Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Tìm hiểu về ngành Nhân học

Nhân học (Anthropology) là nghành khoa học nghiên cứu về con người, từ cổ đại đến hiện đại, về các cách thức sinh tồn của họ qua không gian và thời gian.
Nhân học được chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh nghiên cứu một khía cạnh của cuộc sống con người. Có nhánh nghiên cứu về sự tiến hóa của con người hiện đại từ người tiền sử (Nhân học thể chất). Nhánh khác lại chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ, về sự hình thành và phổ biến của ngôn ngữ…..
Trong thời đại toàn cầu hóa, con người từ các các châu lục khác nhau, nói các ngôn ngữ khác nhau, có các giá trị văn hóa và tôn giáo khác nhau tiếp xúc với nhau thường xuyên hơn bao giờ hết trong “ngôi làng toàn cầu”. Nhân học trở thành một công cụ quan trọng giúp các thành viên của cộng đồng này tìm tòi, giải thích và hiểu về sự “không giống nhau” giữa các nhóm người và đề cao sự đa đạng văn hóa của loài người. Bên cạnh đó, Nhân học cho chúng ta biết rẳng bất chấp sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, màu da…tất cả chúng ta đều có cùng một nguồn gốc, bản chất và số phận chung.
Các khoa Nhân học ở các trường đại học ở Mỹ chia Nhân học thành năm nhánh chính, đó là Nhân học văn hóa, Khảo cổ học, Nhân học ngôn ngữ, Nhân học thể chất / sinh học, Nhân học áp dụng.
Nhân học văn hóa (Cultural Aanthropology), còn được gọi là Nhân học xã hội (Social Anthropology), tập trung vào mô tả, phân tích các nền văn hóa - các truyền thống văn hóa của thời hiện tại và quá khứ. Nhân học Văn hóa có một nhánh là Dân tộc học (ethnography), tập trung vào mô tả và diễn dịch các nền văn hóa thời hiện đại. Việc so sánh các kết quả diễn dịch và mô tả của Dân tộc học có thể đưa tới các giả thuyết và cao hơn là thuyết về nguyên nhân của sự tương đồng cũng như khác biệt văn hóa của quá khứ và hiện tại.
Khảo cổ học (Archeology) có cùng mục đích với Nhân học văn hóa nhưng khác về phương pháp thực hiện và các nền văn hóa mà Khảo cổ chọn làm đối tượng nghiên cứu. Khảo cổ học nghiên cứu các phế tích vật thể của các nền văn hóa trong quá khứ còn tồn tại trên hay dưới bề mặt của trái đất. Nếu không có các phát hiện của các nhà khảo cổ, chúng ta sẽ có thể không bao giờ hiểu được quá khứ loài người, đặc biệt ở những nền văn hóa mà con người không có hoặc không để lại các tài liệu viết, hoặc chưa có chữ viết.
Nhân học ngôn ngữ (Linguistic Anthropology) nghiên cứu các ngôn ngữ (khoảng năm đến sáu ngàn ngôn ngữ)mà con người sử dụng. Các nhà nhân học ngôn ngữ cố gắng truy tìm lịch sử của các nhánh ngôn ngữ được biết cho đến nay. Các nhà Nhân học ngôn ngữ quan tâm tới cách thức ngôn ngữ ảnh hưởng tới các khía cạnh khác của cuộc sống, và ngược lại bị các khía cạnh khác của cuộc sống tác động tới; mối liên hệ giữa sự tiến hóa của ngôn ngữ và sự tiến hóa của loài người chúng ta, tên khoa học là Homo sapiens (người tinh khôn). Đồng thời họ cũng quan tâm tới mối liên hệ giữa sự tiến hóa và thay đổi và ngôn ngữ và sự tiến hóa và thay đổi của văn hóa.
Nhân học sinh học (Biological Anthropology) nghiên cứu nguồn gốc tiến hóa của người tinh khôn (Homo Sapiens). Các nhà nhân học sinh học cố gắng tái hiện lại quá trình tiến hóa của loài người bằng cách nghiên cứu các hóa thạch của người cổ đại và các loài giống người. Đồng thời họ cũng cố gắng mô tả sự phân bổ di truyền của con người hiện tại theo môi trường sống, văn hóa….
Nhân học ứng dụng (Applied Anthropology) áp dụng các kết quả nghiên cứu của các nhánh trên để giải quyết các vấn đề thực tế có ảnh hưởng tới sức khỏe, giáo dục, an ninh và sự thình vượng của con người trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.
Herodotus (484 – 425 TCN), nhà nghiên cứu người Hy Lạp, được xem là nhà Nhân học đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử. Tuy nhiên sự phát triển của nghành nhân học hiện đại gắn liền với với Thời đại khai sáng khi mà các nhà tư tưởng Châu Âu bắt đầu nghiên cứu các hành vi và tổ chức của loài người một cách có hệ thống. Ngành nhân học hiện đại bắt đầu hình thành vào những năm 60 của thế kỷ 19 với sự tiến bộ của Sinh học, Triết học, và Khảo cổ tiền sử.
Vào năm 1859, xuất bản của Charles Darwin, có tên Nguồn gốc muôn loài, khẳng định là mọi dạng sống trên hành tinh này có chung một nguồn gốc. Loài người và loài vượn có chung tổ tiên. Ngài Edward Burnett Taylor, người đã đưa ra định nghĩa về văn hóa đầu tiên, tách rời khỏi các giải thích có liên quan đến tôn giáo được xem là Ông tổ của nhân học hiện đại. Từ thời của Taylor nhân học đã sang một trang mới, tách rời khỏi những giải thích liên quan tới thần giáo, ngày càng phụ thuộc vào các nghiên cứu thực chứng.
Theo NHÂN HỌC VIỆT NAM

0 nhận xét:

Đăng nhận xét