Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

“Hàng triệu kiều bào” chẳng lo “nguy cơ mất quốc tịch”

Phải sửa lại cái tựa gốc trên Tiền phong “Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch“, cho nó đúng với thực chất vấn đề. Và tiếp đến là chú thích như trên cho bức hình, thay vì “Được nhập quốc tịch Việt Nam là mong mỏi của nhiều kiều bào“, cho đúng với tinh thần những gì phân tích dưới đây.
Vẫn tư duy “xin-cho”, vẫn không hiểu và không muốn hiểu tâm tư của đông đảo người Việt ở hải ngoại và điều kiện sống thực tế của họ, mà cái quốc tịch Việt hầu như chẳng có giá trị gì, các ông quan cách mạng, các ông bà nghị gật đã đưa ra một điều luật, một cái nghị định không thực tế chút nào. Đó là chưa kể những toan tính chính trị làm méo mó vấn đề pháp lý và tình cảm dân tộc. Thế rồi cho tới hôm nay, họ mới than là gần 4 triệu người Việt ở nước ngoài sắp tự nhiên mất quốc tịch Việt chỉ vì chính thứ quy định họ đẻ ra 5 năm trước. 
Ngay cả việc nếu “cắn răng” xin giữ được quốc tịch Việt, thậm chí chấp nhận đứng làm lễ, chụp ảnh kiểu tương tự như trên (nếu có), thì họ vẫn chẳng được quyền lợi gì, vẫn có thể một ngày về tới sân bay quê nhà bị đuổi ra không rõ lý do. 
Nhìn bức ảnh trên cũng không khó để nhận ra bà con ta hầu hết từ Campuchia, Lào, các nước Đông Âu XHCN cũ, khó có thể là Hoa Kỳ, Australia, mà bài viết than là “tỷ lệ đăng ký rất thấp”.
Đổ tại “do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan”, những cái đầu bảo thủ u tối đã thể hiện thái độ coi thường bà con kiều bào rồi. 
Dựa vào ý kiến của các nhân vật gọi là “đại diện kiều bào” sau “nhiều lần đề đạt nguyên vọng của mình tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”, để “đẻ” ra chính sách thì việc nó “không đi vào cuộc sống” là dễ hiểu. 
Hãy ngồi vào sửa luật theo hướng đảo ngược lại quy định thủ tục hiện hành: ai chưa tuyên bố thôi quốc tịch Việt Nam, trong khi chính quyền xác định được họ từng là người Việt Nam, thì sẽ nghiễm nhiên còn là người mang quốc tịch Việt Nam. 

Tiền phong
06:56 ngày 30 tháng 03 năm 2014

Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch


TP – Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng ký giữ quốc tịch theo quy định ở Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP.
Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
Ch là đăng ký
Ở những nước cóđông kiều bào Việt Nam sinh sống như Hoa Kỳ, Australia, tỷ lệđăng ký rất thấp.
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã nới rộng cho người Việt ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam nếu họ chưa thôi hoặc không bị tước quốc tịch Việt Nam. Đây là một tin vui, đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều kiều bào sau nhiều lần đềđạt nguyên vọng của mình tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, số người đăng ký xin giữ quốc tịch quá khiêm tốn.
Việc ít người đăng ký chủ yếu do Giấy xác nhận đăng ký quốc tịch Việt Nam không có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam, cũng không phải là cơ sởđể cấp phát các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy thông hành, giấy miễn thị thực, chỉ có giá trị“giữ chỗ”để người Việt Nam định cưở nước ngoài không mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.Bên cạnh đó, một số người chưa đăng ký do ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan. Nhiều người cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký.Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, khi Luật Quốc tịch năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi họ thấy rằng đăng ký chỉ làđăng ký, không đồng thời với việc có quốc tịch Việt Nam vàđược cấp hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại.

Nên bỏ thời hạn đăng ký?
Những vướng mắc trên đã được nhiều cá nhân và nhiều lãnh đạo, tổ chức kiều bào phản ánh từ rất sớm tại các Hội nghị người Việt ở trong và ngoài nước.
Nhiều ý kiến cho rằng nên hủy bỏ quy định về đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để bà con không bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam; thay vào đó có quy định để bà con có đủ giấy tờ thì được cấp ngay chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
Tại nhiều cuộc họp về vấn đề trên, hầu hết các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều cho rằng: quy định đăng ký giữ quốc tịch và mất quốc tịch Việt Nam (do không đăng ký) là bất cập, không phù hợp thực tế và mục tiêu quản lý, vận động, làm phương hại đến công tác đối ngoại của ta, đi ngược lại chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề nghị Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch ngay tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2014.
Trong phiên họp ngày 11/3/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến yêu cầu báo cáo để xem xét sửa đổi Luật quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2014.
Thế nhưng, Bộ Tư pháp vẫn không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) vẫn cho rằng chỉ cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh quốc tịch Việt Nam.
Từ nay đến tháng 5 đã cận kề, khả năng sửa đổi Luật Quốc tịch 2008 và các Nghị định kèm theo khó thực hiện được ngay và mặc nhiên những người không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ bị mất Quốc tịch sau ngày 1/7/2014.

 Theo Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1/7/2009) thì phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009-1/7/2014).
Trong 5 năm này, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam, nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1/7/2014.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét