Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013
David Ricardo: Đầu cơ để làm cách mạng
23:41
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bất cứ ai nghiên cứu kinh tế học đều
không thể không biết đến David Ricardo. Thế nhưng, không phải ai cũng
biết ông đã từng là một nhà đầu cơ chứng khoán xuất chúng.
Cùng với Adam Smith,David Ricardo được
coi là một trong hai nhà kinh tế học kinh điển vĩ đại nhất ở thời trước
Karl Marx. Nếu như Adam Smith đã phát hiện ra được “bàn tay vô hình của
thị trường” thì David Ricardo lần đầu tiên đưa ra khái niệm “lợi thế so
sánh về chi phí”, xây dựng nên “mô hình ngoại thương” và trường phái
“chủ nghĩa tiền tệ” cũng như đặt nền móng lý thuyết cần thiết cho tự do
hóa mậu dịch trong khuôn khổ quốc gia cũng như trên bình diện toàn cầu.
Sự nổi tiếng của Ricardo trên lĩnh vực nghiên cứu chính trị kinh tế học
và kinh tế đã làm lu mờ một thực tế là, trước khi sáng tạo ra những tác
phẩm để đời như vậy ông đã đến với đầu cơ chứng khoán khi mới 14 tuổi.
Chỉ 11 năm sau ông đã là một nhà đầu cơ chứng khoán rất thành công, trở
thành một trong những người giàu có nhất ở nước Anh đương thời và không
cần phải tiếp tục đầu cơ nữa. Sự tiếp xúc với chính trị kinh tế học và
thức dậy niềm đam mê nghiên cứu chỉ là tình cờ đối với Ricardo,nhưng nếu
không giàu có nhờ đầu cơ thì Ricardo đâu có được thời gian và tâm trí
cần phải có để làm nên cuộc cách mạng trong chính trị kinh tế học thời
ấy. Suốt cuộc đời mình, David Ricardo gần như không theo học bất kỳ
trường lớp chính quy nào.
+ H" ~8 i7 R3 U' Q X/ b
Dòng họ Ricardo có gốc do thái ở Bồ Đào
Nha. Vào thế kỷ 17 họ di tản sang Italia, Hà Lan và rồi trụ lại ở Anh.
Bố ông kinh doanh chứng khoán rất thành đạt ở Amsterdam và từ năm 1760 ở
London. David Ricardo sinh ngày 19 - 4 - 1772 và được cha dẫn dắt vào
thế giới buôn bán chứng khoán ngay từ khi mới 14 tuổi. Tuy là con thứ 3
trong tổng số 17 anh em, nhưng nhờ vào năng khiếu kinh doanh bẩm sinh mà
chỉ vài năm sau David Ricardo đã được giao trọng trách quản lý toàn bộ
công ty của gia đình. Nếu như việc tiếp cận với chứng khoán ngay từ khi
còn nhỏ là bước ngoặt quyết định đối với cuộc đời Ricardo thì việc đoạn
tình với cả tứ thân phụ mẫu vào năm 1793 là bước ngoặt quyết định thứ
hai của ông. Anh chàng David 21 tuổi chấp nhận bị bố mẹ đẻ đuổi ra khỏi
nhà, đoạn tuyệt tình cha con, và chấp nhận cả sự ghẻ lạnh của bố mẹ vợ
tương lai chỉ để có thể kết hôn được với người mình yêu. Không được học
hành và với hai bàn tay trắng, Ricardo chỉ có năng khiếu và kinh nghiệm 7
năm kinh doanh chứng khoán. Vì thế, sự lựa chọn duy nhất và cũng là
thông minh nhất của ông là thành lập công ty chứng khoán riêng.
Thời đó, trên sàn giao dịch chứng khoán
London có hai loại hình kinh doanh chứng khoán: loại buôn bán chứng
khoán theo yêu cầu và ủy thác của khách hàng (stock broker) và loại tự
doanh (stock jobber). Ngày ấy, buôn bán cổ phiếu bị luật pháp nước Anh
hạn chế nghiêm ngặt cho nên đa phần chứng khoán được giao dịch trên thị
trường chứng khoán là trái phiếu chính phủ.
4 f; z9 z5 G) j0 s
Ngày nay, các nhà nghiên cứu có thể lý giải thành công của David Ricardo trong đầu cơ chứng khoán ở Anh với 3 nguyên nhân sau.
Thứ
nhất, nhân tố con người. Ricardo hoặc phải có năng khiếu bẩm sinh trong
kinh doanh chứng khoán hoặc đã gặp rất nhiều may mắn trong kinh doanh
hoặc đã trưởng thành vượt bậc trong 7 năm hành nghề cùng với cha mình.
Một trong những nhận xét rất tinh tế của Ricardo từ quá trình theo dõi
diễn biến thị trường và nghiên cứu tâm lý khách hàng là ông nhận thấy
con người thường đánh giá quá cao ý nghĩa và tác động của những sự kiện,
vụ việc ngắn hạn. Cho nên trong các quyết định đầu tư hay đầu cơ của
mình, Ricardo luôn để ý tới những tác động lâu dài của các sự kiện chính
trị, kinh tế và quân sự, tìm cách đi trước sự kiện chứ không chạy theo
sự kiện.
Thứ hai, nhân tố thời thế. Thời Ricardo
là thời chiến tranh giữa nước Pháp của Napoleon và nước Anh do Thủ
tướng William Pitt trị vì. Những hậu quả về tài chính đối với nước Anh
thật tai hại và một nửa nhu cầu tài chính cho cuộc chiến tranh của nước
Anh chống lại nước Pháp được thủ tướng Pitt đáp ứng bằng vay nợ thông
qua phát hành trái phiếu chính phủ vô thời hạn mà lại với lãi suất cố
định là 3%, có nghĩa là chỉ khi nào nhà nước mua lại trái phiếu thì khi
đó người mua trái phiếu mới được thanh toán lại tiền. Vì thế, trái phiếu
này trở thành món hàng kinh doanh và đầu cơ rất được ưa chuộng mà khi
đó chính phủ chỉ dành cho các ngân hàng có tên tuổi. Chiến lược của
Ricardo là gây dựng uy tín cá nhân và tập hợp lực lượng để trở thành một
tổ hợp tài chính, đầu tư và đầu cơ có thể cạnh tranh được với các ngân
hàng để giành được loại chứng khoán béo bở này.
Thứ ba, nhân tố cơ hội.Cơ hội đã đến
với Ricardo vào năm 1807. Lần đầu tiên chính phủ Anh ủy thác cho tổ hợp
của Ricardo - không phải ngân hàng có tên tuổi - bán trái phiếu ra thị
trường. Sự kiện này đã biến nhà đầu cơ chứng khoán David Ricardo trở
thành một ông chủ ngân hàng đầu tư. Phi vụ trước trót lọt mở đường cho
phi vụ sau và lợi tức Ricardo thu về được từ đầu cơ trái phiếu chính phủ
khi thấp nhất cũng là 3,8%, cao là ở mức 6,3%. Năm 1815, khi rời bỏ thị
trường, Ricardo đã tích lũy được 700.000 Bảng Anh – một khoản tiền
khổng lồ vào thời đó. Với số tiền kiếm được từ đầu cơ chứng khoán,
Ricardo chuyển sang đầu cơ bất động sản, kinh doanh đất đai, dinh thự,
điền trang và lâu đài, trong đó có cả khu Gatcome Park mà sau này bán
lại cho Hoàng gia, hiện nay là nơi ở của Công chúa Anne, con gái của Nữ
hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị.
Dù vậy, hậu thế ngày nay mỗi khi nói
đến David Ricardo lại thường chỉ quan tâm đến những tư tưởng của ông về
kinh tế và chính trị kinh tế học. Năm 1799, do tình cờ mà ông đọc được
cuốn sách nổi tiếng “Sự thịnh vượng của các quốc gia” của Adam Smith và
để tâm đến chính trị kinh tế học từ đó. Rất có thể ông đã phát hiện ra
đam mê mới để khi có đủ điều kiện vật chất thì chấm dứt hoạt động đầu cơ
và chuyên tâm vào nghiên cứu kinh tế, chính trị kinh tế học.
( G6 x5 { U# c: F- k
Hậu thế xếp ông vào diện những người
tiên phong ủng hộ mậu dịch tự do và chủ nghĩa tiền tệ, chống bảo hộ mậu
dịch và nhà nước tăng vay nợ thông qua phát hành trái phiếu. Tác phẩm
nổi tiếng nhất của ông là “Những nguyên lý của chính trị kinh tế học và
đánh thuế” công bố năm 1817. Nhưng cả những bài viết trước và sau đó của
ông đều bao hàm nhiều ý tưởng vĩ mô và đều được vận dụng ở các thời
sau. Những phát kiến của ông được coi như một cuộc cách mạng thực sự về
chính trị kinh tế học và quản lý kinh tế vĩ mô. Trong tác phẩm “Sự khốn
cùng của triết học”, Karl Marx đánh giá rất cao những công trình nghiên
cứu của David Ricardo, đặc biệt liên quan đến quá trình làm ra và tăng
giá trị trong nền sản xuất tư sản. Không ít chính trị gia và học giả
ngày nay vẫn viện dẫn Ricardo để lập luận cho những quan điểm hay quyết
định chính sách của mình. Ricardo mất năm 1823 vì bệnh ở tuổi 51.Những
công trình nghiên cứu đem lại cho ông danh tiếng của một nhà lý luận
kinh tế học kinh điển vĩ đại nhất trước Karl Marx và một nhà cách mạng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét