Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU: DỊCH VỤ … BẢO ĐẢM TRÚNG THẦU
00:20
Hoàng Phong Nhã
No comments
HOÀNG YẾN
Về nguyên tắc, việc đấu thầu phải công khai, minh bạch, tiến hành đúng trình tự quy định. Vậy mà hiện nay đã xuất hiện dịch vụ… bảo đảm trúng thầu, thậm chí một hợp đồng còn được sang tay qua nhiều “cò”. Liệu pháp luật có công nhận, cho phép?
TAND quận 11 (TP.HCM) vừa hoãn xử vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu khu chợ Văn Thánh để trưng cầu giám định thêm một số chứng cứ trước khi ra phán quyết.
Chi 15 tỉ đồng để được trúng thầu
Theo bà L., năm 2007, ông T. gặp bà chào bán dự án chợ Văn Thánh (phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM) với giá 165 tỉ đồng. Ngày 6-11-2007, giữa bà và ông T. ký kết hợp đồng dịch vụ với nội dung chính như sau: Ông T. có trách nhiệm lập thủ tục cho Công ty B tham gia đấu thầu khai thác chợ Văn Thánh theo quy định của UBND TP.HCM và đảm bảo Công ty B sẽ trúng thầu, còn bà có trách nhiệm trả 15 tỉ đồng phí dịch vụ cho ông T.
Trước và sau khi ký hợp đồng, bà đã giao cho ông T. tổng cộng 5 tỉ đồng, có đợt lập biên nhận, có đợt không. Dù vậy, cuối cùng Công ty B vẫn không phải là đơn vị trúng thầu. Tháng 2-2008, ông T. viết giấy cam kết sẽ hoàn lại cho bà 5 tỉ đồng nhưng không thực hiện. Tiếp đó, ông T. ký văn bản xác nhận là đã nhận của bà số tiền trên và cam kết trả lãi cho bà 2%/tháng. Tháng 5-2008, một lần nữa ông T. ký văn bản xác nhận đã nhận của bà 5 tỉ đồng và cam kết trả lãi 2%/tháng, thời hạn thanh toán là ngày 10-5-2008. Nhưng đến nay, ông T. vẫn không hoàn trả lại tiền cho bà.
Tháng 10-2009, bà L. đã khởi kiện ông T. ra TAND quận 11, yêu cầu ông T. phải trả lại 5 tỉ đồng. Nếu ông T. không đồng ý thì bà yêu cầu ông T. phải trả thêm tiền lãi 2%/tháng như thỏa thuận giữa đôi bên. Đồng thời, cho rằng vợ ông T. là người biết rất rõ việc làm ăn giữa hai bên, bà L. đề nghị tòa buộc vợ ông T. phải có trách nhiệm liên đới cùng chồng.
Sang tay lòng vòng
Ra tòa, bà L. thừa nhận nguồn gốc của hợp đồng dịch vụ giữa bà và ông T. có liên quan đến Công ty B. Trước đó, bà nhận của Công ty B 5 tỉ đồng để lo dịch vụ bảo đảm trúng thầu. Bà không phủ nhận trách nhiệm với Công ty B. nhưng không đồng ý giải quyết mối quan hệ này trong cùng vụ án.
Đại diện của ông T. nói thực tế ông T. chỉ nhận của bà L. khoảng 3,75 tỉ đồng. Trong một số biên nhận do bà L. lập có ghi ông T. phải thanh toán cho bà 5 tỉ đồng nhưng khi ký biên bản, ông T. đều ghi “lúc trả tiền sẽ quyết toán lại rõ ràng các chứng từ đã ký nhận” hoặc là “số tiền đã nhận sẽ căn cứ trên giấy nhận tiền”… Vì thế, phía ông T. chỉ đồng ý trả cho bà L. 3,75 tỉ đồng và xin không tính lãi; thời gian trả chia làm hai đợt, đợt đầu trả 50% sau ba tháng kể từ khi có phán quyết của tòa, còn lại sẽ trả trong thời hạn ba tháng tiếp theo.
Với tư cách là người có quyền lợi liên quan, đại diện Công ty B khai họ không biết gì về giao dịch giữa bà L. với ông T. Công ty chỉ xác nhận là năm 2007, giữa công ty và bà L. có thỏa thuận về việc lập thủ tục tham gia đấu giá đầu tư khai thác chợ Văn Thánh. Theo đó, bà L. có trách nhiệm lập thủ tục cho công ty tham gia đấu thầu đầu tư khai thác chợ Văn Thánh và đảm bảo công ty sẽ trúng thầu, còn công ty có trách nhiệm trả 15 tỉ đồng cho bà L. Nếu công ty không trúng thầu thì bà L. phải hoàn trả lại đầy đủ số tiền đã nhận, không kèm theo bất cứ một điều kiện gì. Tháng 12-2007, công ty đã giao cho bà L. 5 tỉ đồng, có làm biên nhận nhưng cuối cùng lại không trúng thầu.
Vô hiệu do vi phạm điều cấm?
Từ vụ việc này đặt ra một vấn đề là hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu giữa các bên có được pháp luật cho phép? Nếu không được công nhận thì hậu quả pháp lý của giao dịch này sẽ như thế nào khi có tranh chấp?
Theo luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM), hai chủ thể ký kết hợp đồng hoàn toàn không có chức năng trong việc thực hiện các dịch vụ về đấu thầu cũng như có thể đảm bảo trúng thầu dự án. Hơn nữa, về nguyên tắc, việc đấu thầu là phải công khai, minh bạch, tiến hành đúng trình tự pháp luật quy định. Hai cá nhân không thể ký kết hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu cho một công ty nào vì như thế là phạm vào điều cấm của pháp luật. Khi xét xử, chắc chắn tòa sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Cụ thể hơn, luật sư Hoàng Văn Trợ (Công ty Luật Hợp Danh Sài Gòn Việt Nam) phân tích: Hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu giữa các bên đương sự đã vi phạm một trong 17 điều cấm của Điều 12 Luật Đấu thầu 2005. Theo đó, các bên không thể nào bảo đảm cho một doanh nghiệp chắc chắn trúng thầu được, nếu dám bảo đảm và làm được điều bất thường đó thì chắc chắn anh ta chỉ có thể đã “đi đêm”, tức vi phạm pháp luật.
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật:
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
(Theo Điều 128, Điều 137 Bộ luật Dân sự)
Vi phạm đã rõ
Theo khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu 2005, hành vi đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng là một trong những hành vi bị cấm trong đấu thầu. Do đó, hợp đồng dịch vụ đảm bảo trúng thầu là một hợp đồng có nội dung vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm pháp luật đấu thầu.
Ngoài việc bị tòa xử lý giao dịch vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự, các bên vi phạm pháp luật đấu thầu còn có thể bị cơ quan chức năng xử lý theo Điều 75 Luật Đấu thầu: Cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu; nếu hành vi cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự. Ngoài ra, các bên vi phạm còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu…
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Trưởng Ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM
Làm sao đảm bảo?
Người rành rẽ, có kinh nghiệm về đấu thầu cũng không thể đảm bảo là chắc chắn giúp một ai đó thắng thầu được, trừ phi “đi đêm”. Cũng giống như nghề luật sư, anh có thể am hiểu pháp lý, dự đoán được vụ việc có thể diễn biến thế này thế khác bằng sự tích lũy qua kinh nghiệm làm việc nhưng cũng không thể ký kết một hợp đồng với đương sự là bảo đảm thắng trong vụ kiện được. Đó là điều cấm bởi việc thắng thua là do tòa quyết định.
Luật sư HOÀNG VĂN TRỢ, Công ty Luật Hợp Danh Sài Gòn Việt Nam
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
Về nguyên tắc, việc đấu thầu phải công khai, minh bạch, tiến hành đúng trình tự quy định. Vậy mà hiện nay đã xuất hiện dịch vụ… bảo đảm trúng thầu, thậm chí một hợp đồng còn được sang tay qua nhiều “cò”. Liệu pháp luật có công nhận, cho phép?
TAND quận 11 (TP.HCM) vừa hoãn xử vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu khu chợ Văn Thánh để trưng cầu giám định thêm một số chứng cứ trước khi ra phán quyết.
Chi 15 tỉ đồng để được trúng thầu
Theo bà L., năm 2007, ông T. gặp bà chào bán dự án chợ Văn Thánh (phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM) với giá 165 tỉ đồng. Ngày 6-11-2007, giữa bà và ông T. ký kết hợp đồng dịch vụ với nội dung chính như sau: Ông T. có trách nhiệm lập thủ tục cho Công ty B tham gia đấu thầu khai thác chợ Văn Thánh theo quy định của UBND TP.HCM và đảm bảo Công ty B sẽ trúng thầu, còn bà có trách nhiệm trả 15 tỉ đồng phí dịch vụ cho ông T.
Trước và sau khi ký hợp đồng, bà đã giao cho ông T. tổng cộng 5 tỉ đồng, có đợt lập biên nhận, có đợt không. Dù vậy, cuối cùng Công ty B vẫn không phải là đơn vị trúng thầu. Tháng 2-2008, ông T. viết giấy cam kết sẽ hoàn lại cho bà 5 tỉ đồng nhưng không thực hiện. Tiếp đó, ông T. ký văn bản xác nhận là đã nhận của bà số tiền trên và cam kết trả lãi cho bà 2%/tháng. Tháng 5-2008, một lần nữa ông T. ký văn bản xác nhận đã nhận của bà 5 tỉ đồng và cam kết trả lãi 2%/tháng, thời hạn thanh toán là ngày 10-5-2008. Nhưng đến nay, ông T. vẫn không hoàn trả lại tiền cho bà.
Tháng 10-2009, bà L. đã khởi kiện ông T. ra TAND quận 11, yêu cầu ông T. phải trả lại 5 tỉ đồng. Nếu ông T. không đồng ý thì bà yêu cầu ông T. phải trả thêm tiền lãi 2%/tháng như thỏa thuận giữa đôi bên. Đồng thời, cho rằng vợ ông T. là người biết rất rõ việc làm ăn giữa hai bên, bà L. đề nghị tòa buộc vợ ông T. phải có trách nhiệm liên đới cùng chồng.
Sang tay lòng vòng
Ra tòa, bà L. thừa nhận nguồn gốc của hợp đồng dịch vụ giữa bà và ông T. có liên quan đến Công ty B. Trước đó, bà nhận của Công ty B 5 tỉ đồng để lo dịch vụ bảo đảm trúng thầu. Bà không phủ nhận trách nhiệm với Công ty B. nhưng không đồng ý giải quyết mối quan hệ này trong cùng vụ án.
Đại diện của ông T. nói thực tế ông T. chỉ nhận của bà L. khoảng 3,75 tỉ đồng. Trong một số biên nhận do bà L. lập có ghi ông T. phải thanh toán cho bà 5 tỉ đồng nhưng khi ký biên bản, ông T. đều ghi “lúc trả tiền sẽ quyết toán lại rõ ràng các chứng từ đã ký nhận” hoặc là “số tiền đã nhận sẽ căn cứ trên giấy nhận tiền”… Vì thế, phía ông T. chỉ đồng ý trả cho bà L. 3,75 tỉ đồng và xin không tính lãi; thời gian trả chia làm hai đợt, đợt đầu trả 50% sau ba tháng kể từ khi có phán quyết của tòa, còn lại sẽ trả trong thời hạn ba tháng tiếp theo.
Với tư cách là người có quyền lợi liên quan, đại diện Công ty B khai họ không biết gì về giao dịch giữa bà L. với ông T. Công ty chỉ xác nhận là năm 2007, giữa công ty và bà L. có thỏa thuận về việc lập thủ tục tham gia đấu giá đầu tư khai thác chợ Văn Thánh. Theo đó, bà L. có trách nhiệm lập thủ tục cho công ty tham gia đấu thầu đầu tư khai thác chợ Văn Thánh và đảm bảo công ty sẽ trúng thầu, còn công ty có trách nhiệm trả 15 tỉ đồng cho bà L. Nếu công ty không trúng thầu thì bà L. phải hoàn trả lại đầy đủ số tiền đã nhận, không kèm theo bất cứ một điều kiện gì. Tháng 12-2007, công ty đã giao cho bà L. 5 tỉ đồng, có làm biên nhận nhưng cuối cùng lại không trúng thầu.
Vô hiệu do vi phạm điều cấm?
Từ vụ việc này đặt ra một vấn đề là hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu giữa các bên có được pháp luật cho phép? Nếu không được công nhận thì hậu quả pháp lý của giao dịch này sẽ như thế nào khi có tranh chấp?
Theo luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM), hai chủ thể ký kết hợp đồng hoàn toàn không có chức năng trong việc thực hiện các dịch vụ về đấu thầu cũng như có thể đảm bảo trúng thầu dự án. Hơn nữa, về nguyên tắc, việc đấu thầu là phải công khai, minh bạch, tiến hành đúng trình tự pháp luật quy định. Hai cá nhân không thể ký kết hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu cho một công ty nào vì như thế là phạm vào điều cấm của pháp luật. Khi xét xử, chắc chắn tòa sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Cụ thể hơn, luật sư Hoàng Văn Trợ (Công ty Luật Hợp Danh Sài Gòn Việt Nam) phân tích: Hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu giữa các bên đương sự đã vi phạm một trong 17 điều cấm của Điều 12 Luật Đấu thầu 2005. Theo đó, các bên không thể nào bảo đảm cho một doanh nghiệp chắc chắn trúng thầu được, nếu dám bảo đảm và làm được điều bất thường đó thì chắc chắn anh ta chỉ có thể đã “đi đêm”, tức vi phạm pháp luật.
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật:
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
(Theo Điều 128, Điều 137 Bộ luật Dân sự)
Vi phạm đã rõ
Theo khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu 2005, hành vi đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng là một trong những hành vi bị cấm trong đấu thầu. Do đó, hợp đồng dịch vụ đảm bảo trúng thầu là một hợp đồng có nội dung vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm pháp luật đấu thầu.
Ngoài việc bị tòa xử lý giao dịch vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự, các bên vi phạm pháp luật đấu thầu còn có thể bị cơ quan chức năng xử lý theo Điều 75 Luật Đấu thầu: Cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu; nếu hành vi cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự. Ngoài ra, các bên vi phạm còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu…
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Trưởng Ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM
Làm sao đảm bảo?
Người rành rẽ, có kinh nghiệm về đấu thầu cũng không thể đảm bảo là chắc chắn giúp một ai đó thắng thầu được, trừ phi “đi đêm”. Cũng giống như nghề luật sư, anh có thể am hiểu pháp lý, dự đoán được vụ việc có thể diễn biến thế này thế khác bằng sự tích lũy qua kinh nghiệm làm việc nhưng cũng không thể ký kết một hợp đồng với đương sự là bảo đảm thắng trong vụ kiện được. Đó là điều cấm bởi việc thắng thua là do tòa quyết định.
Luật sư HOÀNG VĂN TRỢ, Công ty Luật Hợp Danh Sài Gòn Việt Nam
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét