Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Những thầy giáo nổi tiếng lịch sử Việt

Hình ảnh 1

Những thầy giáo nổi tiếng lịch sử Việt. Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều vị thầy giáo nổi tiếng nhờ tài, đức và lòng trung thành với vua với đất nước

Nguồn gốc của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
Thực tế, cụm từ "Hiến chương nhà giáo" là tên một bản hiến chương gồm 15 chương được Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục (gọi tắt là FISE) đưa ra vào năm 1949 với nội dung bảo vệ quyền lợi của nghề dạy học và đội ngũ giáo viên.
Sau khi bản hiến chương được FISE thông qua năm 1957 thì vào ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế Hiến chương chính thức được khắp nơi đón nhận.
Thông qua quyết định 167 – HĐBT do chính tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký ngày 28/9/1982, ngày 20/11 hàng năm cũng được chọn trở thành ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một ngày lễ có ý nghĩa khi các thầy cô sẽ nhận được những món quà bất ngờ từ phía học sinh sau thời gian không quản khó nhọc dạy bảo.
Dưới đây là những nhà giáo nổi tiếng lịch sử Việt:
Chu Văn An (1292 - 1379)
Nhà giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt. Ông là một trong những nhà giáo ưu tú nhất trong lịch sử Việt Nam.
thay-giao-noi-tieng-lich-su-viet.jpg
Thầy Chu Văn An
Thầy Chu Văn An vốn là người chính trực nên không thích việc quan trường luôn ẩn chứa nhiều điều thị phi. Ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Sau này, ông được chính vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này.
thay-giao-noi-tieng-lich-su-viet-1-.jpg
Điển tích nổi tiếng nhất của thầy Chu Văn An khi sinh thời thể hiện sự chính trực chính là việc ông dâng "Thất trảm sớ", yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu bảy tên gian thần song bị vua từ chối. Sau đó, ông cáo lão, về ở ẩn gần núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương, làm một thầy giáo truyền thụ kiến thức cho đến khi mất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)
Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình.
thay-giao-noi-tieng-lich-su-viet-2-.jpg
Tượng đồng của thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ông nổi tiếng vì tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh. Ngay từ bé, ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Giống như rất nhiều vị hiền nhân khác trong lịch sử, thời thế loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường.
Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan...
Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
Nhà giáo Lê Quý Đôn tên thật là Lê Danh Phương. Ông là một vị quan, một nhà khoa học trong rất nhiều lĩnh vực ở thời hậu Lê.
thay-giao-noi-tieng-lich-su-viet-3-.jpg
Tên Lê Quý Đôn được dùng để đặt tên cho rất nhiều ngôi trường tại Việt Nam.
Với kiến thức uyên thâm, tài trí hơn người, Lê Quý Đôn đã để lại nhiều bộ sách có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau như lịch sử, địa lý, thơ văn, lý số... Ngoài ra, ông còn là một nhà nho, nhà giáo dục tài năng và đức độ. Qua bàn tay dạy dỗ với những bài học về kiến thức, đạo đức làm người, học trò của ông có rất nhiều người đã thành tài và giữ chức vụ quan lớn trong triều đình như Bùi Huy Bích, Bùi Bích Tựu...
"La Sơn Phu Tử' Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)
Nguyễn Thiếp là một danh sĩ nổi tiếng đời hậu Lê và Tây Sơn. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Tuy nhiên, ông lại sớm có tư tưởng xa lánh chốn quan trường.
thay-giao-noi-tieng-lich-su-viet-4-.jpg
Dù đang thành công trên con đường thi cử nhưng ông đã quyết định không màng tới nó khi ông đỗ giải thi Hương.Bản thân ông cho rằng, chúng không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như xã tắc mà còn làm hại đến tiền đồ Tổ quốc.
Một trong những sự kiện được người đời ghi nhớ về ông là việc bốn lần từ chối hợp tác với quân Tây Sơn ngay cả khi Nguyễn Huệ đã thân chinh đến gặp ông.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
Nguyễn Đình Chiểu tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, hay còn được gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu. Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
thay-giao-noi-tieng-lich-su-viet-5-.jpg
Vị thầy tài hoa nhưng cuộc đời hết sức bi đát
Ông là một trong những con người có cuộc đời khá bất hạnh. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông cũng có một tương lai tươi sáng khi đang rộng bước trên con đường khoa cử. Bên cạnh đó, ông còn được một gia đình giàu có hứa gả con gái. Tuy nhiên, việc thân mẫu của ông mất chính là bước ngoặt thay đổi hoàn toàn cuộc sống của nhân vật này. Mẹ mất, vì quá thương mẹ mà khóc đến mù hai mắt, sau đó là bệnh tật, hôn thê bội ước, gia cảnh sa sút. Tuy vậy, chính hoàn cảnh này mới bộc lộ được tính cách của một nhà nho, nhà giáo, nhà yêu nước chân chính.
Khi Pháp bắt đầu xâm lược nước ta chúng ra sức chèo kéo Nguyễn Đình Chiểu nhưng ông một mực nói không. Ông còn để lại rất nhiều những tác phẩm lỗi lạc như Lục Vân Tiên hay văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua đó ta thấy được ông chính là một trong những người thầy nổi tiếng của lịch sử Việt
theo kenh14

0 nhận xét:

Đăng nhận xét