Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Sáu Lý Do Tôn Giáo Có Hại Hơn Có Lợi Cho Con Người

(Có Nhiều Điều Sau Đây Rất Khó Tranh Cãi)
By Valerie Tarico, Alternet

22-Nov-2014
LTS: Như nhiều lần có đề cập, người Âu Mỹ thường nhắc đến từ "tôn giáo" trong bối cảnh xã hội nằm dưới quyền thống trị của Ki-Tô giáo trong hai ngàn năm qua. Vì thế từ "tôn giáo" ở đây không thể hiểu chung chung cho tất cả các tôn giáo ở các nơi trên địa cầu. (SH)

Theo một công trình sưu khảo của tờ Huffington Post thì hầu hết người dân Anh nghĩ rằng tôn giáo gây ra nhiều điều có hại cho con người hơn là có lợi. Đáng ngạc nhiên là có tới 20% trong những người nặng lòng tôn  giáo cũng cho rằng tôn giáo có hại cho xã hội loài người. Vì vậy mà chúng tôi  cám ơn internets đã phổ biến rộng rãi những thông tin từ  những chuyện nhà nước Hồi Giáo cắt cổ các nạn nhân cho đến (1) những chuyện các bệnh viện Ca-tô giáo từ chối không nhận  điều trị  cho các bà xẩy thai, (2) danh sách ghi các  tôn giáo quái đản và man rợ, và (3) các bài báo nói đến những tác hại về  tâm lý  từ trong kinh thánh Ki-tô Giáo.
Năm 2010, nhà xã hội học Phil Zuckerman phát hành cuốn sách có nhan đề là “Xã Hội Không Có Thượng Đế: Những Điều mà Các Xã Hội  Ít Tin Tường Vào Tôn Giáo Nhất Sẽ Nói Cho Chúng Ta Biết Về Sự Hài Lòng Của Họ.”  Đồng thời, tác giả Zuckerman cũng đưa ra những bằng chứng hiển nhiên mà các quốc gia ít tin tường vào tôn giáo nhất có khuynh hướng yêu chuộng hòa bình, thịnh vượng, bình đẳng về xã hội, với những chính sách giúp cho người dân thăng tiên phúc lợi  cũng như làm giảm bớt những thất vọng não nề  và lòng tham lợi của người dân.
Chúng ta có thể tranh luận  để xem thịnh vượng và hòa bình sẽ làm cho người dân giảm bớt niềm tin tôn giáo hay ngược lại. Thực ra, những bằng cớ hiển nhiên đã hỗ trợ cho quan niệm cho rằng tôn giáo làm cho con người quá ưu phiền về sự tồn tại của đời sống con người. Nhưng ngay cả ở vào trường hợp này, cũng có những lý do chính đáng để nghi ngờ rằng tôn giáo có sư liên hệ mật thiết với những xã hôi có nhiều sai lầm và tội ác. Dưới đây là 6 lý do hay phương cách mà tôn giáo làm cho công cuộc kiến tạo nền hòa bình và phồn vinh của xã hội loài người trờ nên khó có thể hoàn thành được.
1.- Tôn giáo khích lệ con người bơi ngược dòng lịch sử sống lại thời kỳ thị tộc và bộ lạc:
(Sử dụng) những thuật ngữ như ngọại đạo, tà giáo. Tôn giáo chia rẽ con người  thành hai hạng người trong đạo và người ngoại đạo. Tốt hơn là cứ cho là có thiện ý, tôn giáo chủ trương dạy dỗ tín đồ  phải nghi ngờ những người thuộc các tôn giáo khác. Kinh Thánh Ki-tô nói rằng, “Đối với những người ngoại giáo, ngươi không được kết thân hay liên hệ với họ. Các ngươi phải không tin chúng nó như chúng nó không tin các ngươi và như vậy là bình đằng, cho nên các ngươi đừng làm bạn với chúng.” Kinh Koran (Sura: 4:91) nói như vậy!”
Rõ ràng nhất, những lời dạy của tôn giáo có chủ tâm làm nản lỏng hay cấm  kết thân và cấm thành hôn với những người khác tôn giáo. Làm như vậy là giúp cho tinh thần thị tộc và bộ lạc phát triển trong cộng đồng tôn giáo của họ. Tệ nhất là tín đồ bị nhồi sọ, phải xem người thuộc các tôn giáo khác là kẻ thù của Chúa,  kẻ thù của lương thiện, và có thể là người cúa quỷ Satan, là thiếu đạo đức và không thể tin được. Tín đồ phải sống túm tụm với nhau và được chuẩn bị cho tinh thần tử vì đạo. Khi mà sự căng thẳng bùng lên, thì xã hội bị phân hóa chia rẽ theo đường phân ranh giữa các hệ phái tôn giáo khác nhau.
2.- Tập đoàn chỉ đạo tôn giáo hành động như thời đại Đồ Sắt:
(Bản chất của tôn giáo:  Chế độ thê thiếp, những lời thần chú ma thuật, dân được Chúa  chọn, và những hành động ném đá những người bị cho là có tội.) Thời Đại Đồ Sắt là thời đại của mê tín, của ngu dốt, của bất bình đẳng trong xã hội,  của kỳ thị chủng tộc, của phụ nữ bị khinh rẻ, và của  bạo lực.  Chúa cũng tán đồng chế độ nô lệ. Phụ nữ và trẻ em bị coi như là tài sản của đàn ông. Các lãnh chúa tiến hành  chiến tranh tiêu thổ. Những người cùng khổ đem thú vật và nông phẩm làm lễ tế thần, quân lính của phe thù địch bị thiêu sống để tế lễ làm hài lòng nhưng thần linh nguy hiểm.
Những bản văn được coi như là thiêng liêng kể cả kinh thánh như Torah và Korran, tất cả loại kinh thánh này, duy trì và bảo vệ từng mảnh rời của văn hóa thời Đồ Sắt, đã ghi tên những thần linh và chứng thực một vài sự xung động nhất của con người. Bất kỳ tín đồ nào muốn bào chữa cho cơn giận dữ của mình, cảm giác ưu việt, háo chiến, mê tín, hay tàn phá địa cầu đều có thể tìm được sự cho phép, chuẩn nhận từ các bản văn được cho là viết theo ý Chúa.
Ngày nay, sự ý thức về đạo đức của loài người đã tiến bộ, căn cứ vào những hiểu biết sâu xa và rộng lớn của luật vàng. Thế nhưng, những tín đồ bảo thủ vẫn lì lợm bất động. Họ vẫn hướng về Thời Đại Đồ Sắt.  Họ xúi giục tín đồ chống lại những thay đổi (tiến bộ) trong một cuộc chiến không bao giờ chấm dứt làm tiêu hao năng lược của con người và làm trì trệ công việc giải quyết những khó khăn có tính cách sáng tạo của con người.
3.- Tôn giáo biến niềm tin thành đạo đức:
Không có cách nào sung sướng khác hơn là vâng lời và tin tưởng vào Jesus. Vì thế khắp trong nước Mỹ,  các trẻ em  trong các trường học trong ngày Chủ Nhật đều ca hát. Chúa làm việc theo cách bí hiểm của Chúa, các mục sư  dạy bảo tín đồ rằng họ rùng mình kinh sợ bởi những sự khủng khiếp như ung thư óc  hay sóng thần. Niềm tin là Đạo lý. 
Khi mà khoa học làm cho những vùng đất mà tôn giáo đã từng thống lĩnh ngày càng bị thu hẹp, thì các niềm tín tôn giáo cổ  truyền càng  đòi  hỏi phải tự vệ về tâm linh nhiều hơn để chống lại những thông tin bất lợi cho tôn giáo. Để có thể tồn tại vững mạnh, tôn giáo phải rèn luyện tín đồ thực thi những phượng cách tự lừa dối, nhắm mắt không tin và không nghe những bằng cớ hiển nhiên trái ngược với tôn giáo của họ, và chỉ tin tưởng vào các đấng bề trên của họ hơn là tin tường và khả năng suy nghĩ của họ. Phương cách này đã thấm nhập vào những phần khác trong đời sống của họ. Đặc biệt là chính quyền đã phải lao vào cuộc  chiến giữa những ý thức hệ đối nghịch hơn là phải dồn nỗ lực vào sự điều nghiên để tìm ra các giải pháp thực tế dựa trên những bằng chứng hiển nhiên để thăng tiến phúc lợi cho nhân dân.
4.- Tôn giáo làm lệch hướng những lòng hào hiệp và thiện ý của con người:
Cảm thấy buồn về Haiti? Hãy hiến dâng cho Nhà Thờ lớn cho một cộng đồng tôn giáo lớn. Những lời kêu gọi đóng góp tài chánh hết sức sống sượng vào nhũng khi gặp khủng hoảng không phải là quy luật xã hội mà là tôn giáo đã thường xuyên hướng dẫn lòng hào hiệp của con người để đóng góp cho tôn giáo được tồn tại mãi mãi. Những người đầy lòng hào hiệp thường được khích lệ đóng góp tiền bạc cho tôn giáo của họ cho đến khi  cảm thấy đau lòng (vì phải cho quá nhiều) hơn là cho phúc lợi của đại khối nhân dân. Mỗi năm, hàng ngàn nhà truyền đạo lao vào làm những công việc khó khăn để cứu rỗi linh hồn hơn là cứu giúp sinh mạng con người hay ủng hộ hệ thống bảo tồn đời sống loài người trên trái đất. Mối lo âu của họ là làm sao được miễn thuế, làm sao có thể nuốt trửng cả con người và tiền bạc.
Ngoài những khai thác tích cực năng lượng về đạo đức như sự tử tế hay lòng hào hiệp của con người, tôn giáo thường xuyên hướng dẫn làm cho con người ghê tởm và phẫn nỗ  với đạo đức bằng cách gắn liền những xúc cảm này với  những giáo luật chuyên chính  hơn là những vấn đề thực sự gây nguy hại cho con người. Những người Do Thái Chính Thống chi tiền cho những mớ tóc giả  của phụ nữ và tăng gấp đôi máy rửa chén. Các phụ huynh trong giáo phái Phúc Lâm (Evangelical) bị cưỡng bách phải chọn lựa giữa tình nghĩa và tình yêu, đẩy  những trẻ em bất hạnh vì khác thường ra ngoài đường phố. Các giám mục Ca-tô  áp đăt luật lê đạo đức ở trong phòng quản lý  thanh thiếu niên.
5.- Tôn giáo dạy bảo những điều vô vọng:
Cái gì phải xẩy ra sẽ xẩy ra. Hãy để cho Chúa lo liệu. Chúng ta tất cả đều đã nghe được câu nói này, nhưng đôi khi chúng ta không nhìn thấy có sự liên hệ khắng khít giữa lòng mộ đạo và ý muốn từ bỏ đạo.  Trong hầu hết các hệ phái tôn giáo bảo thủ trong Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo, phụ nữ bị coi như là có đạo đức hơn NẾU họ để cho Chúa lo việc kế hoạch hóa gia đình của họ. Hạn hán, nghèo đói và căn bệnh ung thư được cho là do ý Chúa hơn là do những quyết sai lầm hay tồi tệ của các tổ chức xã hội Những người mộ đạo thường chờ đợi Chúa giải quyết những khó khăn của họ  trong khi họ có thể tự giải quyết được.
Thái độ này làm hại rất nhiều cho xã hội cũng như cho các cá nhân. Khi những tôn giáo lớn nhất (như hiện nay) ra đời,  thì  người dân thường có rất ít quyền lực để thay đối các  cơ cấu xã hội hoặc là bằng những phát minh kỹ thuật hoặc là bằng biện minh. Sống tốt và làm tốt là hầu hết những vấn đề của con ngươi. Một khi tâm lý này tồn tại, tôn giáo truyền cảm hứng đạo đức cá nhân mà không có trách nhiệm của xã hội. Những vấn đề cơ cấu tổ chức có thểbỏ qua khi các tín đồ của tôn giáo đó tử tế với bạn bè cũng như với gia đình và hào hiệp vơi những đồng đạo trong cộng đòng của họ.
6.- Tôn giáo mưu tìm quyền lực:
Hãy nghĩ đên nhân vị đoàn thể. Tôn giáo là những cơ chế do con người làm ra, giống như các đại công ty kinh doanh  được thành lập để kiếm lời. Và giống như bất kỳ đai công ty kinh doanh nào, để có thể tồn tại và phát triển, tôn giáo cũng cần phải tìm ra phương cách để tạo ra quyền lực và tài sản để chạy đua chiếm phần trong thị thường. Ấn Độ Gíao, Phật Giáo, Ki-ô Giáo – bất kỳ cơ chế tôn giáo nào tồn tại lâu dài cũng đều phải thông thạo như hãng  Coca Cola hay Chevron. Và giống như một tổ chức kinh tế kiếm lời khổng lồ, các tôn giáo sẵn sàng nắm giữ  quyền lực và của cải trong việc phục vụ cho sự tồn tại lâu dài  của họ dù là làm hại cho đại khối nhân dân trong xã hội.
Thực ra, không biết những người hành xử tôn giáo, làm hại xã hội có thể thực sự là một phần trong chiến lược để cứu sống tôn giáo hay chăng. Theo ngôn từ của nhà xã hội học Phil Zuckerman và nhà khảo cứu Gregory Paul thì “Không có một chế độ dân chủ tiến bộ nào thích thú tình trạng kinh tế xã hội tiến bộ và tử tế mà có thể duy trì lòng mộ đao rất cao của quần chúng. Khi nhân dân cảm thấy đời sống của họ thịnh đạt và an toàn  thì niềm tin tôn giáo của họ đương nhiên là suy yếu.”

http://www.salon.com/2014/11/17/6_reasons_why_religion_does_more_harm_than_good_partner/ MONDAY, NOV 17, 2014
6 reasons why religion does more harm than good
(It's hard to argue with some of these)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét