Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Các loại hình tổ chức chính trị của các xã hội trong lịch sử

Mọi xã hội đều phát triển và duy trì những tập tục và phương thức ra và thực thi quyết định, giải quyết xung đột, quy định, và kiểm soát hành vi của các thành viên xã hội.
Đồng thời các xã hội cũng cần có những quyết định tập thể về mối quan hệ với môi trường sống hay với các xã hội khác. Các phương thức đó được gọi chung là Tổ chức chính trị.
Tổ chức chính trị tồn tại ở mọi xã hội nhưng mức độ chuyên biệt và cơ chế hoạt động biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác, từ đơn giản đến phức tạp. Phần tiếp theo sẽ bàn luận về cách hình thái tổ chức chính trị được biết đến nay trong xã hội loài người, đó là (i) Nhóm, (ii) Bộ lạc, (iii) Chế độ đầu lĩnh, và (vi) Nhà nước.
Nhóm
Đây là hình thái tổ chức chính trị đơn giản nhất, tồn tại ở các xã hội có quy mô dân số nhỏ và thường gặp ở các xã hội săn bắn hái lượm. Dù quy mô dân số có thể lên đến 200 người nhưng phần lớn các nhóm có quy mô từ 30 - 50 thành viên. Quy mô dân số do yếu tố môi trường quyết định. Nói cách khác, môi trường sống càng có khả năng cung cấp nhiều lương thực (muông thú, cây củ...) thì quy mô dân số của nhóm càng lớn. Đối với các xã hội này khái niệm tư hữu gần như không tồn tại. Ngược lại nguyên tắc chia sẻ và hợp tác được đề cao.Chuyên biệt hóa công việc gần như không có. Nam thường săn bắn và nữ thì hái lượm. Mối quan hệ giữa các thành viên trong Nhóm thường dựa trên huyết thống hoặc hôn nhân. Các quyết định chính trị và lãnh đạo do đó thường không tách rời mà là một phần tích hợp của cuộc sống hàng ngày do các yếu tố trên chi phối. Ví dụ người có quyền "lãnh đạo" thường là những người già trong nhóm. Do hình thái này gắn với các xã hội săn bắn hái lượm nên nó được xem là hình thái tổ chức chính trị sớm nhất của loài người.
Bộ lạc
Bộ lạc là hình thái tổ chức chính trị thường đi liền với các xã hội có khả năng sản xuất hơn là kiếm lương thực, ví dụ như nông nghiệp quảng canh hay chăn thả gia súc. Do việc chăn nuôi và trồng trọt hiệu quả hơn săn bắn hái lượm nhiều nên các xã hội này thường có quy mô dân số đông, quần tụ, và định cư hơn so với các xã hội săn bắn hái lượm. Mặc dù vậy, hình thái xã hội này cũng giống hình thái trên ở một số khía cạnh quan trọng. Đó là quân bình khi mà không có sự khác biệt đáng kể trong mức độ địa vị, quyền lực và tài sản. Bên cạnh đó, thủ lĩnh không có quyền lãnh đạo tập trung.
Chế độ Đầu lĩnh
Trong khi hình thái bộ lạc có một số cơ chế phi chính thức để quản lý và hội nhập các cộng đồng thì hình thái Đầu lĩnh sử dụng một cơ chế chính thức để thống nhất một số cộng đồng vào một đơn vị chính trị. So với hình thái bộ lạc, hình thái Đầu lĩnh có quy mô dân số lớn hơn và định cư hơn nhờ vào khả năng sản xuất lương thực hiệu quả hơn. Vị trí đầu lĩnh thông thường là cha truyền con nối và vĩnh viễn. Địa vị này đảm bảo vị trí và uy tín xã hội lớn hơn cho Đầu lĩnh và gia đình của mình. Đầu lĩnh có thể lên kế hoạch, sử dụng lao động của cộng đồng, tái phân phối sản phẩm lao động, chỉ huy các hoạt động quân sự...Một phần sản phẩm thu được sử dụng để duy trì bộ phận "phụ tá" về tôn giáo, chiến binh..những người giúp Đầu lĩnh duy trì quyền lực.
Nhà nước
Nhà nước là hình thái tổ chức chính trị chính thống và phức tạp nhất. Nó là một đơn vị hành chính trị tự trị, được tạo thành từ nhiều cộng đồng trong một lãnh thổ địa lý rộng lớn. Nhà nước có chính quyền trung ương với quyền lực thu thuế; huy động nhân lực cho sản xuất và chiến tranh; ban hành và thực thi luật lệ và quan trọng nhất là độc quyền về sử dụng vũ lực. Để quản lý và thực thi các nhiệm vụ liên quan tới một dân số lớn nhà nước có các một hệ thống các thể chế để thực hiện như tòa án, quân đội... Nếu ở hình thái bộ lạc và đầu lĩnh, cơ cấu chính trị dựa trên mối quan hệ huyết thống thì ở hình thái nhà nước tổ chức quyền lực vượt trên mối quan hệ huyết thống. Nghĩa là vị trí thành viên một cá nhân trong nhà nước phụ thuộc vào nơi cư trú và địa vị công dân hơn là mốiquan hệ huyết thống. Trong lịch sử loài người, hình thái nhà nước đã xuất hiện và tồn tại đượcvài ngàn năm dưới nhiều dạng như thành bang ở Hy lạp, đế quốc La Mã, các nhà nước Châu Phi cổ đại Bunyoro, Buganda,hay nhà nước thần quyền của Ai Cập cổ đại... Quyền lực của nhà nước có được dựa trên hai yếu tố quan trọng. Đó là độc quyền sử dụng vũ lực để kiểm soát và trừng phạt các thành viên vi phạm thông qua hệ thống lập pháp, hành pháp. Thứ hai là nhà nước duy trì quyền lực thông qua hệ tư tưởng. Một đặc điểm nữa là nhà nước có một số lượng lớn các vị trí chính trị chuyên biệt toàn thời gian để thực thi các nhiệm vụ của nhà nước như quan toàn, binh lính...
BẢNG SO SÁNH CÁC HÌNH THÁI
Hình thái
Phạm vi
Chuyên biệt chính trị
Hình thái kiếm sống chính
Quy mô và mật độ dân số
Phân hóa xã hội
Hình thái phân phối chính
Nhóm Các nhóm cùng nơi cư trú Không có hoặc ít, lãnh đạo không chính thống Kiếm lương thực Cộng đồng nhỏ mật độ thấp Quân bình Chủ yếu là tương hỗ
Bộ lạc Đôi khi gồm nhiều nhóm khác nơi cư trú Không có hoặc ít, lãnh đạo không chính thống Nông nghiệp quảng canh hoặc chăn thả gia súc Cộng đồng nhỏ mật độ thấp Quân bình Tương hỗ & Tái phân phối
Đầu lĩnh Nhiều nhóm khác nơi cư trú Có nhưng không nhiêu Nông nghiệp quảng canh hoặc thâm canh hoặc chăn thả gia súc Cộng đồng lớn mật độ trung bình Xếp hạng Tương hỗ & Tái phân phối
Nhà nước Nhiều nhóm khác nơi cư trú, đôi khi tất cả dân cư nói cùng một ngôn ngữ Nhiều Nông nghiệp thâm canh hoặc chăn thả gia súc Thành phố thị trấn có quy mô dân cư cao Giai cấp và đẳng cấp Chủ yếu là trao đồi thị trường
Nhân tố quyết định tới sự biến đổi trong tổ chức chính trị giữa các xã hội
Xét từ góc độ tập trung hóa chính trị, quy mô thì Nhóm, Bộ lạc, Đầu lĩnh và Nhà nước là những điểm trên một dải liên tục từ đơn giản đến phức tạp. Về mặt quyền lực chính trị, nó là sự tiến hóa từ chỗ chỉ có lãnh đạo không chính thống tới sự tồn tại của một hệ thống chuyên biệt hóa các vị trí chính trị. Là sự tiến hóa từ không sử dụng vũ lực tới việc độc quyền vũ lực. Sự tiến hóa này có mối tương quan cùng chiều với sự chuyển đổi từ kiếm lương thực tới sản xuất lương thực, với sự biến đổi từ cộng đồng nhỏ thành cộng đồng lớn, từ mật độ dân cư thấp lên mật độ dân cư cao, từ tương hỗ tới tái phân phối rồi trao đổi thị trường, từ xã hội quân bình tới xã hội phân chia giai cấp. Một nghiên cứu so sánh giữa các xã hội khác nhau đã đi đến kết luận là Nếu mức độ thâm canh nông nghiệp càng cao thì khả năng hình thành nhà nước càng lớn. Và ngược lại, các xã hội có tổ chức chính trị không vượt trên một địa điểm cư trú của cộng đồng thường có xu hướng sống dựa trên săn bắn và hái lượm. Và các xã hội có nhà nước thường có thành thị. Một lý giải khác về sự tiến hóa trong tổ chức chính trị là xung đột giữa các nhóm người. Nói rõ hơn vì mục đích tự vệ hay tấn công mà các nhóm người được sát nhập lại để tăng sức mạnh vì Bộ lạc sẽ có sức mạnh và lợi thế hơn so với các Nhóm hay làng có quy mô nhỏ. Phân phối sản phẩm lao động và điều phối công việc của cộng đồng cũng là những nguyên nhân thúc đẩy sự tiến hóa chính trị.
Kết luận
Tổ chức chính trị tồn tại ở mọi xã hội tuy nhiên khác nhau về mức độ, quy mô. Có xã hội không có nhưng vị trí chính trị toàn thời gian chuyên biệt như cảnh sát, quan tòa..tuy nhiên có xã hội lại duy trì một hệ thống lớn các vị trí này để quản lý các thành viên. Nhóm, Bộc lạc, Đầu lĩnh và Nhà nước là những điểm trên đường tiến hóa của tổ chức chính trị từ xã hội đơn giản đến phức tạp, từ kiếm tới sản xuất lương thực. Bên cạnh đó xung đột, vấn đề điều phối công việc của cộng đồng và phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ảnh hưởng tới sự tiến hóa này.
Theo NHÂN HỌC VIỆT NAM

0 nhận xét:

Đăng nhận xét