Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013
Bàn về đồng tiền và hạnh phúc của con người
17:32
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tiền là thứ không thể tách rời
khỏi sự hiện diện của chúng ta trong xã hội - chúng ta làm việc vì tiền,
sống dựa vào tiền, tích trữ tiền và chi tiêu vì đủ kiểu lý do.
Liệu tiền có mua được hạnh phúc? Kể từ
tiền ra đời, người ta đã bảo nhau: Tiền không thể mua được hạnh phúc.
Các triết gia, các quân sư hay sách thánh hiền đều căn dặn rằng không
thể đánh đồng giữa lợi ích vật chất và hạnh phúc thực sự của con người.
Các nghiên cứu hiện đại ngày nay, nói
chung, cũng cổ súy cho lời khuyên đó. Các chuyên gia tâm lý và các nhà
kinh tế học phát hiện ra rằng, dù tiền quan trọng đối với hạnh phúc của
bạn, nó không quan trọng tới mức "kinh khủng". Vượt ra ngoài ranh giới
mà tại đó con người có đủ tiền để hưởng một cuộc sống sung túc, thì có
thêm nhiều tiền - thậm chí cực nhiều tiền - cũng chỉ khiến họ cảm thấy
hạnh phúc hơn chút ít mà thôi.
Tuy nhiên, có một câu trả lời khác đang
xuất hiện cho một câu hỏi xưa như trái đất nói trên. Một số nhà nghiên
cứu ngày nay cố công tìm hiểu xem liệu có thể mua được hạnh phúc hay
không. Và họ phát hiện ra rằng "hoàn toàn có thể" - theo một số cách hay
ho hơn. Đưa bạn đi ăn trưa, hóa ra lại làm cho chúng ta hạnh phúc hơn
là mua một bộ đồ mới. Vung tiền cho một kỳ nghỉ khiến chúng ta sung
sướng hơn là mua một chiếc xe.
"Tiền không mua được hạnh phúc không có
nghĩa là tiền không thể mua hạnh phúc", Elizabeth Dunn, một nhà tâm lý
học tại Đại học British Columbia. "Chỉ là người ta sử dụng nó không đúng
mà thôi".
Dunn và các chuyên gia khác chuẩn bị đưa
ra một lời giải thích thú vị cho tỷ giá giàu có - hạnh phúc. Vấn đề
không phải là tiền mà chính là chúng ta. Xét về các lý lẽ tâm lý học,
khi chuẩn bị tiêu tiền, chúng ta có xu hướng định giá hàng hóa vượt trên
kinh nghiệm, bản thân vượt trên những người khác và vật chất vượt trên
con người. Khi áp dụng cho hạnh phúc, chẳng một quyết định nào nói trên
là đúng: Cách chi tiêu khiến chúng ta hạnh phúc, hóa ra, lại là cách
tiêu mà tiền biến mất và để lại điều gì đó khó tả.
Tuy thế, bất cứ một nỗ lực nào nhằm thực
hành những kết quả kể trên cũng cần phải hết sức khôn khéo bởi tiền ảnh
hưởng rất lớn đến cách nghĩ, quan điểm của con người. Các nghiên cứu
gần đây cho thấy, chỉ nghĩ đến tiền thôi cũng đã khiến chúng ta ích kỷ
và cô độc hơn. Nó cũng lái chúng ta khỏi cách chi tiêu hứa hẹn mang lại
hạnh phúc.
Tiền là thứ không thể tách rời khỏi sự
hiện diện của chúng ta trong xã hội - chúng ta làm việc vì tiền, sống
dựa vào tiền, tích trữ tiền và chi tiêu vì đủ kiểu lý do. Khi các nhà
tâm lý học tìm hiểu những khía cạnh đó, họ đã mở ra một cách nghĩ mới về
mối quan hệ phức tạp nhưng được hiểu rất ít này. Và nó cho chúng ta một
cơ hội sử dụng đồng tiền của mình, dù ít hay nhiều, như một phương tiện
để cải thiện cuộc sống tốt hơn.
Những suy xét liên quan tới tiền đã có
từ nhiều thiên niên kỷ qua song chỉ mãi tới cách đây một thập niên, các
nhà nghiên cứu mới bắt đầu xem xét liệu tiền có thực sự liên quan tới
hạnh phúc hay không.
Vào cuối những năm 1990, một giáo sư tên
là Martin Seligman đã đặt nền móng cho lĩnh vực tâm lý học tích cực,
được dẫn dắt bởi ý tưởng rằng các nhà tâm lý học có nhiệm vụ phải tìm ra
điều gì khiến người ta hạnh phúc bằng cách nghiên cứu các vấn đề của
họ.
Cùng thời điểm đó, một số kinh tế gia
bắt đầu mượn các công cụ tâm lý học để phản biện một số giả định rằng
lĩnh vực của họ từ lâu đã chứa đựng hành vi của con người - chẳng hạn
con người là những chiếc máy tính chi phí và lợi ích có lý trí, và tìm
hiểu cách thức con người tiêu tiền có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy
phản ánh các khát vọng sâu xa hơn bên trong họ.
Các nhà tâm lý học tích cực và các nhà
kinh tế học đều hướng sự chú ý của họ vào mối quan hệ tiền bạc - hạnh
phúc. Vẽ biểu đồ các thống kê tài chính về hạnh phúc của con người, các
nhà nghiên cứu đã chọn lọc dữ liệu từ cả các quốc gia giàu có lẫn những
nước nghèo khổ, từ những người trên đủ các nấc thang kinh tế, và từ
những cá nhân gặp vận đỏ cũng như vận đen. Họ thấy rằng, mối liên hệ
giữa của cải và hạnh phúc là rất ít.
"Đó không phải là một sự tương quan bằng
0, thậm chí cả khi mức thu nhập cao. Thế nhưng nó cũng không phải là
một sự tương quan lớn", trích lời Sonja Lyubomirsky, một giáo sư tâm lý
học thuộc trường Đại học California ở Riverside và là một chuyên gia
nghiên cứu hàng đầu về hạnh phúc. Bà khẳng định "tiền quan trọng ít hơn
so với chúng ta nghĩ".
Vậy toàn bộ câu chuyện là gì? Dunn,
thuộc Đại học British Columbia, nhớ lại nỗi băn khoăn cách đây hai năm
rằng liệu tiền và hạnh phúc có nhất thiết tách biệt như vậy không. Một
phần, Dunn có cảm hứng từ một sự thay đổi trong hoàn cảnh riêng của bà:
Công việc mới khiến lương của bà tăng gấp 4 lần nhưng thật khó tin là
Dunn chẳng thể làm gì với khoản tiền mới để cảm thấy hạnh phúc hơn.
Sẽ như thế nào nếu Dunn dành số tiền đó
không phải để mua một chiếc tivi màn hình phẳng mới hay một bộ sofa mà
để cho người khác? Một trong những kết quả "kiên định" nhất cho thấy, có
một mạng lưới xã hội vững mạnh là một chỉ dấu dự báo hạnh phúc tuyệt
vời, và dường như hợp lý khi bạn có thể dùng tiền để mua hạnh phúc theo
cách đó.
Dunn cùng làm việc với Michael Norton,
một nhà tâm lý học và là giáo sư tại trường Kinh doanh Harvard. Hai
người bắt tay vào một loạt thí nghiệm để tìm hiểu liệu tiêu tiền cho
người khác có khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn là chi tiêu cho bản
thân mình hay không.
Trước tiên, họ khảo sát ý kiến của 632
người Mỹ về niềm hạnh phúc nói chung và họ dùng tiền vào những việc gì.
Kết quả cho thấy, chi tiêu mang tính xã hội như mua quà cho người khác,
góp quỹ từ thiện - tương quan cao độ với hạnh phúc.
Thế nhưng, liệu hạnh phúc có đến bằng
cách cho tiền đi hay hay không? Để chứng tỏ một mối liên hệ, Dunn và
Norton tiến hành một thí nghiệm trong đó, những người tình nguyện bất
ngờ được trao một khoản nhỏ từ 5 đến 20 USD.
Một số người, chọn ngẫu nhiên, được yêu
cầu dành số tiền này để thanh toán hóa đơn hoặc mua một món quà cho
chính mình. Những người khác được yêu cầu mua quà tặng cho ai đó hoặc
góp từ thiện. Kết quả sau đó cho thấy, nhóm thứ hai - những người cho
tiền đi - cảm thấy hạnh phúc hơn nhóm một.
Dunn và Norton đã xuất bản nghiên cứu
của họ trên tạp chí Khoa học số ra tháng 3/2008. Bài học rút ra từ
nghiên cứu đó là rất rõ ràng: Tiền có thể làm cho bạn hạnh phúc hơn nếu
như bạn không tiêu cho bản thân mình.
"Nhưng ý tôi không phải là bạn hãy cho hết tiền đi rồi dựng một túp lều mà sống đâu nhé", Dunn nói.
THANH HẢO (VIETNAMNET) / BOSTON GLOBE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét