Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

TRƯỜNG PHÁI KEYNES

CHƯƠNG 7: TRƯỜNG PHÁI KEYNES

Câu 1: Đặc điểm phương pháp luận của lí thuyết Keynes. Vì sao nói trường phái này vừa kế thừa vừa đối lập trường phái Tân cổ điển.

Đặc điểm phương pháp luận:

Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng).

Ví dụ như:

Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng:

-        Một là, đại lượng xuất phát (bao gồm nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao động, mức độ trang bị kĩ thuật của sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của người lao động, cơ cấu của chế độ xã hội). Là đại lượng không thay đổi hay thay đổi chậm chạp.

-        Hai là, đại lượng khả biến độc lập (là những khuynh hướng tâm lý như tiêu dùng, đầu tư, ưa chuộng tiền mặt,…). Là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm sự hoạt động của tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa.

-        Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc (là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cụ thể hóa tính trạng nền kinh tế như: khối lượng việc làm, thu nhập quốc dân, đơn vị tiền công) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến số độc lập.

-        Mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc:

Thu nhập (R) = giá trị sản lượng (Q) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)

Tiết kiệm (E) = Thu nhập (R) – Tiêu dùng (C)        (E hoặc S)

(hay R = Q = C + I , E = R – C)   ⇒  E = I.

-        E, I là 2 đại lượng quan trọng, theo Keynes việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm,tăng thu nhập đòi hỏi khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết kiệm, có như vậy mới giải quyết được khủng hoảng và thất nghiệp.

Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng khác với các nhà cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội).

Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế  học phải giải quyết. Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền  mặt,…  vì thế cầu tiêu dùng và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả.

=>Vì vậy lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.

Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lý thuyết của mình đúng cho mọi chế độ xã hội.

Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học (công thức, mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị).

    Ø Kế thừa và đối lập Tân cổ điển:

Kế thừa:

Cũng giống như trường phái Tân cổ điển, Keynes hướng sự chú ý phân tích kinh tế vào lĩnh vực trao đổi, lưu thông, cung cầu ( thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng, sản lượng nền kinh tế.

Ông cũng tích cực sử dụng công thức toán học trong phân tích kinh tế (công thức mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị…)

Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan giống với các nhà kinh tế học cổ điển khi đưa ra các khuynh hướng.

Đối lập:

Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng). Còn Tân cổ điển áp dụng phương pháp vi mô trong nghiên cứu, từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp rút ra kết luận chung cho toàn xã hội.

Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội). Còn các nhà kinh tế Tp Tân cổ điển sử dụng tâm lí chủ quan cá nhân cá biệt trong phân tích (ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn…)

Keynes nhấn mạnh bàn tay của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Trong khi Tân cổ điển tiếp tục kế thừa trường phái cổ điển Anh: đề cao cơ chế tự phát của thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân bằng nền kinh tế

Câu 2: Phân tích lí thuyết việc làm của Keynes cho biết vì sao trong lí thuyết này lãi suất là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô. ý nghĩa

    Ø Nội dung

Khái niệm việc làm trong lí thuyết của Keynes có 1 phạm vi rộng. Nó ko chỉ đc dùng để xác định tình trạng, quy mô lđ, thất nghiệp mà còn bao gồm tình trạng sản xuất, quy mô thu nhập. Khái niệm việc làm phản ánh tình trạng Kinh tế nên thuộc nhóm đại lượng khả biến phụ thuộc.

Lí thuyết việc làm có thể đc khái quát:

Khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có hiệu quả là giao điểm đg tổng cung vs tổng cầu (tổng thu nhập) khi tổng cung ngang bằng tổng cầu. Cầu có hiệu quả cao thì lượng công nhân thu hút vào càng nhiều và ngc lại.

    Khuynh hướng “tiêu dùng” và khuynh hướng “tiết kiệm”:

Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh mối tương quan giữa thu nhập vs số dành cho tiêu dùng đc rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố ảnh hưởng: thu nhập của dân cư;  những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập (thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa); nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm)

Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiệm

-        Tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc 8 nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện

-        Tiết kiệm của DN & các tổ chức đoàn thể

Khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ giảm dần

Khuynh hướng “tiết kiệm giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.

Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.

Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lí chung của dân chúng là khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập vì khuynh hướng gia tăng tiết kiệm 1 phần thu nhập.Vì vậy tiêu dùng giảm xuống 1 cách tương đối làm cho cầu có hiệu quả giảm, quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, việc làm giảm dẫn đến thu nhập giảm. Để khắc phục tình trạng này, phải có Nhà nước can thiệp bằng các biện pháp kích thích cầu, tăng cầu có hiệu quả thông qua việc Nhà nước duy trì cầu đầu tư. Mức độ cân bằng việc làm phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Mà khối lượng đầu tư hiện tại phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Sự kích thích đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất.

    Lãi suất

Tiền đề: phân biệt nhà tư bản & doanh nhân.

Theo Keynes, nhà tư bản là ng có tư bản tiền tệ đem cho vay, được hưởng thu nhập căn cứ vào lãi suất. Doanh nhân là 1 nhà đầu tư, kinh doanh, đương nhiên có thể vay tư bản cho mục đích đầu tư, đc hưởng thu nhập căn cứ vào hiệu quả giới hạn of  tư bản.

Lãi suất là cơ sở hình thành thu nhập của nhà TB

Hiệu quả giới hạn của TB là cơ sở hình thành của thu nhập của doanh nhân

Nội dung:

Lãi suất: lãi suất ko thể là tiền thưởng cho hành vi nhịn ăn tiêu, mà là phần thưởng cho ng có tiền nhưng chấp nhận chia li với tiền của mình, giao tiền cho ng khác sử dụng.

Theo ông, ng ta có khuynh hướng thích giữ tiền mặt. Khi giao tiền, ta chấp nhận hệ số rủi ro.Vì vậy lãi suất đo lường sự tự nguyện của ng có tiền ko sử dụng tiền mặt của họ. Do đó nó làm cân bằng giưã số lượng tiền mặt và khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt. Ng có tiền chỉ bỏ tiền ra cho vay khi có lãi suất cao, còn khi lãi suất thấp thì khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt sẽ thắng.

M=L(r) Trog đó:

M: Khối lượng tiền tệ; r: lãi suất; L: hàm số ưa chuộng tiền mặt

Cầu về tiền tệ biến thiên theo r, nếu M tăng sẽ đẩy r lên cao

    Hiệu quả giới hạn của TB:

Khi doanh nhân bỏ tiền ra đầu tư thì có quyền mua đc phần lời triển vọng

Phần lời triển vọng (Lợi nhuận) = Số tiền bán hàng – Phí tổn thay thế(chi phí SX)

Hiệu quả giới hạn của TB = phần lời triển vọng / phí tổn thay thế x 100%

(Tỷ suất lợi nhuận)

Cùng vs sự tăng lên của vốn đầu tư, hiệu quả giới hạn của TB ngày càng giảm vì khi vốn đầu tư tăng thì lượng cung hàng hóa tăng => giá cả hàng hóa  giảm => số tiền bán hàng giảm => phần lời triển vọng giảm vốn đầu tư tăng => phí tổn thay thế tăng => hiệu quả giới hạn của TB giảm

Giới hạn đầu tư TB = hiệu quả giới hạn của TB – Lãi suất > 0

Nhà nước chủ động điều tiết lãi suất tùy vào từng thời kì của nền kinh tế

    Đầu tư & mô hình số nhân (K)

Đầu tư là đại lượng giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Việc tăng đầu tư sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng.

Số nhân là tỉ số giữa gia tăng thu nhập & gia tăng đtư, nó phản ánh mỗi sự gia tăng of đầu tư sẽ khuếch đại thu nhập lên bn lần

K = dR/dI = dR/(dR-dC) =1/(1- dC/dR)

Tăng đầu tư – tăng cầu bổ sung công nhân – tăng quỹ lương – tăng tiêu dùng – tăng giá – tăng quy mô SX – tăng việc làm – tăng thu nhập – tăng đầu tư

    Ø Lãi suất là công cụ quan trọng?

Lãi suất: là phần trả công cho sự chia ly của cải tiền tệ (Số tiền trả cho việc không sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định). Không phải cho tiết kiệm hay nhịn ăn tiêu (vì khi tích trữ tiền mặt dù rất nhiều cũng không nhận được khoản trả công nào cả).

Có thể thấy trong lí thuyết việc làm của Keynes, lãi suất là công cụ điều tiết hết sức quan trọng, bởi ông cho rằng:

Giữa hiệu quả giới hạn và lãi suất có mối quan hệ mật thiết, nó hình thành nên giới hạn của những cuộc đầu tư: khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường thì người ta tiếp tục đầu tư, khi hiệu quả giới hạn của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng  lãi suất người ta sẽ không đầu tư nữa.

Khi khối lượng tiển tệ lưu thông lớn: nếu giảm lãi suất => chi phí sản xuất kinh doanh sẽ giảm xuống => hiệu quả giới hạn của tư bản tăng lên => doanh nghiệp lạc quan đầu tư thêm => tạo việc làm mới, giải quyết thất nghiệp, khủng hoảng.

Ngoài ra trong chương trình kinh tế của Keynes, lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng được triển khai trong chính sách tiền tệ.

    Ø Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lí thuyết này

Việc làm là 1 vấn đề kinh tế XH ko chỉ liên quan đến thu nhập của cá nhân,quyết định cầu tiêu dùng,mà còn liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế.Việc nghiên cứu lí thuyết việc làm của Keynes nêu gợi ý về giải pháp muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh phải toàn dụng nhân lực

Lí thuyết việc làm vạch rõ muốn khắc phục tình trạng khủng hoảng Kinh tế và tạo sự ổn định,cần phải mở rộng đầu tư của các chủ thể trong nền Kinh tế.Trong đó,đầu tư của NN có ý nghĩa rất quan trọng,ko chỉ tạo thêm việc làm mà còn kích thích đầu tư của tư nhân.Tức là NN ko chỉ đơn thuần là 1 tổ chức có chức năng điều tiết Kinh tế,mà còn là 1chủ thể hoạt động kinh tế trên thị trường.Sự tồn tại và phát triển của khu vực Kinh tế NN là cần thiết để 1 nền Kinh tế toàn dụng nhân lực.

Lí thuyết việc làm của Keynes cho thấy ko thể giải quyết tốt vấn đề việc làm trong XH nếu để mặc cho cơ chế thị trường tự do.Cần phải coi trọng vai trò Kinh tế của NN,NN phải thực hiện điều tiết vĩ mô nền Kinh tế thị trường,phải coi giải quyết việc làm là 1 mục tiêu quan trọng của điều tiết Kinh tế vĩ mô.Cần áp dụng nhiều công cụ kinh tế trong giải quyết vấn đề việc làm.

Câu 3: Quan điểm của Keynes về thất nghiệp, vì sao nói vấn đề việc làm chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ lí thuyết của Keynes.

Vấn đề việc làm chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ lí thuyết của Keynes bởi lí thuyết của Keynes ra đời sau khi chứng kiến cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho tình trạng thất nghiệp kéo dài nghiêm trọng trong khi các lí thuyết kinh tế trc đây bắt đầu tỏ ra không hiệu quả thì lí thuyết kinh tế của Keynes ra đời nhằm chống lại khủng hoảng kinh tế, khắc phục tình trạng thất nghiệp.

Thất nghiệp là nhân tố gây bất ổn định cho nền kinh tế vì thế Keysnes chủ trương khuyến khích mọi hoạt động có thể nâng cao tổng cầu và khối lượng việc làm, thâm chí cả các hoạt động đầu tư cho chiến tranh, quân sự hóa nền kinh tế. Đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, miễn giải quyết được việc làm.

Thậm chí để giảm thất nghiệp ông chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông, thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân và các hoạt động kinh tế khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát k có j nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong thời kì sản xuất và việc làm giảm sút.

Để giải quyết thất nghiệp, Keynes đưa ra lí thuyết về việc làm:

Khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có hiệu quả là giao điểm đg tổng cung vs tổng cầu (tổng thu nhập) khi tổng cung ngang bằng tổng cầu. Cầu có hiệu quả cao thì lượng công nhân thu hút vào càng nhiều và ngc lại.

    Khuynh hướng “tiêu dùng” và khuynh hướng “tiết kiệm”:

Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh mối tương quan giữa thu nhập vs số dành cho tiêu dùng đc rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố ảnh hưởng: thu nhập của dân cư;  những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập (thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa); nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm)

Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiệm

-        Tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc 8 nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện

-        Tiết kiệm của DN & các tổ chức đoàn thể

Khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ giảm dần.

Khuynh hướng “tiết kiệm giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.

Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.

Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lí chung của dân chúng là khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập vì khuynh hướng gia tăng tiết kiệm 1 phần thu nhập.Vì vậy tiêu dùng giảm xuống 1 cách tương đối làm cho cầu có hiệu quả giảm, quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, việc làm giảm dẫn đến thu nhập giảm.

Đầu tư là đại lượng giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Việc tăng đầu tư sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng. Mức độ cân bằng việc làm phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Mà khối lượng đầu tư hiện tại phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Sự kích thích đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của TB và lãi suất.

Để khắc phục tình trạng này, phải có Nhà nước can thiệp bằng các biện pháp kích thích cầu, tăng cầu có hiệu quả thông qua việc Nhà nước duy trì cầu đầu tư.

Tăng đầu tư – tăng cầu bổ sung công nhân – tăng quỹ lương – tăng tiêu dùng – tăng giá – tăng quy mô sản xuất – tăng việc làm – tăng thu nhập…Từ đó, thất nghiệp và khủng hoảng được ngăn chặn.

Câu 5: Vì sao Keynes đc đánh giá là công trình sư của chủ nghĩa tư bàn độc quyền nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nc tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào nền kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư sản.

Chủ nghĩa tư sản độc quyền nhà nước ra đời vào giữa thế kỉ XX sau khi lí thuyết kinh tế của Keynes ra đời, nhà nước tư sản bắt đầu can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế sau đó kết hợp với các tổ chức độc quyền tư nhân.

Chương trình kinh tế của Keynes thể hiện rõ nét 4 biều hiện của chủ nghĩa độc quyền nhà nước:

-        Sự kết hợp nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước:

-        Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước:

 Nhà nước có chương trình đầu tư có quy mô lớn để tăng cầu có hiệu quả, qua đó Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế.

-        Sự hình thành và phát triển của thị trường nhà nước:

Ông chủ trương sử dụng ngân sách của nhà nước để duy trì cầu đầu tư. Thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nước , trợ cấp về tài chính, đảm bảo tín dụng nhằm bảo đảm lợi nhuận cho độc quyền tư nhân.

-        Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước:

Để giảm lãi suất và tăng lợi nhuận, Keynes chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông, thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân và các hoạt động kinh tế khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát k có j nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong thời kì sản xuất và việc làm giảm sút.

Keynes coi chính sách tài chính là công cụ chủ yếu để giải quyết các vấn đề kinh tế. Ông đánh giá cao hệ thống thuế khóa và công trái Nhà nước, nhờ chúng mà bổ sung thu nhập cho ngân sách. Theo ông, cần phải tăng thuế đối vs ng lao động để điều tiết bớt 1 phần tiết kiệm từ thu nhập của họ và giảm thuế đối vs các nhà kinh doanh để nâng cao hiệu quả của tư bản, nhờ đó khuyến khích đầu tư của các nhà kinh doanh.

Câu 6: Đặc điểm chủ yếu của lí thuyết Keynes. Những đặc điểm đó thế hiện trong lí thuyết về nhà nước và sự can thiệp vào nền kinh tế ntn.

Đặc điểm: chép câu 1.

Thể hiện trong lí thuyết về nhà nước và sự can thiệp của nhà nước thì có 2 đặc điểm là:

Sử dụng phương pháp vĩ mô trong phân tích kinh tế: Đối tượng mà các chính sách của nhà nước quan tâm đến là những tổng lượng lớn của nền kinh tế như tổng cầu, đầu tư, tiêu dùng toàn xã hội, tổng sản lượng nền kinh tế…

Lí thuyết trọng cầu: Ông cho rằng để giải quyết các vấn đề khủng hoảng thất nghiệp của nền kinh tế thì chỉ cần tác động đến tổng cầu (không đề cập tới cung). Trong chương trình kinh tế của mình, ông cho rằng nhà nước cần phải thực hiện các biện pháp tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng. Cụ thể:

Nhà nước có chương trình đầu tư có quy mô lớn để tăng cầu có hiệu quả, qua đó Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế.

Ông chủ trương sử dụng ngân sách của nhà nước để duy trì cầu đầu tư. Thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nước , trợ cấp về tài chính, đảm bảo tín dụng nhằm bảo đảm lợi nhuận cho độc quyền tư nhân.

Để giảm lãi suất và tăng lợi nhuận, Keynes chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông, thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân và các hoạt động kinh tế khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát k có j nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong thời kì sản xuất và việc làm giảm sút.

Keynes coi chính sách tài chính là công cụ chủ yếu để giải quyết các vấn đề kinh tế. Ông đánh giá cao hệ thống thuế khóa và công trái Nhà nước, nhờ chúng mà bổ sung thu nhập cho ngân sách. Theo ông, cần phải tăng thuế đối vs ng lao động để điều tiết bớt 1 phần tiết kiệm từ thu nhập của họ và giảm thuế đối vs các nhà kinh doanh để nâng cao hiệu quả của tư bản, nhờ đó khuyến khích đầu tư của các nhà kinh doanh.

Ông khuyến khích mọi hoạt động nâng cao tổng cầu và khối lượng việc làm, thậm chí các hoạt động đầu tư cho chiến tranh, quân sự hóa nền kinh tế.

Khuyến khích tiêu dùng cá nhân của tất các các tầng lớp xã hôi.

Câu 7: Đánh giá lí thuyết Keynes.

Học thuyết kinh tế của Keynes dã có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế trong các nước tư bản. Góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tư bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là trong những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước rất cao (tạo nên những thần kì: Nhật, Tây Đức, Pháp, Thụy Sĩ,…). Vì vậy học thuyết này giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản trong một thời gian dài.  Các khái niệm được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô ngày nay.

“Nó là liều thuốc chữa cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm và nền kinh tế Mỹ lành mạnh”

Học thuyết này là cơ sở chủ đạo của các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí CHLB Đức dựa vào học thuyết Keynes ban hành đạo luật có tên “Luật về ổn định hóa nền kinh tế” (1968) tạo khung pháp lí cho chính phủ toàn quyền điều hành nền kinh tế nhằm đạt 4 mục đích: tăng trưởng, thất nghiệp thấp, chống lạm phát và cân bằng thanh toán.

Keynes được coi là nhà kinh tế cừ khôi, cứu tinh đối với chủ nghĩa tư  bản sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Dư luận rộng rãi đánh giá Keynes là một trong ba nhà kinh tế lớn nhất (cạnh A.Smith và C.Mác). Tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” được so sánh với “Nguồn gốc của cải của các dân tộc” (A.Smith) và “Tư bản” (C.Mác)

Hạn chế

Mặc dù vậy, học thuyết kinh tế trường phái Keynes còn nhiều hạn chế, đó là:

Mục đích chống khủng hoảng và thất nghiệp chưa làm được (chỉ tác dụng tạm thời), biểu hiện:

-        Thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao.

-        Khủng hoảng không trầm trọng như trước nhưng vẫn xảy ra thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hơn.

Ý đồ dùng lãi suất để điều chỉnh chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa không có hiệu quả, biểu hiện: Chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạm phát càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại.

Quá coi nhẹ cơ chế thị trường (“dùng đại bác bắn vào cơ chế thị trường”).

Phương pháp luận thiếu khoa học, đã xuất phát từ tâm lý con người để giải thích nguyên nhân kinh tế.

Chủ nghĩa tư bản va vào cuộc khủng hoàng mới với đặc trưng là lạm phát. Vì cơ bản chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính chất ngắn hạn, ít chú trọng tới tầm quan trọng của khuyến khích đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Là bài thuốc chữa ngọn, chưa chữa được tận gốc rế căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Ông mới chỉ dừng lại ở các hiện tượng bề ngoài trong việc phân tích mâu thuẫn của CNTB. Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hoá cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tư nhân.

 Câu 8: Dựa vào quan điểm kinh tế của Keynes, CMR ông là người sáng lập ra kinh tế học vĩ mô hiện đại.

Có thể nói, lí thuyết kinh tế học của Keynes là cơ sở hình thành kinh tế học vĩ mô hiện đại, bởi có thể tìm thấy sự kế thừa TP Keynes của kinh tế học vĩ mô hiện đại ở các nội dung: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ cơ bản, lí thuyết cơ bản.

Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực trao đổi tiêu dùng là trọng tâm nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu:

Keynes đã mởi ra phương pháp vĩ mô hiện đại: phân tích nền kinh tế phải xuất phát từ tổng lượng lớn nền kinh tế, nghiên cứu mối quan hệ của các tổng lượng và sự vận động của chúng.

Thuật ngữ cơ bản: TP Keynes là trường phái đầu tiên đưa ra các thuật ngữ: Tổng cung, tổng cầu, tổng sản lượng nền kinh tế, số nhân đầu tư, khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, khuynh hướng tiết kiệm giới hạn…( sau này kinh tế học vĩ mô hiện đại phát triển thành số nhân chi tiêu, khuynh hướng tiêu dùng cận biên…)

Lí thuyết cơ bản:


Lí thuyết kinh tế của KeynesKinh tế học vĩ mô hiện đại
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn:
Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh mối tương quan giữa thu nhập vs số dành cho tiêu dùng đc rút ra từ thu nhập đó.
Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiệm
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (dC/dR): cá nhân có xu hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ giảm dần. 0 < dC/dR < 1
Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn (dS/dR) cá nhân có xu hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.
Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.
Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) là lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị.
Hàm tiêu dùng có dạng:
C = a + MPC.Yd
a: tiêu dùng tự định
Yd: thu nhập khả dụng.
0 < MPC < 1.
Xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS)
MPC + MPS = 1
Số nhân đầu tư: là mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập (dR) với gia tăng đầu tư (dI). Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần (là hệ số bằng số nói lên mức độ tăng của sản lượng do kết quả của mỗi đơn vị đầu tư).
K = 1/1 – dC/dR
Số nhân chi tiêu: Mối quan hệ giữa sự thay đổi bất kì của tổng chi tiêu đầu tư và sự thay đổi cuối cùng của thu nhập quốc dân tạo ra.
m = 1/1 – MPC = 1/MPS.
MPC là khuynh hướng tiêu dùng cận biên
MPS là khuynh hướng tiết kiệm cận biên.
Keynes chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông, thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân và các hoạt động kinh tế khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát k có j nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong thời kì sản xuất và việc làm giảm sút.Đường Phillip: Mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát.
Giải thích: Thất nghiệp thấp (gia tăng việc làm) gắn với tổng cầu cao, tổng cầu cao đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế.


Câu 9: Tại sao nói lí thuyết của Keynes là trọng cầu. quan điểm này được thể hiện ntn trong lí thuyết việc làm của ông.

Lí thuyết kinh tế của Keynes được gọi là lí thuyết trọng cầu, bởi:

Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế  học phải giải quyết.

Đồng thời, trong mối quan hệ cung cầu, ông đánh giá cao hơn vai trò của tổng cầu đối với sản lượng nền kinh tế. Tổng cầu quyết định tổng cung và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế.

Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền  mặt,…  vì thế cầu tiêu dùng giảm và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả.

Điều này thể hiện rõ nét trong lí thuyết về việc làm của Keynes.

Khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có hiệu quả là giao điểm đg tổng cung vs tổng cầu (tổng thu nhập) khi tổng cung ngang bằng tổng cầu. Cầu có hiệu quả cao thì lượng công nhân thu hút vào càng nhiều và ngc lại.

    Khuynh hướng “tiêu dùng” và khuynh hướng “tiết kiệm”:

Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh mối tương quan giữa thu nhập vs số dành cho tiêu dùng đc rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố ảnh hưởng: thu nhập của dân cư;  những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập (thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa); nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm)

Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiệm

-        Tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc 8 nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện

-        Tiết kiệm của DN & các tổ chức đoàn thể

Khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ giảm dần

Khuynh hướng “tiết kiệm giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.

Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.

Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lí chung của dân chúng là khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập vì khuynh hướng gia tăng tiết kiệm 1 phần thu nhập.Vì vậy tiêu dùng giảm xuống 1 cách tương đối làm cho cầu có hiệu quả giảm, quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, việc làm giảm dẫn đến thu nhập giảm.

Đầu tư là đại lượng giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Việc tăng đầu tư sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng. Mức độ cân bằng việc làm phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Mà khối lượng đầu tư hiện tại phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Sự kích thích đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của TB và lãi suất.

Để khắc phục tình trạng này, phải có Nhà nước can thiệp bằng các biện pháp kích thích cầu, tăng cầu có hiệu quả thông qua việc Nhà nước duy trì cầu đầu tư.

Tăng đầu tư – tăng cầu bổ sung công nhân – tăng quỹ lương – tăng tiêu dùng – tăng giá – tăng quy mô sản xuất – tăng việc làm – tăng thu nhập…Từ đó, thất nghiệp và khủng hoảng được ngăn chặn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét