greenleaf; 8. The Catholic Church in World Politics, Eric O. Hanson; 9. Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam, Nicole-Dominique Lê; 10. The Missionaries: God Against the Indians, Norman Lewis; 11. a. Catholic Imperialism and World Freedom, b. Vietnam: Why Did We Go?, c. The Vatican's Holocaust, Avro Manhattan; 12. The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874, Mark W. McLeod; 13. The Politics of the Vatican, Peter Nichols; 14. Christ or Evil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, Anene Obianyido; 15. The Holy Humbugs, Padchi; 16. Missionaries, Julian Pettifer & Clive Prince; 17. The Roman Catholic Church in Modern Latin America, Karl M. Schmit; 18. Histoire de la Pénétration Francaise au Vietnam (1858-1897), Nguyễn Xuân Thọ; 19. Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt-Nam, Cao Huy Thuần; 20. Dieu et César: Les Catholiques dans L'histoire du Vietnam, Trần Tam Tĩnh; 21. French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914, Patrick J.N. Tuck.
3. Phân tích và phê bình Thánh Kinh:
1. The X-Rated Bible: An Irreverend Survey of Sex in the Scriptures, Ben Edward Akerley; 2. A History of God, Karen Armstrong; 3. The Bible Handbook, W.P.Ball, G.W. Foote et al..; 4. a. The Gospel of Love Versus Crime, b. The Shadow of the Deamon, Jack Bays; 5. Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Ernie Bringa; 6. Dieu Contre Dieu, Robert Dalian; 7. Christianity Cross-Examined, William Floyd; 8. Bible Romances, G.W. Foote; 9. Who Wrote the Bible?, Richard Elliott Friedman; 10. One Hundred Contradictions in the Bible, Marshall J. Gauvin; 11. Deceptions and Myths of the Bible, Lloyd M. Graham; 12. a. The Book of Ruth, b. The Born Again Skeptic's Guide to the Bible, Ruth Hermence Green; 13. Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus, William Harwood; 14. Some Mistakes of Moses, Robert G. Ingersoll; 15. All the Obscenities in the Bible, Gene Kasmar; 16. The Bible Unmasked, Joseph Lewis; 17. The Case Against Christianity, Michael Martin; 18. a. Resurrection: Myth or Reality, b. Born a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, John Shelby Spong; 19. Jesus and the Riddle of the Dead Sea Scrolls, Barbara Thiering; 20. The Bad News Bible: The New Testament, David Voas; 21. Fictional Transfiguration of Jesus, Theodore Ziolkowski; 22. The Five Gospels: What Did Jesus Say?, The Jesus Seminar.
4. Cấu trúc độc tài toàn trị của chế độ giáo hoàng:
1. The Papacy and the Modern World, Karl Otmar Von Aterin; 2. The Pope and the Mavericks, Louis Baldwin; 3. The Decline and Fall of the Medieval Papacy, L. Elliot Binns; 4. American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; 5. Church: Charism & Power, Leonardo Boff; 6. The Final Superstition, Joseph L. Daleiden; 7. The Rest of Us Catholics: The Loyal Opposition, Joseph Dunn; 8. The Limits of the Papacy, Patrick Granfield; 9. A Modern Priest Looks at his Outdated Church, James Kavanaugh; 10. The Infallibility Debate, John J. Kirvan; 11. Infallible? An Inquiry, Hans Kung; 12. The Keys to this Blood, Malachi Martin; 13. The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-Box , Joseph McCabe; 14. Freedom's Foe - The Vatican, Adrian Pigott; 15. Authority in the Roman Catholic Church, Maximilian F. Russer; 16. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa.
5. Linh mục bỏ đạo:
1. Pourquoi J'ai Quitté L'Église Romaine, Georges Las Vergnas; 2. Why I Left The Roman Catholic Church, Charles Davis; 3. Letters To An Ex-Priest, Emmett McLoughlin; 4. Shattered Vows, Priests Who Leave, David Rice; 5. Full Pews and Empty Altars, Richard Schonherr & Lawrence Young.
6. Linh Mục cưỡng bách tình dục trẻ em và nữ tín đồ, đồng giới tình dục :
1. Lead Us Not To Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Childrenư, Jason Berry; 2. A Gospel of Shame: Children, Sexual Abuse, and the Catholic Church, Elinor Burkett & Frank Bruni; 3. Betrayal of Trust: Clergy Abuse of Children, Annie Laurie Gaylor; 4. Unholy Orders: Tragedy at Mount Cashel, Michael Harris; 5. Sex, Priests, and Power: An Anatomy of a Crisis, A.W. Richard Sipe; 6. Gay Priests, James G. Wolf.
1. The Bad Popes, E.R. Chamberlin; Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican, Arthur Frederick Ide; 2. Christianity & Incest, Annie Imbens & Ineke Jonker; 3. The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of the Popes, Angelo S. Rappoport; 4. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét