- Giá mở (open)
- Giá đóng (close)
- Giá cao (high)
- Giá thấp (low)
Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
Cơ bản về biểu đồ - Các khung thời gian
20:44
Hoàng Phong Nhã
No comments
Biểu đồ và khung thời gian giao dịch là những yếu tố
cơ bản để bạn phân tích và xác định chiến lược giao dịch - Ngắn , trung ,
dài hạn. Vì vậy , trong phạm vi bài viết dưới đây , chúng tôi xin cung
cấp cho các nhà đầu tư những yếu tố cơ bản về đồ thị và frame time để
thuận lợi trong việc phân tích
Biểu đồ thanh
Mỗi thanh tương ứng hiệu quả giá thành trong một thời gian cụ thể.Những
giai đoạn này có thể dài bằng một tháng hay ngắn như một phút, và biểu
đồ hàng ngày là phổ biến nhất.
OHLC là từ viết tắt của 4 phần tử hiển thị trên một thanh giá điển hình:
• Giá mở cửa - Open
• Giá cao nhất - High
• Giá thấp nhất - Low
• Giá đóng cửa - Close
Giá mở cửa và đóng cửa :
Giá mở cửa được lấy từ lần giao dịch đầu tiên trong ngày ( hoặc khung
thời gian đầu tiên ). Các nhà đầu tư có xu hướng giao dịch tại giá mở
cửa của thị trường, thông qua phản ứng của giá đóng cửa ngày hôm trước.
Giá đóng cửa được lấy từ lần giao dịch cuối cùng trong ngày ( hoặc khung
thời gian cuối cùng ). Tổ chức đầu tư thường xem diễn biến trong ngày
và lượng đơn đặt hàng đối với những điểm đóng cửa. Giá mở cửa cho biết
hướng vận động của thị trường và mức giá đóng cửa đại diện (trong hầu
hết các trường hợp) một cái nhìn hợp lý hơn về phản ứng thị trường cuối
ngày
Mở và đóng là chỉ có ý nghĩa về mặt thời gian với những bứt phá nhất
định trong các vị thế giao dịch dài hạn như ngày hoặc tuần. Các nhà đầu
tư nên bỏ qua các yếu tố này khi nhìn nhận các góc độ đầu tư ngắn hạn -
Giao dịch intraday với các khung thời gian phút hoặc giờ
Độ dao động :
Dao động giá là khoảng cách chênh lệch giữa của giá cao nhất và thấp
nhất được giao dịch trong một ngày (hoặc khung thời gian).
Kiểm soát
Đối với mỗi giao dịch thì phải có một người mua và một người bán - vì
vậy con số thực tế của người mua và người bán luôn luôn là như nhau.
Nếu tiềm năng người mua( lượng cầu) nhiều hơn người bán ( lượng cung) ở
mức giá hiện tại, áp lực mua sẽ buộc giá lên cho đến khi cân bằng được
tái lập. Điều ngược lại xảy ra nếu lượng người bán nhiều hơn người mua -
giá sẽ bị buộc phải giảm. Giữa lượng cung và cầu bên nào lớn hơn là có
kiểm soát .
Từ giá đóng cửa , chúng ta có thể xác định các giá trị liên quan :
• Giá đóng cửa trước đó;
• Vùng dao động giá
• Giá mở cửa.
Candlestick (hay còn được gọi là candle – nến Nhật)
Được sử dụng bởi người Nhật từ thế kỉ 17. Nguyên tắc của Candle rất
đơn giản và được đúc kết từ những yếu tố sau: - “Như thế nào” (Biến động
giá) quan trọng hơn “Tại sao” (tin tức, tác động của thị trường) - Tất
cả các thông tin đều được hiển thị trên giá - Người mua và người bán
trên thị trường dựa trên tác động của kì vọng và cảm xúc (hay tham vọng
và sự sợ hãi) - Biến động giá không phản ánh giá trị thật .
Candestick được xây dựng bởi 4 yếu tố :
Khung candle hay còn gọi là thân candle có màu trắng hay đen tùy
theo vào mức giá. Nếu đóng mở cao hơn giá mở, ta có candle trắng (while
candle). Nếu giá đóng thấp hơn giá mở, ta có candle đen (black candle).
Đường kẻ phía trên và phía dưới thân candle thể hiện giá cao nhất / thấp
nhất của candle và còn được gọi là chân candle hay còn gọi là bóng của
candle (shadow). Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu (open) và kết
thúc (close) trong 1 khung thời gian ( 1min, 5min, 15min… 1day, 1week)
trong khi phần chân (phần bóng) thể hiện phần giá giao dịch nằm ngoài
phạm vi giá mở và giá đóng.
Mua – Bán:
Thân candle càng dài, sức mua / sức bán càng mạnh. Ngược lại, thân candle ngắn thể hiện biến động giá thấp.
Candle trắng thể hiện sức mua. Thân càng dài, sức mua càng mạnh, là
dấu hiệu người mua kì vọng cao vào thị trường lên. Nếu nhìn vào tổng
quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng xuống, candle trắng dài cho
thấy người mua đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá lên
trở lại.
Candle đen thể hiện sức bán. Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là
dấu hiệu người bán kì vọng cao vào thị trường xuống. Nếu nhìn vào tổng
quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng lên, candle đen dài cho
thấy có người bán đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá
xuống.
Vị thế mua và bán dài hạn
Do sự phức tạp của các vị thế kinh doanh, đặc biệt là khi giao dịch
trong các hợp đồng tương lai và quyền chọn , thương nhân tránh các điều
khoản mua và bán ngắn hạn , và đề cập đến vị trí nắm giữ hoặc bán khống
dài hạn
Vị thế mua :
Long going có nghĩa là mua một tài sản , thông qua việc đầu cơ giá
tăng hoặc một hợp đồng tương lai với mục đích thu lợi nhuận từ sự gia
tăng trong giá của các tài sản đã kí kết ban đầu.
Vị thế bán :
Going short nghĩa là bán tái sản ra , bán một quyền chọn mua hoặc
tham gia một hợp đồng tương lai với mục đích thu lợi nhuận từ một sự suy
giảm trong giá của các tài sản mình đã mua. Trong ngắn hạn yêu cầu bạn
phải vay chứng khoán để giao hàng, như bạn đã bán một tài sản bạn không
sở hữu. Mục đích là để mua sau đó, khi giá đã giảm, phải hoàn trả chứng
khoán vay mượn. Vị thế bán ngắn hạn thường chỉ trong một thời gian vài
ngày và chỉ nên thực hiện bởi các thương nhân giàu kinh nghiệm với sự hỗ
trợ của nhà môi giới của họ.
Nếu bạn chỉ kinh doanh bên thị trường dài hạn, Vị thế bán nên được
hiểu như là một tín hiệu để đóng bất kỳ vị trí mua dài hạn nào khác
Entry = Mở một vị thế mua hoặc bán .
Exit = Đóng một vị thế mua hoặc bán.
Take Profit = Tất toán 1 vị thế mua hoặc bán
Time Frames - Khung thời gian
Thị trường thường có nhiều xu hướng tại cùng một thời điểm :
Lý thuyết Dow cho rằng thị trường có thể chia ra làm nhiều xu thế
kéo dài từ ngắn hạn (vài ngày) đến dài hạn (1 đến vài năm) tạo nên 1 chu
kỳ vận động chung
Chu kỳ thị trường có thể bao gồm :
• Xu hướng dài hạn ( hay xu thế cấp I ) được diễn ra từ 1 đến vài năm , được xem là xu thế chính của thị trường
• Xu hướng trung hạn (hoặc xu thế cấp 2 ) được diễn ra từ 3 tuần đến 6 tháng , được coi là xu thế điều chỉnh
• Xu thế ngắn hạn ( xu thế cấp 3 ) được diễn ra từ 1 đến vài ngày , xen kẽ giữa xu thế cấp I và II
Điều quan trọng cần ghi nhớ xu hướng dài hạn ảnh hưởng đến xu hướng ngắn hạn là gì?.
Trong một xu hướng tăng , việc tập trung vào xu hướng mạnh hơn sự
điều chỉnh. Trong một xu thế giảm , điều chỉnh chủ yếu là mạnh hơn so
với tập trung vào xu hướng.
Điều kiện bất thường có thể được tạo ra bởi sự tương tác của chu kỳ
trong các khung thời gian khác nhau. chúng có thể bù trừ cho nhau hoặc
chúng có thể chồng chéo lên nhau và hành động theo cùng một hướng, dẫn
đến hình thành một đỉnh hoặc đáy của giai đoạn
Phân tích biểu đồ
Để tránh việc nhầm lẫn sự dịch chuyển trên biểu đồ hàng ngày ( Daily )
hoặc trong ngày (Intraday ) . Ta nên phân tích biểu đồ từ 2 khung thời
gian trở lên:
1. Xác định mức độ và hướng của xu hướng dài hạn và đánh giá hiệu quả của chúng trên các khung thời gian ngắn hạn được giao dịch.
2. Sau đó phân tích các khung thời gian ngắn hạn được giao dịch.
Ước tính độ dài của chu kỳ bằng cách đo thời gian thực hiện giữa 2
đỉnh liên tiếp ( Downtrend) hoặc 2 đáy liên tiếp ( Uptrend )
Good Trade & Take care !
TA Team
0 nhận xét:
Đăng nhận xét