Suy thoái kinh tế đã là cụm từ
quá quen thuộc với mọi người thời buổi này, vậy thực chất suy thoái kinh
tế là gì, và nó đang diễn ra thế nào trong bối cảnh nền kinh tế toàn
cầu đang đi qua những ngày ảm đạm nhất.
Suy thoái kinh tế
(tiếng Anh: recession/economic downturn) có thể hiểu là sự suy giảm của
Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên
tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế
âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp
nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa
ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt
động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái kinh tế còn
liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt
động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời
kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại
tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.
Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra.
Kinh tế lâm vào khủng hoảng sẽ kéo theo nhiều mặt khác của xã hội đi vào con đường suy thoái và khủng hoảng trầm trọng hơn.
Từ khủng hoảng tài chính ->
khủng hoảng kinh tế -> khủng hoảng kinh tế thực -> khủng hoảng an
ninh lương thực -> khủng hoảng chính trị.
Nếu nhà nước chính quyền không có biện pháp gì ngăn chặn quá trình của khủng hoảng thì việc dẫn tới bạo loạn là nhất thiết.
Nhiều tranh luận về việc chính phủ có
nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes),
khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ).
Vậy để hiểu được quá trình suy thoái này, chúng ta cần hiểu được chu kỳ kinh tế là nư thế nào:
Chu kỳ kinh tế, hay là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh
(bùng nổ). Có quan điểm cho rằng giai đoạn phục hồi là thứ yếu nên chu
kỳ kinh doanh chỉ gồm hai giai đoạn chính là suy thoái và hưng thịnh.
Các pha của chu kỳ kinh tế:
Sự suy thoái giúp nền kinh tế tái lập một nền vững chắc để tăng trưởng
Dù muốn hay không, nền kinh tế của chúng
ta không thể lúc nào cũng đi lên suôn sẻ. Sau một thời gian vận hành
suôn sẽ, cỗ máy kinh tế sẽ gặp phải những vấn đề nhất định. Các nhà
hoạch định chính sách cần phải nhận thức rõ ràng vấn đề đó và tìm cách
giải quyết.
Vào cuối những năm 1990, thị trường
chứng khoán gặp phải một vấn đề lớn khi giá cổ phiếu nhóm ngành công
nghệ bị đẩy cao quá mức. Gần đây, cuộc khủng hoảng nhà đất và tín dụng
lớn diễn ra trên phạm vi rộng đã xảy ra khi tỷ lệ lãi suất liên bang
đứng ở mức quá thấp hồi đầu thập kỷ, giá nhà đất tăng rất cao. Một
nguyên nhân khác của tình trạng trên là những công ty cho những đối
tượng không đủ khả năng trả nợ vay tiền.
Khi kinh tế đi xuống,
những bong bóng và vấn đề còn tồn tại như trên sẽ được thanh lọc và nền
kinh tế sẽ lại có một cái nền vững chắc để tăng trưởng. Cũng giống như
một bệnh nhân đi khám răng, người đó sẽ phải chịu đau khá lâu, nhưng
cuối cùng người đó sẽ có sức khỏe tốt hơn. Một nền kinh tế tăng trưởng
tốt sẽ đi lên từ sự giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn tại hiện
nay.
Thị trường chứng khoán trong thời kỳ suy thoái mang đến những cơ hội mới
Thị trường chứng khoán là một trong
những hàn thử biểu về sức khỏe của nền kinh tế, những thời kỳ suy thoái
kinh tế thường đi kèm với giá cổ phiếu hạ mạnh. Phần lớn nhà đầu tư đều
hoảng sợ khi điều này xảy ra và sự đi xuống của thị trường chứng khoán
đồng nghĩa với việc chứng khoán bị bán ra ồ ạt.
Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, cả
những cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu đều bị bán ra và vì thế giá những cổ
phiếu này hạ mạnh. Như vậy những cổ phiếu có triển vọng đầu tư lâu dài
hiện đang đứng ở mức giá rất thấp. Thị trường tài chính có thể chấn
động, song những lĩnh vực khác của nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt và vì
thế mang đến nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư.
Ví dụ như gần đây trên TTCK Mỹ, cổ phiếu
nhóm ngành công nghệ bị bán ra hàng loạt và cổ phiếu của nhiều công ty
danh tiếng hiện đang được giao dịch tại mức giá cực rẻ so với trước đây.
Điểm mặt những cổ phiếu lớn trên TTCK Mỹ
như Google, Apple, hai cổ phiếu này từ đầu năm cho đến nay đã hạ 25%.
Cổ phiếu Dell, Oracle và Microsoft từ đầu 2008 hạ 9 đến 18%. Trong lĩnh
vực công nghệ họ là những tên tuổi lớn và tiềm năng phát triển tốt. Khi
cổ phiếu của họ đang hạ như hiện nay, đó là cơ hội mua vào những cổ
phiếu tốt cho nhà đầu tư.
Suy thoái kinh tế không thể kéo dài mãi
Điều này là hoàn toàn chính xác. Từ sau
chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế thế giới đã trải qua 10 lần suy
thoái và sau đó đã phục hồi trở lại. Tuy rằng hiện nay, mỗi ngày chúng
ta lại nghe thêm một tin tức xấu về nền kinh tế, tính từ sau Cuộc Đại
Chiến Thế Giới đó, mỗi lần suy thoái kinh tế trung bình chỉ kéo dài
khoảng 10 tháng.
Trong phần lớn những thời kỳ suy thoái
này, thị trường chứng khóan thường phục hồi trước khi suy thoái kinh tế
kết thúc. Như vậy cũng có thể coi thị trường chứng khoán như một công cụ
để dự báo về tương lai. Nói cách khác thời gian giá cổ phiếu đi xuống
sẽ không dài như thời gian kinh tế suy thoái, đây là một tín hiệu đang
để lạc quan.
LUUVANVAN BLOG
Posted in: Kinh Tế
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét