Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Giáo Sĩ Đắc-Lộ & Chữ Quốc Ngữ

Của : Minh Vân

Trần Chung Ngọc

06-Apr-2013
LTS: Qua bài phân tích gọn ghẽ nhưng dồi dào tài liệu sau đây, ta thấy đã có nhiều công trình đóng góp, lớn hơn Alexandre De Rhodes rất nhiều, của một số người, trước cũng như sau ông ta, trong cả một chuỗi dài quá trình diễn biến của chữ Quốc ngữ. Rõ ràng, chữ Quốc ngữ bắt đầu do các cố đạo người Bồ Đào Nha bỏ công rất lâu để soạn cho công việc truyền giáo của họ. Ông Rhodes người Pháp, không có lý do gì ông lại dùng tiếng Bồ thay vì tiếng Pháp cho công trình của ông nếu được gọi là công trình. Những người bênh vực giặc Pháp và giặc Vatican (liên quan đến lịch sử) luôn tìm cách phóng đại, thêu dệt, để ghi công, và theo đó, tôn thờ những người có công với giặc, bằng những lời lẽ ca tụng khoác lác, lẽ đương nhiên là làm sao họ có thể cung cấp được tài liệu khách quan. Điều dễ hiểu cho sự đánh bóng ông Rhodes, ông Pétrus Ký,... hàng trăm năm nay cũng chỉ là vì mấy ông này có công làm gián điệp hoặc phục vụ chính sách thực dân của Pháp. Đơn giản vậy thôi.
Quá trình diễn biến và phát triển của chữ Quốc ngữ- họa đồ của sachhiem.net. Bấm vào hình để mở lớn. (SH)

Tôi vừa được Tòa Soạn Sachhiem.net gửi cho thư của Ngọc Thúy «Thỉnh thị tôn ý Ngài Gs Ts Trần Chung Ngọc» về Tác Phẩm Văn Học Nhan đề: "Những Sai Lầm Nghiêm Trọng của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCN VN" do Tác giả Minh Vân biên soạn, (Đính Kèm nguyên văn đã hiệu đính Bản Thảo 31.8.2013) [Có lẽ năm 2012, vì nay chỉ mới là tháng 3 năm 2013] mà theo Ngọc Thúy, “là một Tác phẩm thật có giá trị đối với nền Văn Hóa Văn Học Nước nhà.
Qua giọng văn của Ngọc Thúy, tôi có thể đoán ngay rằng, tác phẩm của Minh Vân chỉ có giá trị với những đồng đạo như Ngọc Thúy, còn có giá trị đối với nền Văn Hóa Văn Học Nước Nhà hay không thì chúng ta cần phải đọc mới biết, và quả thật tôi đoán không sai. Tôi chưa từng đọc Minh Vân nhưng nay đọc thử cho biết.  Tôn ý của tôi về tác phẩm của Minh Vân thì không có, nhưng những ý kiến dẫn xuất từ những nghiên cứu về vấn đề chữ Quốc Ngữ trong lãnh vực học thuật (scholarship) thì có khá nhiều. 
Bài "Những Sai Lầm Của Bộ GT&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN" của Minh Vân không thuộc lãnh vực nghiên cứu học thuật về văn học cũng như về tôn giáo.  Đây là một bản văn tạp nham, viết đầu không ra đầu, đuôi không ra đuôi, rất lộn xộn, nặng về thiên kiến mê muội Ca-tô giáo, thiếu hiểu biết về những sự kiện lịch sử, 95% lạc đề, không dính líu gì đến chủ đề của bài. Tác giả viết phứa phựa, tràng giang đại hải, viết không biết ngượng, bất kể liêm sỉ, huênh hoang ca tụng các giáo sĩ thừa sai, đặc biệt là giáo sĩ Alexandre de Rhodes, ca tụng những đóng góp của các thừa sai Ca-tô cho nền văn học nước nhà (sic),  ca tụng lố bịch một vài nhân vật Ca-tô Việt Nam, đòi bảo vệ “tác quyền” (sic) chữ Quốc Ngữ của các thừa sai Dòng Tên, đặc biệt là của Alexandre de Rhodes, làm như sau mấy trăm năm tác quyền đó vẫn còn có hiệu lực cho đến ngày nay. Tác giả cho rằng chữ Quốc Ngữ ngày nay cũng là của Alexandre de Rhodes, phải coi nó như là khuôn vàng thước ngọc, một chấm một nét cũng không thể thay đổi hay cải cách, cho đến ngày tận thế. 
Bài dài 97 trang trên máy điện toán của tôi, và gồm có 20 Chương trong đó chỉ có một Chương, Chương 16, viết về chủ đề TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ GD&ĐT, và ngay trong Chương này cũng lại viết lạc đề rất nhiềuNhiều đoạn chứng tỏ tác giả vẫn còn mê sảng về những gì tác giả bị giáo hội nhồi vào óc về Ca-tô Rô-ma giáo, ảnh hưởng sâu nặng của loại “vi-rút Ca-tô”.
Trên đây là những nhận xét tổng quát của tôi về tác phẩm của Minh Vân.  Những nhận xét này sẽ được sáng tỏ trong các phần sau.
Trước hết, chúng ta nên hiểu qua thế nào là một người Ca-tô, từ đó chúng ta mới hiểu tại sao họ cứ viết phứa phựa bất kể sự thật và không hề biết ngượng. 
- Thế nào là một người Ca-tô?
Trong cuốn "Một Linh Mục Hiện Đại Nhìn Vào Cái Giáo Hội Đã Lỗi Thời Của Mình" (A Modern Priest Looks At His Outdated Church), Linh Mục James Kavanaugh đã viết nguyên một chương, chương 3, về đề tài thế nào là "Con Người Ca-tô" (The  Man Who is a Catholic). James Kavanaugh là bậc chăn chiên đã hành nghề Linh Mục lâu năm, đoạn này ông ta viết sau khi chứng kiến sự mê tín cùng cực của những người Ca-tô đi hành hương ở Lộ Đức (Lourdes), khiến cho ông ta trăn trở suy nghĩ về “con người Ca-tô”, những con người mà ông góp phần nặn thành.  Sau đây là vài đoạn ngắn trong bài nhận định của Linh mục Kavanaugh về thế nào là một người Ca-tô.   toàn bài về “Huyền Thoại Lộ Đức” cùng bài “The Man Who Is A Catholic” của Linh mục James Kavanaugh.
Tôi quan sát người Ca-tô giáo đến xem lễ và thương hại cho cách đào tạo đã vặn vẹo đầu óc của hắn và làm méo mó ý thức về tôn giáo của hắn.  Hắn tới vì hắn được các bậc lãnh đạo tôn giáo bảo tới, những người cũng ngoan ngoãn và vô danh như hắn. Hắn đọc những lời kinh cầu nguyện gói ghém trong những câu giả tạo và làm những cử chỉ (quỳ gối làm dấu thánh giá. TCN) hoàn toàn xa lạ với lối sống hiện đại của hắn.  Hắn sống trong thời đại của máy bay phản lực và bom nguyên tử, và cầu nguyện trong thế giới ma thuật của thời Trung Cổ.  Hắn cảm thấy buồn chán trước Thiên Chúa của hắn (trong nhà thờ. TCN).  Tuy nhiên hắn vẫn tới, vì hắn đã được dạy từ khi còn nhỏ là "Hỏa ngục là nơi đầy những kẻ không đi xem lễ".
Về tôn giáo hắn là một người máy chỉ biết đọc lại những câu trả lời mà người ta đã dạy hắn.
Hắn ủng hộ cái giáo hội đã tước đoạt đi đầu óc của hắn. 
Người Ca-tô không thể biết ý nghĩa thực của sự đối thoại, chỉ biết đưa ra những luận cứ để chống đỡ cái lập trường mà hắn đã thừa hưởng từ khi còn nhỏ...
Người Ca-tô là một dịch vụ trả lời có tổ chức mà nhiệm vụ đầu tiên của hắn là bảo vệ giáo hội của hắn... 
Cho nên, chúng ta thường thấy, khi người Ca-tô viết về lịch sử thì 99% là xuyên tạc lịch sử, mục đích không ngoài ngụy biện để đề cao giáo hội hoặc những nhân vật Ca-tô đã mang nhiều tai tiếng.  Bài viết của Minh Vân là một trường hợp điển hình, ngụy trang đàng sau một chủ đề chẳng liên hệ gì đến nhiều điều hắn viết.  Lẽ dĩ nhiên, những bài như vậy cũng được đồng đạo đại loại như Ngọc Thúy khen nức nở.  Cùng một tuồng với nhau cả.
-~ o0o~-

Sau đây chúng ta hãy đi vào vài đoạn trong bài của Minh Vân, một bài dài nhưng loãng, lạc đề rất nhiều, có nhiều vấn đề không liên hệ đến chủ đề "Những Sai Lầm Của Bộ GT&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN" và viết theo cảm tính cá nhân và cái hiểu hời hợt để quảng cáo về chính Ca-tô Giáo của mình.  Đi vào việc phê bình tất cả những vấn đề lạc lõng trong bài của tác giả thì tốn rất nhiều thời gian, mà tôi không muốn phí thì giờ, cho nên trong bài này tôi xin chỉ giới hạn vào ba chủ đề tác giả viết trong bài:
- Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ.
- Về nhân vật Pétrus Trương Vĩnh Ký.
- Vài chuyện vui trong bài của Minh Vân.
I. Alexandre de Rhodes Và Chữ Quốc Ngữ
Trước hết, trong phần Dẫn Nhập, tác giả viết:
Riêng Chữ Việt ngày nay, đã xuất hiện từ đầu Thế kỷ XVII, Dòng Tên Bồ-Đào-Nha đã khai mở phong trào sáng tạo một Hệ thống Vần Quốc Ngữ Việt-Nam bằng Mẫu tự La-Tinh cách quy mô và có tính Cộng đồng. Giáo sĩ ĐẮC-LỘ đã tiếp tục hoàn chỉnh trọn vẹn một hệ thống chữ viết tiếng Việt vào năm 1651 tại La-Mã. [Tác giả muốn nói đến cuốn tự điển Việt – Bồ - La của Alexandre de Rhodes.  Chúng ta sẽ nói về thực chất cuốn tự điển này trong một đoạn sau]
Tôi có thể chứng minh ngay rằng, chữ quốc ngữ mà chúng ta dùng ngày nay không phải là chữ quốc ngữ của dòng Tên Bồ Đào Nha hay chữ quốc ngữ được hoàn chỉnh trọn vẹn bởi giáo sĩ Đắc Lộ vào năm 1651:
Theo: http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=2511
- Kinh Lạy Cha Đây là bản kinh Lạy Cha được viết tay năm 1632 (trích từ sách “Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam” của Jacques Roland, Phụ trương VII, tr 375)
Và sau đây là bản văn trên được coi là hoàn chỉnh trọn vẹn của Đắc Lộ vào năm 1651:
- Phép Giảng 8 Ngày Để độc giả có một khái niệm về chữ Quốc Ngữ mà giáo sĩ Rhodes dùng để viết cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", tôi xin trích nguyên văn một đoạn như sau ngay ở trang đầu:
"Ngày thứ nhít.  Ta cầu cừ đức Chúa blời giúp fưc cho ta biét tó tuầng đạo Chúa là nhuầng nào vì bậy ta phải hay ở thế nầy chẳng có ai fòú lâu; vì chưng ké đến bảy tám mươi tuếi chảng có nhiềo.  Vì bậy ta nên tìm đàng nào cho ta được fòú lâu, thật là viẹc người cuên tử, khác phép thế gian nầy, dù mà làm cho người được phú quí; fâũ le chẳng làm được cho ta ngày fau...”
Đó là chữ Quốc Ngữ đã được hoàn chỉnh trọn vẹn, theo Minh Vân, của Alexandre de Rhodes, người được các tín  đồ Ca Tô Việt Nam tôn vinh là có công lớn với nền văn hóa Việt Nam, là bậc thầy của dân Việt Nam v…v… vì đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ mà chúng ta dùng ngày nay. 
Đọc Minh Vân viết về Rhodes chúng ta thấy công trình sáng tạo chữ Quốc Ngữ của Alexandre de Rhodes có thể sánh ngang và có thể hơn cả công trình sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong 6 ngày và cách đây 6000 năm ở miền đất du mục Do thái của Gót của ông ấy.
Vậy thì chữ Quốc Ngữ mà ngày nay tôi đang viết đây có phải là chữ Quốc ngữ của dòng Tên Bồ Đào Nha hay chữ quốc ngữ được hoàn chỉnh trọn vẹn bởi giáo sĩ Đắc Lộ vào năm 1651? 
- Chữ Quốc Ngữ này từ đâu mà ra?  Chẳng cần phải nói, chúng ta cũng biết đó là do sự đóng góp của nhiều người Việt, có thể là một số tín đồ Ca-tô Việt Nam trong vài thế kỷ trước vì họ được truyền đạo qua những bản văn viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh thô sơ lúc đầu, sau đó phát triển bởi những văn nhân trí thức Việt Nam.  Dù sao thì quan niệm của tôi về chữ Quốc Ngữ mà chúng ta đang dùng ngày nay là như thế này:
Lịch sử đã chứng minh rõ ràng rằng, từ thế kỷ 16, một số giáo sĩ Ca-tô Bồ Đào Nha đã xâm nhập nước ta,  mang cái đạo mà họ cho là văn minh cao quý để khai hóa dân tộc Việt Nam mà họ cho là mọi rợ.  (Ngày nay chúng ta biết rõ đạo Ca-tô Rô-ma chỉ là một tổ chức buôn thần bán thánh, và nếu muốn nói là đạo thì bản chất đạo đó chỉ là một tà đạo, đạo bịp và đạo chích).  Tôi đã chứng minh điều này trong bà với đầy đủ tài liệu mà chưa thấy người Ca-tô nào phản bác. 
Các giáo sĩ đến Việt Nam cũng như nhiều nơi ở Á Châu trong thế kỷ 16, 17 để truyền đạo gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ địa phương cho nên họ nghĩ ra một lối chữ viết theo Mẫu Tự La-Tinh quen thuộc của họ để dễ bề truyền đạo.  Với Việt Nam thì chữ Việt theo mẫu tự La tinh nguyên thủy là dựa theo cách phát âm của người Việt. Mục đích lúc đầu của họ nghĩ ra cách viết này chỉ là như vậy, nhưng về sau các giáo sĩ thừa sai Pháp đã cùng với thực dân Pháp dùng chữ Quốc Ngữ mới trong mưu đồ đen tối hòng cắt đứt nền văn hóa tổ tiên của người Việt, tuyệt đối không phải là để giúp cho người Việt mở mang đầu óc hay là để cho người Việt có một lối chữ mới dễ dùng. Điều này tôi sẽ chứng minh trong một phần sau. 
Trong số các giáo sĩ trên có một tên giặc gián điệp thực dân nổi tiếng là Alexandre de Rhodes, đã dùng lối chữ thô sơ lúc đầu viết lên cuốn  “Phép Giảng Tám Ngày”  mà nội dung chứa toàn những điều mê tín hoang đường của thời Trung Cổ ở Âu Châu, dựa theo những chuyện hoang đường trong sách Sáng Thế Ký trong Cựu Ước, để mê hoặc dân ta.. [Điều này sẽ được chứng minh trong một đoạn sau] Cũng trong cuốn này, tên Rhodes, vì sự ngu dốt của chính mình và với bản chất vô đạo đức cuồng tín Ca-tô giáo đã  có những lời vô văn hóa xúc phạm đến đức Phật, Khổng tử và Lão Tử.  Hắn đòi chém ngã đức Phật, và cả Khổng Tử, Lão Tử. 
Lối viết để truyền đạo này là một vũ khí văn hóa, văn hóa đặc thù của Ca-tô giáo,  mang tới nhà chúng ta để mê hoặc, quyến rũ những người dân thấp kém nhất trong xã hội tin vào những điều hoang đường của Ca-tô giáo, đồng thời xóa bỏ nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam khiến cho những kẻ ngu dốt nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, bỏ tục lệ thờ cúng tổ tiên, không nghe lệnh vua quan, làm tôi tớ tuyệt đối tuân phục theo “đức vâng lời” của Ca-tô giáo để phục vụ các cha cố, bề trên, và không ngần ngại có những hành động theo giặc phản quốc, như lịch sử đã chứng minh. Giám mục Puginier đã chẳng khẳng định: “Không có giáo dân Việt Nam thì Pháp không thể lập được nền đô hộ ở Việt Nam” hay sao?
Thực chất cái mà chúng ta gọi là “chữ Quốc ngữ” thời đó chỉ là vũ khí văn hóa hạ cấp của Rhodes [xin đọc “Phép Giảng Tám Ngày”] (1) và của các thừa sai về sau, đem đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hòa trong gia đình chúng ta.  Chúng ta dùng ngay vũ khí đó để mở mang dân trí, khai phóng dân tộc, nhờ đó mà chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình, quốc gia, bảo toàn gia tài của tổ tiên khỏi bị cướp đi, và cuối cùng đánh đuổi được quân ngoại xâm ra khỏi đất nước.  Thật vậy, những nhà cách mạng như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu…nhận ra tầm quan trong của việc truyền bá quốc ngữ, mở mang dân trí để chống thực dân Pháp, đã mở trường dạy Quốc Ngữ vào tháng 3 năm 1907, gây nên phong trào học Quốc Ngữ lan ra nhiều tỉnh.  Thực dân Pháp hoảng sợ, bắt trường đóng cửa vào tháng 11 năm 1907, các cộng tác viên bị bắt cầm tù hoặc đầy đi côn đảo. 
Vào thập niên 1930, hội truyền bá quốc ngữ ra đời, 1938, và dù thực dân Pháp và các Cha cố Ca-tô muốn cản cũng không được. Việc phát động học chữ Quốc Ngữ trong quần chúng còn có mục đích xóa nạn mù chữ.  Chúng ta cũng phải kể đến việc Việt Minh phát động mạnh phong trào Bình Dân Học Vụ, truyền bá quốc ngữ trong những năm 1945-46, xóa nạn mù chữ và đến năm 1958 thì hơn 93% người dân đã thoát nạn mù chữ..  [Theo Alain Guillemin  (TS. Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp)
Sự phát triển quốc ngữ cho tới ngày nay là do công ơn của cha ông chúng ta dùng đòn (gậy ông đập lưng ông), dùng quốc ngữ để mở mang dân trí người Việt, xuất bản báo chí bằng chữ quốc ngữ để phổ biến tinh thần cách mạng Pháp năm 1789, và khẩu hiệu “Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ” thường được dịch thoát là “bác ái” (Liberté, Égalité, Fraternité) và từ đó các phong trào cách mạng đã lan rộng trong quần chúng, cuối cùng đưa đến sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, vô hiệu hóa âm mưu dùng Quốc Ngữ làm vũ khí văn hóa để nô lệ hóa đầu óc dân ta.
Vậy chúng ta nên biết ơn ông cha chúng ta đã biết vận dụng sáng suốt vũ khí văn hóa đó hay biết ơn kẻ tạo ra nó với những ý đồ đen tối, mưu đồ nô lệ hóa đầu óc con dân chúng ta, cướp nước của chúng ta? Câu trả lời có sẵn trong câu hỏi.
- Lời ca tụng lố bịch bất kể liêm sỉ Trước hết, chúng ta hãy đọc vài lời ca tụng huênh hoang, lố bịch của Minh Vân về Alexandre de Rhodes:
Giáo sĩ I-NI-KHU đã manh nha sự phát triển Chữ Việt trong nền Văn Học Việt-Nam, Dòng Tên đã thực hiện và kết thúc bởi Giáo sĩ ĐẮC-LỘ.
Trong khi VN chỉ cần sử dụng chữ viết nước mình do Dòng Tên phát minh, đồng thời G/sĩ ĐẮC-LỘ đã sáng lập một hệ thống Văn phạm hoàn chỉnh với đầy đủ cấu trúc căn bản như ngày nay là đủ. Quả không một thành quả của bất cứ Tổ chức, Tập thể nào cống hiến cho Dân Tộc ta, có thể so sánh được với một giá trị Văn hóa Dân tộc vô cùng lớn lao đó. Không một ai có thể và được phép phủ nhận rằng, nếu không nhờ có chữ Tân-Quốc-Ngữ, chắc chắn Dân mình đã không được "xóa nạn mù chữ" cách nhanh chóng và toàn diện, cũng đã không bị Pháp Hóa như đã bị Hán hóa ngày nào. Cái đó do đâu?  [TCN: Việt Nam bị Hán hóa bao giờ?]
Một công trạng vô cùng lớn lao của Dòng Tên và các Nhà Truyền Giáo người Pháp sau nầy đã giữ được người Việt còn nguyên hình Dân Tộc, không để bị Pháp hóa, chính là nhờ Chữ Tân-Quốc Ngữ mà tinh thần Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chúng tôi tin chắc nhận định nầy sẽ không bị Bạn đọc chối bỏ.  [TCN: Viết ngu, 1000 năm đô hộ của giặc Tàu, Việt Nam chưa có chữ Quốc Ngữ, tinh thần Việt Nam vẫn tồn tại vững, vẫn không bị Hán hóa, đó là nhờ cái gì?] 
Ngay khi vừa được Đức Thánh Cha (ĐTC) IN-NÔ-SEN-TÊ (INNOCENS X) âu yếm [sic] trao tận tay Giáo sĩ ba Tác Phẩm (Từ điển Việt–Bồ–La, Ngữ Pháp Tiếng Việt và Phép Giảng 8 Ngày) vừa được Ấn Hành hoàn tất vào năm 1651, do ngân sách Bộ Truyền Giáo tài trợ, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã run rẫy ôm trọn các Bộ Sách Tiếng Việt đầu tiên nầy vào lòng, đã thổ lộ cùng ĐTC tâm trạng tình cảm của mình đối với Dân Tộc Việt-Nam bằng những lời xúc động sâu sắc nhất:“Con xin dâng 3 công trình nầy cho Thiên Chúa. Vì Chúa đã ban cho con được một đất nước mà ở đó sự lao khổ của dân chúng đang ở chỗ tận cùng của đen tối. Nhưng cũng tại nơi nầy con đã nhìn thấy lòng từ ái của Chúa. Con đã nghe được những âm thanh có nhạc điệu của giọng nói con ngườiVới 3 công trình nầy, con nghĩ trong tương lai, đó sẽ là ngọn lửa dẫn dân tộc nầy ra khỏi vòng tăm tối. Từ giờ phút nầy, con có thể trở về trong vòng tay Chúa mà không một ân hận gì…”  [TCN: Đây có phải là những lời mê sảng của một tín đồ cuồng tín Ca-tô Âu Châu trong thời Trung Cổ không?  Hắn mạ lỵ đất nước mình như vậy mà Minh Vân ca tụng hết mình.  Vi-rút Ca-tô quả thật là đáng sợ]
Vì thế, chúng ta có thể khẳng định cách minh nhiên mà không sợ lầm lẫn, chủ quan hoặc quá lời rằng: "Chỉ có mỗi G/sĩ ĐẮC-LỘ mới là một nhà Văn hóa duy nhất và độc nhất trong nhân loại xưa nay cảm nghiệm và phân tích được Thanh nhạc nói trong tiếng Việt với đầy đủ âm hưởng, tiết tấu, cường độ của một loại Nhạc Không Khung mà thôi". [TCN: Thế người Việt Nam không cảm nhận được thanh nhạc trong tiếng nói của mình hay sao ?]
Xét chung về đại thể ta đã thấy sự hoàn hảo của một công trình tạo dựng một Hệ thống Mẫu Tự mới như vậy đã là quá tuyệt vời. Nhưng nếu ta đưa ra phân tích từng cái riêng một cách cách tỉ mỉ hơn, thì các Nhà nghiên cứu cũng đã gặp nhiều điều bất hợp lý về cấu trúc một số ngữ vựng trong Từ Điển Việt – Bồ – La, và cách riêng là Bản Văn Mẫu "Phép Giảng 8 Ngày".  [TCN: Đã hoàn chỉnh trọn vẹn rồi mà] …
Trong Phép Giảng 8 Ngày, lại có hăọc thay vì học, nhăọc thay vì nhọc, mạt thay vì mặt (có thể hiểu được là in sót dấu chữ ă trong chính tả, như chữ ANNNAMITICUM trên hình bìa Từ Điển đã thừa một chữ N, do chuyên viên sắp chữ). Nhưng còn có đõạn thay vì đoạn, địa ngõục thay vì ngục...... và cả trăm chữ như thế, thì ta phải hiểu làm sao? [TCN: Dễ thôi mà, thì cứ đổ lỗi cho chuyên viên sắp chữ sai là xong] .
Còn hàng loạt từ ngữ khác cuên (quên), coen (quen), blá (trá), blúc blắc (lúc lắc), mlạt (lạt), mlỡ (lỡ), sóũ (sống), đòũ (đồng), khoũ (không)....... thì ta cần hiểu sao cho có lý? Phải chăng:
1) Dù sao cũng còn trong giai đoạn sơ khai, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã viết sai vì nắm chưa vững hết âm vận một ngôn ngữ nước ngoài còn quá xa lạ với người Âu, và với cả Ngài chăng?
Nói chung sự hình thành các cấu trúc quy mô chủ yếu chỉ là Từ Điển Việt – Bồ – La và Phép Giảng 8 Ngày của G/sĩ ĐẮC-LỘ là duy nhất. Chưa hề có một Nhà Văn hóa vĩ đại nào khác nữa đã có trình độ củng cố, hiệu đính cho hoàn chỉnh hơn, kể cả Nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn và Nhân-Văn Giai-Phẩm 1955. [TCN: Có mâu thuẫn với những nhận định ở trên về sự hoàn chỉnh trọn vẹn chữ Việt của Rhodes không ?]
Những phần tử cứ theo định kiến lỗi thời vô tâm, thù hận vô căn cứ, quyết tâm gạt bỏ G/sĩ ĐẮC-LỘ, Vị Ân Sư Độc nhất và Duy nhất của Dân Tộc, một Nhà Sáng lập Chữ Tân-Quốc-Ngữ, ra khỏi tầm ảnh hưởng Văn Hóa Việt-Nam, xin thưa đó cũng là một mộng ảo giữa ban ngày trong thời điểm Văn minh nầy. [TCN: Tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đã gạt bỏ G/s Đắc Lộ từ lâu, nhưng vẫn giữ chữ Quốc Ngữ.  Thời buổi này, chỉ còn những tín đồ Ca-tô như Minh Vân và mấy anh chính trị gia cầm quyền ngu ngơ bị mua chuộc mới còn tôn vinh Rhodes, đặt hắn ta ngang hàng với các danh nhân, anh hùng của đất nước, trên mặt đường phố.  Một số tài liệu sau đây sẽ chứng minh như vậy]
Còn nhiều nữa nhưng như vậy kể cũng đã tạm đủ để chúng ta có thể đánh giá trình độ và chủ ý của Minh Vân khi viết bài trên.  Những người Ca-tô cuồng tín lạc hậu, mê mẩn bởi một cái bánh vẽ trên trời, ngày nay mà vẫn còn tiếp tục muốn vinh danh Alexandre de Rhodes có công sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ, trong khi những nghiên cứu hàn lâm về nguồn gốc chữ Quốc Ngữ đã chứng minh là vai trò của Alexandre de Rhodes trong sự thành hình chữ Quốc Ngữ không đáng kể.  Ngày nay chúng ta có thể đọc vài công cuộc khảo cứu nghiêm chỉnh về nguồn gốc chữ Quốc Ngữ như sau.
