7. Khủng hoảng đồng Rúp Nga – 1998
Tình trạng tham nhũng, chính sách cải cách kinh tế không đem lại hiệu quả, việc phá giá đồng Rúp và bất ổn chính trị đã khiến cho nước Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện vào giai đoạn cuối thiên niên kỷ.
Thêm vào đó, là nước đang nắm 1/3 lượng dự trự dầu khí của thế giới, kinh tế của Nga phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá của mặt hàng này.
Khi dòng vốn nước ngoài tháo chạy, các ngân hàng gặp nguy đến nổi các khoản vay khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng không còn phát huy được tác dụng. Lợi suất trái phiếu tăng lên đến 200%/năm.
Cuộc khủng hoảng này cũng đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ, với chỉ số Dow Jones có mức sụt giảm vào loại lớn nhất trong lịch sử.
6. Khủng hoàng tài chính Đông Á – 1997
“Điều kỳ diệu” châu Á đã biến thành thảm họa vào tháng 7/1997 khi nhà đầu tư mất niềm tin trầm trọng vào đồng tiền một số nước. Lợi nhuận cao khiến thị trường chứng khoán châu Á rất hấp dẫn, nhưng khi Mỹ cố gắng kiềm chế đà suy thoái bằng cách hạ lãi suất thì thị trường nước này lại hấp dẫn hơn và đẩy châu Á vào thế rủi ro.
Hiệu ứng domino bắt đầu ở Thái Lan lan rộng ra Phillipines, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia và nhiều nước khác, khơi mào cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa có tiền lệ. Chứng khoán Thái Lan sụt giảm 75%, Hồng Kông mất 23%, Singapore bốc hơi 60%.
-
5. Khủng hoảng nợ công châu Âu, 2009 – nay
Không một ai có thể khẳng định chắc chắn cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay bắt đầu từ khi nào, bằng cách nào và khi nào sẽ chấm dứt.
Sự lo lắng của thị trường tăng dần lên qua thời gian và lan rộng khắp các nước, đặc biệt là Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy. Khả năng hoàn trả các khoản nợ của chính phủ và mối liên hệ các khoản nợ này với hệ thống ngân hàng quốc tế là nguồn gốc của các e ngại.
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu còn lan rộng sang Mỹ, làm bùng phát tranh cãi giữa Đảng Cộng hòa và Dân chủ về mức trần nợ và khiến nước Mỹ bị hạ mức tín nhiệm khỏi AAA lần đầu tiên trong lịch sử.
Những rủi ro trong nền kinh tế thế giới như tăng trưởng chậm lại hay nợ công phình to vẫn còn rất lớn trong thời điểm hiện nay.
4. Khủng hoảng dầu mỏ, 1973
Trong bối cảnh bùng nổ cuộc chiến tranh giữa Syria và Ai Cập đối với Israel, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã áp lệnh cấm vận dầu mỏ đối với những nước Ả rập ủng hộ Israel. Khi sản lượng bị suy giảm, giá dầu thô tăng mạnh, đặc biệt là ở Mỹ và Hà Lan.
Lệnh cấm vận này chỉ kéo dài có 5 tháng nhưng còn tác động cho tới ngày nay: các nước OPEC đã nhận ra được sức mạnh của dầu mỏ.
Chỉ trong 6 tuần, chứng khoán Mỹ đánh mất 97 tỷ USD. Các hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản tấn công thị trường bằng các loại xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và bắt đầu chiếm lợi thế cạnh tranh.
Mỹ đưa ra điều luật giới hạn tốc độ xe ở mức 55 dặm/giờ để tiết kiệm xăng. Năm 1977, Tổng thống Carter đã thiết lập Bộ Năng lượng để chuyên phát triển nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ.
3. Đại suy thoái, 2008
Năm 2008, cú sụp đổ gây choáng váng của đại gia ngân hàng đầu tư Lehman Brothers với tổng tài sản hơn 600 tỷ USD đã trở thành ngòi nổ mang tính biểu tượng cho cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng 1929.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này được cho là vì các quy định trong ngành tài chính bị thả nổi, chính sách tiền tệ sai lầm và nền kinh tế được xây trên lâu đài cát với sự bấp bênh của nợ nần ở khu vực công lẫn tư nhân.
Hậu quả là thị trường chứng khoán sụp đổ, kinh tế rơi vào suy thoái. Ước tính cho thấy chỉ tính đến tháng 3/2009, cuộc khủng hoảng này đã phá hủy 45% của cải toàn cầu.
2. Lạm phát phi mã ở Đức, 1918-1924
Năm 1914, tỷ giá giữa đồng USD và Mark Đức là 1/4. Đến năm 1923, tỷ giá này vọt lên mức không tưởng tượng nổi 1/1.000 tỷ Mark.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ I, các nước thắng trận đòi nước Đức bồi thường chiến tranh, với tổng giá trị chiếm đến 1/3 mức thâm hụt ngân sách của Đức trong giai đoạn này. Một số nước còn cho rằng Đức cố tình hủy hoại nền kinh tế để tránh phải bồi thường.
Bằng các đợt đổi tiền vào các năm 1923 và 1924, Đức đã kiểm soát được lạm phát. Nhưng giai đoạn này được cho là đã đóng vai trò quan trọng làm bùng phát chủ nghĩa dân tộc và tạo ra những hệ lụy về sau (Chiến tranh Thế giới thứ II).
Mặc dù không phải là đợt lạm phát lớn nhất trong lịch sử (thấp hơn trường hợp Zimbabwe), nhưng sự kiện này được xem là tạo ra hệ lụy nặng nề nhất. (Ảnh: Một phụ nữ Đức đốt những đồng Mark để đun bếp vì rẻ hơn đi mua than hay củi).
1. Đại khủng hoảng, 1929
Đại khủng hoảng (Great Depression) kéo dài nhất và để lại hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử. Khởi phát từ năm 1929 sau một giai đoạn thịnh vượng được gọi là “Roaring ‘20s”, cuộc Đại khủng hoảng này kéo dài cho đến lúc nổ ra cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II.
Cuộc Đại khủng hoảng bắt đầu bằng sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán. Vào ngày Thứ Ba đen tối 29/10/1929, 10 tỷ USD (tương đương với 95 tỷ USD ngày nay) đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.
Những năm trước đó, chứng khoán đã giúp không biết bao nhiêu người trở thành triệu phú. Nhiều nhà đầu tư không có kinh nghiệm mua bất thứ cổ phiếu nào mà không cần tìm hiểu thông tin.
Khi chính phủ nâng lãi suất, tình trạng hoảng loạn bắt đầu xuất hiện, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu. Nhiều ngân hàng cũng đầu tư chứng khoán, đẩy tình trạng thanh khoản căng thẳng và phá sản.
Đại khủng hoàng sau đó còn lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét