Không có gì đáng tranh cãi trong cuốn sách, ngoại trừ việc các lý lẽ tỏ ra hời hợt, và chính đặc điểm này trong các tác phẩm của Diamond làm cho các nhà nhân loại học rối trí. Tiền đề trước tiên của Súng, Vi trùng và Thép [Guns, Germs, and Steel (1997)] là một hệ thống cấp bậc của sự tiến bộ tồn tại trong địa hạt văn hóa, với các thước đo thành công đơn thuần mang tính vật chất và công nghệ; câu đố hóc búa là việc xác định tại làm sao phương Tây rốt cuộc vươn lên ngự trị ở đỉnh. Đặt ra câu hỏi này, Diamond lại trở về với một quan niệm từ thế kỷ 19 mà ngành nhân loại học hiện đại đã bác bỏ từ nền tảng. Thắng lợi của chủ nghĩa duy vật thế tục có thể chính là sự tự phụ của tính hiện đại, nhưng thắng lợi này đóng vai trò rất nhỏ trong việc khám phá ra bản chất của văn hóa hay giải thích sự đa dạng và phức tạp của văn hóa.
Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
Tiếng vọng từ các xã hội truyền thống
16:29
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tiếng nói của
các xã hội truyền thống vô cùng quan trọng bởi vì chúng nhắc nhở chúng
ta rằng thực sự vẫn có những sự thay thế, các cách khác để định hướng
con người trong không gian xã hội, tinh thần và sinh thái.
Bài viết của Wade
Davis (sinh năm 1953) - nhà nhân loại học người Canada, lấy bằng tiến sĩ
ở Đại học Harvard về ngành thực vật dân tộc học (ethnobotany). Cuốn
sách Into The Silence: The Great Wat, Mallory and the Conquest of
Everest của ông đoạt giải thưởng Samuel Johnson cho thể loại phi hư cấu
năm 2012.
Ngành nhân loại học ra đời từ một mô
hình tiến hóa, trong đó các học giả thế kỷ 19 như Lewis Henry Morgan và
Herbert Spencer, người đặt ra cụm từ “kẻ sống sót phù hợp nhất”
(survival of the fittest), hình dung các xã hội như là những giai đoạn
trong thang bậc của sự tiến bộ, từ hoang dã qua man rợ đến văn minh.
Theo kết quả của họ, từng pha phát triển
ấy của con người đều tương liên với các phát minh công nghệ đặc thù.
Lửa, gốm và cung tên đánh dấu thời kỳ hoang dã. Chăn nuôi, nông nghiệp
và nghề đúc kim loại đưa chúng ta bước vào thời man rợ. Kỹ năng đọc viết
đưa đến thời văn minh. Người ta giả định rằng mọi xã hội đều phát triển
qua cùng những giai đoạn ấy và theo cùng thứ tự ấy. Mỗi nền văn hóa
được xem là một bảo tàng sống, ở đó các xã hội riêng rẽ đại diện cho
từng mô-men tiến hóa được đón lấy đúng lúc, và mỗi xã hội là một giai
đoạn trên chiếc thang được hình dung dẫn đến văn minh. Kéo theo đó là
niềm tin nhiệt thành vào thời Victoria rằng các xã hội tiến bộ có nghĩa
vụ hỗ trợ kẻ đi sau, khai hóa những xã hội hoang dã, một trách nhiệm đạo
đức làm phát sinh nhu cầu xây dựng đế chế.
Điều lạ lùng là người thách thức và kịp
thời phá bỏ quan niệm chính thống này lại là một nhà vật lý. Franz Boas,
được đào tạo ở Đức trước Einstein một thế hệ, ban đầu chọn đề tài đặc
tính quang học của nước, nhưng suốt quá trình làm luận văn tiến sĩ ông
bị vướng mắc bởi các vấn đề về nhận thức nên sau đó chuyển mối quan tâm
sang lĩnh vực này. Những học giả xuất sắc nhất thế kỷ 19 thường có xu
hướng lập dị như vậy: truy vấn lĩnh vực này rồi chuyển sang lĩnh vực
khác. Bản chất việc biết là gì? Ai quyết định điều gì là được biết? Boas
dần quan tâm đến việc làm sao các đức tin và xác tín thoạt trông ngẫu
nhiên lại hội tụ vào một thứ gọi là “văn hóa”, một thuật ngữ mà ông là
người đầu tiên đề xướng như là một cốt lõi tham chiếu, một xuất phát
điểm hữu ích về mặt tri thức.
Đi trước thời đại mình, Boas tin rằng
mọi cộng đồng xã hội riêng biệt, mọi nhóm người được phân biệt nhờ ngôn
ngữ hay khuynh hướng thích nghi, đều là một lát cắt độc nhất của di sản
và triển vọng của con người. Ông trở thành học giả đầu tiên khám phá,
theo một cách thực sự cởi mở và trung lập, việc làm thế nào các nhận
thức về xã hội của con người được hình thành, và làm thế nào những thành
viên của các xã hội riêng biệt bị ràng buộc cách họ nhìn và diễn dịch
thế giới. Boas yêu cầu các sinh viên của mình làm nghiên cứu về địa
phương nào phải dùng ngôn ngữ của địa phương ấy và tham dự sâu sát vào
đời sống thường nhật của bộ tộc mà họ nghiên cứu. Mọi nỗ lực chung quy
là để hiểu cách nhìn của các dân tộc khác, để học cách họ tri nhận thế
giới và tìm hiểu tận gốc các suy nghĩ của họ. Lối tiếp cận như vậy đòi
hỏi sự sẵn sàng bước lùi ra khỏi những hạn chế có từ các định kiến và
thành kiến của mỗi người.
Lối đi theo hướng dân tộc ký này, phát
sinh từ quan niệm tính tương đối trong văn hóa, là một xuất phát điểm
cấp tiến, một lối đi độc đạo như thuyết tương đối của Einstein trong vật
lý. Nó trở thành khám phá trọng tâm của ngành nhân loại học hiện đại.
Các nền văn hóa không tồn tại theo một nghĩa tuyệt đối nào cả; mỗi nền
văn hóa chỉ là một mô hình của thực tại, là kết quả của một tập hợp
riêng các lựa chọn về trí óc và tinh thần có từ nhiều thế hệ trước đó.
Mục tiêu của nhà nhân loại học không chỉ là giải mã “cái khác” xa lạ, mà
còn nắm bắt được sự kỳ thú của các khả thể văn hóa riêng biệt và mới
lạ, để chúng ta có thể trau dồi hiểu biết của mình về bản chất con người
và có thể giải phóng mình khỏi chứng cận thị văn hóa, một sự chuyên
quyền khu biệt ám ảnh nhân loại kể từ khi ký ức được khai sinh.
Boas sống cho đến khi nhìn thấy các ý
tưởng của mình dẫn lối cho ngành nhân học xã hội, nhưng phải hơn nửa thế
kỷ sau khi ông qua đời, ngành di truyền học hiện đại mới chứng minh
được các trực cảm của ông là đúng. Các nghiên cứu về bộ gene người cho
thấy tính di truyền của con người là một thể liên tục đơn nhất. Chủng
loài chỉ là sự hư cấu. Chúng ta đều là những mảnh vải được cắt ra từ
cùng bộ quần áo gene, đều là con cháu của một nhóm nhỏ những người bước
ra từ Phi châu khoảng 60.000 năm trước, và trong cuộc hành trình kéo dài
40.000 năm khoảng 2.500 thế hệ đã đưa tinh thần con người đến mọi ngõ
ngách có thể cư trú.
Theo đó, Boas tin rằng mọi nền văn hóa
về bản chất chia sẻ cùng một sự sắc bén về trí óc, cùng trí khôn bẩm
sinh như nhau. Phải chăng thứ khả năng và tiềm năng trí óc này được sử
dụng để làm ra các phát minh khoa học kỳ vĩ (như những thành tựu lớn lao
trong lịch sử phương Tây), hay là chúng được vận dụng trong việc tháo
gỡ cuộn chỉ phức tạp của ký ức vốn gắn liền với một huyền thoại (chẳng
hạn, với người bản địa ở Úc châu), đó chỉ đơn giản là vấn đề của sự lựa
chọn, định hướng, của các cách nhìn thích nghi và các ưu tiên văn hóa.
Trong lịch sử của văn hóa, không có cấp bậc của sự tiến bộ, không có
chiếc thang theo kiểu thuyết tiến hóa Darwin xã hội [Social Darwinism -
chỉ trường phái áp dụng thuyết tiến hóa Darwin cho xã hội loài người]
dẫn tới thành công. Quan niệm thời Victoria về hoang dã và văn minh,
trong đó xã hội công nghiệp châu Âu nằm ngạo nghễ trên đỉnh chiếc kim tự
tháp tiến bộ có đáy là các xã hội “nguyên thủy”, đã bị mất tín nhiệm
hoàn toàn. Nó bị giới khoa học chế nhạo, bị coi là quan niệm thực dân và
phân biệt chủng tộc, nó ấu trĩ đối với chúng ta hôm nay cũng như đức
tin của các mục sư thế kỷ 19 rằng Trái đất này mới chỉ 6.000 năm tuổi.
Không thể coi các “dân tộc khác” của thế
giới là những mô hình thất bại trong quá trình hướng tới sự hiện đại;
chưa kể có thể chính chúng ta mới là những cố gắng thất bại. Họ là những
biểu hiện phi thường về trí tưởng tượng và tâm can con người, là lời
đáp phi thường cho một câu hỏi nền tảng: việc làm con người và được sống
có ý nghĩa như thế nào? Trả lời câu hỏi này, các nền văn hóa trên thế
giới đáp lại bằng 7.000 thứ giọng khác nhau, và các câu trả lời ấy tạo
nên cái kho nhân loại của chúng ta, để ứng xử với tất cả thách thức mà
chúng ta sẽ chạm trán với tư cách là một loài trong cuộc hành trình
không bao giờ kết này.
Tuy nhiên, người ta phải đi ngược lại cơ
sở này khi xem xét các tác phẩm đại chúng nhưng gây tranh cãi của Jared
Diamond, một học giả được mỗi nơi mô tả mỗi khác: nhà địa lý sinh vật
học, nhà sinh học về tiến hóa, nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu chim, nhà
sinh lý học. Trong Súng, Vi trùng và Thép, Diamond tìm cách
giải quyết cái ông cho là câu hỏi hóc búa. Tại sao một số nền văn hóa
như của chúng ta [tức người “văn minh”] tiến đến chỗ vượt trội về công
nghệ, kinh tế và chính trị, trong khi các dân tộc khác như người bản địa
Úc châu thì không? Bỏ qua các quan niệm về chủng loài, trí khôn, những
khác biệt bẩm sinh về sinh học, ông đưa ra lời lý giải về môi trường và
địa lý. Các nền văn minh phát triển được ra đời ở nơi môi trường cho
phép trồng trọt, cho phép tạo ra thặng dư và phát triển dân số, dẫn tới
sự tập trung hóa chính trị và phân tầng xã hội. Điều đó không có gì bất
ngờ.
Trong Sụp đổ [Collapse (2005)],
Diamond quay trở lại với thuyết quyết định do môi trường [environmental
determinism] khi ông đặt ra câu hỏi tại sao và làm thế nào các nền văn
minh vĩ đại kết thúc. Đưa ra chuyện kể về giới tự nhiên ở Đảo Easter,
ông cho rằng các nền văn hóa sụp đổ khi con người không thể vượt qua
được các thử thách của tự nhiên, khi họ bạc đãi tài nguyên thiên nhiên,
và trên hết là mù quáng trượt ra khỏi điểm bất khả quy hồi.
Không có gì đáng tranh cãi trong cuốn sách, ngoại trừ việc các lý lẽ tỏ ra hời hợt, và chính đặc điểm này trong các tác phẩm của Diamond làm cho các nhà nhân loại học rối trí. Tiền đề trước tiên của Súng, Vi trùng và Thép [Guns, Germs, and Steel (1997)] là một hệ thống cấp bậc của sự tiến bộ tồn tại trong địa hạt văn hóa, với các thước đo thành công đơn thuần mang tính vật chất và công nghệ; câu đố hóc búa là việc xác định tại làm sao phương Tây rốt cuộc vươn lên ngự trị ở đỉnh. Đặt ra câu hỏi này, Diamond lại trở về với một quan niệm từ thế kỷ 19 mà ngành nhân loại học hiện đại đã bác bỏ từ nền tảng. Thắng lợi của chủ nghĩa duy vật thế tục có thể chính là sự tự phụ của tính hiện đại, nhưng thắng lợi này đóng vai trò rất nhỏ trong việc khám phá ra bản chất của văn hóa hay giải thích sự đa dạng và phức tạp của văn hóa.
Không có gì đáng tranh cãi trong cuốn sách, ngoại trừ việc các lý lẽ tỏ ra hời hợt, và chính đặc điểm này trong các tác phẩm của Diamond làm cho các nhà nhân loại học rối trí. Tiền đề trước tiên của Súng, Vi trùng và Thép [Guns, Germs, and Steel (1997)] là một hệ thống cấp bậc của sự tiến bộ tồn tại trong địa hạt văn hóa, với các thước đo thành công đơn thuần mang tính vật chất và công nghệ; câu đố hóc búa là việc xác định tại làm sao phương Tây rốt cuộc vươn lên ngự trị ở đỉnh. Đặt ra câu hỏi này, Diamond lại trở về với một quan niệm từ thế kỷ 19 mà ngành nhân loại học hiện đại đã bác bỏ từ nền tảng. Thắng lợi của chủ nghĩa duy vật thế tục có thể chính là sự tự phụ của tính hiện đại, nhưng thắng lợi này đóng vai trò rất nhỏ trong việc khám phá ra bản chất của văn hóa hay giải thích sự đa dạng và phức tạp của văn hóa.
Hãy xem kiến giải của Diamond về người bản địa Úc châu [từ đây tác giả gọi đơn giản là người Bản địa] trong Súng, Vi trùng và Thép.
Để giải thích cho nền văn hóa về vật chất đơn giản của họ, sự thất bại
của họ trong việc phát triển chữ viết hay nông nghiệp, ông hào hứng bác
bỏ các quan niệm về chủng loài, ông cho rằng không có mối tương liên
giữa trí khôn và năng lực về công nghệ. Tuy vậy khi tìm kiếm lời giải
thích về sinh thái học và khí hậu cho sự phát triển đời sống của họ, ông
tin chắc vào tính nguyên thủy từ bản chất của họ, cũng như những kẻ
thực dân châu Âu trước đây không chịu tin rằng các thổ dân cũng là con
người. Ở Diamond dường như không tồn tại suy nghĩ rằng, hàng trăm bộ lạc
riêng biệt ở Úc chỉ đơn giản là đại diện cho những cách sống khác nhau
và là hiện thân các kết quả của một tập hợp duy nhất những lựa chọn về
trí óc và tinh thần.
Thực ra, như nhà nhân loại học W. E. H.
Stanner từ lâu đã nhận thấy, cách nhìn riêng của người thổ dân là một
trong những trải nghiệm vĩ đại nhất của suy nghĩ con người. Thay vì đưa
ra các phát kiến công nghệ, họ phát minh ra một ma trận các ghép nối,
một mạng rối rắm các mối quan hệ xã hội dựa trên hơn 100 mối quan hệ họ
hàng. Nếu như họ không tuân theo quan niệm về tiến bộ của người châu Âu,
thì đó không phải vì họ là những kẻ hoang dã như những người thực dân
giả định, mà bởi vì trong vũ trụ trí óc của họ, được chưng cất trong
triết lý họ sùng bái - gọi là Giấc mơ (Dreaming)
- không có cái gọi là quan niệm về sự tiến bộ tuyến tính, không có ý
thức về một khả thể hay hứa hẹn về sự đổi thay. Không có quan niệm về
quá khứ, hiện tại hay tương lai. Không có một thổ ngữ hay phương ngữ nào
trong hàng trăm thứ tiếng của người Bản địa có từ dành riêng cho thời
gian. Toàn bộ mục đích của nhân loại không phải là để chứng minh bất cứ
điều gì, mà là tham dự vào các hoạt động lễ bái và nghi thức được xem là
cốt yếu cho việc gìn giữ thế giới chính xác như nó là vào thời điểm
khai sinh. Thử tưởng tượng, nếu tất thảy niềm đam mê về trí óc và khoa
học của phương Tây từ thuở khai thiên lập địa đều chỉ tập trung vào việc
giữ cho vườn Địa đàng chính xác như là khi Adam và Eve có cuộc đối
thoại định mệnh, thì sẽ như thế nào?
Rõ ràng, nếu như “loài” của chúng ta đi
theo con đường của người Bản địa, chúng ta sẽ chẳng thể đưa được người
lên mặt trăng. Nhưng mặt khác, nếu như Giấc mơ trở thành một ý
chí quảng đại, chúng ta hôm nay sẽ không phải trông thấy những hệ quả
của sự biến đổi khí hậu và các quá trình công nghiệp đe dọa các điều
kiện duy trì sự sống ở hành tinh này.
Việc Jared Diamond không hiểu được rằng
văn hóa cư ngụ trong địa hạt của các ý tưởng, và chúng không chỉ là kết
quả riêng của các yếu tố thời tiết hay môi trường, có lẽ là một lý do
dẫn đến các giới hạn cho quyển sách mới của ông, Thế giới cho đến hôm qua
[The World Until Yesterday (2012)], trong đó ông tìm cách xác định xem
chúng ta trong thế giới hiện đại có thể học được gì từ các xã hội truyền
thống.
Ông bắt đầu bằng cách lựa chọn hữu ý
chín đề tài để đào sâu, giới hạn ngay từ đầu phạm vi khai thác của mình.
Ông khảo sát cách thổ dân nuôi dạy con, đối đãi người già, giải quyết
các xung đột và quản lý rủi ro. Ông chú ý đến những lợi ích của việc đa
ngôn ngữ và cách ăn uống có lợi cho sức khoẻ. Ông dành hai chương để nói
về những mối nguy hiển hiện trong đời sống của thổ dân, kéo theo một
chương về tôn giáo, vì “nguồn gốc của mối đe dọa mà chúng ta vẫn tìm
kiếm xưa nay có thể liên quan đến các nguồn gốc của tôn giáo”. Từ một số
chủ đề này - chẳng hạn việc nuôi dạy trẻ con - ông rút ra các bài học
có thể được áp dụng vào “đời sống cá nhân của chúng ta”. Cách đối đãi
người già cả, lối sống lành mạnh và việc lớn lên trong môi trường đa
ngôn ngữ đã không chỉ đưa ra “các mô hình cho cá nhân, mà còn các chính
sách mà xã hội chúng ta nói chung có thể tiếp thu”. Việc bàn luận để
giải quyết các vấn đề tranh cãi, rốt cuộc đưa ra “các chính sách cho xã
hội chúng ta nói chung”.
Diamond cho thấy việc ông làm xuất sắc
nhất là đưa ra những dấu mốc trong thời gian ông đi khảo sát ở New
Guinea, nơi có hơn 1.000 ngôn ngữ, cũng là nơi mà các thành tựu của ông
như là một học giả và nhà tự nhiên học thực sự đáng được ghi nhận. Những
câu chuyện về thời gian ông sống giữa những người Dani, thời gian ông
nghiên cứu chim, những cuộc gặp ngẫu nhiên của ông khi thì ở nhà ga sân
bay khi thì ở những cộng đồng hẻo lánh nhất, đều hài hước và sâu sắc.
Các quan sát của ông trong bất cứ lúc nào cũng đều nguyên bản và thường
là thông thái. Tuy vậy những bài học ông rút ra từ việc xem xét chung
chung về văn hóa là những phần nhàm chán và chủ quan nhất. Chúng ta có
thể bỏ qua cho việc ông kết luận rằng các xã hội truyền thống chẳng dạy
được gì cho chúng ta ngoài việc nên ăn uống lành mạnh, chăm sóc tử tế
cho ông bà cũng như con cái, học một ngôn ngữ thứ hai, tìm kiếm sự hòa
giải thay vì trả thù nhau trong việc đâm đơn li dị, và ăn bớt mặn.
Nói đơn giản, đụng đến vấn đề văn hóa, Diamond không có được cơ sở vững vàng. Trong Thế giới cho đến hôm qua,
ông dẫn chiếu đến 39 xã hội thổ dân, 10 trong số đó từ New Guinea, 7 từ
Úc, và phần còn lại rải rác khắp thế giới. Diamond không có luận điểm
của một nhà dân tộc học, và hầu hết các kết luận cũng như quan sát của
ông đều rút ra từ trải nghiệm cá nhân với những người khuân vác thuộc
tộc người Dani từng hỗ trợ ông khi ông nghiên cứu chim ở New Guinea.
Trải nghiệm của ông với những thổ dân bên ngoài New Guinea đều hạn hẹp,
cũng như kiến thức của ông về lý thuyết nhân loại học; thư mục tham khảo
của Thế giới cho đến hôm qua khá sơ sài. Một cuốn sách đầy hứa
hẹn hóa ra lại là một bản trích yếu những thứ ông cho là hiển nhiên,
một tác phẩm về dân tộc học đơn thuần qua giai thoại.
Các xã hội truyền thống tồn tại không
phải để giúp chúng ta chạy chữa cuộc đời mình giống như cách chúng ta mô
phỏng một vài tập quán văn hóa của họ. Họ nhắc nhở rằng cách sống của
chúng ta không phải là duy nhất. Một đứa trẻ được nuôi lớn ở dãy Andes
tin rằng ngọn núi là vị thần hộ vệ sẽ có một mối quan hệ với thế giới tự
nhiên khác hẳn với đứa trẻ được nuôi dạy ở Mỹ tin rằng ngọn núi là đống
đá trơ ì chờ đến ngày được phá ra làm mỏ. Dùng tất thảy trí khôn từng
cho phép chúng ta đưa người lên mặt trăng và áp dụng nó vào việc hiểu
biển cả, thứ ta có được là Polynesia. Phật giáo Tây Tạng đúc kết 2.500
năm kinh nghiệm quan sát được để hiểu bản chất của tâm trí. Một lạt ma
từng nhận xét rằng, người Tây Tạng không tin là người Mỹ đã lên mặt
trăng, nhưng người Mỹ làm được. Ông nói thêm, người Mỹ có thể không tin
rằng người Tây Tạng có thể đạt được sự khai sáng (hay giác ngộ) chỉ
trong một đời người, nhưng quả thực người Tây Tạng làm được.
Tiếng nói của các xã hội truyền thống vô
cùng quan trọng bởi vì chúng nhắc nhở chúng ta rằng thực sự vẫn có
những sự thay thế, các cách khác để định hướng con người trong không
gian xã hội, tinh thần và sinh thái. Như vậy không phải để ngây thơ đề
nghị chúng ta bác bỏ mọi thứ và tìm cách bắt chước những cách thức của
các xã hội không-phải-công-nghiệp, hay tước mất của một nền văn hóa nào
đó quyền hưởng lợi từ thành tựu công nghệ. Hiểu như vậy để chúng ta có
niềm hứng khởi và thích ứng với sự thật rằng con đường chúng ta đã đi
không phải là lựa chọn duy nhất, vì vậy số phận chúng ta không phải là
bia đá bất di bất dịch tạo ra từ tập hợp các lựa chọn được thực nghiệm
chứng minh là thiếu khôn ngoan. Chính sự hiện diện của các nền văn hóa
đa dạng trên thế giới là bằng chứng cho sự điên rồ của những kẻ nói rằng
chúng ta không thể thay đổi cách thức nền tảng mà nhờ đó chúng ta sinh
sống trong thế giới này, trong khi tất cả đều biết rằng chúng ta chắc
chắn sẽ phải thay đổi. Riêng Jared Diamond, một nhà sinh học bảo tồn
[conservationist] nhân văn và dấn thân, thì không thoát ra được cách
nghĩ đó.
Theo TẠP CHÍ TIA SÁNG / THE GUARDIAN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét