Theo GS Ngô Thế Chi- Hiệu trưởng Học viện Tài chính, khi chuyển giá
xảy ra ở một số doanh nghiệp FDI, Việt Nam đã hai lần chịu thiệt khi
vừa phải ưu đãi thuế cùng lúc trở thành bãi rác công nghiệp.
Ngoài ra, ở một số lĩnh vực sản xuất các doanh nghiệp FDI
còn mang vào Việt Nam những công cụ sản xuất và dây chuyền lạc hậu,
thổi giá, khai khống từ vài trăm USD lên hàng chục triệu USD.
Khả năng kiểm định kém!
|
GS Ngô Thế Chi - Giám đốc Học viện Tài chính |
PV: - Qua tổng hợp số liệu của hơn 300 nghìn doanh nghiệp nộp tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013, cho thấy doanh nghiệp FDI lỗ 68.203 tỷ đồng,
tỷ lệ tăng lỗ cao nhất là 37,6% giữa lúc các nghi án chuyển giá vẫn
đang làm nóng dư luận. Theo ông, đây có thể coi là cơ sở xác định các
doanh nghiệp FDI đã tiến hành việc chuyển giá, trốn thuế hay không?
GS
Ngô Thế Chi: - Với những thông tin trên, chưa thể khẳng định các doanh
nghiệp FDI có chuyển giá hay không. Song, đây là một trong những thông
tin rất quan trọng cần xem xét một cách cụ thể và chi tiết hơn để có kết
luận.
Trước hết, cần hiểu chuyển giá là việc
thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được
chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo
giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia.
Như
vậy, chuyển giá là hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm
thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên
liên kết. Việc này có thể xuất phát từ quyền tự do định đoạt giá trong
kinh doanh, các chủ thể có quyền quyết định giá cả của một giao dịch
|
Nếu
mức thuế thu nhập DN được hạ thấp ngang bằng với mức thuế mà DN được
hưởng tại nước xuất xứ hay cơ quan quản lý có thể đảm bảo cho DN một lộ
trình tăng thuế có thể dự đoán được,… sẽ làm giảm đáng kể động cơ chuyển
giá.
|
Xuất
phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết và có
thể chính sách giá không thay đổi lợi ích chung của các nhóm liên kết
nhưng làm thay đổi nghĩa vụ thuế của họ, vì mỗi quốc gia có chính sách
thuế khác nhau.
Muốn
biết họ chuyển giá hay không phải có sự kiểm tra cụ thể những hợp đồng
mua bán vật liệu, tài sản; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mới có thể nắm
được chính xác còn phỏng đoán thì không chính xác được . Hiện nay, tình
hình kinh tế khó khăn không phải ở đâu cũng có lãi.
PV: - Bên cạnh hành vi chuyển giá thông qua đơn giá xây dựng do nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng áp dụng như Keangnam Vina…
một hình thức chuyển giá thông qua giá mua tài sản cố định từ bên liên
kết nước ngoài cũng được các doanh nghiệp FDI áp dụng triệt để. Tiêu
biểu là Cty Hualon Corporation, 100% vốn từ Malaysia, Đài Loan-British
Virgin Island đã thổi giá mua tài sản cố định là đống dây chuyền “phế
thải” từ 400 nghìn USD lên 16 triệu USD, đồng thời đơn vị này cũng khai
lỗ trong suốt 20 năm hoạt động. Như vậy, có thể đánh giá khả năng kiểm
định của các cơ quan quản lý liên quan đến vấn đề này còn nhiều hạn chế
không, thưa ông?
GS
Ngô Thế Chi: - Thông qua nhiều vụ việc đã được chỉ ra trước đấy liên
quan đến sai phạm của các doanh nghiệp FDI về vấn đề chuyển giá có thể
khẳng định khả năng kiểm định, kiểm toán của Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Mặc
dù, với sự ra đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC, lần đầu tiên ở Việt Nam
một văn bản pháp lý về chống chuyển giá được áp dụng cho tất cả các loại
hình doanh nghiệp, về cơ bản đã điều chỉnh được hành vi chuyển giá của
doanh nghiệp liên kết.
Nguồn
thông tin, dữ liệu được phép sử dụng để phân tích, so sánh về cơ bản đã
đáp ứng được yêu cầu định giá thị trường của doanh nghiệp và cơ quan
thuế.
|
Khi
chuyển giá xảy ra ở một số doanh nghiệp FDI, Việt Nam đã hai lần chịu
thiệt khi vừa phải ưu đãi thuế cùng lúc trở thành bãi rác công nghiệp. |
Trên
thực tế, việc xác định giá độc lập cực kỳ khó khăn đối với cán bộ thuế
nên vấn đề hạn chế chuyển giá gặp nhiều khó khăn. Cho tới nay, duy nhất
thành công trong chống chuyển giá là vụ xuất khẩu chè ở Lâm đồng. Tuy
nhiên, cũng chủ yếu dùng biện pháp hành chính chứ không phải là sử dụng
công cụ giá giao dịch độc lập.
Mặt khác, cũng
không loại trừ trong số những người được giao nhiệm vụ có một số vì lợi
ích cá nhân, lợi ích nhóm mà chưa làm tròn trách nhiệm vì nếu những thủ
thuật tinh vi thế nào khi cẩn thận xem xét có thể vẫn phát hiện được.
Trong một khoảng thời gian dài không phát hiện ra cần xem lại chất lượng
công việc, tư tưởng của người thực thi nhiệm vụ.
Khi
vấn đề chuyển giá xảy ra ở một số doanh nghiệp FDI, Việt Nam đã hai lần
chịu thiệt khi vừa phải ưu đãi thuế cùng lúc trở thành nơi doanh nghiệp
FDI đưa dây chuyền lạc hậu vào sản xuất, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế,
gây tác hại môi trường, sức khỏe của công nhân, hậu quả biến Việt Nam
thành bãi rác công nghiệp nhưng họ vẫn thu được lợi cao.
Cuối
cùng thiệt thòi vẫn thuộc về phía Việt Nam nhưng hưởng lợi có thể chỉ
nhóm người nào đó nên cần xem lại những người thực thi nhiệm vụ này.
|
Hiện
tượng chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết đã tương đối phổ biến cả
đối với các doanh nghiệp liên kết có vốn đầu tư nước ngoài và doanh
nghiệp liên kết nội địa.
|
Áp dụng biện pháp cưỡng chế
PV:
- Một trường hợp khác như Samsung, khi đầu tư vào Việt Nam đã được
hưởng nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ, cơ sở hạ tầng thuận lợi,
nhân công giá rẻ, thuế thu nhập doanh nghiệp… trong khi các doanh
nghiệp nội hầu như không có, các doanh nghiệp nội cũng phải chịu thuế
theo biểu mẫu.
Mặc dù việc thu
hút đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty lớn là cần thiết nhưng phải
chăng nên có sự công bằng để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nội? Lo
ngại về việc doanh nghiệp nội “chết” vì các doanh nghiệp nước ngoài có
cơ sở hay không, thưa ông?
GS Ngô Thế
Chi: - Chủ trương, chính sách thu hút doanh nghiệp nước ngoài của Việt
Nam như thời gian vừa qua là hợp lý và cần thiết trong điều kiện Việt
Nam đang thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý. Ngay cả việc miễn giảm
thuế và một số ưu đãi khác trong một thời gian là cần thiết nhưng vấn đề
quan trọng hơn là phải kiểm soát những khâu hoạt động của họ .
Lo ngại các doanh nghiệp ngoại bóp chết doanh nghiệp nội theo tôi nghĩ
nếu tăng cường nâng cao chất lượng khâu kiểm soát, xây dựng và hoàn
thiện hành lang pháp lý hạn chế chuyển giá; xây dựng hệ thống dữ liệu
đầy đủ, chính xác , thậm chí có lúc, có nơi phải áp dụng biện pháp cưỡng
chế...sẽ không đáng ngại. Trong quá trình cạnh tranh bản thân các doanh
nghiệp nội cũng phải phấn đấu.
PV: - Theo
ông, việc phát hiện hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI sẽ có
những khó khăn gì? Được biết tại một số nước trên thế giới trung bình
một cuộc thanh tra chống chuyển giá kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng,
thậm chí kéo dài đến 13 năm và không quốc gia nào khống chế thời hạn của
một cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng nhưng tại Việt Nam, thời gian
thanh tra dài nhất theo Luật Thanh tra cũng chỉ được phép trong 70 ngày.
Cơ quan quản lý Việt Nam đã không đánh giá được những khó khăn khi
thanh kiểm tra hay tự tin trong thời gian ngắn có thể nhận biết hành vi
chuyển giá của các doanh nghiệp hoặc chỉ đưa ra con số 70 ngày cho có?
GS
Ngô Thế Chi: - Việc phát hiện hành vi chuyển giá là rất khó khăn, phụ
thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như việc chuyển giá thông
qua giá cả giao dịch, thông qua kết quả sản xuất kinh doanh tính chi
phí phí, giá thành cao hơn thực tế nhằm giảm lợi nhuận để giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp...; trình độ người kiểm tra kiểm soát còn nhiều hạn
chế; tư tưởng của người thực hiện vì lợi ích các cá nhân ...
Thời
gian thanh tra kiểm tra kéo dài nhưng có thể không mang lại hiệu quả,
quá ngắn sẽ khó thu thập thông tin đầy đủ, chính xác. Theo tôi thời gian
thanh kiểm tra tùy tính chất của một sự việc cụ thể, có thể một cuộc
thanh tra tối đa 4-5 tháng hoặc dài hơn chỉ là dưới 1 năm .
| Thông
tin mới nhất do ngành thuế phát ra là từ cuộc thanh tra, kiểm tra về
lỗ, lãi tại các doanh nghiệp FDI, tính đến tháng 9 vừa qua, có 122 doanh
nghiệp tại 23 tỉnh, thành "dính chàm". |
PV:
- Liên quan đến các chế tài xử phạt, theo nhiều chuyên gia về thuế, chế
tài xử phạt về chuyển giá cần nặng hơn, thay vì chỉ phạt như hành vi kê
khai sai thuế hiện nay, ông có đồng tình với quan điểm này không?
GS
Ngô Thế Chi: - Tôi đồng tình với quan điểm cần có chế tài mạnh hơn,
phải nghiêm và xử phạt thỏa đáng, nếu xử phạt nhẹ sẽ không mang lại hiệu
quả vì người ta sẵn sàng bỏ ra tiền phạt vì nó ít hơn nhiều so với
khoản người ta được lợi từ chuyển giá.
Để
chống chuyển giá phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và hàng
loạt các vấn đề khác như sự phối hợp và quy định trách nhiệm của các cơ
quan chức năng có liên quan như cơ quan xuất nhập cảnh, cơ quan ngoại
giao, đại sứ quán, tham tán Thương mại Việt Nam ở nước ngoài... và tăng
cường chức năng cho các cơ quan thuế, hải quan và thực hiện các giải
pháp phải mang tính đồng bộ.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Viet Bao.vn (Theo Báo Đất Việt)
Posted in: Kinh Tế
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét