Phạm
Nguyên Trường dịch
Vài tuần sau khi trở về
Arakataka, đang mang thai tháng thứ tám, ở tuổi 21, bà Luis sinh hạ cậu bé
Gabriel Jose Garcia Marquez, người có số trở thành một nhà văn vĩ đại của mọi
thời đại và mọi dân tộc.
Như người viết tiểu sử người
Anh, ông Gerald Martin, kể: đứa trẻ sinh ra với dây rốn quấn quanh cổ. Người ta
vẩy rượu rum và nước thánh lên người em bé để bảo vệ nó khỏi mọi nghịch cảnh
trong cuộc đời.
Hôm qua, ngày 17 tháng
4, tại Mexico, ở tuổi 88 (thực ra là 87 – chú thích của bản tiếng Nga) Gabo
hoặc Gabito, mọi người gia đình và bạn bè vẫn gọi ông như thế, đã từ giã cõi
đời. Ông, cũng như tất cả mọi người, không thể tránh được cái chết. Trong những
năm cuối đời ông bị mất trí nhớ và sa sút về trí tuệ.
Nhà văn có thể để lại gì,
ngoài sự tưởng nhớ?
Cuốn tiểu thuyết “Trăm
năm cô đơn” nổi tiếng của Gabo, là một loại “súp vùng Caribbe” trộn lẫn những
kỷ niệm bập bềnh mà các nhà phê bình gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Độc giả cho thìa vào “nồi
súp” với hy vọng tìm được những thứ không có trong những cuốn sách khác. Trên
các trang giấy của tác phẩm vĩ đại này là một thế giới huyền ảo, buộc chúng ta phải
đi theo con đường diệu kì của văn chương miền nhiệt đới. Ngôn ngữ tuyệt vời và những
hình ảnh kì diệu được vẽ bằng trí tưởng tượng của tác giả làm chúng ta sửng sốt.
Những cái tên làng kì lạ như Macondo, Komala hay Santa Maria sẽ còn mãi trong
ký ức của chúng ta.
Gabriel Garcia Marquez, như
những người hâm mộ trung thành nhất của ông vẫn nói, nhớ được những cái nhỏ
nhất của những nơi ông từng ghé qua.
Ở Rulfo nhà văn giữ được
thái độ tôn trọng, ở Onetti là tình yêu, và ở Bogota là vẻ u sầu. Khi lần đầu
tiên đến Paris, ông cảm thấy bối rối, thủ đô của nước Pháp bị bao phủ bởi làn
sương mù dày đặc, lạnh và ánh đèn lung linh.
Ông cảm nhận được sự nổi tiếng ở Barcelona.
Như nhà báo và nhà ngoại
giao nổi tiếng người Colombia, ông Apuleyo Plinio Mendoza, viết: “Muốn hiểu Gabo
thực sự thì phải làm một cuộc hành hương trở về quá khứ.”
Trong số những người hâm
mộ tài năng của Marquez, có không ít người ngưỡng mộ những bài báo của ông. Những
bài tường thuật trên báo của Marquez hoàn toàn có quyền được coi là những kiệt
tác của hoạt động văn chương-báo chí của nhà văn. Trong số những người hâm mộ Marquez,
có những người không chia sẻ quan điểm chính trị của ông và có thái độ tiêu cực
đối với tình bạn của ông với Fidel Castro.
Nhưng tất cả những điều đó
không hạ thấp được sự vĩ đại và phẩm giá của ông. Đàn ông, mặc dù có xu hướng phạm
lỗi, có thể viết như những vị thần.
Trong văn học, đấy là
chuyện thường.
Chuyện đó đã xảy ra, ví dụ, với nhà văn người Pháp tên là Louis-Ferdinand
Celine. Cuốn tiểu thuyết “Voyage au bout de la nuit” xuất bản năm 1932 của ông,
là một thành công vang dội và được xem là một trong những cuốn tiểu thuyết hay
nhất của thế kỷ XX. Nhưng số phận của nhà văn này thật là bi thảm. Những cuốn
sách mỏng của ông, được xuất bản trong những năm cuối 1930 và đầu 1940, đã làm
cho Celine trở thành một người bài Do Thái, một kẻ phân biệt chủng tộc và một
căm ghét đồng loại nổi tiếng.
“Trăm năm cô đơn”, “Ký sự về một cái chết được báo trước”, “Mùa thu của vị trưởng lão”
và nhiều cuốn tiểu thuyết
khác của Marquez tràn đầy những kỷ niệm và những điều tưởng tượng không ai nghĩ
ra được, chỉ có thể khuất phục trước cây bút của một nhà văn-khổng lồ.
Năm tháng sẽ qua đi, những thế hệ mới sẽ tới, nhưng trong trí nhớ của nhân lọa
sẽ còn mãi sức mạnh làm say đắm lòng người của văn chương của một người hay
quên, một người bị lạc đường, mà khi sinh ra đã được vẩy mấy giọt rượu rum.
Và còn nữa.
Tôi tin rằng các tác
phẩm của các nhà văn vĩ đại này sẽ giúp chúng ta giải thoát khỏi mọi điều bất hạnh.
Nguồn: Un titán de la literatura
Posted in: Phạm Nguyên Trường,Văn Học
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét