CÂU HỎI TỔNG HỢP.
Câu 1: Trong lịch sử, những học thuyết của nhà kinh tế nào thừa nhận, nhà kinh tế nào phủ nhận khủng hoảng kinh tế. Cụ thể.
Thừa nhận | Bác bỏ |
- Hậu cổ điển: R.Malthus
- Tiếu tư sản: sismondi
- C.Mác
- Keynes
| - Cổ điển Anh: D.Ricardo
- Hậu cổ điển: J.B.Say
- Tân cổ điển: L.Walras
|
Ø Nội dung phe thừa nhận:
Quan điểm của R.Malthus:
Lợi nhuận là một khoản cộng thêm vào giá cả, xuất hiện là do chuyển nhượng, nhưng ai là ng trả khoản đó? Theo R.M lợi nhuận không thể xuất hiện trong trao đổi giữa các nhà tư bản. Malthus nhận định trong phạm vu khả năng những người đảm nhiệm sản xuất không thể tìm ra lượng cầu có khả năng thanh toán cho phần lượng cung do lợi nhuận đại biểu. Do đó tình trạng sản xuất thừa sẽ xuất hiện. Xã hội chỉ có tư bản và công nhân thì không thể tránh khỏi tai họa đó.
Vì vậy cần có tiêu dùng của giai cấp k sản xuất như quý tộc tăng lữ…một cách hoang phí để tạo lượng cầu cho nhà tư bản nhằm giải quyết tình trạng sản xuất thừa.
Quan điểm của Sismondi:
Ông cho rằng khủng hoảng không phải hiện tượng ngẫu nhiên cục bộ trong CNTB, nguyên nhân của khủng hoảng là do sự phân phối.
Theo ông, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản là sản xuất tăng lên còn tiêu dùng tăng không kịp vs sản xuất, bởi quan hệ phân phối k đúng, gây bất bình đẳng về tài sản quá lớn. Ngoài ra, tốc độ tăng tiêu dùng không kịp so vs sản xuất còn có nhiều nguyên nhân:
- Sự phát triển của CNTB làm phá sản những ng sản xuất nhỏ, làm giảm tiêu dùng.
- Sự thất nghiệp của ng vô sản làm giảm tiền công và tiêu dùng.
- Bản thân giai cấp tư sản giảm tiêu dùng để tăng tích lũy.
Như vây, CNTB càng phát triển, sản xuất càng mở rộng dẫn đến tiêu dùng giảm gây ra khủng hoảng kinh tế.
Quan điểm của C.Mác:
C.Mác cho rằng, khi nền sản xuất đã xã hội hóa cao độ thì khủng hoảng kinh tế là không thể tránh khỏi. Hình thức đầu tiên và phổ biến của khủng hoảng là khủng hoảng thừa. Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hóa k bán đc, sản xuất phải thu hẹp, doanh nghiệp bị phá sản, công nhân thất nghiệp, thị trường sẽ rối loạn.
Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng là do mâu thuẫn cơ bản của CNTB- mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ tư hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Nó đc biểu hiện thành:
- Mâu thuẫn giữa sản xuất có tổ chức, kế hoạch của từng xí nghiệp với khuynh hướng tự phát vô chính phủ của toàn xã hội.
- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rông sản xuất của nhà tư bản với sức mua ngày càng co hẹp của người lao động do bị bần cùng hóa.
- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê.
Quan điểm của Keynes:
Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng đc bắt đầu từ yếu tố tâm lí. Ông đưa ra phạm trù “khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” và “hiệu quả giới hạn của tư bản”. Theo ông, tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng phân chia phần tiêu dùng tăng thêm cho phần thu nhập tăng thêm. Tiêu dùng giới hạn có xu hướng giảm do khuynh hướng gia tăng tiết kiệm nhanh hơn gia tăng thu nhập. Điều này làm cầu tiêu dùng suy giảm, hàng hóa bị ế thừa, giá hàng hóa giảm, lợi nhuận giảm, làm giảm hiệu quả giới hạn của tư bản, nên doanh nghiệp không muốn đầu tư sản xuất thêm, thậm chí đóng cửa, công nhân bị thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế nổ ra.
Ø Nội dung phe bác bỏ:
Lí luận về khủng hoảng kinh tế của D.Ricardo:
Theo Ricardo, trong nền sản xuất TBCN, sản xuất ngày càng mở rộng phát triển thì lợi nhuận ngày càng cao nên tích lũy tư bản càng lớn.Tích lũy tư bản lớn, tái SX ngày càng mở rộng, cầu về lđộng tăng, giá cả lđộng tăng, tiền công của công nhân tăng, thu nhập của công nhân tăng, sức mua HH trên thị trường tăng, cầu về HH tăng, giá cả HH tăng, lợi nhuận tăng… làm cho nền sản xuất TBCN ko ngừng phát triển, cung luôn phù hợp vs cầu, ko có sản xuất vượt quá tiêu dùng sẽ không có khủng hoảng kinh tế .Tóm lại, CNTB ko có sản xuất thừa, ko có khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, Ricardo cũng nhìn thấy xu hướng giảm sút tỉ suất lợi nhuận là: có thể có hàng hóa nào đó SX ra quá thừa và tràn ngập thị trường, tư bản bỏ vào sản xuất hàng hóa đó sẽ ko đc bù lại. Nhưng điều này ko thể xảy ra đối vs tất cả các hàng hóa.
Thuyết tiêu thụ J.B.Say:
Công cụ để CM:
Quy luật thị trường: dưới tác động của CNTB, khối lượng HH bán ra bằng khối lượng HH mua vào (AD=AS) nên ko thể có SX thừa. Do:
- Hàng hóa đc trao đổi bằng hàng hóa.
- Người bán đồng thời là người mua.
- Sản xuất tự tạo ra thị trường.
- Tiền chỉ là vật trung gian làm cho trao đổi đc thực hiện dễ dàng.
- Nên cung tự tạo ra cầu
Ông cũng thừa nhận tình trạng SX thừa có thể xảy ra, ông dự kiến có 2 khả năng:
- SX thừa do sức mua ko đủ:chỉ xảy ra mang tính cục bộ,quy luật thị trường có khả năng tự điều chỉnh
- Thừa tuyệt đối: điều này thực tế ko bao giờ xảy ra vì nhu cầu của con ng là vô cùng
Ông cho rằng sản xuất thừa chỉ là sự mất cân đối về cơ cấu,còn trên phạm vi toàn xã hội ko thể có khủng hoảng sản thừa nên lí luận này mang tính bao biện, tầm thường.
Lí thuyết cần bằng tổng quát của L.Walras:
Khi bán sản phẩm trên thị trường được giá cao hơn chi phí sản xuất doanh nhân sẽ có có lãi vì thế họ mở rộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân làm cho sức cầu trên TTTB và TTLĐ tăng dẫn đến giá cả của tư bản và lao động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng .
Mặt khác, sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên TTSP tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanh nhân giảm. Khi giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng chi phí sản xuất ra chúng thì doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy họ không mở rộng sản xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm công nhân nữa) .
Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn định (tiền công, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Tóm lại, theo L.Walras, nền kinh tế thị trường sẽ có cơ chế tự điều tiết để nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mà không xảy ra khủng hoảng.
Câu 2: Trong lịch sử, trường phái nào đề cao vai trò điều tiết của cơ chế thị trường, trường phái nào đề cao vai trò nhà nước. Cụ thể.
Ø Trường phái đề cao vai trò của thị trường:
Trường phái trọng nông (cổ điển Pháp): học thuyết về trật tự tự nhiên – Quesney.
Theo F.Quesney có 2 loại quy luật tồn tại trong thế giới: quy luật vật lí và quy luật luân lí.
Quy luật vật lí chi phối tác động tới các vấn đề tự nhiên.
Quy luật luân lí chi phối tác động tới các vấn đề kinh tế.
Quy luật luân lí cũng tất yếu, khách quan và tồn tại vĩnh viễn như quy luật vật lí.
Kêu gọi tuân theo quyền tự nhiên và trật tự tự nhiên, đó là quyền chính đáng tối cao và cơ bản.
Thừa nhận vai trò tự do của cá nhân: tự do thân thể, tự do bán sức lao động, tự do cạnh tranh, tư do giao dịch giữa những ng sản xuất…
Trường phái cổ điển Anh: A.Smith.
Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nahan còn chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi ích cá nhân.
Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch).
Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.
Trường phái Tân cổ điển:
Cân bằng tổng quát – L.Walras
Khi bán sản phẩm trên thị trường được giá cao hơn chi phí sản xuất doanh nhân sẽ có có lãi vì thế họ mở rộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân làm cho sức cầu trên TTTB và TTLĐ tăng dẫn đến giá cả của tư bản và lao động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng .
Mặt khác, sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên TTSP tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanh nhân giảm. Khi giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng chi phí sản xuất ra chúng thì doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy họ không mở rộng sản xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm công nhân nữa) .
Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn định (tiền công, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Điều kiện để có cân bằng tổng quát là: có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản xuất thêm và chi phí sản xuất ra chúng (Sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất).
Lí thuyết giá cả A.Marshall:
Ông tập trung nghiên cứu nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
Ông cho rằng: Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối quan hệ cung cầu. Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”.
=> Marshall đề cao sự tự phát của cơ chế thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng kinh tế.
Ø Trường phái đề cao vai trò của nhà nước:
Chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương chưa biết đến và không thừa nhận sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan do đó họ đánh giá rất cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển
Trường phái Keynes:
Nhà nước phải duy trì cầu đầu tư để kích thích cả đầu tư Nhà nước và tư nhân bằng các chương trình đầu tư lớn (sự tham gia của nhà nước vào kinh tế là cần thiết, không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết).
Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ làm công cụ làm công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế thông qua hai hướng: vừa củng cố lòng tin và sự lạc quan của doanh nhân, vừa bảo đảm bù đắp thâm hụt ngân sách.
Thực hiện “lạm phát kiểm soát” để tăng giá cả hàng hóa, tăng mức lưu thông tiền tệ để giảm lãi suất cho vay, in tiền giấy trợ cấp thâm hụt ngân sách Nhà nước, sử dụng công cụ thuế điều tiết kinh tế.
Khuyến khích mọi hình thức đầu tư (để tạo việc làm và tăng thu nhập).Thậm chí kể cả đầu tư cho chiến tranh.
Khuyến khích tiêu dùng của mọi loại người (tăng tổng cầu). (Đặc biệt khuyến khích tiêu dùng xa hoa của các tầng lớp giàu có).
Ø Trường phái xem trọng cả 2 bàn tay:
- Chủ nghĩa tự do mới: Thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn.
- Trường phái chính hiện đại: coi trọng cả 2 bàn tay của nhà nước và thị trường như nhau.
Câu 3: Quan điểm của các nhà kinh tế trong lịch sử về các vấn đề:
1. Thất nghiệp – việc làm.
Quan điểm của Say:
Là ng ca ngợi CNTB, J.Say tìm mọi cách để che đậy hậu quả của việc sử dụng chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông, thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân và các hoạt động kinh tế khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát k có j nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong thời kì sản xuất và việc làm giảm sút.máy móc theo lối TBCN. Ông đưa ra ‘thuyết bù trừ’ để giải thích nạn thất nghiệp.
Theo Say, chỉ trong thời kì đầu, việc sử dụng máy móc có 1 số điều bất tiện, gạt bỏ 1 bộ phận công nhân ra và làm cho họ tạm thời ko có việc làm. Nhưng cuối cùng thì công nhân vẫn có lợi vì việc sử dụng máy móc, công ăn việc làm sẽ tăng lên bằng 1 nghề khác. Ông còn cho rằng việc dùng máy móc để sản xuất làm cho hàng hóa rẻ đi,công nhân là ng có lợi nhất.
Theo cách trình bày của Say, công nhân là “g/cấp quan tâm đến thành tựu kĩ thuật của SX hơn tất cả các g/cấp khác”. Thực ra, ông chỉ muốn CM sự hòa hợp lợi ích giữa tư bản và lao động.
Quan điểm của Mác:
Quan điểm của Keynes:
Thất nghiệp là nhân tố gây bất ổn định cho nền kinh tế vì thế Keysnes chủ trương khuyến khích mọi hoạt động có thể nâng cao tổng cầu và khối lượng việc làm, thâm chí cả các hoạt động đầu tư cho chiến tranh, quân sự hóa nền kinh tế. Đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, miễn giải quyết được việc làm.
Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền mặt,… vì thế cầu tiêu dùng và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả.
Quan điểm của Samuelson:
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động k có việc làm và đang tìm việc làm.
Tỉ lệ thất nghiệp: số ng thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động.
Thất nghiệp tự nhiên: Đây là mức mà ở đó, các trường lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng.
Phân loại:
Căn cứ vào tác động của tiền lương với thị trường lao động: thất nghiệp tự nguyện và k tự nguyện.
Căn cứ vào trạng thái thất nghiệp: thất nghiệp tạm thời, cơ cấu, chu kì.
Biện pháp giảm thất nghiệp: cải thiện dịch vụ thị trường lao động, mở các lớp đào tạo nghề, loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ, tạo việc làm công cộng.
2. Lạm phát:
Quan điểm của Mác:
Quan điểm của Keynes:
Để giảm lãi suất và tăng lợi nhuận, Keynes chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông, thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân và các hoạt động kinh tế khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát k có j nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong thời kì sản xuất và việc làm giảm sút.
Trọng tiền Friedman:
Chủ trương ưu tiên chống lạm phát hơn là chống thất nghiệp (Thậm chí có thể chấp nhận tỉ lệ thất nghiệp cao để ngăn ngừa lạm phát), lạm phát là căn bệnh nan giải của xã hội chứ không phải thất nghiệp.
Chỉ có chính sách tiền tệ mới giữ vai trò chủ đạo tác động đến ổn định và phát triển kinh tế (không phải là các chính sách tài khóa như thuế và chi tiêu), trái với Keynes.
Tư tưởng điều tiết tiền tệ (Friedman) là: chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kì phát triển, trong thời kì khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ, trong thời kì ổn định nên giảm mức cung tiền tệ. Nhìn chung giữ mức cung của tiền tăng với tỉ lệ ổn định (3 – 4% / năm).
Quan điểm của Samuelson:
Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng.
Tác động của lạm phát:
- Phân phối lại thu nhập và của cải.
- Thay đổi mức độ và hình thức sản lượng.
Nguồn gốc của lạm phát:
Lạm phát mà mọi người đã dự tính trước
Lạm phát do chấn động của nền kinh tế: lạm phát cầu kéo và chi phí đẩy.
Biện pháp kiểm soát lạm phát:
- Chấp nhận mức lạm phát và suy thoái kinh tế. Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ trao đổi. Giảm lạm phát bằng tăng thất nghiệp hoặc ngc lại
- Dùng chỉ số và kĩ thuật thích ứng.
- Kiếm soát giá cả, tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện.
- Dựa vào kỉ luật thị trường cạnh tranh đê hạn chế tăng giá cả tiền lương.
- Sử dụng chính sách thu nhập như thuế, trợ cấp
3. Tiền tệ:
Quan điểm của CNTT:
Họ đồng nhất tiền tệ với của cải, cho rằng tiền tệ mới là tài sản thực sự của một quốc gia, một nước càng có nhiều tiền thì càng giàu có, sự giàu có tích lũy dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn. Đồng thời coi hàng hóa chỉ là phương tiện nhằm gia tăng khối lượng tiền tệ, mục đích của mọi chính sách kinh tế của một quốc gia là làm tăng khối lượng tiền tệ.
Chủ nghĩa trọng thương là trường phái đầu tiên coi trọng vai trò của tiền tệ trong lịch sử kinh tế.
Quan điểm của cổ điển Anh:
Phân biệt được tiền tệ với của cải, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người ta có thể mua được cái gì với tiền. Lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó
Đều có tư tưởng xác định số tiền cần thiết trong lưu thông và bước đầu đã đi đúng hướng, đặt nền móng cho quy luật lưu thông tiền tệ. Không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả hàng hóa mà chính giá cả hàng hóa quy định số lượng tiền tệ.
Thấy được chức năng phương tiện lưu thông của tiền.
Tuy nhiên:
Chưa thấy đc nguồn gốc và bản chất của tiền tệ khi chưa phân biệt đc tiền giấy với tiền vàng.
Chưa biết đến các chức năng khác của tiền.
Quan điểm của Mác:câu 1 chương C.Mác
Quan điểm của trọng tiền Friedman:
Thứ nhất, cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc gia và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô).
Cụ thể: tiền cung ứng tăng nhanh hơn mức thu nhập thì dân cư sẽ chi tiêu ngay số tiền đó là cầu tiêu dùng tăng dẫn đến tăng giá và lạm phát.
Ngược lại, tiền cung ứng ít hơn mức cần thiết thì chi tiêu giảm, tổng cầu giảm, hàng hóa bán ra chậm, dẫn đến trì trệ, thu hẹp sản xuất, hiện tượng suy thoái kinh tế và thất nghiệp xảy ra.
Thứ hai, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông qua chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát.
Từ công thức: MV = PQ
Ta có: V = PQ / M
M – Mức cung tiền tệ
V – Tốc độ lưu thông tiền tệ
P – Giá cả TB của hàng hóa và dịch vụ
Q – Sản lượng (KL hàng hóa và dịch vụ trong năm)
P.Q – GNP danh nghĩa
Tư tưởng điều tiết tiền tệ (Friedman) là: chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kì phát triển, trong thời kì khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ, trong thời kì ổn định nên giảm mức cung tiền tệ. Nhìn chung giữ mức cung của tiền tăng với tỉ lệ ổn định (3 – 4% / năm).
4. Giá trị: giá trị – lao động, giá trị ích lợi.
Giá trị – lao động
Cổ điển Anh:
Khi bàn về nguồn gốc của giá trị hàng hóa, lần đầu tiên trong lịch sử họ đã biết đến nguồn gốc của giá trị chính là do lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị.
Đến cuối cùng D.Ricardo đã phân biệt đc lao động cá biệt, lao động xã hội quyết định giá trị hàng hóa. Xem xét đến lượng giá trị hàng hóa, ông nói: “trừ một số hàng hóa quý và hiếm còn đại bộ phận lượng giá trị hàng hóa đc đo lường bằng thời gian lao động và năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lao động”. Vậy lượng giá trị hàng hóa là do thời gian lao động cần thiết quyết định
Do đó đưa ra nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa chính là năng suất lao động và đặt vấn đề về tính chất lao động.
Về cơ cấu giá trị hàng hóa, cuối cùng họ cũng mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c1 (máy móc thiết bị nhà xưởng), v, m, tuy nhiên chưa phân biệt được sự chuyển dịch củac vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.
Trường phái cổ điển Anh đã phân biệt được giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa. giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế:
Chưa biết đến tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa chưa phân biệt được lao động cụ thể lao động trừu tượng.
Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác phạm trù này chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).
Chưa chứng minh được đầy đủ các hình thái biểu hiện của giá trị
Quan điểm của Mác:
Ø Hiểu được mặt chất của giá trị hàng hóa:
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chì là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.
Ngoài ra khin nghiên cứu tính 2 mặt của lao động sx hàng hóa, ông chỉ ra lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự trao đổi ngang giá.
Ø Xác định được lượng giá trị:
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.
Ø Chứng minh đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:
- Năng suất lao động; cường độ lao động;
- Mức độ phức tạp của lao động.
Ø Bổ sung đầy đủ cấu thành lượng giá trị:
So vs trường phái cổ điển Anh, bổ sung thêm C2 – giá trị cũ trong nguyên vật liệu.
Như vậy cấu thành lượng giá trị hàng hóa W = c + v + m.
Giải thích được các bộ phận di chuyển vào sản phẩm mới như thế nào.
Ø Chỉ ra các hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa: giá trị trao đổi, giá cả hàng hóa.
Ø Chứng minh được các hình thức chuyển hóa của giá trị hàng hóa, giá cả sản xuất trong cạnh tranh và giá cả độc quyền trong độc quyền.
Giá trị ích lợi
J.B.Say:
Nguyên lí giá trị ích lợi của J.B.Say đối lập hoàn toàn với trường phái cổ điển Anh khi cho rằng sản xuất tạo ra giá trị sử dụng, giá trị sử dụng truyền giá trị cho các vật. Giá trị là thước đo tính hữu dụng. Ông ta không phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị do đó che đậy bản chất và đặc thù xã hội của giá trị. J.B.Say cho rằng giá trị càng cao thì tính hữu dụng càng lớn.
Ngay trong lí luận này, Say lại tự mâu thuẫn vs chính mình: ở 1 chỗ khác, ông cho rằng quan hệ cung-cầu cũng quyết định giá trị. Ông nói thước đo giá trị của hàng hóa bằng số lượng các đồ vật mà ng khác đồng ý đưa ra để đổi lấy hàng hóa nói trên.
TP giới hạn thành Viene Áo:
Ø Lí luận ích lợi giới hạn
Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật mà nhờ đó những nhu cầu khác nhau của con ng đc t/m, phân ra thành ích lợi chủ quan, khách quan, ích lợi cụ thể, trìu tượng.
Do nhu cầu của con ng có cường độ khác nhau nên nếu như đc tuần tự t/m thì nhu cầu sẽ có cường độ giảm và theo đà tăng của vật đc đưa ra để t/m nhu cầu thì vật sau sẽ đc đánh giá lợi ích thấp hơn vật trước.Vì vậy vs 1 số lượng sp có giới hạn thì vật đc đưa ra sau cùng sẽ đc gọi là sp giới hạn và ích lợi của vật đó đc gọi là ích lợi giới hạn.
Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật đc đưa ra sau cùng để t/m nhu cầu; vật đó có ích lợi nhỏ nhất và quy định lợi ích của tất cả các vật khác.
Thế giới quan giữa ích lợi giới hạn vs số lượng sp đc đưa ra để t/m nhu cầu là tương quan tỉ lệ nghịch.
Ø Lí luận giá trị giới hạn:
Nội dung:
Phủ nhận lí thuyết giá trị lđ của trường phái ‘TS cổ điển’ và C.Mác.
Đưa ra lý thuyết giá trị – ích lợi (giá trị – chủ quan): Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị – ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
Về Giá trị trao đổi (GTTĐ): cho rằng GTTĐ là chủ quan, sở dĩ hai người trao đổi sản phẩm cho nhau là vì cả hai đều tin rằng sản phẩm mà mình bỏ ra đối với mình ít giá trị hơn sản phẩm mà mình thu về (ở đây có sự so sánh các sản phẩm, nếu có lợi mới trao đổi, căn cứ vào nhu cầu bản thân).
Ngoài ra, A.Marshall nhà kinh tế thuộc trường phái Cambridge Anh cũng cho rằng nhu cầu về của cải là có giới hạn và khẳng định giá cầu của người mua được quyết định bởi ích
0 nhận xét:
Đăng nhận xét