Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
SÁU TRỤ CỘT CỦA ĐỨC TIN HỒI GIÁO
11:26
Hoàng Phong Nhã
No comments
Các sách viết về giáo lý Hồi Giáo
đều đồng nhất tóm lược tất
cả các tín-điều căn-bản (fundamental beliefs) thành
6 điều chính yếu được gọi là "SÁU
TRỤ CỘT CỦA ĐỨC TIN" (The Six Pillars of
Faith):
1.
Tin có một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God).
2.
Tin có các Thiên Thần và Ma Quỉ
3.
Tin các sách Mặc Khải (Books of Revelation)
4.
Tin các vị Thiên Sứ (Messengers/Prophets)
5.
Tin có ngày tận thế, xác kẻ chết sống lại,
mọi người sẽ được Thiên Chúa xét
xử trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.
6.
Mọi việc do Thiên Chúa tiền định, nhưng
mọi người đều có ý chí tự do.
TÍN
ĐIỀU 1: TIN CÓ MỘT
THIÊN CHÚA DUY NHẤT
Điểm đặc biệt trong quan
niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi là luôn luôn
nhấn mạnh đến đặc tính duy nhất
tuyệt đối của Thiên Chúa (the absolute Oneness of God).
Đạo Hồi hoàn toàn phủ nhận các huyền
thoại về "Con của Thiên Chúa" hoặc "Ngôi
Hai Thiên Chúa xuống thế làm người". Kinh Koran ghi
như sau: "Thiên Chúa không chọn ai làm con và không chọn
một đồng sự nào trong thẩm quyền tuyệt
đối của Ngài".
(God had chosen no son, nor had He any
partner in the absolute sovereignty - Koran 25: 2).
Căn cứ vào kinh Koran, giáo lý của
giáo phái Sunni đã giảng rộng thêm như sau: "Thiên
Chúa là Một, không có một ai tương đương
với Ngài, Thiên Chúa không có khởi đầu và không có
kết thúc. Ngài là thường hằng vĩnh cửu. Ngài
vừa là Alpha vừa là Omega - chữ đầu và chữ
cuối trong mẫu tự Hy Lạp - Ngài vừa ẩn
vừa hiện. Ngài có thật và muôn đời".
(Allah
is One, without any like him, having no equal, having no beginning, having no
end. Ever - existing. He is both Alpha and Omega. The Manifest and the Hidden.
He is real and eternal).
Đạo Hồi phủ nhận con
người là hình ảnh của Thiên Chúa vì Thiên Chúa là
đấng vô hình, không có thân thể (God is not a formed body).
Ngài chẳng bao giờ xuống thế làm người và vì
là vô hình nên chẳng có ai ngồi ở bên tả hay bên
hữu của Ngài.
"Thiên Chúa là đấng chỉ có
Một ngôi duy nhất (không bao giờ có ba ngôi) Ngài không sinh
Chúa Con và cũng không do ai sinh ra. Chẳng một ai giống
Thiên Chúa cả."
(Allah
is One. He begets not, nor is He begotten. And none is like Him - Koran 112:
1-4)
Đạo Hồi quan niệm Thiên Chúa
là Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo vũ trụ theo
đúng quan niệm của đạo Do Thái và Ki Tô trong sách
Sáng Thế Ký (Genesis). Kinh Koran nhắc lại những
điều đó như sau:
"Thiên
Chúa dựng nên bầu trời và mặt đất trong sáu
ngày và rồi Ngài ngự trên ngai của Ngài. Ngài kéo màn
đêm phủ lên ban ngày và ngày đêm cứ nối tiếp
nhau không ngừng. Sau đó Ngài dựng lên mặt trời,
mặt trăng và những vì sao". (Allah created the
heavens and the earth in six days then He descended his throne - He throws the
veil of night over the day which it pursues incessantly and then He created the
sun and the moon and the stars - Koran 7: 54).
Đạo Hồi, cũng như
đạo Do Thái và đạo Ki Tô, đều tin
tưởng Thiên Chúa đã tạo dựng nên tổ tiên
của loài người là Adam và Evà từ một cục
đất sét:
"Ta
đã dựng nên con người từ đất sét khô và
ta thở vào nó tinh thần của Ta". (We created man from
dry clay and breathed of My Spirit into him - Koran 15: 23).
Trong kinh Koran (chương 2 và
chương 20) thuật lại chuyện Adam và Evà ăn
trái cấm giống như trong sách Sáng Thế Ký của
đạo Do Thái. Nhưng Hồi Giáo cũng như Do Thái
Giáo đều không tin hành động ăn trái cấm
của Adam - Evà cấu thành "Tội Tổ Tông"
đến nỗi Con của Chúa Trời phải
đầu thai làm người và chịu chết trên
thập giá để chuộc cái tội đó! Huyền thoại về Tội
Tổ Tông (The Original Sin) là sản phẩm tưởng
tượng của tên đạo khùng Augustine (354-450)
gốc Algeria. Tên đạo khùng Augustine được coi
là kẻ lập ra đạo Ki Tô đứng hàng thứ
hai sau Phao lô.
Tóm lại, ý niệm về Thiên Chúa
của đạo Hồi hoàn toàn đồng nhất
với ý niệm của đạo Do Thái. Cả hai
đạo độc thần này kịch liệt chống
lại ý niệm Ba Ngôi Thiên Chúa và lề thói tôn thờ
ảnh tượng của đạo Ki Tô (Công Giáo và Chính
Thống).
TÍN ĐIỀU 2: TIN CÓ CÁC
THIÊN THẦN VÀ MA QUỈ
Niềm tin vào các Thiên thần, nhất
là các Thiên thần hộ mạng, là niềm tin chung của
các đạo Thiên Chúa. Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo thì
hiện nay có tới 70% dân Mỹ tin có Thiên thần. Nói
chung, người ta cho rằng Thiên thần là những sinh
vật linh thiêng (spiritual beings) có nhiệm vụ làm trung gian
giữa Thiên Chúa và loài người. Vì vậy Thiên thần
cũng được coi là Thiên sứ (messengers of God).
Ý niệm về Thiên thần đã có
từ trên 4000 năm qua. Các nhà khảo cổ đã tìm
thấy tại thành phố UR ở Babylon một phiến
đá có khắc hình nổi một người đàn ông có
hai cánh. Hình này được xác định thuộc niên
đại 2300 năm TCN. Tuy nhiên, ý niệm về Thiên
thần của Babylon đã không đi vào Kinh Thánh Do Thái.
Các nhà tôn-giáo-học chuyên nghiên cứu
về Thiên thần cho rằng ý niệm Thiên thần phát
xuất từ Hỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism). Hỏa Giáo
được sáng lập bởi một triết gia Ba
Tư tên là Zoroaster vào khoảng thế kỷ 12 TCN. Hỏa
giáo trở thành quốc giáo của đế quốc Ba
Tư từ thế kỷ 10 TCN đến thế kỷ 7
sau Công Nguyên. Vào năm 579 TCN, đế quốc Ba Tư
chiếm Babylon (tức Iraq ngày nay), đến năm 539, Ba
Tư chiếm Do Thái và cai trị vùng này nhiều thế
kỷ. Do đó, đạo Do Thái đã du nhập các ý
niệm về Thiên thần của Hỏa Giáo từ
thời gian này.
Các sách Kinh
Thánh Cựu Ước của Do Thái có trước thời
gian này đều không nói gì đến các Thiên thần.
Ki Tô Giáo du nhập ý niệm Thiên
thần của Hỏa Giáo Ba Tư qua sách Kinh Thánh Cựu
Ước của đạo Do Thái. Tuy nhiên, Ki Tô Giáo đã
khai thác ý niệm Thiên thần nhiều hơn đạo Do
Thái.
Đối với Ki Tô Giáo, Thiên
thần Gabriel trở thành
một Thiên thần chuyên về việc đi thông báo các
mệnh lệnh của Thiên Chúa. Chẳng hạn Gabriel báo
tin cho bà Maria về việc bà thụ thai để sinh ra
Jesus hoặc báo tin cho Joseph phải trốn sang Ai Cập
v.v... Thiên thần Micae được Công Giáo La Mã khắc
họa như một tên lính La Mã tay cầm cái giáo dài đâm
vào đầu một con rắn mà ông ta đạp
dưới chân. Dưới thời Ngô Đình Diệm làm
tổng thống VNCH, Thiên thần Micae (Micheal/ Saint Michel)
được Diệm chọn làm thánh tổ của binh
chủng nhảy dù. Con rắn ở dưới chân của
thiên thần Micae được giải thích là biểu tượng
của chủ nghĩa "Cộng Sản vô thần" .
Trong thực tế, binh chủng nhảy dù đã là lực
lượng chủ yếu làm cuộc đảo chánh chống
Diệm năm 1960 và lật đổ chế độ
Diệm năm 1963. Con rắn dưới chân Thiên thần
Micae trong thực tế là biểu tượng của chính
chế độ Công Giáo Ngô Đình Diệm!
Ý niệm về các Thiên thần của
Hỏa giáo Ba Tư truyền qua đạo Do Thái và
đạo Ki Tô sang đạo Hồi. Trong đạo
Hồi, thiên thần Gabriel trở thành một vị Thiên
sứ đặc biệt của Thiên Chúa Allah truyền
mọi mệnh lệnh và mọi điều mặc
khải cho Muhammad ghi chép. Vì vậy kinh Koran được
gọi là "Thiên Kinh" ghi chép lời Chúa (Words of God).
Nếu không tin có Thiên thần thì kinh Koran sẽ bị
mất hết giá trị và không thể có đạo
Hồi. Tin tức đầu tiên mà Gabriel thông báo cho Muhammad
biết là việc Thiên Chúa đã chọn ông làm Tông Đồ
của Ngài: "Này Muhammad! Con đã được Thiên Chúa
chọn làm tông đồ của Ngài! và ta là Gabriel!" (Oh
Muhammad! Thou art the Apostle of God and I am Gabriel! - Muhammad, a biography
of the Prophet, by Karen Amstrong, Harper San Francisco 1992, p.83)
Ngoài hai vị Thiên thần Gabriel và Micae
rất nổi danh trong các đạo độc thần còn
có một số Thiên thần khác không được các
đạo này đồng nhất tin theo:
- Thiên thần Raphael được Công
Giáo La Mã tin là vị Thiên thần chuyên cứu nguy (the helpful
angel). Đạo Do Thái, đạo Hồi và Tin Lành phủ
nhận sự hiện hữu của Thiên thần Raphael.
- Về Thiên thần của sự
chết: Ki Tô Giáo tin rằng tên của ngài là Andrew. Ngài
rất đẹp và nhân từ, thường giúp
người ta trút linh hồn trong bình an êm ái. Đạo
Hồi gọi tên ngài là Arazel. Ngài đón linh hồn các tín
đồ ngoan đạo để rước về thiên
đàng. Ngài hành hạ những kẻ không tin Chúa và vứt
linh hồn của chúng xuống hỏa ngục.
- Thiên thần Israfel: Cả hai
đạo Ki Tô và Hồi đều tin rằng đến
ngày tận thế, tức là Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Thiên
thần Israfel sẽ thổi kèn trumpet để đánh
thức tất cả mọi người chết sống
dậy để tập trung tại thung lũng Kindron
ở ngoại ô Jerusalem nghe Chúa phán xử lần chót có tính
chung quyết!...
Quan niệm về Quỉ: Cả ba đạo độc
thần đều đồng nhất trong quan niệm cho
rằng quỉ là những Thiên thần sa ngã (fallen angels) nên
bị Chúa phạt đày xuống hỏa ngục. Ki Tô Giáo
học theo sách Enoch (Book of Enoch) trong bộ Kinh Thánh của
Do Thái, một sản phẩm du nhập thần học
của Hỏa Giáo Ba Tư, cho rằng Thiên thần Lucifer
lãnh đạo một cuộc đảo chánh trên Thiên
Đàng để cướp ngôi của Thiên Chúa. Lucifer
trở thành hiện thân của lòng kiêu ngạo bị Chúa
phạt thành quỉ có đuôi, có sừng và có tai giống
tai dơi. Từ đó Lucifer mang tên là Satan. Người
Hồi Giáo gọi Satan là Shaitan hoặc Iblis (do phiên âm từ
tiếng Hy Lạp Diablos).
Hồi Giáo tin rằng Satan sẽ
được Thiên Chúa tha tội trong ngày Phán Xét Cuối
Cùng và được phục hồi tư cách thiên thần
như xưa. Satan không phải là thủ lãnh của bầy
quỉ cai quản hỏa ngục mà chỉ là kẻ cai quản
các kẻ ác trên thế gian. Thiên Chúa trao chức vụ
thủ lãnh hỏa ngục cho thiên thần Malik (Koran 43: 77).
Ngoài niềm tin về Thiên thần và
quỉ, đạo Hồi còn có thêm một loại thần
linh thứ ba là Jinn (số ít) hoặc Jinni (số
nhiều). Ki Tô Giáo không tin có loại thần linh này. Theo
đạo Hồi thì Jinn là một loại thần linh
thường biến hình thành người hoặc loài
vật, được Thiên Chúa cấu tạo nên từ
lửa. Kinh Koran ghi rằng: "Con người
được tạo nên bằng đất sét, Jinn
được chế tạo từ ngọn lửa"
(Man is created from clay, jinn from flames of fire - Koran 55: 14- 15).
Quan niệm về Jinn xuất phát
từ Babylon vào khoảng 3000 năm TCN. Người Babylon
gọi Jinn là "Cherubims". Đạo Do Thái du nhập
"Cherubims" vào Sách Sáng Thế Ký (Genesis) là sách
đầu tiên trong bộ thánh kinh của đạo Do Thái.
Sách Sáng Thế Ký kể rằng: Sau khi Adam và Evà phạm
tội ăn trái cấm liền bị Chúa đuổi ra
khỏi vườn Địa Đàng. Chúa sai các Cherubims trú
đóng ở phía đông vườn Địa Đàng
để chặn lối dẫn đến "Cây của
Sự Sống". (God drove out the man and He placed at the east of
the Garden of Eden Cherubims to keep the way of the Tree of Life - Genesis 4:
23-24).
Cũng cùng một nguồn gốc
từ Kinh Thánh Cựu Ước, Ki Tô Giáo bác bỏ Cherubims
nên không bao giờ nhắc tới chúng. Trong khi đó,
đạo Hồi chấp nhận niềm tin vào Cherubims và
gọi chúng bằng tiếng Ả Rập là Jinn.
TÍN
ĐIỀU 3: TIN CÁC SÁCH
MẶC KHẢI (KINH THÁNH)
Kinh Koran nói rất nhiều đến
các sách Mặc Khải (Books of Revelation). Nhưng kinh Koran là
sách mặc khải cao quí nhất và quan trọng nhất
đối với đạo Hồi. Do vậy, Koran được
gọi là "Mẹ của tất cả các sách" (Mother
of Books).
Kinh
Koran coi sách Cựu Ước của Do Thái cũng là
một phần của sách mặc khải: "Các
người không thấy những người Do Thái đã
được Chúa ban cho một phần của sách mặc
khải hay sao? Họ đã được mời gọi
đến với Sách mặc khải của Chúa" (Have
you not considered Jews who are given a portion of Book? They are invited to the
Book of Allah - Koran 3: 23)
Bộ Kinh Thánh của đạo Do Thái
có nhiều sách, nhưng chỉ có sách Torah (sách Luật)
của Maisen là được kinh Koran nhắc đến
nhiều nhất. Sách Torah của đạo Do Thái, sách Phúc
Âm của đạo Ki Tô và kinh Koran đều
được coi là các sách do Thiên Chúa mặc khải
để dạy dỗ và hướng dẫn loài
người. Koran ghi lời của Thiên thần Gabriel nói
với Muhammad: "Thiên Chúa đã mặc khải cho con Sách
Thánh Kinh của chân lý để xác nhận những
điều đã được mặc khải
trước đó như Ngài đã mặc khải trong Kinh
Torah và trong Phúc Âm để hướng dẫn loài
người và bây giờ Ngài gửi cho con kinh Koran". (God
hath revealed into thee the Scripture of Truth confirming that which was
revealed before it as He revealed the Torah and the Gospel, a guidance for the
people and He sent you the Qur'an - K3: 3).
Mặc dầu Muhammad ca ngợi các sách
mặc khải của đạo Do Thái và đạo Ki Tô,
nhưng Muhammad biết rõ thái độ cố chấp
hẹp hòi của các tín đồ Do Thái và Ki Tô nên ông đã
cảnh giác các tín đồ Hồi Giáo như sau:
"Người Do Thái và Ki Tô không bao
giờ hài lòng với các tín đồ Hồi Giáo, ngoại
trừ trường hợp các người theo đạo
của họ". (The Jews will not be pleased with you, nor the
Christians, until you follow their religions - Koran 2: 120).
Các tín đồ Do Thái và Ki Tô đều
độc quyền chân lý. Đối với họ,
chẳng ai có thể được vào thiên đàng,
ngoại trừ phải là tín đồ đạo Do Thái
hay đạo Ki Tô. (None shall enter the paradise, except he who is a
Jew or a Christian - Koran 2: 111). Muhammad gọi chung những tín
đồ Do Thái và Ki Tô là "Những người của
các sách Thánh Kinh" (The people of the Book). Ông cảnh cáo họ
đừng quá lộng hành trong tôn giáo của họ. (Oh
people of the Book, commit no excesses in your religion - Koran: 4: 171)
Những người Do Thái và Ki Tô
chửi bới nhau và giết hại nhau trong thời
của Muhammad vào cuối thế kỷ 6, đầu
thế kỷ 7. Do đó, Muhammad viết trong kinh Koran:
"Người Do Thái chê người Ki Tô không theo
điều tốt, người Ki Tô chê người Do Thái
không theo điều tốt, mặc dầu họ
đều đọc cùng một sách mặc khải. Cho nên
Thiên Chúa Allah sẽ xét xử những điều khác
biệt của họ trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng" (The
Jews say: the Christians do not follow anything good, the Christians say the
Jews do not follow anything good while they recited the same Book. So, Allah
judge between them on the Day of Resurection in what they differ - Koran 2:
113).
Muhammad thù ghét những người Ki Tô
Giáo vì họ là những kẻ thờ ảnh tượng
(idolers). Tại chương 9, câu 5 của kinh Koran, Muhammad
ra lệnh cho tín đồ giết hoặc bắt bỏ tù
những kẻ thờ ảnh tượng: "Khi các tháng
thiêng liêng đã qua đi, các tín đồ hãy giết
những kẻ thờ ảnh tượng ở bất
cứ nơi nào gặp chúng hoặc bắt chúng làm tù
binh". (When the sacred months passed away, then slay the idolers wherever
you find them or take them captives - Koran 9: 5).
Về các sách mặc khải, kinh Koran
nói rất nhiều đến sách Torah của Maisen, các Thánh
Vịnh (Psalms) của David và Sách Phúc Âm (Gospel) của
đạo Ki Tô. Vậy tôi xin trình bày sơ lược
về những sách này và tìm hiểu ảnh hưởng
của chúng trong đạo Hồi như thế nào:
1. Torah (The Law).
Nhiều sách kinh của Hồi Giáo gọi sách này là
Tawrah theo phiên âm Ả Rập. Đây là sách mặc khải
quan trọng nhất của đạo Do Thái về
người Do Thái đồng hóa Đạo Do Thái với
Luật Do Thái hoặc người ta gọi Đạo Do
Thái là Đạo của Luật. Bộ Luật này
được Thiên Chúa mặc khải trên núi Sinai vào
thế kỷ II TCN, tóm tắt lại thành "Kinh
Mười Điều Răn" (The Ten Commandments). Đem
phân tích luật Torah, mười điều răn trở
thành bộ luật Pentateuch gồm có 613 điều
luật. Bộ luật này đã chi phối toàn bộ
đời sống tinh thần, đời sống kinh
tế xã hội của mọi người dân Do Thái trong
nhiều ngàn năm qua. Có nhiều điều luật
rất chi tiết, chẳng hạn như những
điều luật về nghi lễ thờ kính Thiên Chúa:
Khi đi lễ phải mang theo súc vật, giết súc
vật lấy máu để rưới lên bàn thờ và
phải đọc sách mặc khải cho mọi
người cùng nghe...
-
Luật Torah của đạo Do Thái đã đi vào
đạo Ki Tô với bài "Kinh Mười Điều
Răn" trong các sách Kinh Nguyện.
- Đạo Hồi không có
Kinh Mười Điều Răn như đạo Ki Tô
nhưng Kinh Koran cũng liệt kê mười điều tương
tự:
1.
Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa.
2.
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3.
Tôn trọng quyền của người khác.
4.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5.
Tránh giết người, ngoại trừ trường
hợp cần thiết.
6.
Cấm ngoại tình.
7.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10.
Hãy khiêm tốn
2. Thánh Vịnh David (Psalms of
David).
Theo
đạo Hồi thì các Thánh Vịnh của David là do Thiên
Chúa mặc khải. (God revealed to Dawood/David Zabur/ Psalms -Sura 4:
163). Sở dĩ David được đề cao trong
đạo Do Thái vì lịch sử của dân tộc Do Thái
coi David là một anh hùng và là một minh quân hàng đầu.
David trở thành biểu tượng của một vị
"Cứu Tinh Dân tộc". (Savior of the people). Cứ
mỗi lần Do Thái gặp nguy khốn, dân Do Thái lại
cầu xin Chúa ban cho họ một đấng Cứu Nguy
(Savior) dần dần tạo nên tâm lý của toàn dân Do Thái
mong chờ một Đấng Cứu Thế (Messiah)
với ý nghĩa là "một David mới" (The New King
David). Cũng do vậy nên đã nẩy sinh truyền
thuyết cho rằng Đấng Cứu Thế phải là
người thuôc dòng dõi vua David.
- Đạo Ki Tô khai thác triệt
để truyền thuyết này nên đã tìm mọi cách
chứng minh Jesus thuộc dòng dõi của vua David và là Chúa
Cứu Thế mà Do Thái mong đợi từ lâu.
- Đạo Hồi không quan tâm
đến những điều nói trên mà chỉ quan tâm
đến những lời ca ngợi Thiên Chúa đầy
nhiệt tình của David mà thôi.
(Trong bài viết "Chủ
nghĩa khủng bố là đặc tính chung của các
đạo Chúa", tôi đã trích dẫn nhiều câu trong
Thánh Vịnh David nên tôi xin miễn nhắc lại ở
đây)
3.
Phúc
Âm (Gospels) .Sách Phúc Âm là một bộ sách viết
về cuộc đời của Jesus sau khi Jesus đã
chết trên 40 năm. Jesus sinh trưởng tại Do Thái
nhưng lại nói tiếng Aramaic là ngôn ngữ của
xứ Syria. Các sách Phúc Âm lại được viết
bằng tiếng Hy Lạp căn cứ trên những
lời đồn đại về Jesus ở Jerusalem trên
40 năm trước! Chỉ bấy nhiêu sự kiện
cũng đủ cho thấy các sách Phúc Âm không có gì là chính
xác.
Đạo Do Thái hoàn toàn
phủ nhận các sách Phúc Âm của đạo Ki Tô. Trái
với đạo Do Thái, đạo Hồi công nhận các
sách Phúc Âm là các sách Mặc Khải của Thiên Chúa và công
nhận Jesus là một sứ giả của Thiên Chúa
(messenger of God) đứng hàng thứ hai sau Muhammad. Tuy
vậy, quan niệm của đạo Hồi về Phúc Âm
và Jesus rất khác biệt với quan niệm của Ki Tô
Giáo. Tôi đã trình bày vấn đề này trong bài "Jesus
dưới cái nhìn của Do Thái và Hồi Giáo", vậy
xin miễn nhắc lại ở đây.
TÍN ĐIỀU 4: TIN CÁC
VỊ THIÊN SỨ
Theo giáo lý của
đạo Hồi thì từ tạo thiên lập địa
đến nay, Thiên Chúa đã gửi xuống thế gian 25
sứ giả của Ngài để dạy dỗ loài người.
Vị sứ giả đầu tiên chính là Adam, tổ tiên
của loài người và vị sứ giả cuối cùng
chính là Muhammad. Sau Muhammad không còn bất cứ một sứ
giả nào khác. Tất cả các người kế vị
Muhammad được gọi là Caliph (khalif) đều
chỉ là kế vị với tư cách lãnh đạo
cộng đồng Hồi Giáo mà thôi (leader of Islamic community)
chứ không ai có tư cách kế vị thiên sứ cả
(no successor to Messsenger of God). Muhammad là thiên sứ bất
khả kế nhiệm và là thiên sứ lớn hơn
tất cả mọi thiên sứ khác. Đối với các
tín đồ Hồi Giáo, thiên sứ Muhammad chỉ là
một người thường như mọi
người nhưng không có ai vượt qua Ngài về
sự khôn ngoan và đạo đức.
Trong
25 vị thiên sứ thì đạo Do Thái chiếm tới 18
vị, 3 vị thuộc Ki Tô Giáo và 4 vị còn lại
thuộc về Ả Rập. Trong phạm vi bài biết này,
nếu kể hết tiểu sử của 25 vị Thiên
sứ thì bài này sẽ thành một quyển sách. Chúng tôi xin
tóm lược tiểu sử một số vị quan
trọng trong cả ba tôn giáo độc thần mà thôi.
Một số tiên tri
của đạo Do Thái cũng là Thiên sứ của
đạo Hồi:
Adam: Đạo Hồi có một quan
niệm về Adam khác với đạo Do Thái và
đạo Ki Tô. Ngoài thiên chức là tổ tông của loài
người, Adam còn là vị Thiên sứ đầu tiên
của Chúa. Vì vậy, sau khi dựng nên Adam, Thiên Chúa đã
ra lệnh cho các thiên thần phải cúi rạp xuống
để kính chào Adam và phải tuân lệnh của Adam. Theo
đạo Hồi, Adam cao quí hơn các thiên thần - Thiên
thần Iblis (Lucifer) không chịu cúi chào Adam nên bị Chúa
phạt thành quỉ Satan.
Kinh Koran nói về Adam:
"Khi Thiên Chúa Allah tạo nên Adam xong, Ngài thổi thần
linh của ngài vào Adam. Xong ngài ra lệnh cho các thiên thần
phải cúi rạp xuống để chào Adam. Tất
cả các thiên thần đều vâng lời Chúa. Chỉ
một mình Iblis (Lucifer) không chịu vâng lời nên bị
Chúa phạt thành quỉ từ đó cho đến ngày Phán
Xét Cuối Cùng".
(When your Lord said to the Angels:
Surely I am going to create a mortal from dust. So when I have made him
complete and I breathed into him My Spirit, then all angels fall down making
obeisance to him. And the angels did obeisance, all of them. But not Iblis
because he was proud. Surely, my curse is on Iblis/ Shaitan to the Day of Last
Judgement - Koran 38: 71-78).
Noah. Người Công Giáo Việt Nam
thường gọi ông là NO-E. Noah là cháu đời thứ
10 của Adam-Evà. Noah là người công chính trong thế
hệ của ông nên Chúa cho ông biết tin trước
về trận đại hồng thủy. Ông đóng
một chiếc tàu lớn để chứa gia đình ông
và mỗi thứ súc vật một cặp. Sau trận
đại hồng thủy thì cả loài người
đều chết hết chỉ còn lại những
người và những vật ở trên tàu mà thôi. Trận
lụt kéo dài 7 ngày. Khi nước rút thì tàu của Noah
bị kẹt trên đỉnh núi Arafat (cao 5168 m ở
miền đông Thổ Nhĩ Kỳ). Noah và mọi người
giết súc vật làm lễ hy sinh để thờ lạy
Chúa. Chúa ngửi thấy mùi thịt nướng sinh vật
nên Ngài từ trời nhìn xuống chúc phúc lành cho Noah và các con
của ông sinh sản con cháu đầy mặt đất.
Noah sống đến 600 tuổi mới chết. Con út
của ông tên Shem là tổ phụ các dân tộc Do Thái và Ả Rập. (Sau này Do
Thái Ả Rập được gọi chung là giống
người Semites, có nghĩa là con cháu của tổ phụ
Shem).
Maisen (Moses) và Aaron. Chuyện về hai nhân vật
hàng đầu sáng lập đạo Do Thái hiện hành là
Maisen và Aaron được kể trong 2 cuốn sách
thuộc Cựu Ước là Xuất Hành (Exodus) và Dân
Số Ký (Numbers).
Chương 34 sách Exodus
kể rằng: Chúa truyền cho Maisen mang hai tảng đá
lên núi Sinai (ở gần Biển Chết). Tại đây,
Chúa hiện ra và dùng ngón tay của Ngài viết lên hai
phiến đá. Mỗi phiến đá Ngài viết 5
điều răn, tổng cộng là Mười
Điều Răn. Viết xong Ngài biến mất. Maisen
ở lại trên núi nhiều ngày để tạ ơn Chúa.
Dân chúng Do Thái qui tụ
dưới chân núi Sinai nhiều ngày để chờ
đón Maisen mà không thấy Maisen xuống, họ nghĩ
rằng Maisen đã chết. Do đó, dân chúng Do Thái đã tôn
người anh của Maisen là Aaron lên ngôi vị lãnh
đạo dân tộc Do Thái thay thế Maisen.
Theo truyền thống lâu
đời của dân Do Thái kể từ thời Abraham
đến nay là 850 năm, dân chúng vẫn quen thờ
thần El dưới hình tượng Con Bò Vàng (The Golden
Carf). Do vậy, Aaron ra lệnh thâu góp các nữ trang của
dân chúng để đúc thành tượng một con bò to
bằng thật để thờ.
Sau
khi đúc xong tượng bò vàng, dân Do Thái đã lập bàn
thờ ở chân núi và đặt tượng bò lên bàn
thờ. Xong dân chúng làm lễ cúng tế thần bò El và cùng
nhau nhảy múa ca hát tưng bừng. Vừa lúc đó thì
Maisen ở trên núi đi xuống thấy vậy bèn nổi
giận và ông dùng 2 phiến đá phá nát tượng bò
thần El. Ông ra lệnh cho dân chúng không được tôn
thờ ảnh tượng từ đó và đổi tên
Thiên Chúa từ Elohim (số nhiều của El) thành Jehovah.
Do chuyện trên trong Cựu
Ước Do Thái, Muhammad đã kết tội dân Do Thái là
những kẻ thờ bò thay vì thờ Chúa. Ông tôn trọng
Maisen trong việc cấm thờ ảnh tượng và ông
tin là Chúa đã cho Maisen thẩm quyền cai trị. Kinh Koran
ghi như sau: "Những tín đồ của Kinh Thánh
đã thờ bò thay vì thờ Thiên Chúa mặc dầu Chúa
đã tỏ cho họ thấy những dấu hiệu rõ
ràng về Ngài. Nhưng Chúa đã tha thứ cho họ
tội này và đã ban cho Maisen thẩm quyền cai
trị." (The followers of the Book took the golden carlf for God after
clear signs had come to them. But we pardoned this and gave to Moses clear
authority - Koran 4: 153).
o
Elijah (Elisha). Chương 4
sách Các Vua (Kings) kể chuyện Elijah làm nhiều phép lạ
như biến một cái bình không thành một bình
đầy dầu (oil) hoặc biến mấy cái thúng
trống rỗng thành những cái thúng đầy những
ổ bánh mì khiến cho nhiều trăm người ăn
no. (Sau này các sách Phúc Âm cũng kể chuyện Jesus làm phép
lạ tương tự như vậy). Kinh Koran ca ngợi
Elijah là một trong những người tốt nhất
thế gian và là tông đồ của Chúa (Koran 6: 86, 38: 48)
Jonah (Yunus)
Thiên Chúa dự tính hủy diệt thành
phố Nineveh vì thành phố này có nhiều kẻ không tin
Chúa. Thiên Chúa sai Jonah tới thành phố này để khuyên
họ trở lại với Chúa thì Chúa sẽ tha tội và
không hủy diệt nữa. Chúa ra thời hạn 40 ngày
để Jonah thi hành.
Thay vì đi Nineveh, Jonah đã bất
tuân lệnh Thiên Chúa dùng
thuyền tới thành phố Tarshish. Để
trừng phạt Jonah Chúa đã tạo nên một cơn bão
lớn. Các thủy thủ
trên thuyền biết đây là một hình phạt Chúa dành
riêng cho Jonah nên họ đã ném Jonah xuống biển.
Một con cá lớn đớp Jonah vào bụng. Jonah
biết Chúa đã phạt mình về tội không vâng lời
nên ông đã ăn năn hối cải và cầu nguyện
Chúa suốt 3 ngày ở trong bụng cá. Cuối cùng, Chúa tha
tội cho Jonah và hóa phép cho con cá lớn nhả ông ra trên bãi
biển. Câu chuyện này được cả ba
đạo Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo công nhận là chân lý.
Kinh Koran ca ngợi Jonah là tông đồ của Chúa (K.6: 86,
21: 87)
Solomon.
Solomon là con thứ của vua David. Y giết anh là
Adonaijah để đoạt ngôi vua. Bản chất
của Solomon còn dâm dật hơn David nên khi lên làm vua y
đã xây cất cung viện rất lớn để
chứa trên 3000 cung nữ. Tuy vậy, lịch sử và
đạo Do Thái vẫn coi Solomon như một minh quân.
Solomon xây một ngôi đền thờ Chúa được
dân Do Thái gọi là Đền Thánh (The Holy Temple) và
được truyền tụng là một kỳ công
kiến trúc. Thực sự ngôi đền rất nhỏ
(rộng 12 mét x dài 37 mét). Nếu so sánh với đền
Ankor Watt của xứ Kampuchea, được xây vào thế
kỷ 8, thì đền Ankor lớn hơn đền của
Solomon rất nhiều (75 mét x 176 mét). Solomon nổi tiếng
là người khôn ngoan và là tác giả cuốn sách Châm Ngôn
(Proverbs) trong bộ Kinh Thánh Cựu Ước. Kinh Koran ca
ngợi Solomon "là tôi tớ xuất sắc của Thiên
Chúa và luôn luôn quay về với Chúa" (Solomon was most
excellent the servant and he was frequent in returning to Allah - K 28: 30)
o
Isaiah. Isaiah xuất hiện trong thế kỷ 8 TCN, ông
được coi là người đầu tiên trong
đạo Do Thái đưa ra thuyết Tận Thế và
tiên đoán sẽ có một vị Cứu Thế (Messiah) ra
đời. Tuy nhiên, ông đã định nghĩa "Chúa
Cứu Thế là người giải thoát tất cả
mọi người bị áp bức" (To let the oppressed go
free - Isaiah 6: 9 và 6: 1-2). Như vậy, Chúa Cứu Thế nào
không giải thoát được những kẻ bị áp
bức trên thế gian thì đó chính là Chúa Cứu Thế giả
mạo. Đạo Hồi hoàn toàn phủ nhận tư cách
"Chúa Cứu Thế" của Jesus, nhưng họ không
qui trách Jesus mà qui trách các tín đồ Ki Tô là những
kẻ lầm lạc đã tin những điều bậy
bạ như vậy.
Ba
vị của Ki Tô Giáo được Hồi Giáo coi là Thiên
Sứ: Ba nhân vật trong Phúc
Âm Ki Tô Giáo được Muhammad đề cao trong kinh Koran
là: Jesus, Gioan Baotixita và thân phụ Gioan là Zakaria.
Jesus được Muhammad ca ngợi
trong 114 câu thơ, rải rác trong 15 chương sách của
Kinh Koran. Điều đó chứng tỏ Jesus có một
chỗ đứng khá quan trọng trong đạo Hồi.
Người Hồi Giáo tôn kính gọi Muhammad là Thiên Sứ
(Nabi) và họ cũng gọi Jesus là Thiên sứ theo ngôn
ngữ Ả Rập là Nabi Isa.
Mặc
dầu tôn kính Jesus và coi trọng sách Phúc Âm, đạo
Hồi đã có những quan niệm rất khác biệt
về Jesus và Phúc Âm so với quan niệm của các tín
đồ Ki Tô Giáo.
Kinh Koran rất tôn trọng Gioan Baotixita
và song thân là ông Zakaria và bà Elizabeth (Công Giáo Việt Nam gọi
là bà thánh I-sa-ve). Zakaria là cậu của bà Maria. Khi bà Isave có
mang Gioan được 6 tháng thì bà Maria mới bắt
đầu mang thai Jesus. Khi bà Maria đến nhà thăm
vợ chồng Cậu Zakaria thì bà I-sa-ve đã chúc tụng
bà Maria như sau: "Hỡi bà Maria, Chúa đã chọn bà và
thanh tẩy bà, Chúa đã chọn bà cao hơn hết
thảy các người nữ trên thế gian" (Oh Mary!
Allah has chosen you and purified you and chosen you above all the women of the
world - Koran 3: 42). Lời chúc tụng của bà Isave (mẹ
của Gioan Baotixita) đối với bà Maria (mẹ
của Jesus) như nói trên là ý chính của kinh Kính Mừng
(Hail Mary) trong đạo Công Giáo: "Bà có phúc lạ hơn
mọi người nữ". Đạo Hồi cấm
thờ ảnh tượng nhưng họ vẽ tranh treo
tường hoặc dệt thảm những bức
họa diễn cảnh Abraham hy sinh con trai Ismael (chứ
không phải là Isaac) để tế lễ Thiên Chúa và
họ cũng thường vẽ tranh bà Maria bế hài nhi
Jesus. Trong đền thờ Kaaba ở Mecca là thánh
địa thiêng liêng nhất của thế giới Hồi
Giáo hiện vẫn còn một bức tranh vẽ Bà Maria
bế hài nhi Jesus.
Bức tranh này đã được
người Ki Tô Giáo vẽ vào thế kỷ 6. Tháng giêng
năm 630, Muhammad mang 10.000 quân đến chiếm Mecca, ông
đã ra lệnh phá hủy tất cả các tượng
thần và các tranh vẽ trên tường của đền
thờ Kaaba. Tuy nhiên, Muhammad đã tỏ lòng tôn kính
đặc biệt đối với bà Maria và Thiên sứ
Jesus nên ông đã cổi áo choàng của mình phủ lên
bức tranh duy nhất của Ki Tô Giáo tại đền
Kaaba và ra lệnh không ai được phá hủy bức
tranh này. Nhờ đó, bức tranh vẫn tồn tại
đến ngày nay.
Các
Tiên Tri Ả Rập. Kinh Koran
chỉ kể tên vài vị tiên tri Ả Rập như Hud,
Salid... nhưng không kể tiểu sử của họ nên
chúng ta không có tài liệu để bàn tới. Như vậy,
chỉ còn một vị tiên tri duy nhất là Muhammad mà thôi.
Nhưng nói về Muhammad thì có tới biết bao nhiêu sách nói
cho hết. Sau khi đọc nhiều sách về tiểu
sử của Muhammad, tôi đã cố gắng tóm
lược trong hai bài:
1. "Muhammad tại Mecca
(570-622)
2. "Muhammad tại Medina
(622-632)".
*
* *
Trong
số 25 vị thiên sứ (gồm có 18 vị thuộc
đạo Do Thái, 3 vị thuộc đạo Ki Tô và 4
vị Ả Rập) chỉ có 6 vị được
đạo Hồi coi là những vị Thiên sứ quan
trọng nhất. Đó là:
Tên Anh
Ngữ Tên phiên âm theo tiếng Arabic
1. Thiên Sứ Mohammed Nabi Muhammad
2. Thiên sứ Jesus Christ Nabi Isa
3. Thiên sứ Moses (Maisen) Nabi Musa
4. Tổ phụ Abraham Nabi Ibrahim
5. Thiên sứ Noah (ông No-e) Nabi Nuh
6. Thiên sứ Adam (ông A-dong) Nabi Adam
Đối
với đạo Hồi, chỉ có Moses và Jesus là
người Do Thái, còn các vị khác như Adam, Noah và Abraham
không thuộc chủng tộc nào cả. Điều
đặc biệt cần nhấn mạnh: Đạo
Hồi không coi Moses là người lập đạo Do Thái
hay Jesus là người lập đạo Ki Tô. Đạo
Hồi coi tất cả các vị Thiên sứ đều là
những tín đồ đạo Hồi.
TÍN ĐIỀU 5: MỌI NGƯỜI
CHẾT SẼ SỐNG LẠI TRONG NGÀY TẬN THẾ -
TẤT CẢ KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT ĐỀU
ĐƯỢC CHÚA XÉT XỬ TRONG NGÀY PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.
Tín
điều 5 là một tín điều tổng hợp liên
quan đến nhiều vấn đề phức tạp
nhưng lại là những điều mà cả 3
đạo độc thần chấp nhận hoàn toàn.
Đó là:
1. Tin rằng con
người có hai phần, hồn và xác. Hồn là phần
linh thiêng vĩnh cửu. Xác sau khi chết bị hủy
hoại hoàn toàn, nhưng đến ngày tận thế xác của
mọi người đều sống lại nhập
với hồn và sẽ tồn tại vĩnh cửu.
2 . Tin có ngày tận thế.
3. Khi chết, mỗi
người đều đã được Chúa xét xử
tạm thời. Đến
ngày tận thế, tất cả mọi người
sống và chết (sống lại) đều
được xét xử chung trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.
4. Tin có Thiên Đàng và
Hỏa ngục. Riêng đạo Hồi tin Hỏa ngục
không có tính vĩnh cửu mà chỉ là hình phạt tạm
thời.
Chúa là đấng nhân lành
nên mọi tội đều được Chúa tha thứ.
Ki Tô Giáo trái lại tin rằng Hỏa ngục là hình
phạt đời đời. Đạo Do Thái và đạo
Ki Tô nói rất ít về thiên đàng. Trái lại, Đạo
Hồi mô tả Thiên Đàng với nhiều chi tiết
hấp dẫn: Thiên đàng có những con sông nước
mát và trong vắt, có những con sông đầy sữa
hoặc đầy ruợu nho, có những con sông
đầy mật, những
khu vườn đầy trái cây và đặc biệt có
những cô trinh nữ đẹp tuyệt trần chưa
bao giờ có ai đụng tới (bashful virgins whom neither man
nor a spirit have touched before - Koran 55: 41). Những trinh nữ
mắt đen cư ngụ trong những căn lều,
dựa lên những chiếc gối màu xanh và những
chiếc thảm đẹp (Dark-eyed Virgins sheltered in their
tents, they recline on green cushions and fine carpets. Which of your Lord's
blessing would you deny? - Koran 55: 68). Đó là những thứ Chúa
ban cho anh, há anh lại từ chối sao?
Ngày tận thế là ngày
trái đất này bị hủy diệt hoàn toàn. Kinh Koran mô
tả: Toàn mặt đất và núi non đều bị nâng
lên và đập xuống vỡ vụn. Bầu trời
nứt ra từng mảnh (The heaven will split asunder). Ngày
tận thế cũng là ngày mọi kẻ chết sống
lại (Day of Resurrection, K 50: 42) Ngày họp mặt của
toàn thể nhân loại (Day of Assembly K42: 7, 64: 9) ngày mở
đầu cuộc sống vĩnh cửu (Day of Eternal Life -
Koran 50: 34) và cũng là ngày tính sổ của Thiên Chúa (Day of
Reckoning K37: 19-74). Kẻ lành được lên Thiên Đàng,
kẻ ác bị đầy xuống hỏa ngục.
Đối với niềm tin Hồi Giáo thì những kẻ
không tin vào tính duy nhất của Thiên Chúa (như thờ
Thiên Chúa Ba Ngôi) hoặc thờ ảnh tượng
đều phải sa hỏa ngục.
Cũng xin nói thêm ở
đây là Hồi Giáo và Do Thái Giáo chỉ tin có hai nơi trong
đời sau là Thiên Đàng và Hỏa ngục. Riêng Công Giáo
La Mã tin có một nơi thứ ba là Luyện Ngục
(Purgatoroy). Đó là một thứ ngục tối để
giam giữ linh hồn có tính cách tạm thời mà thôi.
TÍN ĐIỀU 6: MỌI SỰ DO THIÊN CHÚA TIỀN ĐỊNH
NHƯNG CON NGƯỜI CÓ Ý CHÍ TỰ DO.
Cả 3 tôn giáo độc
thần (Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo) đều xác nhận
mọi sự trên đời đều do Thiên Chúa tiền
định, như người ta thường nói:
"Sợi tóc ở trên đầu rụng xuống
cũng do ý Chúa định từ trước vô cùng".
Nếu đã tin vào thuyết tiền định
(Predestination) thì người ta có thể nói rằng: mọi
hành vi tốt hay xấu của mỗi người cũng
do Chúa định, vậy không một ai phải chịu
trách nhiệm về những hành vi của mình cả. Nói
cách khác, con người không có quyền tự do chọn
lựa vì số phận của con nguời tốt hay
xấu, sướng hay khổ đều đã do Thiên Chúa
ấn định từ trước vô cùng.
Sự tiền định
của Thiên Chúa và Ý chí tự do của con người là hai
ý niệm tương phản nhau. Nếu đã tin vào
thuyết tiền định thì không thể tin rằng con
người có ý chí tự do. Ngược lại, nếu
đã tin con người có quyền tự do chọn
lựa thì không có tiền định.
Tuy vậy, cả ba tôn giáo
độc thần đều chấp nhận cả hai.
Hồi Giáo lập luận: "Thiên Chúa dựng nên ta là Ngài
đã ấn định số phận của ta" (Thy
God hath created and hath fixed thy destinies - Koran 87: 2-3). Nhưng mỗi người có
quyền tự do chọn lựa, hoặc tin hoặc không
tin: "Chân lý từ Thiên Chúa, ai muốn thì hãy tin, ai không
muốn thì đừng tin" (Say the truth is from your Lord,
whoever wisheth he may believe, whoever wisheth not he may disbelieve - Koran
18: 30).
*
* *
Sau khi đã tìm hiểu sáu
tín điều trụ cột của đạo Hồi,
chúng ta nhận thấy chỉ có sự khác biệt về
chi tiết so với các tín điều của đạo Do
Thái và đạo Ki Tô. Xét theo đại thể, các tín
điều của ba đạo độc thần
đều thống nhất.
Muhammad đã xác nhận
đạo Hồi không mang lại một điều gì
mới mà chỉ xác nhận lại những điều
Thiên Chúa đã mặc khải trong Kinh Thánh Cựu
Ước của đạo Do Thái và trong sách Phúc Âm của
đạo Ki Tô. Kinh Koran chỉ là một SỰ NHẮC
LẠI (Nay, It is an Reminder - Koran 80: 11). Muhammad cũng tự
coi mình là một kẻ nhắc lại: "Kẻ nhắc
lại đó đến với anh từ Thiên Chúa
để cảnh báo anh" (A Reminder has come to you from the
Lord that he might warn you - Koran 7: 69).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét