Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
Những giả thiết viển vông về ngày Trái Đất bị hủy diệt
21:42
Hoàng Phong Nhã
No comments
Cuộc sống của con người chưa bao giờ là vô tận, đôi khi chúng ta không thể biết mình sẽ ra đi vào lúc nào và theo cách nào. Tuy nhiên luôn có những giả thiết về những tai nạn dẫn đến sự diệt vong của cả thế giới loài người.
Những bằng chứng khoa học được đưa ra
khiến chúng ta bị mơ hồ và lo sợ về Ngày Tận thế. Vài giả thiết "viển
vông" sau đây có thể sẽ làm chính bạn phải suy nghĩ khi chúng có thể
khiến Trái đất tận diệt ngay tức khắc.
Nhiều người cho rằng, nếu thật sự có
Ngày Tận thế, việc được chết bởi núi lửa phun trào là điều “may mắn” bởi
bạn sẽ bị thiêu rụi ngay lập tức và gần như không có cảm giác đau đớn.
Còn với những ai cố gắng thoái khỏi dòng dung nham đang lan tràn khắp
hành tinh ấy thì rồi họ cũng hóa thành cát bụi, đôi khi còn tồi tệ hơn.
Sau Tận thế, Trái đất sẽ chìm vào Kỷ
Băng Hà lần nữa. Tro bụi và mảnh vụn từ trận phun trào sẽ phủ kín bầu
khí quyển hàng ngàn năm và che lấp Mặt trời. Khí hậu sẽ trở nên vô cùng
khắc nghiệt, tới mức Trái đất không thể tồn tại sự sống được nữa và tất
cả sinh vật sẽ bị tuyệt chủng.
Trong Kỷ Băng Hà, chúng ta sẽ chết vì
lạnh bởi bị đóng băng, nhưng cũng có thể, ta chết vì đói, khát hoặc bệnh
tật. Giai đoạn kinh khủng ấy kéo dài ít nhất là vài tuần hoặc có thể
tới vài tháng.
Điều đó không khác gì bạn phải nhận một
chiếc vé mời “trải nghiệm” địa ngục. Và hẳn nhiên, không ai muốn mình
phải chịu một cái chết từ từ và đau đớn.
Đúng như tên gọi, nếu hố đen nhân tạo có
xuất hiện và phá hủy hành tinh này thì đó hoàn toàn là lỗi của chúng
ta. Vài năm trước, rất nhiều nhà khoa học đã tập hợp với nhau lập thành
tổ chức CERN (European Organization for Nuclear Research - Tổ chức
nghiên cứu hạt nhân châu Âu) và chế tạo thành công chiếc máy Large
Hadron Collider (LHC) – máy gia tốc hạt.
Chiếc máy gia tốc hạt này được đặt dưới
lòng đất gần biên giới Thụy Sĩ - Pháp và có chu vi lên đến 27km. Có tới
trên 10.000 nhà vật lý và nhà nghiên cứu khoa học từ 85 quốc gia làm
việc tại đây. Vậy tại sao cỗ máy lại có kích thước khổng lồ như vậy?
Để trả lời ngắn gọn cho câu hỏi trên, ta
có thể hiểu như sau: Cỗ máy càng lớn thì có bộ gia tốc càng mạnh, bộ
gia tốc càng mạnh thì tạo ra gia tốc lớn, từ đó vụ va chạm càng mạnh.
Bằng việc tạo va chạm giữa các hạt cơ
bản - hạt proton, các nhà khoa học tạo ra những quả cầu lửa nhỏ, hay là
những vụ nổ Big Bang quy mô nhỏ, trong đó chứa đựng các điều kiện của vũ
trụ thời kì sơ khai.
Từ đây, các chuyên gia có thể tìm hiểu
được chuyện gì đã diễn ra trong thời kì đó. Với kết quả thu được, các
nhà nghiên cứu sẽ có thể dễ dàng tìm hiểu được bản chất của vũ trụ.
Trước ngày chiếc máy được hoàn tất vài
tháng, mọi người đều lo sợ nó sẽ chẳng may tạo ra một hố đen ngay lập
tức nuốt chửng Trái đất. Theo lý thuyết thì hố đen bắt nguồn từ một điểm
rất nhỏ sau đó nó sẽ nuốt tất cả mọi thứ để lớn lên (ví dụ như bằng một
ngón tay thì nó sẽ phát triển thành một bàn tay và cứ thế phát triển).
Hoặc nó cũng sẽ gây ra một phản ứng dây
chuyền gây nên các vụ nổ. Rồi con người và thế giới sẽ bị xóa sổ hoàn
toàn. Không cần nói thêm nhiều về hố đen, nhiều người cũng có thể tưởng
tượng được sức mạnh hủy diệt không thể ngăn cản của nó. Giờ đây, chỉ cần
một trục trặc nhỏ trong quá trình nghiên cứu thôi, cả nhân loại chúng
ta sẽ bị diệt vong bởi quá hiểu biết.
Cho đến giờ, khoa học đã có những bước
phát triển vượt bậc vươn ra tận vũ trụ. Chúng ta đã nghiên cứu rất nhiều
không gian bao la ngoài kia và nhận thức được nhiều hiểu biết cũng
những mối hiểm họa khôn lường.
Hiểm họa được nhắc tới nhiều thường là
những vụ va chạm thiên thạch. Trên thế giới đã có rất nhiều dấu vết từ
những vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến nay có khoảng trên 1.050
mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31.000 tài liệu ghi
chép về thiên thạch.
Mặc dù con người đã nghĩ ra rất nhiều
cách để ngăn chặn chúng như phóng tên lửa hay dùng nhiệt lượng để làm
thay đổi quỹ đạo thiên thạch, tất cả đều chỉ dừng ở mức lý thuyết, chỉ
có tác dụng với những thiên thạch vừa và nhỏ (khoảng vài trăm đến vài
nghìn kilogam).
Bởi nếu có một thiên thạch khổng lồ lao
vào Trái đất thì những biện pháp trên đều vô dụng. Lúc đó bạn buộc phải
chấp nhận rằng, Ngày Tận thế đã đến.
Cũng gần giống với sự phun trào của siêu
núi lửa, sự diệt vong của va chạm thiên thạch có thể xảy ra theo 2
cách. Nếu không thể thoát khỏi bán kính ảnh hưởng của va chạm thì tất cả
mọi người đều bị nhấn chìm ngay tức khắc. Nhìn một cách tích cực, ngay
trước khi chết bạn vẫn có thể được chứng kiến một cảnh tượng hùng vĩ.
Sau đó, những ảnh hưởng từ vụ va chạm sẽ
khiến phần còn lại Trái đất trở thành địa ngục. Nếu như bạn có thể được
cảnh báo trước về trận núi lửa phun trào để di tản thì va chạm thiên
thạch có thể xảy ra bất cứ nơi đâu.
Tất cả những gì bạn có thể làm chỉ là
ngồi đợi ngày tàn của thế giới. Việc thiếu ánh sáng Mặt trời khiến cho
cả Trái đất thiếu đi nguồn sống. Nước uống, thức ăn, bầu không khí trong
sạch … và cuối cùng là sự sống - tất cả đều biến mất.
Sao Nơ-tron là một dạng hình thái - một
trong những khả năng về sự kết thúc của quá trình tiến hóa sao. Một sao
Nơ-tron được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao
lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh.
Các ngôi sao đặc mà có khối lượng nhỏ
hơn 1,44 khối lượng Mặt trời khi chết sẽ tạo nên những sao lùn trắng.
Các ngôi sao lớn hơn ba tới năm lần khối lượng Mặt Trời, nếu có suy sụp
hấp dẫn diễn ra sẽ dẫn tới sự hình thành hố đen.
Rồi một ngày Trái đất sẽ chết đi khi không còn năng lượng trong lõi. Ngày này tuy còn rất xa nhưng là điều không thể tránh khỏi.
Trong những giả thiết khác của Ngày Tận
thế, chúng ta vẫn còn vài cơ hội mỏng manh để tránh khỏi sai lầm dẫn đến
Tận thế hoặc kéo dài sự sống sau đó. Khi Trái đất trở thành sao lùn
trắng, mọi thứ sẽ chấm hết.
Thế giới chúng ta đã từng biết, nền văn
minh chúng ta đã từng có sẽ không còn tồn tại. Con người vẫn thường hay
nói đến giải pháp tìm một hành tinh khác để sinh sống nhưng thực tế điều
đó cũng viễn tưởng như ý nghĩ ta có thể sống bất tử vậy.
Tất nhiên những giả thiết đáng sợ về
Ngày Tận thế trên đều là chuyện không thể xảy ra. Giờ thì hãy cứ tận
hưởng hiện tại tốt đẹp của mình đi!
Tiêu đề đã được KhoaHoc.com.vn đổi lại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét