Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
Boris Volkhonsky (Russ.ru, 20/03/2011) – Libya: sẽ không có phiên tòa theo kiểu Nurember.
10:46
Hoàng Phong Nhã
No comments
Phạm Nguyên Trường dịch
Cách đây
vài ngày tôi có đọc trên internet nhận xét của một người sành sỏi và tự
coi là nhà phân tích chính trị nữa. Thực chất lời nhận xét này như sau:
Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ là một tội ác vì: a) can thiệp vào
công việc nội bộ của một nước ĐỘC LẬP, b) định lật đổ một nhà lãnh đạo
HỢP PHÁP, được đa số dân chúng ủng hộ, c) đấy là cuộc can thiệp bằng
quân sự và là tội ác chống lại nhân loại. Có thể ông ta đã sử dụng cái
định nghĩa rất vô học về “tội ác chống lại nhân loại” mà Bộ ngoại giao
Nga cũng như các phương tiện truyền thông tôi đòi rất thích, nhưng chính
xác thì tôi không nhớ.
Tôi đọc, cảm thấy mủi lòng và ngạc nhiên nữa. Và lập tức chuyển những câu nói này sang tình hình của 67 năm về trước.
Đấy
là năm 1944. Quân đội Xô Viết đã tiến đến biên giới Liên Xô. Chiến
thắng rồi! Tổ quốc đã được giải phóng rồi! Chiến tranh có thể được coi
là đã chấm dứt. Còn nếu như Ba Lan, Tiệp Khắc và Pháp vẫn còn nằm dưới
ách cai trị của phát xít Đức thì hãy để mặc cho người Ba Lan, người
Tiệp, người Pháp… tự giải phóng lấy mình. Và dĩ nhiên là việc quân đồng
minh mở mặt trận thứ hai cũng là tội ác nghiêm trọng chống lại loài
người, phải sử dụng mọi phương tiện để điều tra. Còn lật đổ Hitler thì
không những là sự can thiệp vào công việc của nhà nước Đức ĐỘC LẬP và có
chủ quyền mà còn đi ngược lại nguyện vọng của đa số nhân dân Đức, một
dân tộc đã bầu MỘT CÁCH HỢP PHÁP và DÂN CHỦ đảng xã hội quốc gia, đứng
đầu là Hitler, làm người lãnh đạo hợp pháp của đất nước và đa số đến lúc
đó vẫn còn tiếp tục ủng hộ ban lãnh đạo được bầu một cách hợp pháp đó
của mình.
Như
vậy là tấn công Gaddafi bằng không quân là hành động tội ác. Tôi sẵn
sàng đồng ý, nhưng chỉ một phần. Thứ nhất: có tội các vì quá chậm. Cần
phải đánh Gaddafi ít nhất là cách đây hai tuần, còn tốt hơn nữa là cách
đây 30-40 năm. Có vẻ như Barak Obama rất muốn được không giống người tiền nhiệm của mình.
Bởi vì thực chất là ông Bush không có bất kì lí do HỢP PHÁP nào để có
thể tiến hành cuộc xâm lược chống lại Afghanistan và Irak, thì tình hình
ở đây khác hẳn tình hình trong 2001-2003. Vụ diệt chủng mà Gaddafi tiến
hành nhằm chống lại chính nhân dân nước mình đã rõ ràng (rõ ràng trong
suốt 40 năm hắn ta cầm quyền cơ) đến mức lật đổ hắn là nghĩa vụ đạo đức
của toàn thể loài người. Nhưng Barak Obama rất muốn được coi là người
theo trường phái tự do. Vì vậy mà ông ta cứ lèm bèm suốt và không chịu
hành động một cách kiên quyết.
Thứ hai, xuất phát trực tiếp từ thứ nhất. Tờ Indipendent ở London đã viết rồi. Đánh
các mục tiêu quân sự ở sa mạc là một chuyện, còn đánh các mục tiêu quân
sự trung thành với tên độc tài và là sát nhân nhưng đặt trong thành phố
lại là chuyện hoàn toàn khác. Tấn công vào thành phố nhất định sẽ
gây thiệt hại cho dân thường. Mà nếu không có những nạn nhân như thế thì
chế độ của Gaddafi cũng sẵn sàng giết thêm vài chục người dân của mình
nhằm tố cáo cộng đồng phương Tây. Viên đại tá này sẽ không không dừng
lại trước những hành động như thế, tôi nghĩ rằng chẳng ai nghi ngờ
chuyện này hết. Và như vậy là tấn công Gaddafi bằng không quân đã diễn
ra quá chậm: hiện nay phần lớn quân đội của ông ta có thể đã ẩn náu
trong thành phố, trong những ngôi nhà của người dân.
Thứ
ba. Tất cả những người “lấy làm tiếc” về việc tấn công chế độ của
Gaddafi, thậm chí có những kẻ còn gọi những hành động chống nhà độc tài
này là “tội ác”, đã trở thành đồng lõa trong những hành động tội phạm
của ban lãnh đạo Libya. Vì ai cũng biết rằng bàn tay của chế độ này còn dính nhiếu máu người hơn là bọn khủng bố quốc tế, thí dụ như Ocama Bin Laden và những nước bị tổng thống Bush-con liệt vào danh sách xấu xa như Iran, Irak và Bắc Triều Tiên.
Trong
tất cả chuyện này chỉ có một điều đáng tiếc. Có thể đoán được từ lâu
rằng trước sau gì Gaddafi cũng bị lật đổ. Hôm nay chuyện đó trở thành rõ
ràng hơn theo từng giờ chứ không phải từng ngày nữa. Dĩ nhiên là chẳng
có ai muốn mất các hợp đồng dầu mỏ hay hợp đồng mua bán vũ khí. Nhưng
nếu Pháp và Italy (những nước tiêu thụ chính dầu mỏ của Libya) đã đặt
cược ngay lập tức thì Nga (nước cung cấp vũ khí chính cho Libya) đến nay
vẫn còn thi hành chính sách “cả chúng tôi và cả các vị” (trên thực tế
nó sẽ trở thành chính sách “chả của chúng tôi cũng chả của các vị”).
Nhưng
sau vài ngày nữa (đây là dự đoán lạc quan nhất) hoặc sau vài tháng nữa
(dự đoán bi quan nhất) Gaddafi sẽ không còn. Người ta sẽ đưa hắn ra tòa
và treo cổ hắn lên. Cần phải thiết thiết lập quan hệ với ban lãnh đạo mới.
Ban lãnh đạo này nhất định sẽ hỏi: Quí vị, những nhà hoạt động của nền
văn hóa chính trị quốc tế đã ở đâu? Lúc đó sẽ phải quên đi những hợp
đồng quân sự từng kí với Gaddafi. Những nhà cung cấp từ các nước đã làm
mọi cách để cách mạng thắng lợi như Italy, Pháp và Mĩ sẽ thế chỗ cho
Nga.
Thây
kệ những quyền lợi của đám con buôn đó! Nhưng ở đây tình hình là rất rõ
ràng. Gaddafi là một tên tội phạm chẳng khác gì Hitler. Hitler đã trốn
được phiên tòa. Nhưng người ta cũng sẽ không xử được Gaddafi – mà không
phải vì tên khốn này sẽ tự vẫn hay những người dân Libya đấy uất hận sẽ
xé xác nó ra thành từng mảnh nhỏ. Mà đơn giản là trong thế giới tự do
hiện nạy những người theo trường phái tự do sẽ không xét xử nhà độc tài
này.
Boris Volkhonsky là biên tập viên tạp chí online Russ.ru
0 nhận xét:
Đăng nhận xét