- Công cuộc khảo cứu nghiêm chỉnh về nguồn gốc chữ Quốc Ngữ
1. Công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh và chi tiết nhất có lẽ là của Huỳnh Ái Tông với bài “Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ”  trên [http://chimviet.free.fr/ngonngu/phuctrun/phul050.htm]
Trong bài này, tác giả viết: “Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), người được Pháp đề cao đã sáng chế ra chữ Quốc Ngữ, mang lại sự khai hóa cho dân tộc Việt Nam, với chiêu bài nầy để che đậy hành động thực dân, xâm chiếm lãnh thổ và cai trị hà khắc dân tộc chúng ta.” và sau khi so sánh chi tiết những từ ngữ  phiên âm tiếng Việt của Gasparo d’Amiral và Đắc Lộ, tác giả  đã đưa ra nhận định sau: 
Sau khi đối chiếu tiểu sử của Gasparo d'Amiral và Đắc Lộ cùng các tài liệu phiên âm như trên, chúng ta có nhận định sau :
1) Linh mục Gasparo d'Amiral phiên âm có tự dạng gần với chữ Việt chúng ta viết ngày nay, hơn là các phiên âm của Đắc Lộ, thử so sánh :
Tài liệu Gasparo d'Amiral 1632 : Tài liệu Đắc Lộ 1636
Thanh đô vương thanh đô
Nhà ti gna ti
Nhà hién gna hien
Nghệ ăn, nghệ an Gne an
Bố chính bochin
2) Gasparo d'Amiral phân biệt được một số dấu giọng như đã vạch ra ở phần trước, trong khi Đắc Lộ lại ít dùng dấu giọng.
[TCN: Vậy mà Minh Vân ca tụng Rhodes là “một nhà Văn hóa duy nhất và độc nhất trong nhân loại xưa nay cảm nghiệm và phân tích được Thanh nhạc nói trong tiếng Việt với đầy đủ âm hưởng, tiết tấu, cường độ của một loại Nhạc Không Khung mà thôi », hàm ý là những dấu chữ như sắc, huyền, hỏi, ngã v…v.. trong tiếng Việt là do Rhodes sáng tạo ra]
3) Ngay trong cách phiên âm của Đắc Lộ, tài liệu sau phiên âm kém hơn tài liệu trước. Trái lại, Gasparo d'Amiral phiên âm tài liệu năm 1637 khá hơn tài liệu năm 1632.
Như vậy, thực chất “chữ Quốc Ngữ” của Rhodes không có gì đáng nói, không thể dùng được, khoan nói đến chuyện “sáng tác ra chữ Quốc Ngữ” mà chúng ta phải ghi ơn. 
2. Bài thứ hai chúng ta cần đọc về chữ Quốc Ngữ là bài Đi Tìm Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ của GS-TS Phạm Văn Hường, http://www.dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=444060 .  Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong đó:
VAI TRÒ CỦA ALEXANDRO RHODES? - Cùng thời đó, có một giáo sĩ tên Alexandro Rhodes, người sinh ở Avignon, miền Nam nước Pháp, cùng đến giảng đạo ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Các Chúa Trịnh không ưa đạo Thiên Chúa nên ra lệnh giới hạn sứ mệnh truyền giáo. Có một tín đồ người Việt khá gần gũi với Công giáo đoàn bị xử tử. Tuy không có giáo sĩ nào chết vì đạo, nhưng họ đều rời Việt Nam hồi đó để đi Macau tiếp tục làm việc. Trong số đó có Alexandro Rhodes.  
Hai giáo sĩ do Amaral và Barbosa trước khi mất có để lại trong nhà thờ San Pauli ở Macau những quyển từ điển Việt – Bồ – La tinh mà họ đã sáng tạo. Alexandro Rhodes là người mang từ điển đó về Âu châu. Năm 1651 người ta thấy có quyển từ điển Việt – Bồ Đào Nha – La tinh xuất bản ở Roma, với tên tác giả là Alexandro de Rhodes.
Ngày nay, La tinh là ngôn ngữ chết (dead language) chỉ còn tồn tại trong những lễ tiết Ca-tô ở Âu Châu, và để bịp dân ngu ở một vài nơi khác.  Thí dụ, lẩm bẩm vài câu La tinh là một mẩu bánh làm bằng bột biến thành thân thể thực sự của Dê-su.  Rhodes là người Pháp, tại sao không làm từ điển Việt – Pháp, hoặc từ điển Việt - La tinh mà lại làm từ điển Việt - Bồ -  La làm gì.  Rõ ràng cuốn từ điển ba thứ tiếng của Rhodes là ăn cắp của hai giáo sĩ Bồ Amaral và Barbosa và biên soạn lại, cho thêm tiếng La-tinh vào như Charlie Nguyễn đã nhận định
Vậy Alexandro de Rhodes là ai, có phải là Alexandre Rhodes hay không? Tôi có đi Macau, tìm nguồn nhưng vô hiệu. Tôi cũng tìm đến nơi gia đình họ Rhodes ở gần Avignon. Gia đình người Pháp này có gốc Y Pha Nho. Linh mục Công giáo địa phận này cho tôi tài liệu in bức thư của Alexandro Rhodes khi ông này xin giáo hội dòng Jesus [dòng Tên] cho ông đi truyền đạo ở Đông Nam Á. Cuối bức thư ấy quả thật có tên Alexandro Rhodes. Nhưng khi rời Á Đông trở về Âu châu, ông này đã kèm thêm tên “de” quý phái khi ra quyển từ điển lịch sử ấy!
Đó là lừa đảo, hay nói thẳng ra đó là hành vi “đạo” công trình của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, lại tự ý ghép tên mình thêm chữ “de” kệch cỡm! Hành vi “đạo” [TCN: nghĩa là ăn cắp] công trình rất rõ, vì không am hiểu người Việt nên Alexandre viết sai chữ độc nhất trên bìa: Annam viết là Annnam. Có người nói rằng đó là chữ quốc ngữ độc nhất sáng tạo bởi Alexandro Rhodes cũng không xa sự thật lắm! [TCN: Minh Vân thì cho là thợ sắp chữ sắp thừa chữ, đúng là ngụy biện vô liêm sỉ]
Nếu rời trang bìa mà nhìn vào trong sách, lại thấy cách tạo chữ Việt chỉ căn cứ trên cách viết Bồ Đào Nha. Ví dụ phụ ngữ nh chỉ Bồ Đào Nha mới có. Tất cả Âu châu không nơi nào có. Ở Anh thì dùng ng, ở Espaía (Tây Ban Nha) thì dùng í, ở Pháp thì dùng gn để viết âm nhơ. Alexandro khó mà tạo ra nh Việt Nam. [TCN: Ở đây, Gs Hường viết rất đúng, vì như trên chúng ta thấy Huỳnh Ái Tông đã so sánh hai lối viết của Bồ Đào Nha và của Pháp]:
Tài liệu Gasparo d'Amiral 1632 : Tài liệu Đắc Lộ 1636
Nhà ti gna ti
Nhà hién gna hien
Nghệ ăn, nghệ an Gne an
Vị đạo sĩ “đạo” công trình này còn hoang mang dẫn đến sai sót chết người trong cuốn Phép giảng tám ngày.
Sự đạo công trình của Alexandro còn tái diễn một lần nữa khi ông ta đứng tên mình in ra quyển “Tường trình về Nhật Bản” với sự tài trợ của công chúa Đan Mạch, mặc dầu tác giả thực sự của công trình này là một giáo sĩ khác thuộc Dòng Tên. Điều gian dối này buộc giáo đoàn Dòng Tên, công khai tố cáo và cảnh giác.
Đạo Ca-tô La-mã đã nổi tiếng trên thế giới là “đạo chích”, chuyên đi ăn cắp đồ của người khác về thay đổi làm của mình.  Cụ Phan Bội Châu gọi đạo Ca-tô là “đạo chích” quả thật không sai.  Xin đọc mấy câu thơ trong “Thiên Hồ, Đế Hồ”, trang 75, mô tả bản chất đạo Ca-tô: 
Thờ đạo Cơ Đốc để làm kế sinh nhai mà thôi !
Mượn đạo đức để làm việc riêng cho mình mà thôi !
Vàng ngọc phủ bên ngoài mà bên trong thì rách nát !
Đeo mặt nạ Jesus để che cái chân tướng Đạo Chích mà thôi !
Đọc những bí mật cung đình Vatican bị phanh phui gần đây cùng với Vatileaks chúng ta thấy khi xưa các vua triều Nguyễn gọi Ca-tô giáo là “tà đạo” và Cụ Phan gọi là “đạo chích” quả là rất chính xác.
3. Bài thứ ba là bài Alexandre de Rhodes : Công và Tội của Bùi Kha, đăng trên báo Hồn Việt.  Tác giả viết:
Qua hai lần hội thảo năm 1992 và 1993 giới sử học và các nhà nghiên cứu đã Dâng kiến nghị lên chính phủ và Bộ Văn Hóa để phục hồi lại địa vị của Giáo sĩ Ðắc Lộ” vì “nghĩ rằng ông là người sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ.” Nhưng trong lời Nói Ðầu của cuốn “Từ Ðiển Việt - Bồ - La”, chính Linh mục nầy, chứ không phải người nào khác, đã cho biết ông không hề có sáng kiến ấy. Ông viết:
 “…Tuy nhiên trong công việc nầy (học chữ quốc ngữ, BK) ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào, thuộc hội dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng nầy, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspa de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu từ tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ-đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh Hồng y rất đáng tôn,…”
(Từ Điển AN NAM- LUSITAN-LATIN, Thường gọi là Từ điển Việt-Bồ-La, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, TP. HCM, tháng 3, 1991, phần Việt ngữ, tr. 3)
Sau khi đưa ra các trích dẫn và luận chứng để chứng minh, Bùi Kha kết luận:
Tóm lại, qua các trích dẫn và luận chứng nêu trên, ta thấy, Linh mục Đắc Lộ không hề có công sáng tạo chữ Quốc ngữ như nhiều người gán ép sai lầm qua nhiều thế hệ, còn truyền đạo chỉ là một trong những hình thức chính để phục vụ cho quyền lợi kinh tế và chính trị, rồi từ đó sẽ đưa đến chiến tranh chiếm thuộc địa.
4. Chúng ta có thể đọc thêm tác phẩm nghiên cứu rất sâu rộng của Giáo sư Jacques Roland, trưởng khoa giáo luật ở đại học Saint Paul, Ottawa, Canada, về chủ đề: “Pionniers Portugais de la Linguistique Vietnamienne Jusqu’en 1650”, bản tiếng Anh là “Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics”, phải dịch là “Những Người Bồ Đào Nha Tiên Phong Về Ngôn Ngữ Học Việt Nam Cho Tới 1650” chứ không thể dịch láo là “Bồ Đào Nha Và Chữ Quốc Ngữ” như trong báo Định Hướng. 
Trong tác phẩm này Giáo sư Roland đã vạch rõ sự “tôn vinh quá lố Alexandre de Rhodes như là người có công đầu và công nhất trong việc sáng lập ra chữ Quốc Ngữ, bỏ đi những đóng góp tiền phong quan trọng hơn nhiều của các thừa sai Bồ Đào Nha.” (xem nguyên văn).  Giáo sư Roland viết:
“Ðến khi chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, người ta cố truy tìm lịch sử của nó, bấy giờ tên tuổi Alexandre de Rhodes đã sớm được công nhận như là người khai sinh ra việc chuyển vần La- tinh vào tiếng Việt Nam. Rồi từ đó ông được nâng lên tận mây xanh như một ngôi sao đứng một mình, soi sáng cho đêm tối của quá khứ xa xưa, của những thời kỳ truyền giáo tiên khởi, trước khi các vị truyền giáo Paris đến, trong đó Taberd và các đấng kế vị là những đại diện có tên tuổi. Chính quyền thực dân và Giáo Hội đều đã ca ngợi thiên tài truyền giáo và ngữ học có một không hai của vị tu sĩ Dòng Tên, tán dương những lợi ích đem lại cho Việt Nam trong thời đại mới. Một tác giả từng viết: "Cha Alexandre de Rhodes đưa Ki-tô giáo và nước Pháp vào Việt Nam." Nhưng có những sự việc thường được xem là hiển nhiên mà thực sự lại sai….
Về việc cho rằng Rhodes là người khai sinh ra các công trình có tính cách quyết định về tiếng quốc ngữ, các nhà nghiên cứu khoa học đã từng thấy hơi vướng vấp trước một mâu thuẫn: Rhodes, sinh ở Avignon, được xem là nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ; thế nhưng hệ thống chuyển tiếng Việt bằng chữ La tinh lại không mang dấu vết tiếng nói của Boileau ... Tuy vậy đã không ai cố tìm hiểu để bác khước vị thế khai sáng của Alexandre de Rhodes từng được xem là cha đẻ của chữ viết này; người ta lại cố tìm cách tránh né khó khăn trên bằng cách đưa ra giả thiết về gốc gác có tính đa quốc của vị tu sĩ người Avignon ấy, đồng thời thổi phồng khả năng ngữ học vô song về nhiều thứ tiếng khác nhau của ông.”
Giáo sư Roland còn viết: “Dựa vào những tác phẩm được xuất bản này (cuốn từ điển Việt-Bồ-La và Phép Giảng 8 Ngày) mà nhân vật Alexandre de Rhodes bắt đầu trở thành truyền thuyết, hầu như thần thoại đối với lịch sử của các công cuộc truyền giáo tại Việt Nam cũng như đối với lịch sử tiếng Việt (84). Chúng tôi thấy đây là một sự sai lầm về lịch sử.”
5. Charlie Nguyễn, một người Ca-tô đạo gốc quê ở Ninh Cường, nơi các giáo sĩ đầu tiên đến truyền đạo, sau khi tỉnh ngộ đã viết bài Trở Lại Vấn Đề: Alexandre de Rhôdes và Chữ Quốc Ngữ, năm 2003 để ((Riêng tặng tập thể Thánh Gia Ninh Cường - Bùi Chu)).  Chúng ta hãy đọc vài đoạn điển hình trong đó:
Những người đầu tiên có ý nghĩ La-tinh-hóa ngôn ngữ Á châu (gồm có tiếng Nhật, tiếng Tàu và tiếng Việt) là các tu sỉ dòng Tên (Jesuists) Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á châu trong thề kỷ 17. Đây là một sự thật lịch sử hiển nhiên mà hầu như các nhà nghiên cứu văn hóa và giáo hội Công giáo Việt Nam, cũng như các giới chức thực dân Pháp (trước 1945) đã vô tình hay cố ý bỏ quên để chỉ đề cao một mình Alexandre de Rhôde như vị thánh tổ duy nhất đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ.
Ngày nay, nếu chúng ta chịu khó sưu tầm các tài liệu còn lưu trữ tại văn khố Dòng Tên tại La Mã, Madrid, Lisbone (“Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ” – trang 21 của Huỳnh Ái Tông – so sánh các bản lưu trữ mới thấy Alexandre de Rhôde chưa định chuẩn được cách phiên âm tiếng Việt. Các tài liệu khác của các bậc thầy Bồ Đào Nha của Alexandre de Rhôde như Christoforo Baris, Jao Ruiz, Gaspa Louis, Antonio de Fontes, Gasparo d’Amiral mới thấy phiên âm tiếng Việt của họ đã định chuẩn như chúng ta viết ngày nay – www.saomai.org).
Như vậy, việc tôn vinh Alexandre de Rhôde lên tận mây xanh hoàn toàn là một chuyện thần thoại hoang đường. Chữ quốc ngữ Việt Nam cũng không phải là chữ duy nhất “la tinh hóa” tại Á Châu ngày nay. Chữ Mã Lai và Indonesia (Nam Dương) cũng được La Tinh hóa trong thời kỳ thuộc địa. Tiếng Tagalog là một trong 168 ngôn ngữ của người Phi Luật Tân đã được la-tinh-hóa. Điều đáng chú ý là các chữ quốc ngữ la-tinh-hóa của Mã Lai, Nam Dương và Tagalog đều không có dấu rắc rối như chữ quốc ngữ của ta.
Vấn đề chữ quốc ngữ Việt Nam, các nhà văn hóa Việt Nam thực sự chưa thống nhất quan điểm xác nhận ai là tác giả đã phát minh ra nó. Ngoài ra còn một vấn đề khác không kém quan trọng, đó là: chữ quốc ngữ là một món quà tặng của ngoại nhân cho dân tộc Việt Nam hay chỉ là một chiến lợi phẩm do ta tịch thu của địch ?
Tôi đã viết bài bày tỏ ý kiến của tôi về những vấn đề trên dưới tựa đề “Dòng Tên, thánh Phanxico Xavier, cố đạo Đắc Lộ và chữ Quốc Ngữ”, tức chương 2, phần III trong cuốn “Công Giáo - Huyền Thoại và Tội Ác” của Charlie Nguyễn – Giao Điểm xuất bản Hè 2001 (trang 297-320). Phần cuối của bài viết này (từ đoạn viết về Phanxico Xavier) đã được đăng trong cuốn “Alexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ” gồm 9 tác giả - Giao Điểm xuất bản năm 1998 (trang 160-166).
Tội ác lớn nhất về văn hóa của giáo hội Công giáo La Mã là đã hủy diệt toàn bộ các sách khoa học, triết học, toán học rất tiến bộ của Hy Lạp trong các thế kỷ 3~5 khiến cho nền văn minh của nhân loại bị lùi lại 10 thế kỷ (Deceptions and Myths of the Bible – by Lloyd Graham – A Citadel Press Book 1991 - pp. 294, 448, 450).
Riêng đối với lịch sử Việt Nam, Alexandre de Rhôde phải được coi là kẻ thù số một vì chính y là kẻ đầu tiên có sáng kiến lập ra hội Thừa Sai Paris và cũng là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đã viết: “Vai trò của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đã đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương – pages 16-17. (“Sự Du Nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19” của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm - Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam – Hà Nội 2000 – trang 123). Phê bình về Alexandre de Rhôde và các giáo sĩ thừa sai, giáo sư Kiệm (sách dẫn chiếu, trang 300-301) viết: “Các giáo sĩ thừa sai, trong đó có Alexandre de Rhôde, đã gây nên một cú sốc lớn đối với đời sống tâm linh và văn hóa của dân tộc ta… làm băng hoại nền tảng của cộng đồng. Họ mang mặc cảm tự cao cho rằng Cơ Đốc giáo là tôn giáo hoàn vũ, cao siêu hơn bất cứ tôn giáo nào khác …. Do đó, họ coi các tôn giáo truyền thống bản địa đều là thấp kém, man muội cần phải xóa sạch để thay thế bằng Cơ Đốc giáo. Sự cấm đạo của nhà cầm quyền Việt Nam và tâm lý bất hòa giữa lương giáo trong dân chúng còn kéo dài đến ngày nay chính là những phản ứng tất nhiên chống lại sự xúc phạm đó và đồng thời là một hành động tự vệ chính đáng của một dân tộc đã có một nền văn hóa định hình và một ý thức tự tôn dân tộc cao.
Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha bắt đầu truyền đạo ở Đàng Trong từ 1615. Từ 1617 họ khởi công la-tinh-hóa tiếng Việt. Người có công đầu trong việc này là linh mục Francis de Pina. Ông sinh tại Bồ Đào Nha năm 1585, đến giảng đạo tại Đàng Trong năm 1617 và sinh sống tại Việt Nam liền trong 8 năm. Lúc này, trụ sở của dòng Tên Bồ Đào Nha đặt tại Thanh Chiêm là dinh trấn của Nguyễn Phước Nguyên, nay là huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bề trên của nhà dòng là linh mục Buzomi cũng là một nhà ngôn ngữ học, và chính ông đã sáng tác một hệ thống văn phạm tiếng Việt.[TCN: Minh Vân vơ sáng tác này vào cho Rhodes]
Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các kinh la-tinh sang tiếng Việt. Đó là kinh Lạy Cha (Pater Noster), kinh Kính Mừng (Ave Maria). Kinh Tin Kính (Credo), kinh Sáng Danh (Gloria), ….
Đến năm 1622, linh mục Francis de Pina hoàn thành một hệ thống ghi âm theo mẫu tự la-tinh thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Năm 1624, linh mục Pina mở trường dạy nói tiếng Việt và dạy viết chữ quốc ngữ tại Thanh Chiêm để dạy các giáo sĩ mới đến giảng đạo tại Việt Nam, trong số đó có Alexandre de Rhôde và Antonio de Fontes.
Alexandre de Rhôde được linh mục Pina dạy tiếng Việt từ 1624 đến cuối năm 1625 thì chẳng may linh mục Pina bị tai nạn chết đuối tại bến cảng Đà Nẵng.
Linh mục Pina đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ, nhưng ông không phải là người duy nhất, vì có nhiều người khác đã đóng góp những nỗ lực của họ trong việc phân tích văn phạm, phân tích ngữ âm và thanh điệu của tiếng Việt. Do đó, công trình sáng tạo chữ quốc ngữ là một công trình tập thể của các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á Châu trong thế kỷ 17.
Nhiều người thường căn cứ vào việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đã phát minh ra chữ quốc ngữ. Sự thật Alexandre de Rhôde không phải là tác giả của cuốn tự điển này. Ông chỉ là người viết thêm vào tự điển phần la-tinh mà thôi. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là tự điển Việt-Bồ thuộc công lao của linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và tự điển Bồ-Việt của linh mục Bồ Đào Nha Antonio de Barbose. Alexandre de Rhôde chỉ là một biên tập viên chứ không phải là tác giả của cuốn tự điển quan trọng này, nhất là vể phần Việt ngữ, nên ông ta không thể được coi là cha đẻ của chữ quốc ngữ được
Nhưng dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo phi nhân, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng.
Nay chúng ta dùng chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm. Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã cổ súy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đòn “gây ông đập lưng ông” là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự.
Charlie Nguyễn, Sept 2003
-~o0o~-
Với những công trình nghiên cứu trí thức nghiêm chỉnh như trên với đầy đủ tài liệu mà chưa thấy ai dám phản bác những tài liệu trong đó, tác giả Minh Vân không phản bác những luận điểm trong bài mà chỉ có thể đưa ra một nhận xét đầy cảm tính cá nhân và cuồng tín tôn giáo với loai ngôn từ hằn học, thiếu văn hóa như sau đối với hai tác giả Việt Nam, Phạm Văn Hường và Bùi Kha, lẽ dĩ nhiên là không đưa ra những chỗ nào trong các tác phẩm nghiên cứu trên để chứng minh những nhận xét của Minh Vân :
Qua 2 Bài Báo, một của “GsTs” PHẠM-VĂN-HƯỜNG với nhan đề “Đi Tìm Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ” trên báo Lao Động Chủ Nhật 7.1.2007, và một của Tác giả BÙI-KHA, thuộc Nhóm “Trí Thức” Giao Điểm, với nhan đề “Alexandre de Rhodes: Công và Tội?”, đăng trên báo Hồn Việt số 17, tháng 11.2008. Cả 2 Tác giả đều đã sử dụng một giọng văn xúc phạm, cộng thêm hàng loạt từ ngữ thô lỗ, hỗn tạp đến vô văn hóa như nhau.
Đây là lối phản biện quen thuộc của những người Ca-tô Việt Nam: Không bao giờ phân tích, phê bình các luận điểm trong bài xem đúng hay sai, mà chỉ đưa ra những điều vu vơ dựng đứng về tư cách cá nhân của tác giả mà họ muốn phê bình mà không phê bình nổi.  Nhưng mánh mưu này lại chứng tỏ sự yếu kém về hiểu biết cũng như về đạo đức của họ.
Nếu Minh Vân muốn nói đến “xúc phạm, từ ngữ thô lỗ, hỗn tạp và vô văn hóa” thì trước hết hãy đọc “Phép Giảng Tám Ngày” của quan thầy văn hóa Ca-tô Alexandre de Rhodes và Minh Vân hãy đọc về con người của Alexandre de Rhodes qua một số tài liệu sau đây.
Người ta thường ca tụng Alexandre de Rhodes là thiên tài truyền giáo và ngữ học có một không hai của vị tu sĩ Dòng Tên, nhưng đối với tôi, Alexandre de Rhodes là một con người cuồng tín, ngu xuẩn, gian manh, xảo quyệt và đạo đức giả hết mức.  Tại sao?  Tại vì một con người thông minh sáng suốt thì không thể nào tin nhảm tin nhí vào những điều hoang đường trong nền thần học  Ca-tô Giáo, nhất là về hai cha con một thần của Do Thái, Jehovah và Jesus mà ông ta tin là đã sáng tạo ra vũ trụ muôn loài và có khả năng làm yên sóng biển như chúng ta sẽ thấy ông ta viết trong cuốn “Hành Trình Và Truyền Giáo”. Một người thông minh, đạo đức thì không bao giờ đến một nước lạ (Việt Nam) lại viết sách với những lời lẽ vô văn hóa, mạ lỵ tất cả những tôn giáo và truyền thống của nước đó.  Hơn nữa, ngày nay, theo nhận định của học giả David Voas, cũng như của Giáo sư Schwartz, người đã từng dạy Thánh Kinh trong 20 năm tại hai đại học lớn ở Hoa Kỳ, trong Phúc Âm không có chân lý mà cũng không có tin mừng, trái lại, các giáo sĩ thừa sai chỉ mang đến những tin xấu,  những chuyện hoang đường  để đưa con người vào vòng nô lệ tâm linh, mê tín dị đoan, tin vào một cái bánh vẽ huyền hoặc trên trời và trong một đời sau, của một tôn giáo mà bản chất là một tổ chức “buôn thần bán thánh” và lịch sử tàn bạo, nhơ nhớp của nó là một sự kiện không ai có thể phủ nhận.
Chúng ta biết rằng,  trong cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", giáo sĩ  Rhodes đã  mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn  ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, và Lão Giáo.  Ông gọi đức Phật và đức Khổng Phu Tử bằng những danh từ thiếu văn hóa, phản ánh tư cách của một con người vô giáo dục, vô đạo đức tôn giáo, và cuồng tín. Ngoài ra, ông ta cũng còn bài bác tục lệ thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngoài những hoạt động truyền giáo "vô văn hóa" để xâm lăng văn hóa như trên, và sự "đóng góp" cho nền văn hóa Việt Nam bằng một tác phẩm truyền đạo hạ cấp đầy chuyện hoang đường mê tín như cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", và một cuốn tự điển Việt-Bồ-La Tinh mà ông chỉ dự một phần nhỏ, đóng góp thêm phần La-tinh vào trong đó sau khi “đạo” công trình của hai giáo sĩ Bồ Đào Nha về tiếng Việt, Rhodes đã làm những gì cho dân tộc Việt Nam? 
Sau đây là vài tài liệu về những hoạt động của ông khi ông xâm nhập hợp pháp cũng như bất hợp pháp vào đất nước Việt Nam.  Vì những hoạt động ngoài lãnh vực tôn giáo, Rhodes bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1630, mấy lần trở lại Việt Nam bất hợp pháp, lần cuối vào năm 1640, và rồi lại bị trục xuất năm 1645.
Trong cuốn Vietnam's Will To Live, trg. 11, Helen B. Lamb viết như sau:
"LM Alexandre de Rhodes, một thừa sai dòng Tên khác, cũng đã đã để lại cho hậu thế một bản ghi chép lời tường thuật về những kinh nghiệm của ông ở miền Bắc (người Tây phương gọi là Bắc Kỳ) cũng như ở Nam Kỳ trong thế kỷ 17.  Là người có đầu óc thực tế, những ấn tượng tốt của ông về Việt Nam không phải là sự duyên dáng của người dân Việt mà là về những cái khác. Ông lấy làm kinh ngạc trước mức độ buôn bán trong những thị trấn ở Việt Nam, và giải thích như sau: "Họ rất giầu vì đất đai màu mỡ.  Có 24 con sông chảy qua khắp nơi,  rất  thuận tiện  cho việc  di  chuyển  bằng đường thuỷ đi tới nhiều nơi, rất dề dàng cho việc buôn bán." (xem nguyên văn)
523_Rhodes
Carte dessinée par le Père Alexandre de Rhodes
(Bản đồ vẽ bởi Rhodes)
Trong cuốn Catholic Imperialism Against The Asiatic Continent, trg. 352, Avro Manhattan đã viết về những hoạt động gián điệp của giáo sĩ Đắc Lộ như sau:
"LM Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ dòng Tên, tới Đông Dương và sau đó ông đã có thể gửi về một phúc trình mô tả chính xác những khả năng của Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Những giáo sĩ thừa sai dòng Tên được tuyển mộ ngay và phái sang Việt Nam để giúp Alexandre de Rhodes trong hai nhiệm vụ: cải đạo người dân ở hai miền vào tín ngưỡng Ca Tô và thăm dò những tiềm lực thương mại của các miền này cho vương quốc Pháp.  Những sứ mạng này, theo quan điểm của La Mã và Ba Lê (Paris), không thể tách rời nhau được vì chúng là những bước đầu quan trọng nhất dẫn tới sự xâm chiếm chính trị và quân sự những xứ này." (xem nguyên văn)
Và Yoshiharu Tsuboi viết trong cuốn  Catholicism et Sociétés Asiatiques, trg. 136, về "nghệ thuật" phóng đại sự việc để lừa dối chính quyền Pháp cũng như Tòa Thánh Vatican của Rhodes như sau:
"Vào khoảng 1650, Alexandre de Rhodes tuyên bố  rằng, người Việt Nam cải đạo theo Ca Tô giáo với nhịp độ 15000 một năm, con số mà khoảng hai mươi năm sau, những thừa sai Pháp cho rằng đã phóng đại, vìhọ chỉ  thấy  có độ 60000  thay vì 200000  tín đồ  Ki Tô như các giáo sĩ dòng Tên đã tuyên bố.  Năm 1883, người ta ước tính  số giáo dân là 600000 và tới năm 1954 thì có thêm 1 triệu nữa" (xem nguyên văn)
Tiến sĩ Cao Huy Thuần đã trích dẫn một tài liệu như sau trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam..., trg. 48, vạch rõ ý đồ thực dân của Rhodes:
"Tôi tin rằng nước Pháp," ông (Rhodes) viết, " vì là nước ngoan đạo nhất trên thế giới nên sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh lính để đi chinh phục toàn thể phương Đông, ở đó tôi sẽ kiếm ra cách để có những giám mục vốn là những Cha và Thầy của chúng ta trong những giáo hội đó.  Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9, 1652 với ý định đó. " (xem nguyên văn
-~o0o~-
Qua bốn tài liệu vừa trích dẫn ở trên, chúng ta có thể rút tỉa những gì?
Thứ nhất, Alexandre de Rhodes đến Việt Nam để làm công việc của một gián điệp: nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, địa thế, dân tình v...v... của Việt Nam để hoạch định kế hoạch xâm chiếm Việt Nam bằng võ lực và sau đó dùng bạo lực để truyền bá đạo.
Thứ nhì, Rhodes, tối mắt bởi đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú của Việt Nam,  là giáo sĩ Ca Tô đầu tiên tích cực vận động chính phủ Pháp đánh chiếm Việt Nam bằng hai cách: gợi lòng tham của Pháp và báo cáo sai sự thực, phóng đại về tình hình cải đạo của dân chúng Việt Nam.
Thứ ba, với một đầu óc cuồng tín, gian manh, ác ôn của những sản phẩm xuất thân từ cái lò đào tạo dòng Tên [xin đọc “Lời Thề Dòng Tên” trong bài của Bùi Kha], Rhodes đã xuyên tạc sự thật, cũng có thể là ngu đần không biết đến sự thật, nên đã viết cuốn “Phép Giảng 8 Ngày....” trong đó ông mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, cũng như mạ lỵ những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.  Ngày nay, cả thế giới đã biết đến triết lý nhân bản và bản chất hòa bình của Phật Giáo trong khi triết lý thần giáo cộng với sự phá sản tâm linh và đạo đức của Ca-tô giáo đã đưa đến sự suy thoái trầm trọng của Ca-tô Giáo ở Âu Mỹ, nhất là ở ngay trên nước Pháp, quê hương của Alexandre de Rhodes.
Thứ tư, phương cách truyền đạo của Alexandre de Rhodes đặt nặng trên thủ đoạn mê hoặc, lừa bịp lứa dân thấp kém vô học, như chúng ta sẽ chứng minh trong một phần sau.
Rhodes đã không toại nguyện ý định xâm chiếm Việt Nam bằng võ lực của mình khi ông còn sống, nhưng ý nguyện của ông đã được thực hiện bởi những giám mục thừa sai Pháp đến Việt Nam sau ông.  Sự  “thành công” nhất của Rhodes là ông ta đã để lại cho giáo dân Việt Nam một nền đạo lý mà giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang, trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư, 1954-1963, (1998), gọi là nền đạo lý Thiên La - Đắc Lộ.  Nền đạo lý Thiên (Chúa Giáo) La (Mã) - Đắc Lộ này, theo định nghĩa của Giáo sư Quang, là "sự tổng hợp của sách lược truyền đạo tàn bạo, cường quyền thắng công lý, của giáo hội Công giáo và sự cuồng tín, gian manh, xuyên tạc, lừa bịp, cùng cách dùng ngôn từ hạ cấp của giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)."
Muốn biết Alexandre de Rhodes gian manh bịp bợm đến mức nào, chúng ta chỉ cần đọc ngay cuốn Hành Trình Và Truyền Giáo của hắn.  Cuốn Hành Trình Và Truyền Giáo của Đắc Lộ là bản dịch cuốn “Les Divers Voyages et Missions du Père Alexandre de Rhodes, năm 1653”, nguyên bản bằng tiếng Pháp ở phần sau, của Hồng Nhuệ, do Tủ sách Đại Kết, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994. 
=> Sau đây là vài đoạn trích từ bài ÔN CỐ TRI TÂN: Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” Nhân Đọc Cuốn “Hành Trình Và Truyền Giáo” Của Alexandre de Rhodes, đăng ngày 02 tháng 7, 2008. 
Trong cuốn Hành Trình và Truyền Giáo, chúng ta thấy đầy rẫy những lời phóng đại và ba xạo của Rhodes về thành quả dụ người vào đạo của ông ta. Sự dối trá của Rhodes đã rõ rệt như Yoshiharu Tsuboi đã nêu ra ở trên, cho nên khi đọc Rhodes chúng ta không biết phải tin vào đâu. Mặt khác, nhìn một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy:

1) Rhodes có những tư tưởng chủ quan rất mù mờ;

2) Kiến thức của Rhodes về chính đạo Ca-tô của ông ta thuộc loại cuồng tín của thế kỷ 17, nghĩa là, theo định nghĩa của giáo sư Nguyễn Mạnh Quang, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng và hợm hĩnh;

3) Áp dụng sách lược truyền giáo mê hoặc, bất lương và đạo đức giả:  Mọi sự tốt lành xảy ra cho mình thì là do ân sủng của Chúa, còn những bất hạnh xảy ra cho người khác thì lờ đi không nói gì đến Chúa; tích cực xui dại khuyến khích ca tụng tín đồ ngu ngơ mới theo đạo hãy tử vì đạo mà Rhodes gọi là “phúc tử đạo”, không được chết vì Chúa là một ân hận lớn v..v.. 
Sau đây tôi sẽ đi vào phần chứng minh từng điểm một, qua vài đoạn trích dẫn điển hình trong cuốn Hành trình và Truyền Giáo, với đôi lời bình luận ngắn, để độc giả thấy rõ cái hại của sách lược truyền giáo bịp bợm, lừa dối, gian manh của Alexandre de Rhodes.  Tôi tuyệt đối không có nói chơi đâu, xin mời độc giả đọc tiếp.  Rhodes viết:
Trang 12, 13:  [Trên chuyến tàu biển đi đến Goa]: Trận bão rất lớn, rất lâu, làm cho chúng tôi tưởng đã đến lúc về thiên đàng.  Sóng vỗ rất mạnh, dâng lên rất cao làm cho chúng tôi như chôn trong lòng biển cả.  Thế nhưng chúng tôi không mất niềm tin vào Chúa và mẹ hiển vinh.  Chúng tôi càng thêm lời cầu nguyện.  Và nhờ khoan hồng của Chúa, chúng tôi đã được toại nguyện sau 18 ngày trong bão táp: mây trước kia dày đặc sáng nay đã tiêu tan, trời sáng hẳn, biển yên lặng, gió thuận buồm xuôi.  Tất cả cho chúng tôi thấy Chúa đã bắt sóng biển phải yên, Người đã ra tay hoạt động… Nhưng khi biển đã yên, không còn làm cho chúng tôi lo sợ thì lại có một thứ bệnh hay lây xảy ra làm cho chúng tôi phải hết sức kiên trì và thi hành bác ái.  Trong 5 tháng trời, Chúa cho không có bệnh nguy hiểm nào, nhưng tới tháng thứ sáu thì [Chúa cho nhưng Rhodes không nói. TCN] bắt đầu có một thứ bệnh dịch gọi là bệnh phù scorbut, người Bồ gọi là bệnh loan da.  Đây là thứ bệnh kỳ dị, làm thối các phần thân thể, nhất là làm cho môi và miệng sưng trông rất ghê gớm, rồi rơi lả tả xuống.  Đó là do khí biển và nhất là vì ăn thịt muối nhiều quá.  Nhiều binh sĩ thủy thủ bị chứng này.  Chúng tôi dùng hết mọi thuốc thiêng liêng và thuốc vật chất chúng tôi có thể chữa chạy, trong một hoàn cảnh thiếu thốn mọi sự, trừ lòng can đảm.  Trong số những bệnh nhân ấy, chỉ có 5 người bỏ mạng và bỏ mạng trong 5 ngày cuối cùng của cuộc hành trình 6 tháng 5 ngày.  Sự thiệt hại có thể lớn hơn, nhưng Chúa đã đưa chúng tôi an toàn tới bến và chúng tôi quên hết lao khổ.
TCN bình luận: Chúng tôi ở đây là gồm 6 tu sĩ dòng tên, 3 linh mục và 3 thày triết học (lẽ dĩ nhiên không kể các binh sĩ và thủy thủ, (trang 10).  Vì chỉ có chúng tôi mới tưởng là đã đến lúc về thiên đàng (mù). Sau khi cầu nguyện suốt 18 ngày: Chúa đã bắt sóng biển phải yên?  Sao không bắt sóng yên ngay, chắc là để thử thách đức tin của tín đồ như giáo hội thường giải thích.  Đây là một huyền thoại trong Tân ước.  Trong cuốn sách, Rhodes đã mượn nhiều huyền thoại trong Cựu ước và Tân ước để bịa chuyện tô điểm cho cuộc hành trình của mình nhưng với nhiều mâu thuẫn và phản ánh một tâm cảnh ích kỷ duy ngã.  Không có bệnh tật là vì Chúa không cho, nhưng khi xảy ra bệnh tật thì là vì ăn uống chứ không phải đó là ý Chúa.  Rõ ràng là, theo Rhodes, những người sống sót an toàn tới bến là do ơn Chúa, nhưng 5 người bỏ mạng thì là ơn ai, Rhodes không nói đến.  Chúa đã bắt sóng biển phải yên là muốn cho mọi người trên tàu không chết chìm vì sóng gió.  Nhưng rồi lại sinh ra bệnh kỳ dị [theo Rhodes thì tất cả mọi sự đều là do Chúa định] khiến cho 5 người phải bỏ mạng.  Chắc đây lại là một kiểu “mầu nhiệm Ca-tô”.  Trong Ca-tô Giáo, những gì mâu thuẫn, không giải thích được, thì gọi là “mầu nhiệm Ca-tô”, nghĩa là những điều tín đồ không hiểu cũng phải tin, không được thắc mắc, đánh đồng “mầu nhiệm Ca-tô” với những sự ngu dốt của thế gian.  Tôi nghĩ đến những Tsunamis và bão lụt như Katrina, và vô số những thiên tai đã xẩy ra trên thế gian, nhưng hình như Chúa thường vắng mặt, chắc vì không có Rhodes cầu nguyện.
Sau đây là vài đoạn cho thấy sự dối trá gian manh xảo quyệt của Alexandre de Rhodes, phóng đại những điều mê tín hoang đường quá lố để lừa bịp giáo dân.
Rhodes viết: “Còn tôi (Rhodes), nhờ ơn Chúa, tôi không ưa phóng đại và ghét gian dối đến ghê tởm” (trg.65) và “Vì đạo tôi giảng, tôi buộc mình không được nói dối, trong bất cứ trường hợp nào” (trg. 67).
Nhưng chúng ta hãy đọc vài đoạn khác để xem Rhodes nói láo đến mức nào.
Trang 74:  Với thánh giá Chúa, với nước phép, giáo dân tốt lành đã thông thường đuổi ma quỉ, chữa các thứ bệnh tật.  Chỉ cho uống 4,5 giọt nước thánh mà chữa được người mù và cho 2 người chết sống lại.  Họ ra đi, cắm thánh giá ở đầu, ở giữa và cuối xóm.  Họ đến thăm bệnh nhân, đọc kinh và cho bệnh nhân uống vài giọt nước phép.  Không đầy 5 ngày đã chữa khỏi 272 người.
Trang 77:  Họ rất quí trọng nước phép, cứ 5,6 ngày họ lại đến lấy.. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng.  Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với 5 vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.
TCN bình luận:  Nước phép hay nước thánh là nước thường đã được ông linh mục bi bô đọc vài câu tiếng La-Tinh để biến nó thành nước phép hay nước thánh.  Rhodes đã thông thạo môn thần học bịp bợm dân ngu, nhưng chính ông ta cũng lại ngu không thể tả được mới viết lên được những đoạn trên.  Chỉ với 4,5 giọt nước phép là có thể chữa được người mù, người chết sống lại, và chữa khỏi mọi bệnh tật.  Nhưng mỗi chủ nhật ông ta phải phù phép biến 5 vại nước lớn thành nước thánh hay nước phép để thỏa mãn nhu cầu của giáo dân.  Một vại lớn có bao nhiêu lít nước?  Một lít nước có bao nhiêu giọt nước.  Nếu tính ra thì 5 vại nước phép đó có thể chữa cho cả nước Pháp của ông ta, và có thể cả Âu Châu, khỏi mù, vì trong thế kỷ 17,  cả Âu Châu đang mù vì là toàn tòng Ca-Tô Giáo.  Nhưng ngày nay, chẳng cần đến nước phép hay nước thánh (holy water) gì đó mà Pháp cũng đã ra khỏi cảnh mù rồi, chỉ còn có 5% người già, phụ nữ đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật.  Giáo dân Việt Nam dùng loại nước phép đó đã mù lại càng mù thêm vì cái đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ bịp bợm hoang đường quá lố lăng chẳng có ai có thể tin được.. Xin mời ông Minh Vân lên tiếng nhận xét về mấy đoạn trên của Rhodes.
Đó là vài chuyện hoang đường Rhodes kể để cho những người ngu tin và dụ người ta vào đạo.  Nhưng vì chính Rhodes cũng lại ngu hơn ai hết, nên đã viết lên một đoạn chứng tỏ sự lưu manh bịp bợm với màn nước phép của Rhodes.  Đoạn đó như sau:
Trang 143:  Vào tháng 6 năm 1644 tôi bị một cơn sốt nặng và tưởng không sao qua khỏi.  Tôi cho mời lương y có tiếng tới.  Ông cho tôi uống thuốc ta, dặn cách xắc và uống.  Tôi uống trong 2 ngày và ngày thứ ba tôi hết sốt, sau đó ít lâu hoàn toàn bình phục.
TCN bình luận:  Rhodes đã lòi cái đuôi bịp bợm ra ở đây.  Nước phép của ông ở đâu sao không uống?  Có thể ông ta không biết cách chữa sốt.  Cứ mang 5 vại nước phép ra đổ lên đầu thì may ra nước lạnh sẽ làm hạ cơn sốt.  Ông ta cũng chẳng thèm cầu nguyện Chúa nữa?  Chúa đã bắt sóng biển phải yên thì nhằm nhò gì một cơn sốt của một tông đồ.  Nhưng ông ta chỉ lừa bịp người khác để truyền giáo chứ ông ta đâu có dại.  Sốt thì ông ta mời lương y, và thuốc ta có hiệu quả hơn nước phép hay nước thánh mà chính tay ông ta phù phép làm ra nhiều.  Đó là sự gian manh bịp bợm trong sách lược truyền giáo của Alexandre de Rhodes. 
Mặt khác trong cuốn sách, có nhiều đoạn Rhodes ca tụng “phúc tử đạo”, nhưng khi bị lùng bắt thì ông ta hết sức tìm cách trốn tránh, hay bị bệnh rồi khỏi thì ông ta biện minh bằng lý luận xảo quyệt:  Trang 193:  “Tôi đã quá táo bạo tưởng mình đáng được triều thiên quí hóa, mặc dầu chưa xứng đáng (được phúc tử đạo); Trang 256: Chúa tìm cách ách tôi lại bằng một cơn bệnh hiểm nghèo, làm tôi tưởng đến đại hành trình về thiên quốc; nhưng thực ra tôi chưa xứng đáng [nghĩa là chưa chết vì được uống thuốc ta].
Đó là chuyện về Alexandre de Rhodes, người mà  Minh Vân ca tụng hết cỡ như chúng ta thấy ở trên.  Tác giả viết tràng giang đại hải về công ơn của các thừa sai Ca-tô và Alexandre de Rhodes, viết mà không biết ngượng.  Hơn nữa những đoạn dài ca tụng cung văn này không biết liên hệ gì đến chủ đề “Những Sai Lầm của Bộ GD&ĐT XNCHVN”. 
II. Về nhân vật Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Tác giả Minh Vân cũng còn để ra 10 trang trong Chương IX để ca tụng Pétrus Trương Vĩnh Ký.  Chúng ta hãy đọc một số lời tâng bốc lố bịch và hoang đường của một con ếch ngồi dưới đáy giếng.
Hàng Trí giả toàn cầu đã không còn xa lạ gì với tên tuổi Đại Danh Nhân Thế Giới PETRUS KÝ (TRƯƠNG-VĨNH-KÝ). Tiên sinh là một “Đại Học Giả”, một Nhà Bác Ngữ Học kỳ tài đa năng, đa diện trên nhiều lãnh vực Khoa-Học, khiến giới Trí thức Âu-Châu lúc bấy giờ đã phải cúi đầu trước trình độ bác cổ thông kim của Vị Tiền Bối nầy! Ngay cả các nhà Văn Hóa, nhà Từ điển, nhà Khoa Học thời danh lúc bấy giờ cũng phải nghiêng mình nhường bước cho việc bầu chọn PETRUS KÝ vào hàng “THẾ GIỚI THẬP BÁT VĂN HÀO” năm 1874, kể cả Đại Văn Hào Pháp VICTOR HUGO (1802-1885), một Nhân vật Văn Hóa đã được an táng trong Điện Panthéon nước Pháp, cũng phải lui sau nhường chỗ đứng. Bản thân các Danh nhân Văn Hóa thế giới, không những tự nguyện xin đứng phía sau, nhưng còn để lại cho hậu thế ngày nay bao nhiêu tác phẩm đã viết, nội dung tôn vinh ca ngợi nhà Tiền Bối Văn Hóa PETRUS KÝ đến hết lời. Tiên Sinh là một người dân bị trị không quyền chức duy nhất trên hành tinh được ghi tên vào Bộ “Đại Từ điển Bách Khoa " (Larousse Illustré) rất danh giá của nước Pháp là điều hy hữu!
TCN phê bình:  Trong thời buổi này, không có ai viết huênh hoang và vu vơ như vậy.  Mọi luận cứ đều phải có tài liệu chứng minh.  Bảo rằng Pétrus Ký là “Nhà Bác Ngữ Học kỳ tài đa năng, đa diện trên nhiều lãnh vực Khoa-Học” nhưng không đưa ra bất cứ một tác phẩm khoa học nào của Pétrus Ký.  Tại sao?  Vì kiếm cho đến ngày cánh chung cũng không thấy bất cứ một tác phẩm khoa học nào của Pétrus Ký.  Đây là những lời tâng bốc rất quen thuộc mà chúng ta đã nghe đối với Nguyễn Trường Tộ, một vị bác học thông kim bác cổ, có thể viết năm 1861 về “đạo quân Cần Vương năm 1895”.  Cái trò tâng bốc bịp bợm của Ca-tô giáo chẳng ai còn lạ gì.  Mặt khác, giới Trí thức Âu-Châu là những ai, các nhà Văn Hóa, Từ Điển và Khoa Học thời danh nào, và cơ quan nào, tổ chức nào đã bầu chọn Pétrus ký vào hàng “Thế Giới Thập Bát Văn Hào”, dựa trên những công trình biên soạn hay tác phẩm văn chương nào của Pétrus Ký. Văn kiện nào đã ghi cuộc bầu chọn như vậy.  Trong 18 Thế Giới Văn Hào đó có Victor Hugo không?  Tại sao không? Những tác phẩm nào của các Danh Nhân Văn Hóa thế giới nào đã tôn vinh ca ngợi Pétrus Ký.  Minh Vân không đưa ra bất cứ một tài liệu nào để chứng minh những điều ông ta viết là có cơ sở.  Tôi cũng đã cố gắng tìm trên Internet nhưng cũng không thấy.  Chỉ thấy một tài liệu của Huỳnh Ái Tông trên  http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/tacgia/truongvinhky.htm viết về Pétrus Ký như sau, nhưng cũng không cho biết tài liệu xuất xứ:
Trong khoảng năm 1873-1874, ông được liệt vào hàng thế giới thập bát văn hào, xếp theo mẫu tự như sau :
Bác sĩ Allemand, Banadona d" Ambrum, Bonhomme (Honoré), Cazot (Jules), Đại tướng Chambron, Bá tước Chambord, Christophie (Albert), Conte (Casimir), Desmaze (Charles), Duprat (Pascal), Dupuy (Charles), Garnier-Pages, Guizot, Lafayette (Oscar de), Lefèvre-Pontalis (Amédée), Marcon, Pétrus Ký, Thống chế Saldonha Oliveirae Daun.
Nhưng 18 tên tuổi trên có phải là những văn hào thế giới không?  Bác sĩ, đại tướng, thống chế, bá tước v…v… có phải là những nhà đại văn hào được biết đến ở Pháp vào thế kỷ 19 không? Dupuy, Guizot là những chính trị gia. Tôi cho là danh sách trên là một danh sách dỏm, do một tổ chức ma nào đó đưa ra, nếu có thật.  Tại sao, vì tôi đã học về văn chương Pháp, và những nhà đại văn hào của Pháp trong thế kỷ 19 quen thuộc nhất như:
Henri Beyle Stendhal (1783-1842); Alphonse de Lamartine (1790-1869); Honoré de Balzac (1799-1850); Alexandre Dumas (1802-1870); Victor Hugo (1802-1885); Prosper Mérimée (1803-1870); George Sand (Aurore Dupin) (1804-1876); Alfred de Musset (1810-1857);  Théophile Gautier (1811-1872); Charles Baudelaire (1821-1967); Gustave Flaubert (1821-1880); Alphonse Daudet (1840-1897); Émile Zola (1840-1902); Guy de Maupassant (1850-1893).
Tác phẩm của những đại văn hào trên đều có trong mọi thư viện của các đại học lớn, nổi tiếng nhất trên thế giới.  Những tác phẩm nào của 18 thế giới văn hào trong đó có Pétrus Ký có trong các thư viện đại học lớn hay được dùng trong học trình đại học?  Pétrus Ký chỉ được các quan Thầy thực dân Pháp và Vatican biết đến mà thôi.
Cho nên tôi chẳng muốn phê bình tiếp Minh Vân về những lời mê sảng của một con ếch ngồi dưới đáy giếng viết về Pétrus Ký một cách điên khùng, lố bịch, không biết ngượng và bất kể liêm sỉ đặc thù  Ca-tô tính như:
Chính các giới Trí Thức thời danh nước Pháp đã xem PETRUS KÝ là hàng "Sư-Phụ", đã giới thiệu và đề cử bầu TRƯƠNG-VĨNH-KÝ vào danh sách “Thế-Giới-Thập-Bác-Văn-Hào Hiện Đại”. Nhưng xét thấy Tiên sinh đứng trong hàng ngũ 18 Danh nhân Thế giới đó như chưa thỏa đáng, chưa đủ trọng lượng như họ đã "tôn sùng", họ còn xem Tiên Sinh như một bậc "Siêu Sư" như một Vĩ Nhân Văn Hóa Thế Giới, nên đã đồng loạt tiếp tục đề nghị Hàn Lâm Viện Pháp phong tặng Tiên sinh một Danh xưng Quốc tế rất Danh giá là "Toàn Cầu Bác Học Danh Gia". Có nghĩa là một Người Thầy Các Bậc Thầy Của Toàn Nhân Loại! Một Sư Phụ Duy Nhất của Thế Giới Đương Đại!
Nhiều nhà Trí thức Quốc Tế hiện nay, vẫn còn xác dịnh nhà Thông Thái đa năng đa diện người Việt “Nô Lệ” nầy, hầu như trên toàn Thế giới, đến cả Đệ Tam Thiên Niên Kỷ nầy, Nhân loại vẫn chưa tìm thấy một ai ngang bằng có thể thay thế được PETRUS KÝ.
Về Pétrus Trương Vĩnh Ký, không phải chỉ có những người Ca-tô muốn viết sao thì viết, muốn ca tụng tầm bậy tầm bạ ra sao thì ca tụng, mà đã có nhiều công cuộc nghiên cứu về nhân vật được biết là “đại công thần của tân trào Pháp Quốc, còn vượt trên Nguyễn Trường Tộ về mặt làm tay sai cho thực dân Pháp”. Tôi chỉ có thể giới thiệu với độc giả những tài liệu nghiên cứu sau đây về Pétrus Ký:
=> Cuốn “Pétrus Trương Vĩnh Ký Nhìn Từ Những Khía Cạnh Và Nhận Thức Khác Nhau” của 7 tác giả: Bùi Kha, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Sinh Duy, Hồ Hữu Tường, Phạm Long Điền, Mẫn Quốc và Tô Minh Trung, Giao Điểm xuất bản, 2002.  Đây là một cuốn thuộc loại nghiên cứu hàn lâm, trong có rất nhiều chi tiết và tài liệu, thư giao dịch của Pétrus Ký với các quan Pháp. Chúng ta có thể đọc vài chi tiết ngắn của các tác giả trong tác phẩm nghiên cứu trên về Pétrus Ký, và không phải là vô cớ mà các tác giả trên có những nhận định như sau về Trương Vĩnh Ký:
Bùi Kha:
Với những chứng cớ quá rõ ràng qua những văn thư do chính Trương Vĩnh Ký viết, chúng ta có nên kết luận dứt khoát rằng Trương Vĩnh Ký là một tên đại Việt gian?  Ông không có một mảy may công lao nào đối với dân tộc, ngược lại, ông hoàn toàn là kẻ có tội.  Từ những ý đồ và hành động chính trị, cho đến các công trình mang tính văn hóa nói chung của họ Trương, tất cả chỉ xoáy vào một mục đích duy nhất là phục vụ cho chính sách thực dân Pháp để nô lệ và đồng hóa dân tộc ta.
Nguyễn Đắc Xuân
Nếu lấy tiêu chí Việt gian dành để xếp những tên phản quốc Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan… vận dụng vào Trương Vĩnh Ký thì ta thấy Trương Vĩnh Ký vượt xa những nhà nho nêu trên.. Lịch sử Việt Nam cận đại luôn luôn phải nhắc đến Trương Vĩnh Ký như một nhân vật phản diện điển hình.  Đây là trường hợp có một không hai trong lịch sử Việt Nam..  Chúng ta cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ để có một sự đánh giá đúng đắn về tội làm tay sai cho giặc của nhà “bác học”, “siêu hình”, siêu Việt gian Trương Vĩnh Ký.
Nguyễn Sinh Duy
Với chức vụ thông ngôn mà giám mục đề nghị, cuộc đời Trương Vĩnh Ký rẽ sang một lối ngoặt: con đường chính trị.  Chúng ta sẽ thấy, bắt đầu từ đây, Trương Vĩnh Ký mỗi ngày càng bước sâu theo gót giày xâm lược Pháp qua những giai đoạn điêu đứng nhất của non sông Việt Nam…Người thông ngôn 23 tuổi ấy đã hợp tác với quân xâm lược trong bước đầu chinh phục với tinh thần nào?  Theo Bouchot thì ông đã đem cái mẫn tiệp sâu sắc (des gages de sa sagacité) và cả tính can đảm ra mà phục vụ; và sau cùng ông đã xuất hiện như một người được chỉ định vào hàng thứ, sau Jauréguiberry, trong chiến dịch đặt chân, tổ chức và chiếm cứ vĩnh viễn đất Nam Kỳ..  Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp trứ thuật của Trương Vĩnh Ký từ 1864 cho đến 1894, hẳn thấy nội dung những chính sách đó không đi ra ngoài chủ đích “nghiên cứu để cai trị” của người Pháp.
Phạm Long Điền
Mới đây chúng tôi phát hiện tập tài liệu thứ hai gồm các biên lai của Nha Nội Trị nhận mua sách của trương Vĩnh Ký.  Đây là bằng chứng cho thấy các sách của trương Vĩnh Ký đều phục vụ cho chính sách đồng hóa bằng văn hóa của thực dân Pháp vì nhà cầm quyền đều đặt mua sách của Trương Vĩnh Ký.. Ngoài ra, chúng tôi được cái may mắn  tìm gần đủ toàn bộ tác phẩm của Trương tiên sinh.  Nhờ đó chúng ta mới xác định rõ hành trình tư tưởng của Trương Vĩnh Ký trong tiến trình xâm lăng văn hóa của thực dân Pháp.
Mẫn Quốc
Cái học vấn của Trương càng uyên bác bao nhiêu thì cái tác hại của Trương càng lớn bấy nhiêu, Trương đã tác động tinh thần của đám quan lại và đám sĩ phu Việt Nam (đừng có cưỡng lại Pháp) mục đích hoàn toàn vì giặc Pháp.  Đã bao phen Trương tận tụy trung thành, đem hết tâm tư, bầy mưu lập kế, hiến sách lược nọ, dâng đề nghị kia, chỉ vì giặc Pháp..  Chúng tôi đặt ra câu hỏi: vì cớ gì mà Trương lại phản quốc, lại làm đặc vụ, tay sai, tình báo cho địch như vậy?
Tô Minh Trung
Từ tên học trò ngoan đạo, Trương Vĩnh Ký trở thành tay sai đắc lực của chủ nghĩa thực dân Pháp trong lịch sử nước ta.  Bọn cha cố Pháp hoạt động gián điệp ở Việt Nam ra sức đào tạo Trương Vĩnh Ký không phải là nhằm cung cấp nhân tài cho Việt Nam, mà chính là nhằm phục vụ cho con đường xâm lược của chúng – và chúng đã đạt được kết quả khả quan ở tên học trò “ngoan đạo” đó.
=> Chúng ta cũng cần đọc thêm bài “Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký (1837-1898)” của Nguyên Vũ (Vũ Ngự Chiêu, Tiến sĩ Sử) trong cuốn “Ngàn Năm Soi Mặt”, Văn Hóa xuất bản, 2002.  Đây là một bài nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký trong đó tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề:  Có thật là Trương Vĩnh Ký biết tới 26 thứ tiếng không? Về sự hiện hữu các tác phẩm được nêu?  Giá trị nội dung các tác phẩm đó ? Tại sao Petrus Key làm con nuôi các cố đạo? tác giả còn chứng minh là Pétrus Ký  không biết gì nhiều vê lịch sử thời cận đại và hiện đại v…v…  Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong phần Kết Từ của tác giả Nguyên Vũ:
Dù muốn dù không, Petrus Key đã thủ vai một tác nhân lịch sử, gắn liền với cuộc xâm lăng Việt Nam của Pháp.  Khởi đầu sự nghiệp bằng nghề thông ngôn cho quân viễn chinh Pháp, 26 năm sau, Petrus Key xuất hiện tại Huế như một “ẩn sĩ” (gián điệp) đặc phái viên tin cẩn của Tổng Trú sứ Bert, giữa lúc ngọn lửa Cần Vương (rebelles, theo lối diễn tả của Petrus Key) đang hừng hực từ Bình Thuận ra tới Hà Nội…
Trường hợp Petrus Key, công trình sáng tác và trước tác khá đồ sộ, lại có cả sách bằng Pháp ngữ, nhưng chưa ai thực sự kiểm kê và lượng giá toàn bộ công trình của ông…Petrus Key, tôi nghĩ, chỉ là một thông ngôn giỏi trong thời ông, hơn một nhà ngôn ngữ học.
Riêng tác phẩm khá dày của Petrus Key về “bài giảng sử” bằng Pháp ngữ, khó thể gọi là một công trình sử học…Đa số chi tiết đều là tin đồn, ngày tháng hỗn loạn.  Khoảng thời gian từ nhà Tây Sơn đến Vua Tự Đức – vì sử dụng truyền khẩu sử của các nhà truyền giáo Pháp và trên quan điểm hợp thức hóa tân trào – đầy rẫy sai lầm kỹ thuật cũng như sai lầm có tư tâm, bất chấp sự thực lịch sử.
Có phải là vô  căn cớ mà mấy tác giả trên đều có những nhận định không đẹp về Trương Vĩnh Ký.  Đọc hai cuốn sách trên chúng ta thấy các tác giả đều dựa trên rất nhiều tài liệu rồi mới có thể đưa ra nhưng nhận định như vậy.  Trong khi đó thì Minh Vân tâng bốc Trương Vĩnh Ký một cách hết sức lố bịch mà không hề dẫn ra bất cứ một tài liệu nào, tất cả chỉ là những điều ông ta cố nặn óc, một bộ óc đã mất đi những giây thần kinh suy tư và biết ngượng sau khi “bị” rửa tội vào đạo Chúa của Alexandre de Rhodes, để nghĩ ra “nổ” thế nào to nhất về Trương Vĩnh Ký, như chúng ta thấy trong phần kế tiếp.
III. Vài chuyện vui trong bài của Minh Vân
Chuyện vui thứ nhất là Minh Vân viết về vài khoa học gia: - Vào Thể kỷ XVIII-XIX đã đồng loạt xuất hiện những ALBERT EINSTEIN, (1879 1955), người Đức, Cha đẻ Định Luật Tương Tác Hấp Dẫn do một cái rơi của quả táo.
[Isaac Newton của thế kỷ 18 đã sống lại như Chúa Dê-su và nhập vào người Einstein để khám phá ra Luật Tương Tác Hấp Dẫn do một cái rơi (Quốc ngữ của Alexandre de Rhodes) của quả táo, và tất nhiên Newton thì khám phá ra Luật Tương Đối của Einstein]
- Một MARIE SKŁODOWSKA-CURIE, Nhà Hóa học người Ba-Lan, đi đầu trong ngành tia X (X-ray, Quang Tuyến X)
[Marie- Curie phát minh ra hiện tượng phóng xạ (radioactivité) của Thorium nên được giải Nobel.  Người khám phá ra tia X là Wilhelm Conrad Röntgen.]
Một ANDRÉ-MARIE AMPÈRE (1775 – 1836), Nhà Vật lý người Pháp cũng là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường.
[André Marie Ampère là nhà lập thuyết điện từ (théorie de l'électromagnétisme).  Đó là ngành khoa học khảo sát về các lực xẩy ra do những hạt nhỏ có chứa điện.  Những lực này được giải thích bằng quan niệm điện từ trường, nghĩa là, thuyết điện từ được dùng để khảo xát điện từ trường.]
Minh Vân viết như trên để chứng tỏ mình cũng biết về khoa học.  Nhưng những điều rất thông thường mà mọi học sinh Trung Học đều phải biết như Newton và thuyết vạn vật hấp dẫ, Einstein và thuyết Tương Đối, mà ông ta cũng không biết. Chắc ông ta tốt nghiệp ở trường Dòng. Viết láo về mấy khoa học gia trên, kiểu râu ông nọ cắm cầm bà kia,  rồi Minh Vân « nổ » về khoa học gia Trương Vĩnh Ký như sau : Như là một thời kỳ “Lạm phát” [thế kỷ XVIII-XIX) các Nhà Thông Thái lừng danh trên Hành Tinh ta đang ở, trong đó có Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ (1837-1898) nhưng không thấy đưa ra công trình khoa học đột phá nào của Trương Vĩnh Ký.
Chuyện vui thứ hai là Minh Vân viết mê sảng về người Ca-tô :
Mỗi Tín Hữu Công Giáo mặc nhiên là một Công Dân Công-Giáo La-Mã. Công Dân một Cộng Đồng Thế Giới Công Giáo Toàn Cầu. Ngoài trách nhiệm Công Dân xây dựng Đất nước trần thế của Dân tộc mình, Tín hữu Công Giáo cũng còn trách nhiệm là một Công Dân xây dựng Nước Trời, một Xã Hội Siêu hình muôn thuở.
Ca-tô La-mã Giáo là một tôn giáo.  Trong tôn giáo chỉ có tín đồ chứ không có công dân. Công dân là công dân của một nước.  Người Ca-tô có thể nói là công dân của Vatican, một tiểu quốc rộng bằng 2-3 cái sân đá banh, chứ không thể nói là công dân của Ca-tô La-mã hoàn vũ.  Mặt khác, người Ca-tô Việt Nam đã xây dựng đất nước trần thế của mình, nghĩa là Việt Nam,  như thế nào ?  Xây dựng như làm tay sai cho thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng đô hộ Pháp như lịch sử đã chứng minh và qua lời thú nhận của Giám mục Puginier.  Hay xây dựng bằng cách mang 5000 giáo dân hỗ trợ quân Pháp để hạ chiến khu kháng chiến Ba Đình của Đinh Công Tráng, như Linh mục Trần Lục đã từng làm.  Xây dựng như gia đình Tam Đại Việt Gian họ Ngô Đình qua thư của Ngô Đình Thục gửi Toàn Quyền Decoux.  Hay xây dựng như trong khi toàn dân kháng chiến thì lập những khu tự trị Bùi Chu Phát Diệm, nhận vũ khí của Pháp, đi săn lùng tiêu diệt kháng chiến giúp Pháp, như Lê Hữu Từ , Hoàng Quỳnh, Phạm Ngọc Chi đã từng làm.  Hay xây dựng đất nước bằng những đôi chân của 680000 giáo dân chạy theo hai mẹ con Jesus đã chạy trước vào Nam năm 1954..
Còn xây dựng Nước Trời, một Xã Hội Siêu hình muôn thuở thì Minh Vân thử cho độc giả biết Nước Trời là cái gì, ở đâu, có từ bao giờ, từ khi loài người xuất hiện trên trái đất cách đây vài trăm ngàn năm, hay từ khi cuốn Cựu Ước của Do Thái ra đời cách đây 6000 năm, và Tân Ước ra đời cách đây chưa tới 2000 năm.  Mục sư Ernie Bringas gọi cái Nước Trời đó là « Một-cái-bánh-vẽ-trên-trời » [A-pie-in-the-sky].  Các ông xây dựng cái bánh vẽ trên trời đó như thế nào, tha hồ vẽ hươu vẽ vượn, muốn vẽ thế nào thì vẽ.  Chỉ có điều, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng John Paul II đã bắt buộc phải tuyên bố:  
“Thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và“Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).
Thời buổi này, các ông chỉ có thể xây dựng nước Trời của các ông bằng cách mê hoặc đám dân ngu, hoặc bỏ tiền ra mua lòng tin của họ (theo đạo có gạo mà ăn), chứ Ca-tô La-mã giáo đã phá sản tâm linh và đạo đức từ lâu rồi, và đang suy thoái khắp nơi trên thế giới.  Thật ra thì các ông bị bịp.  Các ông không biết quan niệm Nước Trời từ đâu mà ra.  Để tôi giảng cho nghe.  Quan niệm về một Nước Trời (Kingdom of God) chỉ là niềm mong ước của người Do Thái khi xưa, đang sống trong cảnh nô lệ khắc nghiệt của La Mã, được các giáo sĩ Do Thái an ủi là vì dân Do Thái tội lỗi, không theo luật của Gót, cho nên hãy thống hối (Jesus dạy : Hãy thống hối vì Nước Trời sắp đến) thì Gót sẽ đoái thương và sẽ tạo nên một Jerusalem mới, trong đó tràn đầy sữa mật, và dưới quyền cai trị trực tiếp của Gót của người Do Thái.  Người Việt dịch Kingdom of God là « Nước Cha Trị Đến » và cho đó là « Nước Trời » cho mọi người trên thế gian, không biết đó chỉ là một New Jerusalem.
Chuyện vui thứ ba là Minh Vân viết bậy về Quyền Tác Giả của G/s Đắc Lộ :
Cách riêng, chúng tôi cũng xin Lm. Giám Tỉnh Cộng Đoàn Dòng Tên Việt-Nam ghi nhận rằng, tâm tình người Việt đang cần Cộng Đòan Dòng Tên, một Cộng đoàn duy nhất đầy đủ tính Pháp lý, chính thức có tư cách Thừa kế Quyền Tác Giả của G/sĩ ĐẮC-LỘ, can thiệp ở mọi nơi, bằng mọi giá, công khai và kiên quyết bảo toàn Quyền Tác Giả của G/sĩ ĐẮC-LỘ, để bảo vệ nền Văn học Việt-Nam đang bị phá hoại rất ư là Ngu Í (Minh Vân muốn nói đến Nguyễn Ngu Í muốn cải cách cách viết chữ Việt).
Minh Vân không hiểu gì về luật về bản quyền.  Nhưng vấn đề chính là, như chúng ta thấy trong một số tài liệu nêu trên, Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác ra chữ Quốc Ngữ nên làm gì có tác quyền.  Mà dù cứ nhắm mắt cho rằng Rhodes là người sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ, thì Rhodes trình tòa về tác quyền của mình bao giờ, và sau khi chết thì trao tác quyền đó lại cho ai. Minh Vân ngu ngơ không biết rằng bản quyền không phải là vô thời hạn mà bao giờ cũng có giới hạn về thời gian.  Và mỗi quốc gia đều có luật giữ bản quyền cho những tác giả văn học, nghệ thuật v…v… trong nước mình.  Luật bản quyền của Mỹ bảo vệ quyền tác giả trong suốt đời sống của tác giả, cộng thêm tối đa là 70 năm cho thân nhân sau khi tác giả qua đời.  Sau thời gian này, các tác phẩm văn học, nghệ thuật v..v… đều đi vào lãnh vực công cộng (public domain), nghĩa là mọi người đều có quyền tự do sử dụng và khai thác.
   Alexandre de Rhodes chết năm 1660, Minh Vân mơ ngủ nên đòi giữ Tác Quyền không hề có của một người đã chết cách đây 352 năm, cho rằng cái tác quyền hoang tưởng đó vẫn còn hiệu lực.
Vài Lời Kết Ngắn
Để bảo vệ đạo của mình, người Ca-tô Việt Nam thường sử dụng hai thủ đoạn phi trí thức.  Thứ nhất là « quan sát chọn lọc » (selective observation) nghĩ là chỉ đưa ra những điều chọn lọc ngoài ngữ cảnh trong Kinh Thánh hay giáo lý để nói lên quan điểm của mình bất kể là những điều đó rất mâu thuẫn đối với những điều khác trong cùng cuốn Kinh Thánh hay trong toàn bộ giáo lý.  Thủ đoạn phi trí thức thứ hai người Mỹ gọi là, nói theo môn chơi dã cầu (baseball) một cách châm biếm : « chỉ kể những cái trúng, bỏ qua những cái trật » (only counting the hits, ignoring the misses).  Vì vậy chúng ta thấy ở đây, Minh Vân đã áp dụng những thủ doạn này, bỏ qua mọi khía cạnh tiêu cực tràn ngập trong những hoạt động của các thừa sai Tây phương, của Đắc-Lộ và của Pétrus Ký.
Vì vậy, tôi đã từng viết, và vẫn cần phải nhắc lại : « Mấy người Ca-tô Việt Nam không viết thì thôi, còn viết ít thì chỉ chứng tỏ mình ngu ít, viết nhiều ngu nhiều, và càng viết càng ngu ».  Đọc Minh Vân viết về Alexandre de Rhodes và Trương Vĩnh Ký chúng ta thấy rõ như vậy.  Vấn đề là tại sao thời buổi này mà vẫn còn có những người Ca-tô mù quáng như vậy.  Con « vi-rút Ca-tô » xâm nhập vào tín đồ Ca-tô Việt Nam cả nhiều đời quả thật là đáng sợ.
Phân tích ra thì, khi mà người Ca-tô Việt Nam vẫn gọi những giáo hoàng cực kỳ đồi bại,  phạm đủ mọi tội ác như giết người, loạn luân,  hay vô đạo đức tôn giáo như hai giáo hoàng gần đây là John Paul II và Benedict XVI, là các “đức thánh cha”, những linh mục can tội hiếp dâm, ấu dâm là “đức cha” hoặc “Chúa thứ hai”; vẫn coi một tôn giáo buôn thần bán thánh có nhiều màu sắc Mafia hơn, bản chất chỉ là một tà đạo, đạo bịp, đạo chích, , mà giáo hoàng John Paul II đã phải xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của giáo hội Ca-tô La-mã, là tôn giáo “thánh thiện”, “duy nhất”, “tông truyền”; và thường viết để vinh danh Tam Đại Việt Gian Ngô Đình Diệm, hay những đại Việt Gian như Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng v…v… thì chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi đọc “tác phẩm” của Minh Vân. 
   Mấy người có quyền ca tụng bất cứ láo lếu như thế nào về giáo hội Ca-tô La-mã và những nhân vật mấy người muốn ca tụng, nhưng mấy người nên biết rằng, tà không thể thắng được chánh, dối trá không thể thắng được sự thật.  Mấy người ca tụng Alexandre de Rhodes, Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký v…v…thế nào cũng được, nhưng mấy người đó không phải là những mẫu người mà tuyệt đại đa số người dân kính trọng, và thực chất của họ chỉ là những ánh sáng lập lòe của những con đom đóm trong ánh sáng trí thức sáng ngời của nhân loại, và trên thực tế, họ đều là tội đồ của dân tộc Việt Nam.
Để kết luận bằng một chuyện vui, tôi xin trích nguyên văn một đoạn Alexandre de Rhodes mê hoặc dân ngu bằng thuyết “Một Đức Chúa trời ba ngôi” trong bài giảng ngày thứ năm trong cuốn “Phép Giảng Tám Ngày”.  Nên để ý đây là bản viết lại theo chữ Quốc Ngữ mới, chứ không phải chữ Quốc Ngữ thô sơ của Rhodes trong sách.  Bỏ qua sự lủng củng, lúng túng trong mạch văn, chúng ta hãy đọc:
  Ay vậy mà điều nhất và cả trong kinh Đức Chúa trời ta tin được thật, mà nói đến sự Đức Chúa trời, vì chưng, dù mà có một Đức Chúa trời vì tính Đức Chúa trời là một, song le thật là ba ngôi, vì vậy thì gọi là Sanctissima Trinidade, là Đức Cha, và Đức Con, và Đức Spiritus Sanctus. Vì chưng thì Đức Cha là Đức Chúa trời, và Đức Con cũng là Đức Chúa trời, và Đức Spirito Santo cũng là Đức Chúa trời vậy. Song le chẳng phải ba Đức Chúa trời, thật là ba ngôi cùng là một Đức Chúa trời, mà hằng có vô cùng, mọi nơi mọi có vô cùng, hay biết vô cùng, phép tắc vô cùng, lòng lành vô cùng, công bằng vô cùng, mọi sự vô cùng làm vậy, cũng ở Đức Cha và ở Đức Con và ở Đức Spirito Santo cũng bằng nhau. Vì chưng cùng một tính, một tòa và Đức Cha, Đức Con, và Đức Spirito Santo, dẫu ba ngôi thì khác nhau. Vì chưng Đức Chúa trời là Đức Cha, thật là Cha vì đẻ ra Con hằng vô cùng vậy. Lại Đức Chúa trời là Đức Con, thật là Con, vì có Cha đẻ hằng vô cùng vậy. Mà lại Đức Chúa trời là Đức Spirito Santo, thật là Spirito Santo, vì chịu thông ra hằng vô cùng bởi Đức Cha và bởi Đức Con yêu nhau vậy.
Quý vị có thấy gì vui trong đó không?  Chắc là không.  Chuyện vui là trong lời bình về “Một đức Chúa trời ba ngôi” của Rhodes trên:  http://markhumphrys.com/christianity.html
Chúa Ba Ngôi:
Ta [Dê-su) sẽ sáng tạo ra người nam và người nữ với tội tổ tông.  Rồi Ta sẽ làm cho một người nữ mang thai, với Ta là con của bà ta, do đó Ta được sinh ra.  Khi còn sống, Ta sẽ tự giết như là một sự hiến dâng cho chính Ta. Để cứu các người khỏi tội tổ tông mà Ta buộc tội cho các người lúc đầu. Dê-su là một người dễ thương. Ông ta không nói cho chúng ta biết bất cứ điều nào về phương diện trí thức.  Ông ta không nói điều gì mới về khoa học, y khoa hay lịch sử.  Nhưng đạo đức của ông ta thì có đôi chút hứa hẹn.  Và ông ta không giết một người nào.  Sự sát hại ông ta là một tội ác kinh khủng, vô nhân đạo.  Nhưng nó chẳng đạt được điều gì.  Nó đơn giản chỉ là một sự sát hại. Toan tính của Ki Tô Giáo tìm ra một ý nghĩa nào đó trong cái chết của ông ta đã đưa họ đến những câu chuyện lố bịch như trong hình ảnh sau.  Có bao nhiêu tín đồ Ki Tô Giáo còn tin được điều này: 
Niềm tin vào một xác chết Do Thái sống lại trên trời mà hắn ta, chính là cha hắn, có thể cho các người một cuộc sống đời đời nếu các người ăn thịt ông ta một cách tượng trưng và khấn nguyện là nhận ông ta làm chủ nhân, để ông ta có thể cất bỏ nguồn lực xấu ác trong linh hồn của các người có trong nhân loại chỉ vì một người đàn bà được làm ra từ cái xương sườn bị thuyết phục bởi một con rắn nói tiếng người để ăn một trái trên một cái cây quỷ thuật. (xem nguyên văn)
Ta Dah!!!
Trần Chung Ngọc
Ngày Xuân Phân
21-3-2013

Chú thích:
(1) Quyển "Phép Giảng 8 Ngày" của Alexandre De Rhodes:
- Hình chụp và nơi lưu trữ: http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=882&p=&id=137410
- Nội dung: http://www.liengiaositusi.com/KienThucCongGiao/KT25PhepGiang8Ngay.pdf
(2) Quá trình tiếp thu văn hoá Pháp (Chương 6 của Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, Phan Ngọc)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

bimatchuquocngu blogspot com

Đăng nhận xét