Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Kinh tế vi mô - Ý nghĩa thực tiễn của cung- cầu



1. Đ co giãn và doanh thu
Tổng doanh thu  = giá x lượng
Hàm doanh thu TR = P x Q
Doanh thu biên được xác định
MR= dTR(Q)/dQ= TR’(Q)
 MR = P’(Q) x Q +P
Phương trình trên biểu thị mối quan hệ giữa doanh thu, độ co giãn và doanh thu biên. Nếu cầu co giãn hoàn toàn (đường cầu nằm ngang) thì doanh thu biên trùng với đường cầu. Trong trường hợp đường cầu dốc xuống thì doanh thu biên nhỏ hơn giá. Khi đó, đường doanh thu biên nằm dưới đường cầu
Như biểu đồ cho thấy, tổng doanh thu tăng khi tăng lượng (và giá giảm) trong vùng cầu co giãn. Tổng doanh thu giảm khi tăng lượng (và giảm giá) trong vùng cầu kém co giãn. Tổng doanh thu đạt cực đại khi và chỉ khi cầu co giãn đơn vị.
Theo như suy luận ở trên, chúng ta thấy rằng giá giảm sẽ dẫn đến:
- tăng tổng doanh thu khi cầu co giãn,
- doanh thu không đổi khi cầu co giãn đơn vị và
- doanh thu giảm khi cầu kém co giãn. Tương tự như vậy, giá tăng sẽ dẫn đến:
- giảm doanh thu khi cầu co giãn,
- doanh thu không đổi khi cầu co giãn đơn vị và
- doanh thu tăng khi cầu kém co giãn.
Điều này có nghĩa là để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng, mà ở đó cầu co giãn đơn vị. Trong trường hợp, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải doanh thu, thì khi đó mức sản xuất tối ưu phải được xem xét trên cả phương diện doanh thu và chi phí.

2. Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ

2.1.Sự can thiệp trực tiếp
Giá trần (hay giá tối đa - Pmax)
- Thp hơn giá cân bng.
- QS < QD : Thiếu hụt, khan hiếm hàng hóa.
- Sử dụng hình thức xếp hàng hoặc hình thức định lượng, tem phiếu.
- Chính phủ cần cung lượng hàng hóa thiếu hụt nếu muốn Pmax có hiệu lực.
- Nếu Chính phủ không hỗ trợ sẽ xuất hiện thị trường chợ đen, Pmax bị vô hiệu hóa. 
Giá sàn (hay giá tối thiểu - Pmin )
- Cao hơn giá cân bằng.
- QS > QD : Dư thừa hàng hóa.
- Chính phủ cần mua hết lượng hàng hóa dư thừa nếu muốn Pmin có hiệu lực.
- Nếu Chính phủ không mua hết lượng hàng hóa thừa, Pmin bị vô hiệu hóa

2.2. Sự can thiệp gián tiếp
Đánh  thuế
Khi không có thuế (chẳng hạn, thuế đơn vị) thì mức giá mà người tiêu dùng trả (PD) bằng với mức giá mà người bán nhận được (PS) và bằng với giá cân bằng thị trường P0.
Khi có thuế (t) thì mối quan hệ giữa giá mà người tiêu dùng trả (PD) và người bán nhận được (PS) thông qua phương trình sau:
PD = PS + t
Trong đó,
ΔPD = PD - P0   : là mức thuế người mua chịu.
ΔPS  = P0  - PS : là mức thuế người bán chịu.
Tổng mức thuế mà người mua và bán chịu bằng với mức thuế đơn vị ΔPD + ΔPS  = t
Mối quan hệ này cũng chỉ ra rằng khi có thuế sẽ làm dịch chuyển đường cung sang trái và điểm cân bằng mới được xác lập thỏa mãn phương trình trên. Mối quan hệ này có thể minh họa thông qua biểu đồ dưới đây.
Người tiêu dùng hay người sản xuất phải chịu khoản thuế phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu. Người sản xuất sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế nếu cầu co giãn nhiều so với cung ( ED /ES lớn). Ngược lại, người tiêu dùng sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế nếu cầu ít co giãn so với cung ( ED /ES nhỏ).
Phần thuế chuyển vào giá có thể tính theo công thức
                            t x ES / ( ED + ES)        
Một số trường hợp đặc biệt
Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá, thuế không làm tăng giá thị trường.
Kết quả: Nhà sản xuất chịu toàn bộ thuế
Đường cung hoàn toàn co giãn theo giá, giá thị trường tăng đúng bằng mức thuế.
Kết quả: Người tiêu dùng chịu toàn bộ thuế

Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá,  giá thị trường tăng đúng bằng mức thuế.
Kết quả: Người tiêu dùng chịu toàn bộ thuế

Đường cung hoàn toàn không co giãn theo giá, thuế không làm tăng giá thị trường.
Kết quả: Nhà sản xuất chịu toàn bộ thuế
 
Trợ cấp
* Trợ cấp có thể xem như một khoản thuế âm.
* Trợ cấp là một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng.
Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá, trợ cấp không làm giảm giá thị trường
Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá,  giá thị trường giảm đúng bằng mức trợ cấp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét