Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Yulia Smirnova (Die Welt, Đức, 05/06/2011) – Homo Sovieticus sống dai lắm

Bản dịch được thực hiện nhân dịp kỉ niệm 20 năm “giải phóng” nước Nga khỏi Liên Xô

MoscowNgày mà lần đầu tiên Igor Krolkov đọc cuốn sách của nhà văn, nhà soạn kịch Aleksander Sonzhenitsyn, người đoạt giải Nobel văn chương cũng là ngày thay đổi cuộc đời anh. Đấy là năm 1985, lúc đó anh vừa tròn 25 tuổi và bắt đầu đi làm như một kĩ sư. Hệ thống toàn trị vô cùng to lớn bắt đầu lung lay. “Đối với chúng tôi, đấy là giai đoạn choáng váng và hoảng hốt. Chúng tôi đặt mua những tờ tạp chí có đăng các tác phẩm từng bị cấm đoán trước đó. Cả một thế giới mới đã mở ra trước mắt chúng tôi. Chúng tôi tin rằng cùng với tổng thống Mikhail Gorbachev sẽ là một cuộc đời hoàn toàn mới”. Đấy là giai đoạn chờ đợi đổi thay, đặc trưng cho nhiều cuộc cách mạng dân chủ.

Các nhà xã hội học cũng từng nghĩ như thế. Năm 1988 Yury Levada và các cộng sự của ông bắt đầu nghiên cứu quá trình chuyển hóa xã hội toàn trị. “Lúc đó chúng tôi đã ngộ nhận, tưởng rằng mọi thứ sẽ diễn ta nhanh chóng và không có rắc rối. Thanh niên trong các thành phố lớn có xu hướng tự do và thân phương Tây. Chúng tôi cho rằng các thế hệ mới sẽ thay đổi nhanh hơn và chúng tôi chỉ việc ghi nhận tiến trình” – giáo sư Lev Gudkov, nhà lãnh đạo mới của trung tâm Levada – sau khi ông này qua đời – đã nói như thế. Nhưng hóa ra con người Vô Viết (Homo sovieticus) là loại người rất kiên cường. Thời gian gần đây Trung tâm tập trung nghiên cứu cách thức mà Homo sovieticus tự tái tạo lại mình và thâm nhập vào những thế hệ sinh ra sau khi Liên Xô đã không còn và không thể tiếp thu được những luận điệu tuyên truyền của nó nữa


”Mọi chế độ toàn trị đều mang theo trong lòng nó ý tưởng về xã hội mới, con người mới” – Gudkov khẳng định như thế. Con người mới – theo lời ông, được hình thành nhờ tuyên truyền và đe dọa. Mặc dù trên thực tế con người không chỉ bị tác động bởi tuyên truyền, nhưng người ta phải tự điều chỉnh. “Nhiều đặc trưng tác động lên con người tiếp tục tồn tại trong xã hội một cách vững chắc”.

Năm 1991, trong thời gian diễn ra cuộc đảo chính do các quan chức cộng sản tiến hành, nhiều đồng sự của Igor Korolkov đã đứng xếp hàng trước quầy thu tiền của Đảng. Tất cả đều là đảng viên. “Nhưng đã 2 năm nay họ không đóng đảng phí, bây giờ họ muốn thanh toán mọi nợ nần”, Korolkov vừa cười vừa nói. Sẵn sàng tự điều chỉnh theo ý chính quyền và cảm thức phụ thuộc vào nhà nước là đặc điểm của Homo sovieticus. “Đấy là kiểu người do xã hội – được xây dựng theo kiểu trên dưới một cách gắt gao – tạo ra. Trong quan niệm của một người như thế, giới hạn của cái có thể không phụ thuộc vào tài năng và trình độ cá nhân mà phụ thuộc vào vị trí của người đó trong nấc thang xã hội. Vì vậy mà các giá trị phổ quát và tiêu chuẩn đạo đức không thề xuất hiện được” – Gudkov nghĩ như vậy.

Homo sovieticus là người luôn luôn nghi ngờ và vì vậy mà giả dối và vô liêm sỉ. Đồng thời đấy lại là người có sức chịu đựng và khả năng tự điều chỉnh vô cùng to lớn. Chiến lược của anh ta là tự điều chỉnh theo áp lực từ bên ngoài để có thể tiếp tục sống còn. Anh ta chỉ tin gia đình và bạn bè mà thôi. Anh ta không tin những mối liên hệ xã hội phức tạp hơn và vì vậy mà khó tạo ra được các đảng chính trị. “Người được giáo dục trong hệ thống toàn trị sẵn sàng chứng tỏ là mình đồng ý với chính quyền mặc dù không tin nó. Anh ta không có cơ sở để tự hào. Và cảm thức yếu đuối này lại được thể hiện dưới hình thức hung hăng – đối với phương Tây hay những nhóm người khác, những người còn có lí tưởng hay còn tin vào những giá trị khác” – nhà xã hội học Gudkov nghĩ như thế. 

Phức cảm bất toàn bị chính quyền lợi dụng: suốt nhiều năm liền trên TV và trong hệ thống giáo dục người ta đều làm một việc là vinh danh vô điều kiện quá khứ anh hùng, mà đỉnh cao nhất là vinh danh chiến thắng của Liên Xô trước chủ nghĩa xã hội quốc gia. Đối với phần lớn người dân Nga thì đây là sự kiện lớn nhất trong thế kỉ XX. Tất nhiên là khi nói đến con người Xô Viết là chúng ta nói về mô hình xã hội học mà thôi, Gudkov giải thích như thế. Nhưng những công trình nghiên cứu vừa được tiến hành chứng tỏ rằng các thế hệ sinh vào cuối những năm 90 cũng có những đặc trưng hệt như thế.

Bà Olga Shilova biết rất rõ chuyện này. Bà dạy văn học Nga tại một trường tư thục ở Moscow. Những đứa học trò mới 16 tuổi của bà được sinh ra trong những năm 1990 – tức là khi Liên Xô đã trở thành lịch sử rồi. Đấy đa phần là con em những gia đình khá giả, chúng tự hào kể lại rằng cha hoặc mẹ chúng làm việc cho Gazprom [công ty quốc doanh – ND] hay cha mẹ là nhân viên nhà nước. Một số muốn đi theo con đường đó và công khai thừa nhận rằng chúng sẵn sàng nhận hối lộ. “Tôi cảm thấy bực bội vì chúng không tự đưa ra được quan điểm riêng của mình và không có khả năng bảo vệ ý kiến của mình. Cái đầu tiên chúng gặp trên Internet là chân lí của chúng” – bà Olga nhận xét như thế. Mục tiêu của bà là dạy cho bọn trẻ biết tư duy độc lập. Nhưng bà không quan tâm tới chính trị, một trong những nguyên nhân, như nhiều người Nga nói là “Chẳng có thể thay đổi được gì hết”. Tuy nhiên bà vẫn thử làm chuyện đó. “Có lần tôi đã yêu cầu tiến hành kiểm tra một cửa hàng ăn, nơi mà hai đồng nghiệp của tôi bị ngộ độc. Tôi phải thu thập hàng ngàn hồ sơ và cuối cùng đã phải đầu hàng. Bao giờ cũng xảy ra thế này: những người kiểm tra tới, họ nhận hối lộ rồi cửa hàng ăn tiếp tục hoạt động. Tất cả đều là một phần của chính sách”. Theo bà, ở Nga không được tin bất cứ đảng phái nào, không được tin bất cứ chính khách nào, đa số trước đây đều là cộng sản hết. Bà ít khi theo dõi tin tức, mà nếu có thì cũng là thông quan Internet. Nhưng nguồn tin thì bà cũng chẳng quan tâm, y như bọn học trò của bà vậy.

Những câu đại loại “Bọn ăn cắp như Khodorkovski (ông vua dầu hỏa đang bị tù) phải đi tù” hay “Cần phải tích cực đấu tranh với bọn tội phạm, tại sao chúng lại không thể làm việc trên các công trường xây dựng như trước đây” thể hiện rõ công tác tuyên truyền của những năm đầu thời kì hậu Xô Viết. Sự thay đổi trong xã hội Xô Viết diễn ra với tốc độ khác nhau. Trong những thành phố lớn, kinh tế thị trường thể hiện rõ ràng hơn và sự phụ thuộc vào chính quyền cũng ít hơn, vì vậy mà nhận thức chính trị cũng thay đổi nhanh hơn. Trong các khu vực nông thôn sự bất bình với chính phủ không được thể hiện rõ ràng như thế. Hai phần ba dân Nga sống ở nông thôn hay các thành phố nhỏ. Con người Xô Viết được tái tạo trong những khu vực đình đốn và đói nghèo này. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn bị phá hủy, cơ cấu thị trường chưa phát triển. Xu hướng tái lập các cơ cấu cũ thể hiện rõ nhất ở những sinh viên các trường đại học tỉnh lẻ, giáo sư Gudkov nhấn mạnh như thế. Thư viện ở đó không đầy đủ, còn giảng viên thì lại già. Thanh niên có nhiều tham vọng nhưng không có điều kiện thực hiện, vì vậy mà họ bất mãn.

Khi sinh đứa con đầu lòng Svetlana Osipova vừa tròn 33 tuổi và đang học đại học ở thành phố Tula. Hiện cô đã có hai con và cùng với chồng, một người nghiện rượu lại cùng sống với cha mẹ. Công việc đơn giản ở nhà máy với đồng lương thấp, không đủ tiền thuê hay mua căn hộ. Quan niệm của cô về hạnh phúc là mỗi năm có thể đưa các con đi nghỉ ở đâu đó. Cô không quan tâm tới chính trị và hoàn toàn không nhận thấy những thay đổi diễn ra trong nước trong mười năm qua.

Các chuyên gia cho rằng chỉ có 10-12% người Nga tích cực hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi mà thôi. Tỉ lệ đó trong giới thanh niên cũng không cao hơn – 15% và đa số đều là dân các thành phố lớn và cha mẹ là những người đã tốt nghiệp đại học. “Tiềm năng thay đổi do những người ủng hộ cải cách tạo ra trong các thành phố lớn, nhưng nó lại bị vùng ngoại vi bảo thủ đè bẹp” - Lev Gudkov nghĩ như thế. Quá trình này vẫn còn tiếp diễn, cho nên công cuộc hiện đại hóa đất nước bị gián đoạn liên tục. Những quá trình như thế cũng xảy ra trong các nước khác trong khối Đông Âu, nơi các nhà xã hội học nói tới sự có mặt của Homo sovieticus. Nhưng ở Ba Lan, Tiệp hay Hung, nơi phong trào đối lập mạnh hơn là phong trào bài Xô. Phong trào bài Xô tạo thuận lợi cho quá trình chuyển tiếp sang xã hội đa nguyên. Chế độ chuyên chính vô sản ở đấy cũng không kéo dài như ở Liên Xô và vì vậy mà các truyền thống dân sự cũng vẫn còn.

“Xã hội trong các nước đó đoàn kết hơn và họ đã vượt qua được giai đoạn suy giảm kinh tế. Công cuộc chuyển tiếp bao giờ cũng dẫn đến suy thoái, phát triển chỉ có thể bắt đầu khi đã xây dựng được các định chế mới” – Gudkov nhấn mạnh như thế. Nhưng theo ông, trên thực tế, ở Nga chính quyền vẫn như cũ, thay đổi chỉ là bề ngoài. Cũng như trong thời kì đỉnh cao của chế độ cộng sản, chính quyền không bị xã hội kiểm soát. Các cơ quan phụ thuộc ủng hộ bộ máy, tức là bảo vệ tài sản của chính mình. Chế độ xã hội được quyết định bởi những ông quan tòa không có độc lập, bởi lực lượng cảnh sát bị chính trị hoá và bộ máy kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng.
”Các nhà khoa học không biết liệu có hoàn toàn giải thoát khỏi hệ thống toàn trị là Liên Xô hay không” – Gudkov nhận xét như thế. Những chế độ toàn trị như chủ nghĩa xã hội dân tộc ở Đức và chủ nghĩa phát xít ở Ý bị chiến tranh phá hủy. Yury Levada có lần nói: “Trong thời Liên Xô tôi đã nghĩ rằng cần 300 năm mới có thể giải thoát khỏi chủ nghĩa toàn trị. Sau cải tổ tôi cho rằng có thể làm được trong vòng 75 năm. Nhưng từ thời đại Putin thì tôi nghĩ rằng nó còn kéo dài 150 năm nữa”. 


Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/russia/20110606/170356650.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét