Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
Vì sao doanh nghiệp phát hành trái phiếu?
20:43
Hoàng Phong Nhã
No comments
Là chủ một doanh nghiệp, khi cần tiền, có lẽ bạn
thường nghĩ đến việc vay ngân hàng. Tuy nhiên, trái phiếu cũng là công
cụ rất hiệu quả trong việc huy động vốn. Vậy phát hành trái phiếu có ưu
điểm gì? Có bao nhiêu loại trái phiếu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua
bài viết sau đây.
Khi
các doanh nghiệp cần huy động vốn, phát hành trái phiếu cũng là một
cách. Một trái phiếu có chức năng giống một khoản vay giữa nhà đầu tư và
doanh nghiệp. Nhà đầu tư đồng ý đưa cho doanh nghiệp một lượng tiền
nhất định, trong một thời gian nhất định để đổi lại, họ được trả lãi
định kỳ trong khoảng thời gian thoã thuận. Khi khoản vay đến ngày đáo
hạn, tiền vốn ban đầu của nhà đầu tư sẽ được hoàn trả.
Nguồn: Internet
Quyết
định phát hành trái phiếu thay vì chọn phương pháp huy động vốn khác có
thể phụ thuộc nhiều yếu tố. Việc so sánh đặc tính và lợi ích của trái
phiếu với các phương pháp huy động tiền mặt phổ biến khác giúp ta hiểu
rõ lý do các doanh nghiệp thường xem xét việc phát hành trái phiếu khi
cần huy động tiền mặt để tài trợ cho các hoạt động của mình.
1. Trái phiếu so với vay ngân hàng (Bonds Versus Banks)
Vay
ngân hàng có lẽ là cách tiếp cận nhiều người thường nghĩ ngay đến khi
họ cần tiền. Điều đó dẫn tới câu hỏi: “Tại sao một doanh nghiệp lại phát
hành trái phiếu thay vì chỉ cần vay tiền ngân hàng?” Như mọi người,
doanh nghiệp có thể vay mượn từ ngân hàng, nhưng phát hành trái phiếu
lại thường là một dự kiến thu hút hơn. Lãi suất doanh nghiệp trả cho các
nhà đầu tư trái phiếu (bond investors) thường thấp hơn lãi suất họ phải
trả để có được khoản vay từ ngân hàng. Vì số tiền trả lãi trích một
phần từ lợi nhuận doanh nghiệp, và doanh nghiệp kinh doanh là để kiếm
lời, nên tối thiểu hoá tiền lãi phải trả cho các khoản vay là một điều
cần đặc biêt cân nhắc. Đó là một trong những lý do vì sao các doanh
nghiệp “khoẻ mạnh” (healthy companies) tuy có vẻ không cần tiền nhưng
thường phát hành trái phiếu khi lãi suất đang ở mức cực thấp. Khả năng
vay lượng tiền lớn với lãi suất thấp đem lại cho doanh nghiệp khả năng
đầu tư vào sự phát triển, cơ sở hạ tầng và nhiều kế hoạch khác.
Phát
hành trái phiếu cũng đặc biệt đem lại cho doanh nghiệp sự tự do hơn
trong hoạt động vì họ thấy phù hợp – thoát khỏi những ràng buộc liên
quan tới các khoản vay ngân hàng. Hãy xem xét rằng, chẳng hạn người cho
vay thường yêu cầu doanh nghiệp phải đồng ý một loạt các giới hạn, như
là không được phát hành thêm nợ hoặc không được mua lại công ty
(corporate acquisitions), đến khi khoản vay đã được trả đầy đủ. Những
ràng buộc như vậy có thể cản trở việc kinh doanh và giới hạn một số
quyền điều hành (operational options). Phát hành trái phiếu giúp doanh
nghiệp huy động vốn mà không chịu bất cứ trói buộc nào.
2. Trái phiếu so với cổ phiếu (Bonds Versus Stock)
Phát
hành cổ phiếu, nghĩa là cấp quyền sở hữu doanh nghiệp theo tỷ lệ cho
những nhà đầu tư để đổi lấy tiền, cũng là một cách phổ biến doanh nghiệp
dùng để huy động vốn. Dưới góc độ doanh nghiệp, có lẽ đặc tính thu hút
nhất của việc phát hành cổ phiếu chính là tiền kiếm được từ việc bán cổ
phiếu không cần phải hoàn trả. Dù sao phát hành cổ phiếu cũng có nhược
điểm và điều đó khiến việc sử dụng trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn.
Đối
với trái phiếu, doanh nghiệp cần huy động vốn có thể tiến tục phát hành
trái phiếu mới miễn là họ tìm được những nhà đầu tư sẵn sàng cho vay.
Việc phát hành trái phiếu mới không ảnh hưởng tới quyền sở hữu hoặc cách
thức tổ chức của doanh nghiệp. Phát hành cổ phiếu, mặt khác tăng lượng
cung cổ phiếu bổ sung vào lưu thông, nghĩa là thu nhập trong tương lai
phải được chia cho nhiều cổ đông hơn. Điều này có thể làm giảm chỉ số
doanh thu trên cổ phần (earnings per share - EPS), và làm giảm số tiền
đi vào túi của chủ doanh nghiệp. EPS là một trong những chỉ số các nhà
đầu tư nhìn vào khi đánh giá sức khoẻ doanh nghiệp. Một chỉ số EPS giảm
dần nói chung khiến người ta nghĩ rằng công ty đang phát triển không
thuận lợi.
Phát
hành nhiều cổ phiếu hơn đông nghĩ với việc quyền sở hữu bị chia sẻ ra
cho một lượng lớn các nhà đầu tư, mà điều này thường khiến cho mỗi cổ
phần của chủ sở hữu có giá trị thấp hơn. Vì nhà đầu tư mua cổ phiếu để
kiếm lời, pha loãng giá trị các khoản đầu tư của họ không phải là một
điều có lợi. Bằng cách phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể né
tránh hậu quả này.
Nhiều thông tin hơn nữa về trái phiếu (More About Bonds)
Phát
hành trái phiếu giúp doanh nghiệp thu hút lượng lớn các nhà đầu tư một
cách hiệu quả. Việc quản lý rất đơn giản, bởi vì tất cả các trái chủ
(bondholders) nhận các thoã thuận như nhau với cùng một mức lãi suất và
cùng một ngày đáo hạn. Doanh nghiệp cũng hưởng lợi từ tính linh động
trong việc chào bán các loại trái phiếu khác nhau sẵn có cho họ. Nhìn
lướt qua vài loại trái phiếu là bạn có thể thấy được tính linh động này.
Đặc
tính cơ bản của trái phiếu – chất lượng tín dụng và kỳ hạn – là những
yếu tố quyết định mang tính nguyên tắc của lãi suất trái phiếu. Về mặt
kỳ hạn trái phiếu, doanh nghiệp nào cần tài trợ trong ngắn hạn có thể
phát hành trái phiếu đáo hạn trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp nào cần
tài trợ trong dài hạn có thể dãn các khoản vay đến 10, 30, 100 năm hoặc
hơn nữa. Cái gọi là “trái phiếu vĩnh cửu” (perpetual bonds) không có
ngày đáo hạn, nhưng lãi chia cũng là vĩnh viễn.
Chất
lượng tín dụng xuất phát từ sự phối hợp giữa sự phát hành sức khoẻ tài
chính doanh nghiệp và độ dài các khoản vay. Sức khoẻ tốt hơn và thời hạn
ngắn nhìn chung khiến doanh nghiệp trả lãi ít hơn. Điều ngược lại cũng
đúng, với những doanh nghiệp có sức khoẻ tài chính yếu hơn và những
doanh nghiệp nào phát hành nợ dài hạn nhìn chung bị buộc phải trả lãi
suất cao hơn nhằm lôi kéo nhà đầu tư cho vay.
Nguồn: Internet
Các loại quyền chọn trái phiếu (Types of Bond Options)
Một
trong những quyền chọn thú vị hơn mà doanh nghiệp có chính là có nên
cung trái phiếu được đảm bảo bởi tài sản hay không. Trái phiếu trao cho
nhà đầu tư quyền đòi sở hữu tài sản cơ bản của công ty, trong trường hợp
doanh nghiệp không có khả năng trả lãi như hứa hẹn hoặc không thể hoàn
trả khoản cho vay, loại này được biết đến với tên gọi “nợ thế chấp”
(“collateralized” debt). Trong tín dụng tiêu dùng (consumer finance),
một khoản vay mua xe hoặc khoản thế chấp mua nhà là những ví dụ cho loại
nợ này. Doanh nghiệp cũng có thể phát hành nợ không được đảm bảo bởi
tài sản cơ bản. Trong tín dụng tiêu dùng, nợ thẻ tín dụng (credit card)
và hoá đơn tiện ích (utility bills) là ví dụ cho các khoản vay không có
thế chấp (uncollateralized loans). Các khoản vay loại này được gọi là
“nợ không đảm bảo” (“unsecured” debt). Nợ không đảm bảo có rủi ro cao
hơn cho nhà đầu tư, do đó nó thường có lãi cao hơn nợ thế chấp.
Trái
phiếu trả ngay (Callable bonds) là một lựa chọn khác. Chúng có chức
năng giống các loại trái phiếu khác nhưng điểm đặc biệt là nhà phát hành
có thể chọn cách trả hết nợ trước khi đến ngày đáo hạn chính thức.
Trái
phiếu chuyển đổi (Convertible bonds) cũng đáng xem xét. Loại trái phiếu
này cũng vận hành như các loại trái phiếu khác, nhưng tạo cơ hội cho
nhà đầu tư chuyển trái phiếu đang nắm giữ của họ thành một lượng cổ
phiếu đã được quy định trước. Trong điều kiện hoàn hảo, những sự chuyển
đổi này giúp nhà đầu tư hưởng lợi từ sự tăng giá cổ phiếu và cung cấp
cho công ty khoản vay không cần hoàn trả.
Lời kết (The Bottom Line)
Với
doanh nghiệp, thị trường trái phiếu rõ ràng đưa ra nhiều cách vay vốn
hơn. Dưới góc độ nhà đầu tư, thị trường trái phiếu cũng rất đáng xem
xét. Lựa chọn đa dạng, khác nhau từ các loại trái phiếu và lãi suất,
giúp nhà đầu tư chọn các khoản đầu tư liên hệ mật thiết với nhu cầu vốn
cá nhân (personal funding needs). Những lựa chon đa dạng cũng có nghĩa
là nhà đầu tư nên tự kiểm tra để chắc rằng họ biết mình đang bỏ tiền vào
đâu, kiếm được bao nhiêu và khi nào họ nhận lại được. Vì nhà đầu tư
không quen với thị trường trái phiếu, nên nhà tư vấn tài chính có thể
cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn và hướng dẫn cũng như các khuyến nghị đầu
tư nhất định và cho những lời khuyên. Họ cũng cung cấp cái nhìn tổng
quan về rủi ro khi đầu tư trái phiếu, như là vấn đề lãi suất tăng, rủi
ro bị hoàn trả trước hạn (call risk) và dĩ nhiên nguy cơ doanh nghiệp
phá sản sẽ gây tổn thất một phần hoặc toàn bộ tiền đầu tư của bạn.
Nguồn: Investopedia.com
Nguyễn Hoàng Thịnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét