Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Milton Friedman và tư duy kinh tế học đương đại

Có thể nói, không có một nhà kinh tế học nào khác kể từ thời của Keynes định hình lại cách nghĩ về kinh tế học như Milton Friedman (1912-2006). Bằng phạm vi của những chủ đề và tầm quan trọng trong những ý tưởng của ông, Friedman không những đã đặt nền tảng cho kinh tế học đương thời mà ông còn xây dựng nó trở nên vững chắc.
Milton Friedman sinh ngày 31/7/1912 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Ông là con út, và là con trai duy nhất trong gia đình 4 con của bà Sarah Ethel (Landau) và ông Jeno Saul Friedman. Bố mẹ ông sinh ở Carpatho-Runthenia (sau trở thành một tỉnh của Áo - Hung; rồi thành một phần của Czechoslovakia , rồi lại thành một tỉnh của Liên Xô cũ). Họ di cư sang Mỹ lúc còn trẻ, gặp nhau ở New York. Khi ông được 1 tuổi, bố mẹ ông chuyển đến Rahway, New Jersey, một thị trấn nhỏ nằm cách thành phố New York khoảng 20km. Ở đó, mẹ ông mở một cửa hàng bán hàng khô, bố ông tham gia vào một công việc đầu cơ mạo hiểm, đây là một công việc mà tỷ lệ thất bại rất lớn và ông cũng là một trong số đó. Thu nhập gia đình ít mà độ rủi ro cao; thâm hụt tài chính trong gia đình xảy ra như cơm bữa. Tuy thường xuyên không đủ ăn nhưng không khí gia đình vẫn đầm ấm.
Ông được học bổng vào đại học Rutgets (hồi đó, nó là một trường tư nhỏ và vượt trội hơn các trường khác, nhận được một khoản tài trợ nhỏ của bang New Jersey, được biết đến như là một khoản học bổng). Ông tốt nghiệp Đại học Rutgets năm 1932, phần còn lại của học phí, ông kiếm được bằng cách làm nhân viên chạy giấy, nhân viên ở một cửa hàng nhỏ, đầu cơ liều lĩnh vào một số công ty và khoản làm thêm hè. Đầu tiên, ông theo học ngành Toán, định trở thành chuyên viên tính toán rủi ro. Ông đã làm một số bài thi về môn này, đỗ có, trượt cũng có. Tuy nhiên, ông trở nên quan tâm đến Kinh tế học, và thậm chí kết thúc khoá học với cả hai bằng.
Trong ngành Kinh tế học, ông có cơ may được hai người đàn ông ưu tú giúp đỡ, đó là Arthur F. Burns, sau này dạy trường Rutgers khi ông đang làm luận án Tiến sỹ tại Columbia; và Homer Jones, tốt nghiệp và dạy tại trường Đại học Chicago. Arthur Burns định hình cho sự hiểu biết của ông trong nghiên cứu môn Kinh tế học, giới thiệu cho ông những tiêu chuẩn khoa học cao nhất, và trở thành người có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của ông sau này. Homer Jones giới thiệu cho ông những học thuyết kinh tế chính xác, làm cho môn Kinh tế học trở nên thú vị và xác đáng, và khuyến khích ông tiếp tục nghiên cứu cho đến khi tốt nghiệp đại học. Nhờ sự tiến cử của Arthur Burns, khoa Kinh tế học của trường đại học Chicago đã trao cho ông một xuất học bổng. Cùng lúc này, ông lại có một xuất học bổng của trường đại học Brown cho môn Toán học ứng dụng, nhưng ông đã quyết định giành cuộc đời mình cho Kinh tế học. Arthur Burns và Homer Jones ngày nay vẫn là những người bạn thân thuộc và được ông quý trọng nhất.
Mặc dù năm 1932-1933, năm đầu học tại Đại học Tổng hợp Chicago là năm khó khăn nhất đối với ông, nhưng nó vẫn mở ra một thế giới mới. Jacob Viner, Frank Knight, Henry Schultz, Lloyd Mints, Henry Simons và một nhóm sinh viên đã tốt nghiệp xuất sắc từ khắp nơi trên trái đất giới thiệu ông với toàn thế giới và tạo ra một bầu không khí sôi nổi theo kiểu mà ông chưa bao giờ thấy. Ông không bao giờ tìm lại được không khí này nữa. Năm 1933, ông nhận được bằng thạc sỹ kinh tế.
Về phía Milton Friedman, sự kiện quan trọng nhất đối với ông của năm này là ông gặp một người phụ nữ đã "hạ gục" ông, đó là Rose Director. Họ cưới nhau sau đó 6 năm, khi sự lo lắng về nơi ăn chốn ở đã bị xua tan và sau đó, họ sống rất hạnh phúc. Rose như một đối tác của ông trong mọi nghiên cứu từ lúc đó.
Nhờ vào tình bạn của Henry Schultz với Harold Hotelling, năm sau ông nhận được học bổng của trường Đại học Columbia . Năm học ở trường Columbia đã mở ra cho ông một chân trời mới. Harold Hotelling làm thống kê những học thuyết kinh tế của Jacob Viner: toàn bộ học thuyết là một khối thống nhất, logic với nhau, không sắp xếp như công thức trong cuốn sách dạy nấu ăn. Ông cũng giới thiệu Friedman môn toán kinh tế chính xác. Wesley C. Mitchell, John M. Clark và những người khác hướng ông theo kinh nghiệm và quan điểm về lý thuyết kinh tế khác xa với quan điểm kinh tế được dạy ở trường đại học Chicago. Ở đây cũng có một nhóm nghiên cứu sinh đặc biệt làm giáo viên rất hiệu quả.
Sau năm học ở trường Columbia, ông quay trở lại trường Chicago, bỏ ra 1 năm để hỗ trợ nghiên cứu của Henry Schultz, người mà sau này đã hoàn thành tác phẩm kinh điển của ông, "Nguyên lý và thước đo nhu cầu" (The theory and measurement of demand). Cũng vậy, Friedman có tình bạn bền vững với 2 nghiên cứu sinh, đó là George J. Stigler và W. Allen Wallis.
Allen là người đầu tiên đến với Chính sách Kinh tế xã hội mới ở Washington. Friedman theo chân ông và vào mùa hè năm 1935, làm việc ở Uỷ ban Nguồn lực quốc gia, chuyên nghiên cứu, phác thảo về ngân sách tiêu dùng. Đây là một trong hai yếu tố chủ yếu hợp thành cuốn sách sau này của ông mang tên: "Lý thuyết về chức năng của tiêu dùng" (Theory of the Consumption Function).
Từ năm 1941 đến 1943, tại cục dự trữ quốc gia, ông làm về chính sách thuế thời chiến, và năm 1943 đến 1945, tại trường đại học Columbia, trong một nhóm do Harold Hotelling và W. Allen Wallis lãnh đạo, ông làm người tính toán thống kê những mẫu thiết kế vũ khí, chiến lược chiến đấu và những thí nghiệm trong luyện kim. Khối lượng công việc thống kê toán của ông lên đến đỉnh điểm vào ngày chiến thắng phát xít Đức năm 1945.
Năm 1945, ông tham gia vào George Stigler tại Đại học Minnesota. Sau một năm ở đây, ông nhận lời vào dạy môn lý thuyết kinh tế tại đại học Chicago , một vị trí được Jacob Viners thành lập đầu tiên tại trường đại học Princeton . Ông giảng dạy ở đây cho đến lúc về hưu. Cùng thời gian đó, Arthur Burns, sau này là giám đốc nghiên cứu thuộc Hiệp hội kinh tế Mỹ thuyết phục ông làm thành viên Hiệp hội chịu trách nhiệm nghiên cứu về vai trò của tiền tệ trong kinh doanh.
Năm 1946, ông nhận bằng Tiến sỹ của trường đại học Columbia. Sự kết hợp của Trường đại học Chicago và Hiệp hội kinh tế mang lại hiệu quả rất lớn. Ở trường đại học Chicago, ông thành lập một "Khoa Tiền tệ và Ngân hàng", nơi cho phép tích luỹ nhiều nghiên cứu về tiền tệ của nhiều người hơn là dự án của một người đơn lẻ. Ông có cơ may được làm việc với một số thành viên của hội này mà ông có thể tự hào phát biểu rằng trong đó bao gồm tất cả những người cộng tác hàng đầu về nghiên cứu tiền tệ như là sự phát triển nổi bật trong ngành khoa học 2 thập kỷ trước. Tại Hiệp hội kinh tế, ông nhận được sự giúp đỡ của Anna J. Schwartz, người rất hiểu biết về lịch sử kinh tế, và rất chịu khó chú ý vào từng chi tiết nhỏ, bổ sung cho những định hướng trong lý thuyết của ông. Công việc của ông về lịch sử và thống kê tiền tệ đã bổ sung cho cả kinh nghiệm nghiên cứu lẫn phát triển lý thuyết của ông trong hiệp hội tại trường đại học Chicago.
Mùa thu năm 1950, ông đi Paris trong vòng 3 tháng để làm đại diện của chính phủ Mỹ cố vấn về quản lý kế hoạch Marshall. Nhiệm vụ chính của ông là nghiên cứu kế hoạch Schuman, dự báo thị trường chung. Đó là nguồn gốc cho sự quan tâm của ông về thả nổi tỷ giá hối đoái. Một tác phẩm của ông về vấn đề này là "Vấn đề về tỷ giá hối đoái linh hoạt" (The case for flexible exchange rates).
Năm 1951, ông đạt được huy chương John Bates Clark cho thành tựu nổi bật của các nhà kinh tế tuổi dưới 40. Một bước ngoặt của ông vào năm 1957, cuốn sách "Lý thuyết về chức năng tiêu dùng" (A theory of the comsumption function) đã đưa ra ý kiến của những người ủng hộ học thuyết của Keynes rằng cá nhân và hộ gia đình điều chỉnh mức chi tiêu cho tiêu dùng của họ để phản ánh thu nhập hiện thời. Friedman chỉ ra rằng tiêu dùng hàng năm của mọi người là thứ mà mọi người mong muốn kiếm ra.
Đầu thập kỷ 60, ông gia tăng sự quan tâm cho công chúng, năm 1964, ông phụng sự cho Thượng nghị sỹ Goldwater với tư cách là cố vấn kinh tế khi ông không thành công lúc tranh chức tổng thống, và năm 1968, ông là một thành viên trong Ban cố vấn kinh tế cho việc tìm kiếm thành công trong việc tranh cử tổng thống của Richard Nixon.
Năm 1960, ông viết cuốn "Chương trình ổn định tiền tệ" (A program for monetary stabitity). Năm 1962, ông viết cuốn "Lý thuyết về giá cả: bài viết tạm thời" (Price theory: a provisional text) và cuốn "Tư bản và tự do" (Capitalism and freedom) - cuốn sách này ông viết cùng vợ mình, Rose D. Friedman. Trong cuốn sách này, ông đưa ra nghiên cứu của mình về kinh tế thị trường từ cao xuống thấp. Ông tranh luận rằng, giữa mọi vật khác, một người lính tình nguyện, thả nổi tỷ giá hối đoái, bãi bỏ bằng tiến sỹ, phủ nhận thuế thu nhập, và bỏ giáo dục. (Friedman chống đối tích cực với nhóm đặc biệt của quân đội: đã một lần ông tuyên bố rằng nhóm này chỉ phục vụ cho một cá nhân trong Quốc hội). Mặc dù sách của ông bán không chạy lắm, rất nhiều người trẻ tuổi đã đọc vì qua nó, họ được tiếp thêm kiến thức để học kinh tế học. Ý tưởng của ông được cả thế giới biết đến với cuốn "Tự do lựa chọn" (Free to choose) mà vợ ông là đồng tác giả. Đây là cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1980, được viết cùng với xê-ri phóng sự trên TV trong Hệ thống truyền thông công cộng. Cuốn sách làm tên tuổi Milton Friedman trở nên quen thuộc với mọi người.
Mặc dầu ông có nhiều tác phẩm viết về thuyết giá cả - học thuyết giải thích giá tác động thế nào đến thị trường cá nhân - Friedman được coi như là người thiết lập nên chính sách tiền tệ. Thách thức Keynes và phần lớn những lý thuyết đã được thiết lập trong thời gian đó, Friedman trưng ra bằng chứng phản lại lý thuyến về số lượng của tiền tệ - lý thuyết này phát biểu rằng giá cả không phụ thuộcvào sức cung tiền. Trong tác phẩm "Nghiên cứu lý thuyết về số lượng tiền tệ" (Studies in the quantity of money), xuất bản năm 1956, Friedman nói rằng trong dài hạn, việc tăng cung tiền đẩy giá tăng lên nhưng tác động rất ít hoặc không ảnh hưởng đến sản phẩm. Trong ngắn hạn, ông phản bác, việc tăng cung tiền dẫn đến tăng thất nghiệp và sản phẩm, và giảm cung tiền sẽ ảnh hưởng ngược lại.
Giải pháp của Friedman cho vấn đề lạm phát và dao động trong ngắn hạn của thất nghiệp và GNP thực được gọi là quy luật cung tiền. Nếu Cục dự trữ quốc gia yêu cầu tăng cung tiền cùng tỷ lệ với mức tăng GNP thực, lạm phát sẽ biến mất. Chính sách tiền tệ của Friedman đã được đặt lên hàng đầu khi năm 1963, ông và đồng tác giả Anna Schwartz tung ra tác phẩm "Lịch sử tiền tệ của Mỹ, 1867 - 1960" (Monetary history of the United States, 1867 - 1960). Cuốn sách đã nói rằng Đại suy thoái là kết quả của những quan điểm không đúng về chính sách tiền tệ của Cục dự trữ quốc gia. Tác giả đã đệ trình những quan điểm trên qua một bản thảo chưa được in ra, Cục dự trữ quốc gia phản ứng lại trong nội bộ với những quan điểm phê phán dài dòng. Sự phân hoá trong nội bộ còn thể hiện ở chỗ những thành viên của Cục điều tra liên bang không công bố tiếp biên bản cuộc họp ra công chúng. Thêm nữa, họ còn nhờ một người chống lại lịch sử (Elmus R. Wicker) viết một bài với hy vọng sẽ bôi xấu lịch sử tiền tệ.
Mặc dù rất nhiều nhà kinh tế học không đồng ý với ý kiến của Friedman về chính sách tiền tệ, nhưng ông vẫn có ảnh hưởng nhất định trong nghề nghiệp. Một tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm là ảnh hưởng của nó làm thay đổi trong cách đối xử của chính sách tiền tệ được viết trong cuốn "Kinh tế học" - một cuốn sách bán chạy nhất năm đó-   của một người ủng hộ học thuyết của Keynes là Paul Samuelson. Trong cuốn xuất bản năm 1948, Samuelson đã viết một cách tuỳ tiện rằng "một vài nhà kinh tế học coi chính sách tiền tệ của Cục dự trữ quốc gia như là một liều thuốc trị bách bệnh để điều chỉnh chu kỳ kinh doanh". Nhưng năm 1967, Samuelson lại nói rằng chính sách tiền tệ có "tầm quan trọng" đối với tiêu dùng. Và trong cuốn sách xuất bản năm 1985, đồng tác giả với William Nordhaus ở đại học Yale lại viết "Tiền tệ là công cụ quan trọng và hữu hiệu nhất của những người làm ra chính sách kinh tế vĩ mô" và thêm rằng "đây là thành phần quan trọng nhất" trong việc hình thành chính sách.
Trong năm 1963, ông cũng viết tác phẩm "Lạm phát, nguyên nhân và hậu quả" (Inflation: Cause and Consequences). Năm 1966, ông bắt đầu viết một mục về tình hình thời sự kinh tế cho tạp chí Newsweek, luân phiên 3 tuần một lần cùng Paul Samuelson và Herry Wallich. Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ là việc phụ. Ông vẫn khăng khăng từ chối một công việc lâu dài ở Washington . Vấn đề trên hết được ông quan tâm vẫn là cống hiến cho khoa học.
Trong những năm sau đó, từ 1968 đến 1984, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm khác có tầm ảnh hưởng rất rộng rãi đến nền kinh tế Mỹ và thế giới.
Theo SAGA.VN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét