Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Matsushita – Lợi ích xã hội và lợi ích doanh nghiệp


Bảo Trân
Có lẽ không ai trong giới kinh doanh không biết đến ông, một trong số ít những ông chủ nghiệp đoàn lớn, một nhà quản lý tài ba, là biểu tượng chính trong giai đoạn phát triển kinh tế "thần kỳ” của Nhật Bản trước chiến tranh thế giới lần thứ 2 – Konusuke Matsushita.
Lịch sử lẫy lừng
Năm 1918, ông thành lập Công ty công nghiệp điện tử Matsushita. Với phong cách quản lý sáng tạo và những chiến lược marketing, công ty công nghiệp điện tử Matsushita không ngừng lớn mạnh, để rồi trở thành một tập đoàn thống trị các mặt hàng điện tử và lĩnh vực trang thiết bị dưới các thương hiệu Panasonic, Jechnics và Quasar, sản xuất ra khoảng 14.000 loại sản phẩm khác nhau, từ chiếc đèn xe đạp tới chiếc ti vi, những con chíp điện tử dùng cho máy tính. Công ty của ông có tới 120.000 công nhân làm việc ở khắp các nước trên thế giới, doanh thu mỗi năm lên tới hơn 40 tỷ đô la. Đặc biệt trong nhiệm kỳ của ông, công ty đã đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 49,5 tỷ đô la - một con số đáng nể lúc bấy giờ.
Ngày nay công ty công nghiệp điện tử Matsushita có gần 276.000 nhân viên làm việc trên toàn thế giới với mức doanh thu lên tới 59,2 tỉ đô la.
Kunusuke Matsushita không chỉ nổi tiếng với những thành tích gặt hái được trong kinh doanh. Ông còn nổi lên với hình ảnh là một nhà quản lý bậc thầy. Những triết lý kinh doanh của ông đã được các nhà quản lý kinh tế đánh giá rất cao. Ngày nay triết lý kinh doanh của ông đã trở thành ngọn đuốc sáng, là kim chỉ nam cho những nhà kinh doanh và quản lý kinh tế. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người Nhật Bản tôn xưng ông là "vị chúa tể trong lĩnh vực quản lý".
Trong cuốn sách "Kiếm tìm sự thịnh vượng" của ông, ông đã đề cập tới vấn đề: “...mục tiêu cuối cùng của sản xuất là để xoá bỏ đói nghèo và tạo ra sự thịnh vượng...", có lẽ chính vì thế mà ông đã cố gắng tăng lượng sản phẩm sản xuất ra với chất lượng cao, hạ thấp chi phí để tạo ra những sản phẩm có giá thành rẻ hơn, tạo điều kiện cho mọi người dân đều có thể tiêu dùng được sản phẩm. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu con đường giúp ông tìm ra được phương pháp quản lý đầy sáng tạo của mình mà ông đã kể lại trong “kiếm tìm sự thịnh vượng"
Vào đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, trong khi các ngành sản xuất lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo theo những đợt suy thoái kinh tế lâu dài và trầm trọng, nhiều công ty phá sản, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử. Với trên 200 loại sản phẩm ở 4 lĩnh vực hoạt động chính là máy dây điện cố định, thiết bị điện nhiệt, đài radio, đèn và ắc quy khô, công ty công nghiệp điện tử Matsushita cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi. Nhưng bằng những nỗ lực cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt, chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ. Cùng với đó là việc lựa chọn phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm hợp lý đúng đắn nhất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng với nhu cầu và mong muốn của họ...
Sau một thời gian, công ty đã chặn đứng đà suy thoái, vượt qua khủng hoảng và từng bước có sự tăng trưởng ổn định. Cuộc "thoát hiểm" của công ty công nghiệp điện tử Matsushita đã làm những người trong giới kinh doanh điện tử hết sức kinh ngạc. Họ càng kinh ngạc hơn nữa khi chỉ trong một thời gian ngắn; công ty đã phục hồi nhanh chóng và đang có đà tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững. Ngay cả những nhân viên làm việc trong công ty cũng cảm thấy vui sướng và tự hào với thành quả mà công ty đã đạt được. Sự tăng trưởng bền vững đó càng củng cố thêm niềm tin của họ vào tương lai sáng lớn của công ty và việc thăng tiến của bản thân họ. Điều này đã làm cho tinh thần làm việc của người lao động đẩy lên cao, tinh thần đoàn kết, cố gắng hết sức vì công ty đã được phát huy mạnh mẽ.

Cuộc suy thoái đã cho Konosuke Matsushita những bài học quý giá, giúp ông đưa ra những nguyên tắc phương pháp quản lý công ty, đặc biệt là về quản lý nhân sự. Ông cho rằng phải "sản xuất” ra con người trước khi sản xuất ra sản phẩm. "Sản xuất" ra con người chính là việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho họ, tạo môi trường làm việc thuận lợi nhất, thoái mái nhất cho họ. Việc khen thưởng tuỳ theo giá trị sáng kiến của công nhân...có thể nói, sự suy thoái đã biến thành một cuộc cải tổ trong phương pháp quản lý của ông. Chính vì thế kể từ đó trở đi, thành tích và năng lực của đội ngũ nhân viên được cải thiện và nâng lên rõ rệt.
Khi nền kinh tế khôi phục, các ngành sản xuất kinh doanh đã ổn định trở lại. Ngành điện tử cũng phục hồi nhanh chóng, mở ra: hướng phát triển mới hứa hẹn gặt hái được những thành công to lớn. Trong bối cảnh ấy, Konosuke Matsushita nôn nóng muốn thực hiện những hoài bão đã ấp ủ từ lâu. Đó là việc làm thế nào để mở rộng quy mô công ty, mở rộng thị trường, đa dạng hoá, cải tiến sản phẩm để đưa sản phẩm tới tất cả các nước trên thế giới. Đồng thời ông cũng trăn trở việc làm thế nào để vừa không ngừng phát triển công ty lại vừa đảm bảo hài hòa lợi ích xã hội với lợi ích của doanh nghiệp.
Trong một lần tiếp xúc với một người khách hàng, một người bạn của ông, ông đã được nghe kể về niềm vui đối với lòng tin tín ngưỡng mà ông ta tìm thấy trong tôn giáo của mình. Tuy nhiên lúc đó, ông chưa tin rằng tín ngưỡng tôn giáo có thể làm cho con người mạnh mẽ lên, tin tưởng vào cuộc sống, để từ đó họ chiến thắng mọi thứ.
Sau nhiều lần từ chối lời mời thăm viếng ngôi đền ông quyết định đến thăm để tìm hiểu và làm rõ về những điều đang nghi hoặc.
Ông bạn vừa dẫn ông đi thăm ngôi đền vừa giới thiệu về nguồn gốc và mục đích của tôn giáo mà ông ta đang theo đuổi.
Quang cảnh kiến trúc khổng lồ và tráng lệ của ngôi đền không làm ông ấn tượng bằng sự sạch sẽ đến ngạc nhiên của nó. Sàn nhà cũng như đồ vật trong ngôi đền đều được lau dọn sạch sẽ, sáng bóng, không một hạt bụi. Điều đó, cho ông câu hỏi "chẳng lẽ những người làm việc ở đây lại cần mẫn đến thế sao"?
Tiếp đến, ông được dẫn vào gian tưởng niệm người sáng lập ra giáo phái, khi đó đang được xây dựng. Đó là một tòa nhà lớn đã dần được định hình. Ông nhìn thấy có rất nhiều người đang nỗ lực làm việc, trên người mồ hôi ướt đẫm. Khi được biết đó đều là những người theo giáo phái, họ tự hiến sức mình để xây dựng và bảo vệ thánh đường. Lúc này, ông mới quan sát lại những tín đồ say sưa với công việc. Trên gương mặt của họ thể hiện một niềm tin mãnh liệt, niềm vui được cống hiến công sức cho thánh đường dù công việc có cực nhọc đến đâu. ông rất đỗi kinh ngạc. Một lần nữa ông phải tự đặt câu hỏi "tại sao họ lại có thể làm việc một cách say sưa đến vậy? Niềm tin tôn giáo là như thế ư"?
Giữa trưa, họ xuống tới chân đồi, Matsushita được đưa tới thăm nhà máy gỗ. Một nhà máy nằm ở khu vực rộng rãi, bên trong bộn bề những máy móc thiết bị, tiếng ồn phát ra cho thấy cường độ lao động ở đây rất cao. Gần 100 công nhân đang miệt mài biến lượng gỗ lớn thành những cái cột, dầm, xà để phục vụ cho việc xây dựng của thánh đường. Lượng gỗ lớn đó là do những người theo giáo phái trên toàn quốc hiến tặng. Matsushita chăm chú quan sát những người công nhân. Giữa tiếng gầm của máy móc, giữa tiếng rền rỉ của những chiếc cưa khổng lồ họ vẫn không mất tập trung, vẫn say sưa với công việc. Ông cảm thấy có cái gì đó rất trang nghiêm, linh thiêng, và chính cái đó đã tạo ra bầu không khí làm việc hết sức khẩn trương, thận trọng và nghiêm túc. Ông thật sự cảm phục. Từ lúc bước vào ngôi đền, những sự kiện, những công việc và những con người đã liên tiếp gây cho ông sự kinh ngạc thầm thán phục và kính trọng họ, những con người chỉ có một niềm tin duy nhất, niềm tin đối với tôn giáo của họ. Niềm tin ấy đã làm cho họ yêu quý và gắn bó với công việc hơn, niềm tin ấy cũng giúp họ vượt qua được gian khổ, vất vả, giúp họ chiến thắng bản thân mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng chính là lời giải đáp cho những mối nghi ngờ của Konosuke Matsushita. Ông xúc động thật sự khi tận mắt chứng kiến tinh thần làm việc của các tín đồ. Ông đã hiểu thế nào là sức mạnh của tôn giáo, cái sức mạnh mà ông cho rằng không có thực đã truyền cảm hứng, niềm tin đến cho từng người công nhân và trong cả những công việc họ đang làm.
Và bài học từ một ngôi đền
Rời ngôi đền, ông kết thúc chuyến đi đầy xúc động và đáng nhớ. Không những thế, nó đã mở ra cho ông một con đường mới, con đường phát triển công ty trở thành một tập đoàn kinh tế có uy tín trên thế giới sau này.
Trở về nhà, ông bắt đầu suy nghĩ về tôn giáo. Có điều gì đó mà ông có thể học được từ những gì tai nghe mắt thấy - từ cái cách nó lớn mạnh và phát triển, từ cách mà những thành viên của giáo phái lao vào công việc xây dựng với sự năng nổ, như một cái đồng hồ. Có phải nó được bắt nguồn từ những lời kêu gọi, sự vận động, động viên, khơi dậy trong mỗi con người một niềm tin vào một thứ tôn giáo chân chính của những vị đứng đầu giáo phái. Hay bởi họ tìm thấy ở tôn giáo của họ những chỉ dẫn, lời khuyên giúp họ vượt qua được khó khăn, những nỗi nhọc nhằn của cuộc sống. Tất cả những điều đó đều chứng tỏ rằng tôn giáo đã tập hợp họ lại thành một khối đoàn kết, cho họ biết họ phải làm gì và làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một tín đồ. Đó chẳng phải tôn giáo cũng trở thành một nhà quản lý giỏi hay sao?
Ông suy nghĩ, trăn trở về mối quan hệ giữa tôn giáo và công việc quản lý ?
Nếu tôn giáo là một mục đích thánh thần nhằm dẫn dắt con người thoát khỏi đau khổ và hướng họ vươn tới cuộc sống hạnh phúc và thanh thản. Công việc quản lý cũng thiêng liêng như thế, xét về khía cạnh mục tiêu cuối cùng của sản xuất là để xoá đói giảm nghèo, lạc hậu và tạo ra sự giàu có, thịnh vượng. Xóa bỏ đói nghèo vẫn luôn là một trách nhiệm, một nhiệm vụ thiêng liêng và là mục đích phấn đấu cao cả nhất trong cuộc sống của con người. Muốn đạt được điều đó con người phải không ngừng nỗ lực làm việc và sáng tạo ra của cải vật chất cho mình và cho xã hội. Sản xuất nhằm làm cho cuộc sống của con người trên trái đất sung sướng hơn, phong phú hơn, đó là sứ mệnh cao cả của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp.

Để chất lượng cuộc sống con người tốt hơn, hạnh phúc hơn không chỉ là sự thanh thản trong tâm hồn mà còn cần cả nguồn vật chất dồi dào phục vụ cho cuộc sống của họ. Sự thanh thản trong tâm hồn và sự giàu có về vật chất là không thể tách rời, nó tựa như hai bánh xe của cỗ xe ngựa vậy. Matsushita đi đến kết luận: "quản lý một tổ chức tôn giáo và một doanh nghiệp đều thiêng liêng như nhau và đều có những mục tiêu cần thiết cho cuộc sống.
Matsushita ước muốn cho công ty ông làm ăn phát đạt các công nhân làm việc trong công ty ông cũng hăng say, tận tâm tận lực như những tín đồ làm việc trong giáo phái kia. Muốn vậy ông phải tạo cho họ được một niềm tin, một niềm tin tự nguyện chứ không phải niềm tin do những quy tắc hay điều lệ gò bó. Ông cũng nhận ra rằng những phương pháp quản lý trước đây có điều bất ổn. Bởi nó chưa tạo được sự thoái mái, thuận lợi cho nhân viên của ông. Họ đi làm để kiếm tiền nhưng họ không thể làm việc hết mình khi chưa tìm được niềm tin nào từ doanh nghiệp. Khơi dậy tình yêu sự tin tưởng đối với công việc cũng như việc khơi dậy niềm tin vào tôn giáo, trong các tín đồ. Khi và chỉ khi họ nhận ra niềm tin ấy, họ mới có thể hết lòng vì công việc, coi công việc và công ty như những thứ thân thiết và thiêng liêng với họ, như tín đồ coi tôn giáo và thánh đường như máu thịt của mình.
Ông cũng chỉ ra nguyên nhân thất bại trong kinh doanh đó là do các nhà quản lý tự cho mình là trung tâm, đưa ra những quy định bó buộc các nhân viên của mình, coi họ đơn thuần chỉ là những người công nhân làm thuê. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân họ. Họ coi việc đạt được lợi nhuận tối đa là mục tiêu hàng đầu bỏ qua lợi ích của người lao động, lợi ích xã hội. Họ coi doanh nghiệp là mục tiêu kiếm lời trước mắt và bám chặt vào những phương pháp quản lý, những tập quán kinh doanh đã lỗi thời.
Sự chuyển biến trong nhận thức của ông sau chuyến thăm ngôi đền đã thực sự rõ ràng. Đặc biệt khi ông cho tiến hành cải tổ lại tổ chức điều hành công ty theo một phương pháp mới, một sứ mệnh mà theo ông đó là con đường đúng đắn nhất đưa công ty Matsushita đến với thành công.
Ông đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện cái sứ mệnh cao cả ấy, kế hoạch về việc công ty công nghiệp điện tử Matsushita sẽ thực thi sứ mệnh của mình ra sao, cũng như những nguyên tắc nhất định để dẫn dắt công ty trong thời gian 250 năm. Đây quả là một kế hoạch dài hạn đầy tham vọng của Konosuke Matsushita. Và thực tế, sự phát triển bền vững của công ty Matsushita trong suốt mấy thập kỷ qua đã chứng minh sự đúng đắn con đường mà ông đã chọn.
Vào ngày 5-5-1932, ông tổ chức buổi họp công bố cuộc cải tổ bắt đầu thực thi sứ mệnh mới của công ty với nhân viên. Ông bắt đầu bằng việc đưa đến cho nhân viên của mình một thông điệp thể hiện lòng quyết tâm và sự tin tưởng vào con đường đã chọn. Ông không áp đặt cho họ những ý tưởng của mình nhưng ông đề nghị nhân viên cùng hợp tác, san sẻ ý tưởng đó với ông. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những cống hiến của đội ngũ nhân viên đã góp phần tạo dựng và phát triển công ty từ ngày đầu thành lập - khi còn là một công ty gia đình.
Ông đưa ra bản tuyên bố viết tay về sứ mệnh của công ty đầy tâm huyết, bằng những ngôn từ cô đọng nhất, thể hiện được sự đoàn kết nhất trí một lòng của toàn công ty, đưa công ty vượt qua được mọi thử thách. Trong bản tuyên bố ấy có đoạn viết. "Ý chí tiên phong của chúng ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết và chúng ta đang hướng tới một tương lai tươi sáng và chúng ta đang gánh vác trọng trách nặng nề trước xã hội". Sau buổi tuyên bố về sứ mệnh của công ty và tiến hành quản lý điều hành công ty theo phương pháp mới Konosuke Matsushita đã thật sự bất ngờ khi nhận thấy sự thay đổi lớn lao trong công ty.
Đó là tinh thần làm việc của công ty được đẩy lên mức cao nhất. Ở đâu, ông cũng bắt gặp được cái hình ảnh mà ông đã nhìn thấy ở những tín đồ trong ngôi đền kia: đó là sự hết mình trong công việc, sự nỗ lực tuyệt vời cái mà trước đó ông chưa bao giờ cảm nhận được ông đã thành công. Ước muốn cháy bỏng của ông đã trở thành hiện thực. Ông cho công bố rộng rãi bẩy nguyên lý vàng trong quản lý đối với nhân viên của mình:
1. Đóng góp cho xã hội
2. Ngay thẳng và trung thực
3. Hợp tác và tinh thần đồng đội
4. Nỗ lực không ngừng để cải thiện
5. Lịch sự và khiêm tốn
6. Thích nghi
7. Biết ơn

Ông đề cao việc doanh nghiệp hướng mục tiêu phấn đấu của mình vào việc phục vụ xã hội. Bằng cách đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất, chất lượng cao nhất, tiện ích cao nhất và giá thành phù hợp với mọi đối tương khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là đòn bẩy giúp cho các doanh nghiệp không ngừng cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm, kích thích sự phát triển. Tuy nhiên, Matsushita lại không chấp nhận dùng những thủ đoạn, mánh khoé trong kinh doanh để giành giật, chiếm đoạt chiến thắng bằng mọi giá. Ông cho rằng muốn chiến thắng đối thủ phải bằng tài năng của mình, đoàn kết hợp tác là sức mạnh để giành chiến thắng.
Đối với khách hàng, Matsushita cho rằng để thu hút họ về phía mình không gì bằng đưa cho họ những sản phẩm phù hợp là dịch vụ sau bán hàng tốt nhất.
Việc đưa ra một sản phẩm có chất lượng cao, nhiều tính năng và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng là rất quan trọng. Nhưng việc tạo dựng một niềm tin tưởng vào sản phẩm, vào công ty nơi khách hàng còn quan trọng hơn thế nhiều. Hãy để cho khách hàng thấy rằng họ được đối xử công bằng, trước sau như một là "thượng đế" theo đúng nghĩa. Chỉ có như vậy công ty mới có thêm ngày càng nhiều khách hàng trung thành, nhân tố quan trọng mang lại thành công cho doanh nghiệp.
Ngày nay, với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của công ty Matsushita, người ta mới thấy rằng ngài Konosuke Matsushita quả đúng là "vị chúa tể trong lĩnh vực quản lý ". Sự lựa chọn con đường phát triển doanh nghiệp gắn với sự tiến bộ và phát triển của xã hội là đúng đắn. Lợi ích của doanh nghiệp cũng chính là lợi ích của các cá nhân. Lợi ích của doanh nghiệp cũng chính là lợi ích của toàn xã hội.
Matsushita đã kết hợp với được cả ba lợi ích: cá nhân - tập thể - xã hội trên cùng một con đường là con đường chân chính nhất, bền vững nhất đưa tới sự thành công rực rỡ của công ty công nghiệp điện tử Matsushita trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét