Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013
Bí quyết truyền thông của Abraham Lincoln và Ứng dụng vào PR
20:16
Hoàng Phong Nhã
No comments
Áp dụng các nguyên tắc truyền thông một cách đơn giản và nhanh chóng,
Abraham Lincoln đã đạt được những kết quả khiến người khác phải kinh
ngạc, đưa ông từ một người thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Mỹ,
ông đã vươn lên thành ông chủ Nhà Trắng.
Lincloln vốn là một chàng trai nghèo xuất thân từ một
vùng xa xôi hẻo lánh nhưng đã thành công vang dội như vậy nhờ áp dụng
những bí quyết truyền thông và giao tiếp hiệu quả. Vậy chẳng có lý gì
chúng ta lại không thể. Dưới đây là 7 bí quyết truyền thông để lãnh đạo
hiệu quả của Abraham Lincoln:
1. Muốn truyền thông hiệu quả, phải biết mình nói những gì và có gì để nói
Truyền
thông là sự chia sẻ giữa các cá thể trong cộng đồng người khác nhau
trong xã hội. Nhưng bạn sẽ không thể chia sẻ nếu không có gì để nói. Dẫu
có là một nhà văn hay nhà diễn thuyết tài ba đến mấy, nhưng nếu bạn
không biết mình định nói gì hoặc những kiến thức mà bạn biết là sai lầm,
thì dù khéo léo mấy, sớm muộn gì bạn cũng bị phát hiện ra.
Lincoln
từng viết cho một vị luật sư đầy tham vọng như sau: "Cách giao tiếp đó
vô cùng đơn giản, dù nó khá tốn công, mất thời gian và tẻ nhạt. Ngài chỉ
việc lấy những cuốn sách, đọc và nghiên cứu chúng một cách kỹ càng....
Vấn đề chính ở đây là hành động, hành động và hành động".
2. Sử dụng các câu chuyện, phép so sánh và hình ảnh
Muốn
trở thành người diễn thuyết có sức thuyết phục thì nói đúng và chính
xác thôi chưa đủ. Người nghe sẽ nhanh chóng quên đi những con số, dữ
liệu và cả những luận cứ nhưng chắc chắn sẽ ghi nhớ những câu chuyện,
những ví dụ minh họa và những ví dụ mà bạn nói. Và tất nhiên, sẽ tuyệt
vời hơn nữa nếu đó là những lời nói thi vị.
Đừng
nói chuyện với thính giả một cách đơn thuần. Hãy thể hiện cho họ thấy.
Hãy vẽ lên một bức tranh và họ sẽ nhớ mang theo câu chuyện đó trong đầu
óc mỗi lần nhớ đến bạn.
3. Hãy hỏi
Trong những ngày đầu khi còn là luật sư, Lincoln đã nhận thức được tầm quan trọng của câu hỏi trong việc giúp ông thắng kiện.
Những
câu hỏi hay có giá trị lớn lao trong truyền thông và lãnh đạo. Vậy mà
chúng chẳng mấy khi được tận dụng hiệu quả. Bạn có thể dùng câu hỏi để
thu thập thông tin hoặc để dẫn dắt cuộc đối thoại. Thường thì người tham
gia thậm chí còn không biết rằng họ đang bị dẫn dắt. Bằng các câu hỏi,
bạn có thể khiến họ nghĩ về một chủ đề mà trước đây họ chưa từng cân
nhắc hoặc hướng họ chú ý đến vấn đề đó dưới một phương diện, một trạng
thái khác.
4. Hiểu khán giả của mình
Muốn
là một nhà truyền thông hiệu quả, bạn phải hiểu khán giả của mình càng
nhiều càng tốt. Vì vậy, hãy cân nhắc xem những người mà bạn muốn giao
tiếp là ai, thuộc nhóm người nào, kiểu người nào. Có người muốn nghe tỉ
mỉ từng thông tin một, nhưng cũng có những người chỉ thích nghe những
thông tin cốt lõi. Một số người bị kích thích bởi cảm xúc, nhưng có
người lại không tin vào cảm xúc.
Chính vì vậy, hãy
nghiên cứu khán giả của bạn để xem họ có sẵn sàng nghe bạn nói hay
không, có sẵn sàng làm theo bạn không. Henry David Thoreau từng nói: "Để
nói lên sự thật, bạn phải mất hai lần. Một lần để nói và một lần để
lắng nghe".
5. Thuyết phục người nghe rằng bạn là một người bạn, thực lòng quan tâm tới họ
Khi
bạn nói trước công chúng, sẽ là hiệu quả nhất nếu như bạn nghĩ về bản
thân mình - không phải với tư cách là người diễn thuyết mà với tư cách
một người bạn đến để trò chuyện với những người bạn về một chủ đề nào đó
có ý nghĩa quan trọng đối với họ.
Đã có lần, khi
phát biểu, Lincoln từng nhấn mạnh: "Một giọt mật ong thu hút nhiều ruồi
hơn một ga-lông mật đắng". Ông khuyên: "Muốn thu phục một người đi theo
sự nghiệp của bạn, trước tiên hãy thuyết phục người đó rằng bạn là người
bạn chân thành của anh ta... Ngược lại, cố ra lệnh cho mọi đánh giá của
anh ta hay chỉ huy hành động của anh ta, hoặc coi thường, xa lánh, hắt
hủi anh ta, anh ta sẽ tự bó mình. Điều đó có nghĩa là bạn đã đóng chặt
đường đi tới trái tim và khối óc của anh ta".
6. Cân nhắc hậu quả mà thông điệp của bạn mang tới
Hãy
cân nhắc về tác động từ những thông điệp của bạn tới thính giả trước
khi bạn nói. Nếu như bạn định nói điều gì đó khó nghe, hãy tự hỏi mình
rằng: "Một thông điệp tức giận sẽ gây ra điều gì?", "Liệu nó có phá hủy
mối quan hệ hay không?", hoặc "Liệu nó có tạo ta kết quả tích cực nào
không?". Lincoln viết: “Không ai quyết tâm biến mình thành người tốt
nhất lại có thừa thời gian cho những cuộc tranh cãi cá nhân. Tốt hơn là
nhường đường cho một con chó hơn là để nó cắn trong cuộc tranh cãi xem
ai đúng".
7. Cải thiện khả năng của mình mỗi ngày
Lincoln
đã cố gắng thể hiện mình với những ý tưởng lớn lao nhất và với những
nhà truyền thông tài ba nhất mà ông có thể tìm thấy. Khi còn trai trẻ,
ông đắm mình trong những cuốn sách như tiểu sử của George Washington -
Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, những câu chuyện chọn lọc từ Cicero,
Demosthenes, Franklin, và những đoạn văn ấn tượng và xúc động từ Hamlet,
Falstaff, Henry V.
Tự cải thiện chính mình không
có nghĩa là tự trải nghiệm. Lincoln rèn luyện những kỹ năng truyền thông
của mình bằng cách trở thành thành viên của các nhóm văn học và nhóm
tranh luận.
Và Lincoln đã tìm ra được những bài
học có lợi từ sự chỉ trích. Ông nhận ra rằng, một người chỉ trích tử tế
nói cho bạn nghe bạn đang làm sai những gì còn tốt hơn hàng vạn người
chỉ biết ca tụng, tâng bốc bạn. Nhưng ông cũng không để những lời chỉ
trích đó phá hủy đi sự tự tin hay quyết tâm lãnh đạo của mình. Nên coi
chỉ trích là những thông tin để mình sử dụng mà thôi.
Mỗi
ngày hãy làm một điều gì đó giúp bạn tiến bộ hơn bất kể việc đó có nhỏ
nhoi đến mấy. Đó là cách giúp bạn trở thành một nhà truyền thông hiệu
quả từng bước một. Nhà báo nổi tiếng Horace Greeley - người thường chỉ
trích Lincoln- đã nói câu nói nổi tiếng về Lincoln- nhà truyền thông vĩ
đại: "Có lẽ không có một năm tháng nào trong cuộc đời mình mà Lincoln
không thông thái hơn, điềm tĩnh hơn và tốt hơn chính bản thân mình trong
những năm trước đó".
Theo MPA.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét