Tháng 10 năm 2014
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014
Chế Độ Cộng Sản Việt Nam Thời Lê Duẩn
07:44
Hoàng Phong Nhã
No comments
Đầu
năm 1957 Lê Duẩn được Trung Ương ĐCSVN triệu tập ra Hà Nội và ủy nhiệm
làm quyền tổng bí thư để giúp Hồ Chí Minh giải quyết những việc hàng
ngày của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Vào thời gian đó, sức khỏe của Hồ đã yếu kém vì tuổi tác và vì việc “cải cách ruộng đất” đang làm mất lòng dân.
Nếu
đối với Trường Chinh sự sai lầm trong “cải cách ruộng đất” là một bi
kịch thì đối với Lê Duẩn việc đó lại là một dịp tốt để từng bước xây
dựng bè cánh, dần dần xa lìa đường lối của Hồ và thiết lập uy tín riêng
cho cá nhân mình.
Nhận
xét về Lê Duẫn, Hoàng Văn Hoan đánh giá: “Lê Duẫn là một người thông
minh hiểu biết chính trị nhiều, nhưng không thật thà, có dã tâm lớn về
danh vọng và địa vị, ưa nịnh hót và không có phong độ một người đàn anh
trong hàng ngũ cách mạng”.
Cách
mạng Việt Nam, theo nhãn quan của Hoàng Văn Hoan, đã bị Lê Duẩn phản
bội, trong bối cảnh quốc tế khi phong trào cộng sản đang bị Khruschev
gây nứt rạn, và trong bối cảnh quốc nội khi Hồ Chí Minh đau ốm suốt mấy
năm liền và chết trước ngày cộng sản xâm chiếm được miền Nam.
Những
hành động phản bội cụ thể của Lê Duẩn là lợi dụng Đại Hội lần thứ tư
của Đảng (1976), gạt 1/3 ủy viên trung ương Đảng ra khỏi Ban Chấp Hành
Trung Ương mới; ép Trung Ương Đảng ra nghị quyết chống Trung Quốc
(7-1978); ký Hiệp Ước Hữu Nghị Việt-Xô (11-1978) và đưa 20.000 quân sang
đánh chiếm Campuchia.
Lê
Duẩn đã khai thác tối đa chức vụ bí thư thứ nhất Trung Ương Đảng, được
bầu vào cuối năm 1960, để lảm những hành động phản bội nói trên. Ta sẽ
lần lượt duyệt xét những hành động đó trong những đoạn viết tiếp theo.
Giai đoạn phong trào quốc tế cộng sản bị phân hóa
Tháng
3/1953, Stalin qua đời tại Liên Xô. Khruschev lên nắm chính quyền rồi
làm một số việc đưa đến sự chia rẽ trong phong trào cộng sản quốc tế.
Tháng 2/1956, tại Đại Hội lần thứ 20 của đảng Cộng Sản Liên Xô,
Khushchev đưa ra chủ trương “thi đua hòa bình” với đế quốc làm đường lối
chung cho các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng trong đại hội này, qua một
cuộc họp kín chỉ có đại biểu các đảng anh em tham gia, Khruschev cho
phân phát mỗi người một bản báo cáo mật lên án tội ác của Stalin.
Tháng
6/1960, tại cuộc họp Đảng các nước cộng sản ở Bucarest, thủ đô Rou-
manie, Khruschev công khai chỉ trích Trung Quốc, buộc đại diện Bành Chân
phải có ý kiến ngay trong cuộc họp. Tháng 7/1960, Khruschev đơn phương
tuyên bố Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia về nước, xóa bỏ hơn 600 hiệp
định và hợp đồng đã ký với Trung Quốc và khuấy động thành một phong trào
chống Trung Quốc trên khắp thế giới. Sự nứt rạn trong phong trào cộng
sản quốc tế hiện lên rõ nét.
Trước
sự phân hóa đó, ĐCSVN thảo luận rất nhiều. Đến cuối năm 1963 thì Đảng
mới nhất trí lả phải kiên trì nguyên tắc “chủ nghĩa Marx-Lenin”. Lê
Duẩn, mấy năm trước đó đi lại Mạc Tư Khoa nhiều lần. Bị lôi kéo Duẩn đã
ngấm ngầm ngả theo phe chống Trung Quốc. Sau đây là một vài bằng chứng.
Ngày
31/1/1964 một Đoàn Đại Biểu ĐCSVN đến Mạc Tư Khoa. Sau nhiều ngày hội
đàm, Liên Xô đưa ra một Bản Thông Cáo Chung. Đoàn đại biểu VN không ký
vì Hồ Chí Minh đã dặn rõ ràng là không được ký. Liên Xô không vui lòng
nên khi đoàn đại biểu VN về nước, Liên Xô chỉ mua cho bốn vé máy bay
hàng không dân dụng. Lúc đoàn đại biểu VN đang ngồi chờ máy bay ở sân
bay Mạc Tư Khoa thì Liên Xô kéo Lê Duẩn đi bàn riêng. Thế là Lê Duẩn tự ý
ký Bản Thông Cáo Chung với Liên Xô. Sau khi ký, Liên Xô chuẩn bị cho
một chuyên cơ chở bốn ngưởi đi Bắc Kinh để thưởng công Lê Duẩn.
Ngày
29/1/1964, báo Nhân Dân đăng bài của đảng cộng sản Indonesia, trong đó
có đoạn: “Những người Marxist-Leninist toàn thế giới hãy đoàn kết lại,
tiếp tục đập tan chủ nghĩa xét lại”. Lê Duẩn đọc xong bài báo đó liền
cho gọi Hoàng Tùng đến cảnh cáo rằng: “nếu còn đặng những bải báo như
thế nữa thỉ sẽ mất chức tổng biên tập báo Nhân Dân”. Hoàng Tùng cúi mặt
tuân lệnh và hứa không dám tái phạm .
Những
sự việc nói trên là những hành động về hùa với những người theo chủ
nghĩa “xét lại” của Liên Xô ngay từ khi Hồ Chí Minh còn sống. Lê Duẩn
giữ kín trong tâm tư quan điểm chính trị này và chỉ công khai bộc lộ khi
thời cơ cho phép.
Thời gian sau khi nhận viện trợ của Liên Xô để đánh Mỹ
Trong
thời gian này, có thể nói tóm tắt là Lê Duẩn đã ngả hẳn theo đường lối
của Liên Xô chống Trung Quốc, và tìm cách đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ
để giãi quyết vấn đề miền Nam Việt Nam.
Ngay
từ khi đặt chân lên đất Bắc vào năm 1957, Lê Duẩn đã ngấm ngầm tìm vây
cánh. Trước hết là những người nghe theo luận điệu chống Trung Quốc của
y, gồm có Văn Tiến Dũng, Nguyền Văn Vịnh (trong quân đội), Tố Hữu, Trần
Quỳnh, Hoàng Tùng (trong ngành tuyên huấn), Nguyễn Cơ Thạch (trong ngành
ngoại giao), Trần quốc Hoàn (trong ngành công an), Hoàng Quốc Việt
(trong Viện Kiểm Sát), và một người vừa quan trọng vừa đáng tin cậy nhất
là Lê Đức Thọ (Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng). Lê Duẩn chuẩn bị
vây cánh, từng bước choán quyền lãnh đạo, để thực hiện âm mưu đen tối
khi thời cơ cho phép.
Khi
được dịp Liên Xô viện trợ quân sự cho Việt Nam Lê Duẩn phối hợp chặt
chẽ với những người lãnh đạo Liên Xô để đẩy mạnh hơn việc chống Trung
Cộng. Về phần Liên Xô thì thông qua bọn Lê Duẩn, họ dùng những thủ đoạn
thâm độc để ly gián mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Ý
đồ của Liên Xô khi viện trợ cho CSVN đánh Mỹ là nhằm xây dựng một căn
cứ quân sự chống Trung Quốc ớ phía Nam, đồng thời tạo điều kiện sau này
khống chế Việt Nam, khống chế luôn cà các nước Đông Dương và uy hiếp nền
an ninh của cả vùng Đông Nam Á. Nhiều người cho rằng Lê Duẩn đã không
trông thấy ý đồ nguy hiễm này ?
Chỉ cần nhìn vào thái độ chính trị của Lê Duẫn trong những năm chiến tranh ác liệt với Mỹ là có thể thấy ngay dã tâm của hắn. Trong
những năm đó, có một số cán bộ sang học ở Liên Xô không muốn về nước và
xin ở lại với lý do tị nạn chính trị. Mạc Tư Khoa cho phép họ ở lại.
Trong số 48 người xin tị nạn có Lê Vinh Quốc, Văn Doãn, Nguyễn Minh Cần
và Trần Minh Việt. Liên Xô muốn nuôi dưỡng nhóm này để lúc cần thì làm
chuyện lật đổ. Trước sự kiện này Lê Duẩn không bực tức, cứ thản nhiên
như không có chuyện gì xảy ra.
Lại
nữa, vào ngày 31/3/1968, hai tháng sau trận chiến Tết Mậu Thân, Tổng
Thống Mỹ Johnson đưa kiến nghị muốn đàm phán với Hà Nội. Ngày 3/4/1968
Lê Duẩn tự ý tuyên bố sẽ cử đại diện đàm phán với Mỹ. Lúc đó Hồ Chí Minh
đang nằm dưỡng bệnh ở Bắc Kinh. Đáng lẽ, Lê Duẩn phải sang Bắc Kinh
trao đổi với Hồ nhưng Duẩn đã không làm. Duẩn cố mập mờ, làm thành việc
đ̣ã rồi, để vượt quyền Hồ và tránh trao đổi với Trung Quốc.
Lê
Duẩn và Lê Đức Thọ đã tự khoe về thắng lợi của Hòa Đàm Paris 1973,
nhưng sự khoe khoang này đã không được các nhóm cộng sản Việt Nam khác
chấp nhận, trong đó có nhóm của Hoàng Văn Hoan. Hồ Chí Minh chết, sự
chia rẽ trầm trọng trong nội bộ Đảng CSVN đã đưa đất nước đến điêu linh
như ngày nay mọi người đều thấy. Theo Liên Xô như phe nhóm Lê Duẩn, hay
theo Trung Quốc như những người chủ trương thực hiện bước quy phục Thành
Đô sau này (1990) đều là tai họa cho dân tộc.
Sai lầm của Lê Đuẩn sau khi Hiệp Định Paris được ký kết
Sau
khi Hiệp Định Paris (1973) được ký kết thì Lê Duẩn làm ngược lại tất
cả. Xuất phát từ âm mưu của y là biến Việt Nam thành một nước bá chủ ở
Đông Dương và Đông Nam Á, nghĩa là hoàn toàn thoát khỏi nanh vuốt cũa
Trung Cộng, Lê Duẩn đã làm một số việc 100% đi ngược lại với lợi ích của
dân tộc. Những việc đó như sau: thứ nhất, trong Đại Hội Lần Thứ Tư của
Đảng CSVN vào cuối năm 1976, Lê Duẩn đã sắp xếp đề gạt bỏ những người
không cùng bè cánh; thứ hai, kẻo bè kéo cánh xong Lê Duẫn ra nghị quyết
chống Trung Quốc; thứ ba, sau đó Lê Duẩn ký Hiệp Ước Hữu Nghị với Liên
Xô rồi mang quân xâm chiếm Campuchia.
Đại Hội Đảng Lần Thứ Tư (cuối năm 1976)
Theo
đúng điều lệ Đảng thì bốn năm Đại Hội họp một lần, nghĩa là Đại Hội Lần
Thứ Tư có thể họp vào cuối năm 1964 hoặc đầu năm 1965. Vào thời gian
nảy Hồ Chí Minh đau ốm liên miên không tham gia chính sự được nên nhiều
lần giục Lê Duẩn chuẩn bị họp Đại Hội, nhưng Lê Duẫn cứ nói lả chuẩn bị
không kịp.
Thâm
ý của Lê Duẩn trong việc trì hoãn này là để kéo bè kéo cánh và củng cố
quyền lực. Việc Hồ Chí Minh chết vào năm 1969 cũng là một lý do khác
thêm vào đó để Lê Duẩn trì hoãn lâu hơn nữa. Rút cuộc là Lê Duẩn chỉ
chịu họp Đại Hội Lần Thứ Tư vào năm 1976, nghĩ là sau khi cộng sản đã
chiếm được miền Nam.
Kết
quả Đại Hội lần này là 1/3 ủy viên trung ương bị gạt ra khỏi Ban Chấp
Hành Trung Ương mới. Trung Ương Khóa 3 chỉ có 71 người, lần này tăng lên
133 người, gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết, đại bộ
phận là những người theo chủ trương chống Trung Quốc của Lê Duẩn.
Sau
Đại Hội Đảng toàn quốc đến Đại Hội tỉnh, đại hội huyện, đại hội cấp nào
cũng có đại biểu của Ban Tổ Chức Trung Ương do Lê Đức Thọ nắm giữ và
chi phối. Theo tuyên bố của Ban Tổ Chức Trung Ương thì người nào ngoài
55 tuổi không được vào tỉnh ủy, ngoài 50 tuổi không được vào huyện ủy,
trừ những trường hợp đặc biệt do Trung Ương Quyết định (mà trên thực tế
là do Ban Tổ Chức Trung Ương quyết định).
Thế
là hàng loạt người không đồng ý với Lê Duẩn từ trung ương đến địa
phương, đều bị gạt ra khỏi ban lãnh đạo của Đảng. Từ lúc này trở đi, Lê
Duẫn rảnh tay, đã cùng Lê Đức Thọ mặc sức tung hoành, nghĩa lả muốn làm
gì thì làm.
Việc ép Trung Ương ra nghị quyết chống Trung Quốc
Tư
tưởng chống Trung Quốc của Lê Duẩn đã có từ lâu nhưng cách biểu hiện
thì mỗi thời kỳ một khác. Thời kỳ chưa choán được quyền lãnh đạo Đảng
(1957-1960) Duẩn dùng thủ đoạn hai mặt, nghĩa là thỉnh thoảng nói tốt
một vài câu để che dấu ý đồ chống đối.
Thời
kỳ được bầu làm Bí Thư Thứ Nhất Trung Ương Đảng từ cuối năm 1960 và
thời kỳ sức khỏe của Hồ Chí Minh đã sút giảm nghiêm trọng, nghĩa là từ
1965 về sau thì luận điệu chống Trung Quốc của Lê Duẩn theo kiểu
Khruschev được phổ biến khá rộng trong đám cán bộ bè cánh.
Thời
kỳ Trung Quốc tiến hành cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Lê Duẩn tuyên truyền
rằng Cách Mạng Văn Hóa của Trung Quốc có hại cho kháng chiến Việt Nam và
cố tình làm một số việc có tính chất khiêu khích đối với Trung Quốc.
Thời
kỳ Mỹ rút hết quân đội khỏi miền Nam thỉ chủ trương của Lê Duẩn chống
Trung Quốc được đẩy mạnh một cách hết sức trắng trợn. Việc nổi bật nhất
lả không cho Trung Quốc đặt lãnh sự quán ở Saigon. Việc nổi bật thứ hai
là đánh “tư sản mại bản người Hoa”. Một số người Hoa có công với CSVN
cũng bị đánh lan tràn không phân biệt. Một số người khác bị buộc phải đi
“kinh tế mới” bỏ lại tài sản cho CSVN vơ vét.
Thêm
vào đó cũng phải kể cả việc 270.000 người Hoa bị đuối về Trung Quốc và
hơn mười vạn người Hoa khác bị đuổi ra biển khơi rồi muốn đi đâu thì đi.
Đối với những người này, tất cả tài sản của họ đều bị tịch thu, họ chỉ
được phép ra đi với hai bàn tay trắng. Lê
Duẩn đặt việc chống Trung Quốc thành chính sách của nhà nước và đường
lối chung của Đảng. Thông qua Trường Chinh, Duẩn ép Ủy Ban Soạn Thảo
Hiến Pháp Mới ghi rõ trong Hiến Pháp Mới rằng: nhân dân Việt Nam phải
đương đầu với bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc cùng bè lũ tay sai
của chúng ở Campuchia.
Về
mặt Đảng thì vào khoảng giữa năm 1978 Lê Duẫn đã ép Trung Ương ra nghị
quyết chống Trung Quốc. Nghị quyết viết: Trung Quộc là kẻ thù trực tiếp,
kẻ thù truyền kiếp của nhân dân VN; phải đánh đổ nhóm cầm quyền phản
động thân Mao ở Bắc Kinh, và giúp cho lực lượng tiến bộ ở Trung Quốc lên
nắm quyền hành.
Để
thực hiện nghị quyết chống Trung Quốc, Duẩn đẩy mạnh phong trào bức
hại, xua đuổi và cướp bóc tài sản của người Hoa, đưa người Hoa ra khỏi
đảng, nhà nước và quân đội. Người Việt có vợ hay có chồng là người Hoa,
mặc dầu có con cái đầy đàn, cũng bắt buộc phải ly hôn hoặc đi vùng “kinh
tế mới”.
Việc ký Hiệp Ước Hữu Nghị với Liên Xô rồi xâm chiếm Campuchia.
Việc
Lê Duẩn ép Trung Ương ra quyết nghị chống Trung Quốc làm những người
lãnh đạo Liên Xô vừa lòng. Ngày 3/11/1978 Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đích
thân đến Liên Xô ký Hiệp Ước Hữu Nghị Và Hợp Tác Việt Xô mà thực chất là
một hiệp ước liên minh quân sự.
Hiệp
Ước Hữu Nghị Việt Xô ký xong thì ngày 25/12/1978 Lê Duẩn đưa 20.000
quân đánh thẳng vào Campuchia. Ngày 7/1/1979 thủ đô Nam Vang của nước
này thất thủ và ngày 10/1/1979̣ Lê Duẩn đưa Heng Som Rin ra lập chính
phủ bù nhìn của nước “Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia” để hợp pháp hóa sự
xâm chiếm của Hà Nội.
Kế
hoạch của Lê Duẩn là với một lực lượng lớn và cách đánh chớp nhoáng thì
chỉ trong mấy tuần lễ là sẽ thôn tính xong Campuchia. Nhưng rút cuộc là
sau cả chục năm chiến tranh Campuchia vẫn chưa chấm dứt. Con em Việt
Nam bị đưa đi làm bia đỡ đạn, nông nghiệp VN ngày càng xa sút, công
nghiêp VN ngày càng thêm đình trệ, nhân dân khắp nơi trên đất nước bị
đói khổ, bệnh tật và chết chóc.
Lê
Duẩn còn ép con gái Campuchia lấy chồng Việt, các trường học Campuchia
dạy chữ Việt, để từng bước đồng hóa người Campuchia thành người Việt,
hòng thực hiện cái mộng “Liên Bang Đông Dương” với Việt Nam làm bá chủ.
Trong
nước, Lê Duẩn bất chấp hiến pháp và luật pháp, bất chấp ý kiến của Quốc
Hội, cùa Mặt Trận, của các đoàn thể nhân dân. Các tệ nạn xã hội như
tham ô, đĩ điếm ngày một lan tràn. Ở nông thôn “cường hào ác bá mới”
xuất hiện, ở nhà máy xí nghiệp tầng lớp “cai xếp mới” xuất hiện, ở bộ
đội tầng lớp “quân phiệt mới” xuất hiện.
Lê
Duẩn biến việc xây dựng khu “kinh tế mới” thành một hình thức trừng
phạt để đối phó với những người không được bọn chúng ưa thích, kể cả
người Việt lẫn người Hoa. Thực chất là một cuộc cướp đoạt trắng trợn tài
sản của nhân dân, gây nên một sự bất mãn lớn trong xả hội.
Lê
Duẩn đã vơ lấy toàn bộ thành quả của cuộc chiếm đoạt miền Nam và ép
buộc miền Nam phải rập khuôn theo kiểu làm ăn không thích hợp đã thi
hành ở miền Bắc và để cho cán bộ miền Bắc nắm mọi chức quyền trọng yếu
trong các ngành, các bộ.
Việc
dựa vào Liên Xô để thực hiện mộng làm bá chủ Đông Dương và Đông Nam Á
đã biến Việt Nam thành căn cứ quân sự của Liên Xô. Đó là một hành vi
phản quốc, phản dân tộc. Chính hành vi này đã đặt Việt Nam vào vị thế
thù địch với tất cả các nước láng giềng, và vào một địa vị cô lập rõ rệt
trong khu vực và trên trường quốc tế.
Tội ác của Lê Duẩn đối với quân cán chính miền Nam thua trận
Việc Lê Duẩn trả thù tàn bạo đối với đồng bào miền Nam thua trận là một trong những tội ác đã được dự liệu trong đạo luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court: ICC).
Sau
khi xâm chiếm miền Nam năm 1975 cộng sản đã đưa một triệu quân cán
chính VNCH vào tù vô thời hạn dưới “danh nghĩa” học tập cải tạo. Những
người này bị giam giữ trong 150 nhà tù được thiết lập vội vã trên những
vùng ma thiêng nước độc trên toàn lãnh thổ. Đây là một tội ác mang tính
lịch sử của những người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hành
động phạm pháp hình sự nói trên đã làm 165.000 người chết, với một số
xác đến nay vẫn còn chôn dấu trong những vùng rừng núi âm u xa thành phố
đông người. Thủ phạm chính trong vụ này là Lê Duẩn.
Sau
khi Saigon thất thủ, quân cán chính VNCH đợc thông báo: “Công chức
trung ương từ chánh sở, địa phương từ trưởng ty, phó quận cho tới tổng
thống, sĩ quan, cảnh sát từ thiếu tá trở lên, các thành phần đảng phái,
nhân viên tình báo…ra trình diện học tập tại trường Gia Long…mang theo
quần áo, lương thực đủ dùng trong một tháng”.
Hết
một tháng không ai được tha về. Khoảng hơn một năm sau ngày nhập trại,
bộ nội vụ ra chính sách 12 điểm, biến tất cả các học viên thành tù hết
với án phạt là 3 năm. Quân đội giao cho công an quản lý. Công an đối xử
hà khắc, bắt lao động cực nhọc nhưng bỏ đói cho chết dần chết mòn. Một
số đông tù nhân bị đầy ra những trại miền Bắc như Cổng Trời, Hoàng Liên
Sơn, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh… Hết hạn 3 năm, rất ít người được tha. Số
đông ở lại tiếp tục lao động khổ sai, tiếp tục bị bò đói và sống dở chết
dở. Khoảng 1/3 những người bị đầy ra Bắc đã chết trong trại tù và không
bao giờ được về với gia đình. Chưa kể là gia đình họ cũng đã bị đuổi đi
“kinh tế mới” như một biện pháp trừng phạt để nhà nước và cán bộ chiếm
đoại tài sản.
Việc
trả thù quân cán chính VNCH là do chính sách của Đảng CSVN, nhưng nhửng
người trực tiếp thực hiện là Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà và Cao Đăng
Chiếm. Người chủ trương và ra phương án là Lê Duẩn.
Ngày
3/11/1978 Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng sang Mạc Tư Khoa để cùng Brezhnev ký
Bản Hiệp Ước Hữu Nghi Việt-Xô. Trong cuộc gặp gỡ này, Lê Duẩn báo cáo: “
Cơ bản tình hình trong nước chúng tôi đã ổn định do tôi và các đồng chí
trong Bộ Chính Trị đã không để cho ngụy quân, ngụy quyền có thể nổi
lên, bằng việc áp dụng mô hình nhà tù như hồi đồng chí Stalin”. Như vậy,
không phải ai khác mà thủ phạm chính là Lê Duẩn vì chính miệng hắn đã
khai ra.
Lê
Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh năm 1907 tại Quảng Trị. Tháng
5-1926 là nhân viên Sở Hỏa Xa Đà Nẵng. Năm 1929 tham gia Việt Nam Thanh
Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Năm 1030 gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Năm 1931 là Ủy Viên Tuyên Huấn Xứ Ủy Bắc Kỳ.
Ngày
20-4-1931 Lê Duẩn bị Pháp bắt ở Hải Phòng, lãnh án tù 20 năm và bị đầy
ra Côn Đảo. Năm 1936 Lê Duẩn được trả tự do và năm 1937 trở thành bí thư
Xứ Ủy Nam Kỳ. Năm 1940 y lại bị thực dân Pháp bắt lại và đầy ra Côn Đảo
lần thứ hai. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945 Duẩn được trở
về đất liền.
Từ
1945 đến 1954 Duẩn được cử giữ chức Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ và từ 1954-1957
được phân công ở lại miền Nam để lãnh đạo cách mạng miền Nam. Cuối năm
1957 Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội, cho vào Ban Bí Thư Trung Ương
Đảng và từ đó sự nghiệp của hắn tiến triển như trên đã trình bầy.
Về
đường vợ con, Lê Duẩn có hai vợ. Người vợ thứ nhất tên Lê Thị Sương,
cưới năm 1929 và có với hắn bốn mặt con. Người con trai thứ nhất tên Lê
Hãn hay Lê Thạch Hãn đi theo kháng chiến, lên tới chức thiếu tướng và
được phân công coi lăng Hồ Chí Minh. Ba người con gái tiếp theo tên Lê
Thị Cừ, Lê Tuyết Hồng và Lê Thị Diệu Muội, lấy chồng khá giả và riêng
Diệu Muội được ăn học đến cấp tiến sĩ sinh vật học.
Người
vợ thứ hai, tên Đỗ Thí Thúy Nga, do Lê Đức Thọ làm mối, cưới năm 1950
và trẻ hơn Duẩn 18 ttuổi. Thúy Nga là con gái một tri huyện từ quan về
làm báo và mở lò gạch ở Biên Hòa. Năm 14 tuổi Thúy Nga đi theo “mấy chú”
hoạt động “cách mạng” và trót yêu một đồng chí đã có gia đình. Đồng chí
đó là hung thần chợ Đệm “Nguyễn Văn Trấn”. Đây là một cuộc tình bị kìm
nén suốt 11 năm nhưng rồi sau này cũng tan vỡ. Thúy Nga được chuyển lên
Saigon công tác.
Thúỵ
Nga sinh cho Duẩn ba mặt con. Người con gái đầu lòng tên Lê Vũ Anh,
được sang Liên Xô ăn học và lấy chồng người Nga tên Viktor Maslov. Vũ
Anh sinh đẻ khó khăn và chết sau khi sinh nở lần thứ ba. Hai người con
trai tiếp theo tên Lê Kiên Thành và Lê Kiên Trung. Lê Kiên Thành là
doanh nhân giàu có còn Lê Kiên Trung là thiếu tướng công an của chế độ.
Sau
tháng Tư năm 1975, Lê Duẫn hiện nguyên hình thành một “Tần Thủy Hoàng
Việt Nam”, độc tài và hoang dâm trắng trợn đến mực độ không còn đếm xỉa
gì đến đạo đức của con người. Cho mình là “vua” một nước, Duẩn đã tự tạo
ra một cuộc sống sa đọa như các vị “ hoàng đế” ngày xưa, với hàng chục
cung tần mỹ nữ thường xuyên vây quanh đề làm những chuyện dâm ô và truy
lạc.
Nghe
kể rằng, một lần trong lúc đê mê sung sướng, Duẩn đã ra lệnh cấp cho cô
Hồng (một người tình chăn gối), một lúc hai căn hộ liền, một ở Kim Liên
một ở Bách Khoa, mặc dầu cô này chưa có chồng con gì, trong lúc hàng
vạn cán bộ chưa được phân phối một mét vuông nhà ở nào.
Nhưng
điển hình nhất là vụ quan hệ với nữ bác sĩ Hồ Thị Nghĩa, con gái Hồ
Viết Thắng. Hồ Thị Nghĩa là của thừa của Lê Quang Hòa, nguyên chính ủy
Quân Khu 4. Đây cũng là âm mưu của Lê Đức Thọ giăng bẫy để đưa Lê Duẩn
vào tròng.
Hồ
Thị Nghĩa có hai con với Lê Duẩn. Ban bí thư gặp riêng Thị Nghĩa khuyên
phá thai nhưng Thị Nghĩa không nghe. Do đó trong tang lễ của Lê Duẩn
người ta thấy một thiếu phụ trẻ và hai đứa con trai chít khăn trắng. Đó
là kết quả của mối quan hệ bất chính giữa Tổng Bí Thư và cô bác sĩ chăm
sóc sức khỏe cho mình.
Gần
đây, người ta thấy phổ biến trên báo chí và các mạng truyền thông trong
và ngoài nước một bài viết ký tên Nguyễn Thị Vân. Bài viết này, thật ra
là của Đỗ Thị Thúy Nga, mang nội dung hạ thấp giá trị của viên tướng
cộng sản Võ Nguyên Giáp. Những lời tố cáo không có gì mới lạ mà chỉ có
tinh ghen tức. Thật ra đã là người Việt Nam thì ai cũng biết rằng từ Hồ
Chí Minh trở xuống, tất cà những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cho
đến ngày nay, đều là những tội đồ của dân tộc.
Đặc
biệt đối với Duẩn, người trong nước xếp y với ba tên khác là Lê Đức
Thọ, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, thành “bè lũ bốn tên gian thần họ Lê”, và
một cách diễu cợt coi họ như là con cháu của gian thần Lê Văn Thịnh đời
nhà Lý.
Lê
Duẩn qua đời vào tháng 7 năm 1986, để lại cho hậu thế một đất nước chia
rẽ vì hận thù và điêu linh vì chiến tranh, lạc hậu và đói khát.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 10 năm 2014
Tháng 10 năm 2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét