Sau khi giới thiệu với các bạn cơ bản về chỉ báo kỹ
thuật và mục đích sử dụng , xin giới thiệu với các bạn các
loại chỉ báo và ưu nhước điểm của chúng
Đôi khi các nhà đầu cơ bỏ qua các hành động giá của chứng khoán và chỉ
tập trung vào một chỉ báo. Chỉ báo lọc hành động giá thông qua các công
thức. Như vậy, chúng không phản ánh trực tiếp các hành động giá. Điều
này cần được xem xét khi áp dụng phân tích. Nên nhớ rằng, bất kỳ phân
tích với một chỉ báo nên được đi kèm với các hành động của giá. Đặt
những câu hỏi về các hành động giá của chứng khoán như là : “Hành động giá ngày càng mạnh hơn hay yếu đi ? ”
Mặc dù các chỉ báo tạo ra các tín hiệu mua và bán rõ ràng, nhưng các
tín hiệu này cần được kiểm chứng bằng các công cụ phân tích kỹ thuật
khác. Một chỉ báo có thể phát tín hiệu mua, nhưng nếu biểu đồ giá hình
thành một mẫu hình tam giác xuống với một loạt các đỉnh giảm, vì vậy chỉ
báo đó có thể là một tín hiệu sai.
Trên biểu đồ cặp tiền tệ UJ ( USD/JPY) trong khung thời gian 4 giờ ,
RSI từ tháng 11 đến tháng 12 , hình thành một phân kỳ giảm giá điều đó
có nghĩa là tín hiệu bán đã xuất hiện, nhưng thực tế giá cổ phiếu không
phá vỡ ngưỡng hỗ trợ mà lại có xu hướng tăng mạnh hơn và có thể phá vỡ
mức kháng cự trước đó. Điều này có nghĩa là tín hiệu của RSI không được
xác nhận bởi đồ thị giá của cổ phiếu. Cuối cùng vào ngày 11 tháng 12
,tín hiệu mua xảy ra khi cổ phiếu đã phá vỡ kháng cự của mẫu hình tam
giác hướng lên ( Ascending Triangle ) .
Trong phân tích kỹ thuật, đọc các chỉ báo là một nghệ thuật. Cùng một
chỉ báo có thể biểu hiện các hành động khác nhau khi áp dụng cho các cổ
phiếu khác nhau. Có thể chỉ báo này đối với VNM ( Vinamilk) là tốt còn
đối với HAG ( Hoàng Anh Gia Lai ) thì không. Thông qua việc phân tích và
nghiên cứu cẩn thận, quan điểm của chúng ta về các chỉ báo khác nhau sẽ
thay đổi theo thời gian. Thông qua đó, hình thành nên sở thích khác
nhau của mỗi người về các chỉ báo.
Ngày nay có hàng trăm chỉ báo được sử dụng, và nhiều chỉ báo mới được
tạo ra mỗi tuần. Các phần mềm phân tích kỹ thuật đi kèm với rất nhiều
chỉ báo đã được xây dựng, thậm chí cho phép người dùng tạo nên các chỉ
báo của riêng mình. Lựa chọn một chỉ báo để theo dõi có thể là một nhiệm
vụ khó khăn. Ngay cả với sự ra đời của hàng trăm chỉ báo mới, chỉ có
một số ít thực sự đưa ra quan điểm khác nhau và đáng chú ý. Lạ ở chỗ,
những chỉ báo thường được sử dụng nhiều nhất lại là những chỉ báo lâu
đời và được kiểm chứng theo thời gian.
Khi lựa chọn một chỉ báo để phân tích cần phải cẩn thận và hợp lý . Nỗ
lực sử dụng 5 chỉ báo một lúc thường là vô ích. Cách tốt nhất là tập
trung vào hai hoặc ba chỉ báo và nghiên cứu kỹ. Nên lựa chọn các chỉ báo
bổ sung cho nhau, thay vì những chỉ báo tạo ra các tín hiệu tương tự.
Ví dụ, sẽ không cần thiết phải sử dụng hai chỉ báo hiển thị mức quá mua
và bán quá, chẳng hạn như Stochastics và RSI. Cả hai đều đo lường
momentum và cùng có mức quá mua/ quá bán.
CHỈ BÁO LEADING :
Các chỉ báo leading dùng để báo trước biến động giá. Đa phần chúng nói
về sự hình thành của momentum giá trong khoảng thời gian xác định, đó
là thời gian dùng để tính toán các chỉ báo. Ví dụ, một Stochastic
Oscillator 20 ngày sẽ sử dụng hoạt động của giá 20 ngày trước ( Khoảng
một tháng ) trong tính toán của nó. Tất cả các hành động giá trước sẽ bị
bỏ qua. Một vài chỉ số báo trước sự thay đổi phổ biến bao gồm
Commodity Channel Index (CCI) , Momentum , Relative Strength Index
(RSI), Stochastic Oscillator và Williams% R .
Chỉ báo động lực dao động ( Momentum Oscillators)
Nhiều chỉ báo leading có dạng là chỉ báo Momentum Oscillators. Thông
thường , Momentum đo lường tốc độ thay đổi giá chứng khoán. Khi giá
chứng khoán tăng, động lực về giá tăng. Giá chứng khoán tăng càng nhanh,
thì Momentum càng lớn. Một khi mà sự gia tăng này bắt đầu chậm lại ,
Momentum cũng sẽ tăng chậm theo. Khi một chứng khoán bắt đầu rơi vào
trạng thái “ế ẩm”, momentum bắt đầu giảm. Tuy nhiên, một Momentum giảm
xuất hiện trong một giao dịch nằm ngang không đồng nghĩa với một tín
hiệu giảm. Nó đơn giản có nghĩa là động lực đang trở lại mức trung bình.
Chỉ báo Momentum sử dụng công thức khác nhau để đo lường sự thay đổi giá. Trong khi đó RSI (một
chỉ báo động lực dao động) so sánh sự thay đổi trung bình của giá trong
giai đoạn tăng điểm và sự thay đổi trung bình của giá trong giai đoạn
giảm.
Chỉ số RSI
được xây dựng trong phạm vi từ 0 => 100 với vị thế mua xác định khi
RSI < 30 – Tương ứng với vùng quá bán ( Oversold ) và vị thế bán ra
xác định khi RSI > 70 – Tương ứng với vùng quá mua ( Overbought )
Ưu điểm và khuyết điểm của chỉ báo leading
Ưu điểm :
Nhận biết tín hiệu mua/bán sớm. Chỉ số này tạo ra nhiều tín hiệu và
thời cơ để đầu tư. Tín hiệu này có thể báo trước với một sức mạnh hoặc
suy yếu tiềm tàng. Bởi vì nó tạo ra nhiều tín hiệu hơn, chi báo leading
được sử dụng tốt nhất trong việc đầu cơ. Những chỉ báo leading có thể
được sử dụng trong thị trường đầu tư có xu hướng cố định và có xu hướng
đảo chiều. Trong một thị trường đang có xu hướng tăng, tốt nhất là sử
dụng chỉ báo này xác định các vùng quá bán để xuất hiện cơ hội mua.
Trong một thị trường đang có xu hướng giảm, chỉ số này có thể giúp xác
định vùng quá mua để biết cơ hội bán.
Nhược điểm :
Từ tín hiệu ban đầu mang đến triển vọng lợi nhuận cao hơn và từ việc
có lợi nhuận cao hơn dẫn đến rủi ro thực tế lớn hơn. Nhiều tín hiệu là
các tín hiệu sai và các tín hiệu giả. Tín hiệu sai sẽ làm tăng khả năng
thua lỗ. Tín hiệu giả sẽ làm mất khoản phí giao dịch, tăng chi phí cơ
hội và kiểm tra khả năng chịu đựng của giao dịch.
CÁC CHỈ BÁO LAGGING :
Như tên của nó, các chỉ báo lagging theo sau các hành động giá cả và
thường được gọi là chỉ báo theo xu hướng. Hiếm khi, các chỉ báo này dẫn
dắt giá của một cổ phiếu. Chỉ báo theo xu hướng làm việc tốt nhất khi
thị trường chứng khoán có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Những chỉ báo này
sẽ được người ta sử dụng miễn là xu hướng vẫn đang tồn tại. Như vậy,
các chỉ báo này không có hiệu quả trong đầu cơ và thị trường đi ngang.
Nếu được sử dụng để đầu cơ, các chỉ báo theo xu hướng có thể sẽ dẫn đến
nhiều tín hiệu sai và tín hiệu giả. Một số chỉ báo theo xu hướng phổ
biến bao gồm đường trung bình Moving Average (theo cấp số nhân, giản đơn, trọng số, hoặc theo biến) và MACD .
Biểu đồ trên cho thấy tín hiệu mua bán của cổ phiếu VIC ( Vincom )
với đường trung bình giản đơn 21 và đường trung bình giản đơn 60 ngày.
Sử dụng điểm cắt nhau của hai trung bình để tạo ra các tín hiệu, có 7
tín hiệu trong một biểu đồ trên. Trong hai năm này, thị trường chứng
khoán phát triển. Tuy nhiên, nhận thấy rằng ngay sau khi chỉ báo bắt
đầu đi ngang thì các tín hiệu giả bắt đầu xuất hiện. Sử dụng những
đường trung bình dài hạn hơn (di chuyển trung bình 200 và 50 ngày), thì
sẽ có ít tín hiệu giả hơn. Sử dụng những đường trung bình ngắn hạn hơn
(đường trung bình 10 và 50 ngày), thì sẽ có nhiều tín hiệu giả hơn.
Ưu và nhược điểm của chỉ báo lagging
Ưu điểm :
Một trong những ưu điểm chính của các chỉ báo theo xu hướng là khả
năng xác định xu hướng trong dài hạn. Giúp các nhà đầu tư xác định những
cổ phiếu phát triển bền vững trên thị trường, các chỉ báo lagging đem
lại lợi nhuận khổng lồ và dễ sử dụng. Xu hướng này càng dài, càng ít các
tín hiệu và ít giao dịch tham gia
Nhược điểm :
Các chỉ báo lagging thường cho tín hiệu trễ. Vào thời điểm các đường
trung bình giao nhau, một phần đáng kể của xu hướng đã xảy ra.
TA Team
Posted in: Tài chính tiền tệ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét