Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Vai trò của chính quyền trong mối tương quan Công giáo - Dân tộc

 Charlie Nguyễn



   Trước khi đề cập vai trò của chính quyền trong mối tương quan thường xuyên xung đột giữa Công giáo và Dân tộc, chúng tôi xin nêu lên bằng chứng về những thảm họa gây ra cho xã hội do những đầu óc mê muội cuồng tín tôn giáo, truyền thống phản quốc của những người Công giáo đầy rẫy trong lịch sử thế giới cũng như trong lịch sử Việt Nam. Chúng tôi cũng xin nêu lên một số đề nghị để gởi đến Giáo hội Công giáo Việt Nam và sau này là những đề nghị của chúng tôi gởi đến chính quyền Việt Nam, nhất là quí vị có thẩm quyền trong nhành Lập pháp và Tư pháp, trong hiện tại cũng như trong tương lai.

I. Khởi đầu từ một nhận thức:

Thảm họa đáng sợ nhất là sự cuồng tín tôn giáo vì những kẻ cuồng tín phạm tội ác không bao giơ biết hối hận.

Quê cha đất tổ của tôi là làng Ninh Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Năm 1533, do một sự tình cờ nào đó đã đưa dẩy con thuyền chở giáo sĩ Tây Ban Nha Ignatio cập bến đò Ninh Cơ ở làng tôi. Sự tình cờ lịch sử này đã xui khiến các vị nội tổ của tôi trở thành những người Việt Nam đầu tiên theo đạo Công giáo và Ninh Cường quê tôi trở thành cái nôi của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Trải qua hơn ba thế kỷ cấm đạo của các triều đại Lê, Trịnh, Nguyễn và các Phong trào Văn Thân, Cần Vương, hàng trăm ngàn giáo dân đã bị giết vì đạo, tất nhiên trong số đó có nhiều vị tổ tiên của tôi. Ông bà cha mẹ tôi rất hãnh diện về sự theo đạo “thâm căn cố đế” của dòng tộc và càng hãnh diện hơn nữa về các thánh tổ tiên tử đạo. Riêng tôi, tôi không cảm thấy hãnh diện về những điều đó mà chỉ thấy đau xót vì tổ tiên tôi đã phải chết uổng mạng cho một thứ tà đạo của ngoại bang.

Từ hậu bán thế kỷ 19, đạo Công giáo tại Việt Nam thoát khỏi sự bách hại của triều đình và của các phong trào Văn Thân, Cần Vương.... Song song với sự đô hộ của thực dân mau chóng phát triển lớn mạnh như diều gặp gió. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 oai hùng lẫm liệt đã vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp. Trong khi chiến thắng Điện Biên là niềm vui lớn và là niềm tự hào vô hạn của mọi người Việt Nam yêu nước thì “biến cố Điện Biên” lại làm cho những người Công giáo lo sợ và đau khổ ghê gớm.

Lý do là vì những người Công giáo đã xin quân đội viễn chinh Pháp võ trang để thành lập những khu tự trị. Khởi đầu là khu tự trị Công giáo Phát Diệm từ đầu năm 1947, Bùi Chu từ 1948 và Thái Bình từ 1949. Từ các căn cứ của khu tự trị, người Công giáo đã mang súng đạn đi cướp phá những làng bên lương sát hại nhiều lương dân chỉ vì những lương dân này tỏ ý bất mãn với truyền thống phản quốc thân Tây của đại đa số người Công giáo.

Do được chứng kiến tận mắt những hành vi tra tấn thô bạo của các “vệ sĩ công giáo” đối với những tù nhân do họ lùng bắt từ các làng bên lương lân cận và nhất là được chứng kiến tận mắt những cái chết thê thảm của một số những người đó, những kỷ niệm này đã trở thành những ấn tượng hãi hùng, hoặc nói đúng hơn là những vết sẹo in hằn lên ký ức và tâm hồn tôi.

Nhưng có một điều khiến cho tôi phải kinh ngạc khi thấy quí vị linh mục, thày giảng và các vệ sĩ Công giáo vẫn hoàn toàn thản nhiên sau khi phạm các tội sát nhân. Trong các buổi lễ Misa hoặc trong các giờ cầu nguyện, họ đều tỏ ra là những người thánh thiện đạo đức như chưa từng phạm tội ác bao giờ! Có lẽ đối với họ những kẻ chống đạo Công giáo dưới hình thức này hay hình thức khác đều là những “kẻ thù của giáo hội” hoặc là những “kẻ thù của Thiên Chúa”. Tất cả những kẻ này cần phải bị tiêu diệt để làm đẹp lòng Chúa, cho nên khi người Công giáo giết hại những người mà họ coi là “kẻ thù của Thiên Chúa” họ đều không cảm thấy mình đã phạm tội sát nhân!

Vào cuối thập niên 1940, cha tôi sáng tác một số bài thơ ca ngợi Thiên Chúa và Đức Mẹ. Hồi còn nhỏ tôi thuộc lòng các bài thơ này. Tời nay tôi đã quên hết và chỉ còn nhớ vài câu vì những câu này đã ám ảnh tôi:

“Vô thần: hạt giống Sa tăng
Cứng lòng không chịu ăn năn trở về...”
Đối với cha tôi, mọi người ngoại đạo đều là những kẻ vô thần. Cộng sản cũng như Phật giáo đều là vô thần. Tất cả con cái là của quỉ Sa tăng! Những kẻ không chịu “trở lại đạo” đều là những kẻ cố chấp (cứng lòng) nên đã không nhận ra cái tội “ngoại đạo” của mình đẻ mà ăn năn hối cải và “trở lại đạo” ! Khi nói lên  điều này tôi không có ý oán trách cha tôi, tôi chỉ cảm thấy thương cha tôi mà thôi. Nhưng càng thương cha bao nhiêu, tôi càng căm ghét cái đạo phi nhân bấy nhiêu, vì nó đã làm u tối linh hồn các tín đồ của nó đến nỗi những kẻ làm điều ác rành rành mà vẫn không biết mình là kẻ ác.

Theo thường tình thì hầu hết mọi kẻ phạm tội ác đều biết hối hận sau khi tâm hồn lắng xuống. Nhưng điều nguy hiểm là những kẻ cuồng tín tôn giáo phạm tội ác đều không biết hối hận vì chính họ không nhận ra tội ác của họ. Họ bi che mờ tâm trí bời những định kiến tôn giáo sai lầm . Do đó, sự cuồng tín mới đích thực là một tội ác nguy hiểm và đáng sợ nhất vì kẻ cuồng tín không biết hối hận.

Không riêng gì trường hợp Công giáo Việt Nam mà cả lịch sử gần 2000 năm của đạo Ki-tô cũng đã chứng minh điều đó. Chúng ta ai cũng biết đạo Ki-tô xuất thân từ đạo Do thái mà ra. Nhưng những người Ki-tô giáo lại muốn xóa bỏ cái gốc Do thái của mình. Từ đầu thế kỷ 4, đế quốc La mã đã nâng Ki-tô giáo lên thành quốc giáo. Kẻ bị chúng giết là Jesus được chúng nâng lên thành Thiên Chúa. Bọn đế quốc La mã đã nham hiểm đổ tội giết Chúa Jesus cho Do thái vì bọn chúng không thể tôn thờ một người do chúng đã giết. Vì thế nên từ cuối thế kỷ thứ 4 đến giữa thế kỷ 20, người Do thái tại các nươc Âu Châu theo Ki-tô giáo, nhất là Công giáo La mã đã bị kỳ thị, bị ngược đãi và bị giết hại lên tới nhiều triệu người. Điều hiển nhiên là suốt trong 16 thế kỷ, người Công giáo Âu Châu đã trải qua hết đời này sang đời khác mà không có ai tỏ ra hối hận về tội ác diệt chủng Do thái cả. Điều đó chứng tỏ sự cuồng tín tôn giáo đã làm họ mờ mắt nên họ đã không nhận thấy sự diệt chủng Do thái là một tội ác tày trời.

Phải đợi đến năm 1960, những người Do thái đã tổ chức cho Giáo hoàng Gioan XXIII đi thăm các trại tập trung và các lò hỏa thiêu người Do thái trong Thế Chiến II tại Auschwitz, Dachau và Ravensbrunch. Tại các nơi này, Giáo hoàng Gioan XXIII đã được tận mắt nhìn thấy những chứng tích tội ác diệt chủng Do thái của Đức Quốc Xã với sự tiếp tay của Giáo hội Công giáo. Sau khi được xem cuốn phim tài liệu về một trại tập trung được quân đội Đồng Minh giải thoát, giáo hoàng nhìn thấy một đoàn người Do thái gồm có đàn ông, đàn bà và trẻ em từ trong các nhà giam bước ra. Tất cả đều trần truồng và gầy trơ xương. Giáo hoàng Gioan XXIII bất chợt kêu lên: “Ôi lạy Chúa! Đây mới thực là hình ảnh của Chúa trên thập giá!”. Sau đó, giáo hoàng đã quì xuống cầu nguyện như sau : “Lạy Chúa, dấu ấn của Cain in trên trán chúng con. Qua bao nhiêu thế kỷ, người anh em Abel của chúng con đã chết trên vũng máu do chúng con làm tuôn chảy vì chúng con làm tuôn chảy vì chúng con đã nguyền rủa sai lầm những người anh em Do thái. Xin Chúa tha tội chúng con vì chúng con không biết việc chúng con làm.”

(The mark of Cain is stamped on our foreheads. Acrosss the centuries, our brother Abel has lain in blodd which we drew and shed tears we caused by forgetting thy love. Forgive us, Lord, for the curve we falsely attributed to their name as Jews. Forgive us for crucifying Theee a second time in their flesh, for We Knew Not What We Did (Vicar of Christ by Peter de Rosa, trang 6).

Qua lời cầu nguyện trên, Giáo hoàng Gioan XXIII đã công nhận tội ác diệt chủng Do thái qua nhiều thế kỷ của Giáo hội Công giáo. Giáo hoàng cũng thú nhận nguyên nhân chính yếu khiến cho Giáo hội Công giáo phạm tội ác qua nhiều thế kỷ là do lòng cuồng tín khiến cho họ không biết mình làm tội ác (We knew not what we did).

Chính vì không nhận thức được tội ác trong các hành động của mình nên những người cuồng tín không biết hối hận. Do đó, các hành vi tội ác của họ vẫn cứ tiếp diễn và gây ra nhiều thảm họa trong xã hội. Từ sự nhận định này tôi bắt đầu dấn thân vào cuộc chiến đấu chống hiểm họa cuồng tín tôn giáo và chống lại truyền thống phản quốc của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

II. Người Công giáo không thể giữ mãi “bản chất hai mặt”

Người Công giáo không thể cùng một lúc vừa trung thành với Vatican, vừa trung thành với tổ quốc. Bất cứ ai tuyết đối trung thành với Vatican cũng đều đương nhiên trở thành kẻ phản quốc. Điều này đã trở thành một định luật.

Trền đây không phải là những lời nói hàm hồ hoặc những điều nhận định vô căn cứ mà thật sự là những sự kiện hoàn toàn đúng với thực tế qua mọi thời điểm lịch sử và ở mọi nơi, Âu cũng như Á, ở những người đại trí thức cũng như ở nơi những người cao sang quyền quí.

Để dẫn chứng, chúng ta hãy đơn cử hai trường hợp tiêu biểu của hai nhân vật Công giáo rất nổi tiếng trong lịch sử Ki-tô giáo Âu Châu:

A. Thomas More: “Thà phản quốc chứ không phản Vatican!”
Thomas More sinh năm 1477 trong một gia đình Công giáo thuộc giới quí tộc Anh ở Luân Đôn. Năm 1501, lúc vừa 24 tuổi, Thomas More trở thành luật sư. Nhờ có trí thông minh xuất chúng và tài hùng biện, More mau chóng nổi tiếng khắp nước. Đến nỗi sau đó vua Anh đã nhiều lần cử More làm trưởng đoàn thương thuyết, đại diện Hoàng gia Anh, để hội đàm với các phái đoàn nước ngoài.

Năm 1524, More được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Anh. Năm 1529, More được vua Anh (Lord Chancellor of England). Đây là đỉnh cao danh vọng của mọi người Anh không thuộc hoàng gia.

Từ năm 1530, vua Anh và nhiều nghị sĩ thuộc Quốc hội Anh có chủ trương đưa Giáo hội Anh quốc thoát khỏi quyền lự của Vatican để giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia. More lên tiếng kịch liệt phản đối, viện cớ rằng “Giáo hội thánh thiện Công giáo là giáo hội hoàn vũ” nên không có luật pháp của quốc gia nào có thể vượt qua. Sau đó, More từ chức thủ tướng lui về nhà riêng ở miền quê để phản đối nhà vua.

Tháng 4-1532, Quốc hội Anh bầu Thomas Cromwell làm chủ tịch. Nhân vật Cromwell là một trí thức cấp tiến đã cùng Quốc hội Anh mau chóng đưa ra những nghị quyết quan trọng làm thay đổi vận mệnh nước Anh vào cuối năm 1532:

1. Giáo hội Công giáo Anh từ nay hoàn toàn tách rời khỏi giáo quyền Vatican.

2. Hoàng đế Anh quốc vừa là thủ lãnh quốc gia vừa là giáo chủ của Giáo hội Công giáo Anh.

Với những nghị quyết trên, một tôn giáo mới đã thực sự ra đời: Đó chính là Anh giáo (Anglicanism). Về phương diện giáo lý và nghi lễ, Anh giáo rất tương đồng với Công giáo La mã. Điều khác biệt quan trọng duy nhất là Anh giáo hoàn toàn độc lập với Vatican. Biến cố lịch sử này cho chúng ta thấy người Anh rất sáng suốt trong việc tách rời khỏi đế quốc thần quyền Vatican để bảo toàn độc lập quốc gia và danh dự dân tộc. Người dân Anh chọn con đường Ki-tô giáo để thực sự thờ kính Chúa và noi gương đạo đức của Chúa chứ dứt khoát không tuân phục và làm nô lệ cho đế quốc Vatican. Với sự xuất hiện của Anh giáo năm 1532, Hoàng đế và Quốc hội Anh đã thực sự mở đường cho toàn thể giáo dân Anh trở về với dân tộc Anh và hoàn toàn thoát khỏi những nanh vuốt độc ác vô hình của chủ nghĩa đế quốc tinh thần của bọn Mafia đội lốt tôn giáo.

Vì quá cuồng tín với giáo lý Công giáo La mã, More đã viết 7 cuốn sách chống nhà vua và quốc hội về việc lập ra Anh giáo. More điên cuồng kêu gọi những người Công giáo cực đoan tái thiết lập Tòa Án Dị giáo (Insquisition) để đưa những kẻ phản đạo lên dàn hỏa. Lập trường ngoan cố và hủ lậu của More chẳng được ai tán thành. Ngày 16/4/1534, More bị bắt và bị tống giam tại Tháp Luân Đôn (Tower of London).

Ngày 1/2/1535, Quốc hội Anh biểu quyết đạo luật về Quyền Tối thượng của Quốc Gia (The Act of Supremacy) xác nhận Hoàng đế Anh quốc (chứ không phải Giáo hoàng) có quyền tối thượng đối với chủ quyền quốc gia và là thủ lãnh tối cao của Quốc hội Anh (King is the supreme head of the church of England).

Với đạo luật này, Vua Anh có quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của Giáo hội Anh và đặc biệt có quyền ra lệnh giải tán tất cả các tu viện trên nước Anh. (The disssolution of manasteries – A World History of Christianity, edited by Adrian Hasting – Eerdmans Pub. Co. 1999, trang 253).

Tháng 6/1535, More bị đưa ra tòa xét xử về tội Phản quốc vì đã chống lại đạo luật về chủ quyền tối thượng của quốc gia. Ngày 6/7/1535, More bị chém đầu tại công trường Westminster, London. Trước khi bị chém đầu, More vẫn xác nhận lòng trung thành tuyệt đối với Vatican. Y tuyên bố:

“Công giáo là giáo hội hoàn vũ. Tôi chết trong giáo hội và cho niềm tin vào giáo hội Công giáo thánh thiện” (The Catholic Church is univeral. I die in and for the faith of the Holy Catholic Church)..., “Nghị viện Anh quốc đã vượt quá luật pháp của Giáo hội hoàn vũ” (English Parliament overrule the law of the Universal Church), và “Tôi chết với tư cách là tôi trung của vua nhưng Thiên Chúa trên hết!” (I die as the King’s true servant But God First!”  (Xin đọc All Saints by Robert Ellsberg, the Crossroad Pu. Co. 1997, trang 269-270).

Hai mươi bốn năm sau khi More bị chém đầu, Quốc hội Anh biểu quyết đạo luật về việc tổ chức Giáo hội Anh thành một hệ thống tôn giáo thống nhất trên toàn quốc (Act of Uniformity). Thậm chí các sách kinh cũng được duyệt xét lại và mọi giáo dân chỉ được phép đọc các bài kinh nguyện đã được in trong một cuốn sách kinh duy nhất là “The Book of Common Prayers” mà thôi.

Năm 1935, tức đúng 400 năm sau khi More bị chém đầu, Giáo hoàng Pio XI phong thánh cho More. Điều khôi hài hơn nữa là vào tháng 11 năm 2000, Giáo hoàng John Paul II đã tôn More lên làm “Thánh Quan thầy của các chính trị gia” (Patron of Politicians).

Đọc qua tiểu sử của Thomas More, chúng ta cảm thấy xót xa tiếc thay cho một người tài hoa đã bị uổng phí một đời chỉ vì sự mê muội cuồng tín. Sự mê muội tinh thàn đã làm cho ông ta không nhìn thầy được bản chất của Vatican chỉ là một tên trùm đầu sỏ của chủ nghĩa Đế quốc Tinh thần (Spriritual Imperialism) mà thôi.

Điều mỉa mai là với cương vị thủ tướng Anh quốc mà Thomas More đã không học được bài học lịch sử đen tối của chính nước mình! Đó là vào cuối thế kỷ 12, Vatican ra lệnh cho vua Anh là Richard I, được mệnh danh là “Vua Richard có trái tim sư tử” (The Lion-Heart), lãnh đạo cuộc Thập Tự Chinh thứ Ba để tái chiếm thánh địa Jerusalem khỏi tay quân Hồi giáo. Vua Richard I đích thân lãnh đạo cuộc viễn chinh bao gồm cả quân Anh, Pháp và Đức. Đoàn quân viễn chinh đã bị quân Hồi chận đứng tại phía Bắc thánh địa Jerusalem. Nên vua Richard buộc lòng phải ra lệnh cho đoàn quân viễn chinh dừng lại tại thành phố Acre. Trong thời gian trú đóng tại đây từ cuối năm 1191 đến đầu năm 1192, vua Richard I đã ra lệnh chém đầu tập thể 3000 người Hồi giáo Ả-rập. Vụ tàn sát tập thể dã man này đã đi vào lịch sử các nước Hồi giáo như một bằng chứng cụ thể cho tội ác diệt chủng vì kỳ thị tôn giáo của Giáo hội Công giáo La mã (The Cross and the Crescent, by Malcom Billing, trang 116).

Chỉ vì sự mê muội cuồng tín và lòng sùng bái Vatican quá đáng, vua Richard I đã tự biến mình thành một tên tay sai hạ cấp của Giáo hoàng La mã. Y đã đem sinh mạng của hàng chục ngàn công dân nước mình đi viễn chinh để phục vụ cho tham vọng của bọn lưu manh tại Vatican. Cũng vì cuồng tín, Richard đã phạm tội ác sát hại 3000 thường dân Ả-rập Hồi giáo không có vũ khí trong tay. Cuộc Thập Tự Chinh thứ Ba (1190-1192) do vua Richard I lãnh đạo đã trở thành một vết đen trong lịch sử Anh quốc. Thomas More đã không học được bài học sai lầm đó với những lời tuyên bố sặc mùi cuồng tín : “Thiên Chúa trên hết”, “Giáo hội Công giáo là giáo hội toàn cầu”, “Tôi chết trong và cho đức tin vào Giáo hội Công giáo thánh thiện”!!!

Tiểu sử Thomas More là một bài học tiêu biểu cho ta thấy: Bất cứ ai trung thành với Vatican cũng đều tự dấn thân đi vào con đường phản quốc. Quyền lợi của các quốc gia luôn luôn tương phản với quyền lợi của đế quốc Vatican, cho nên chỉ những kẻ phản quốc mới có thể trở thành “thánh” của Vatican mà thôi.

Vào tháng 11/2000, Giáo hoàng John Paul II vinh danh Thomas More là “Thánh Quan thầy của các chính trị gia”!  Đúng vậy, Thomas More là thánh quan thầy của các chính trị gia vọng ngoại phản quốc, như Trương vĩnh Ký, Nguyễn trường Tộ, Trần Lục, Trần bá Lộc, Huyện Sĩ, Lê hữu Từ, Hoàng Quỳnh .v.v.... Thomas More chỉ là một kẻ đáng khinh bỉ dưới mắt các chính trị gia yêu nước mà thôi.

B. Jan Hus : Kẻ tử thù của Vatican

Đúng vậy, Jan Hus chính là kẻ tử thù của Vatican, nhưng là một “anh hùng dân tộc” (a national hero) của Tiệp Khắc được toàn dân tôn vinh. Hus sinh năm 1369 tại xứ Bohêmia, nay là Cộng hòa Tiệp khắc (Republic of Czech), đậu tiến sĩ triết học tại Đại học Prague năm 1396 và được thụ phong linh mục năm 1401. Linh mục Hus nổi tiếng là người rất thông minh và có tài giảng thuyết hùng biện. Năm 1402, linh mục Hus được bổ nhiệm giữ chức Viện trưởng Viện đại học Prague. Ông bỏ ra nhiều thì giờ và công sức nghiên cứu sâu sắc nhiều vấn đề của Giáo hội Công giáo.

Vốn có bản chất nhân ái và yêu lối sống đạo đức khổ hạnh, Hus rất bất mãn trước cuộc sống lầm than của đại đa số dân tiệp trong khi các tu sĩ cao cấp của giáo hội sống xa hoa thối nát.

Vào thời đó, hầu hết các giám mục và hồng y ở Âu Châu đều sống theo lối vương giả như những ông hoàng. 60% tổng số tiền thuế thu được trong nước được trao cho giáo hội, một phần phân phối cho các giáo phận (dioceses) và một phần được chuyển về Vatican. Do quá dư thừa tiền của, các giáo hoàng và các cận thần ở Vatican đã sống hết sức buông thả và vô đạo đức.

Với tư cách là một tu sĩ trí thức và cũng là một công dân tha thiết yêu nước, linh mục Hus đã đem hết tâm huyết hô hào một cuộc cải cách giáo hội trong tác phẩm “Bàn về Giáo hội Công giáo” (On the Church). Trong sách này, Hus đã đưa ra những luận điểm sau đây:

- Các linh mục không có quyền tha tội ai, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội mà thôi.

- Không một giáo hoàng nào có quyền đưa ra những tín điều hay giáo lý mới và không có quyền bắt buộc giáo dân phải tin vì mọi tín điều đã có trong Thánh kinh.

- Hus kịch liệt chống lại việc thờ ảnh tượng Chúa và các thánh vì các ảnh tượng đều do con người tưởng tượng bịa đặt.

- Việc đồn đãi chuyện Chúa hay Đức Mẹ hiện ra ở nơi này nơi khác đều là những chuyện mê tín nhảm  nhí. Hus cực lực chống đối các cuộc hành hương đến những nơi có phép lạ và cả cuộc hành hương thánh địa Jerusalem. Các cuộc hành hương này đều đã biến thành các dịch vụ thương mại làm hạ giá tính cách thiêng liêng cao quí của tôn giáo.

- Hus cương quyết chống lại việc nhà thờ thu tiền xin lễ của giáo dân để cầu nguyện cho các linh hồn và chống lại việc Tòa thánh mở ra các quày hàng bán Ơn Đại Xá (Indulgences). Hus coi đây là những hình thức lường gạt để bòn rút tiền bạc của giáo dân khiến cho họ đã nghèo càng nghèo thêm.

- Hus tố cáo toàn bộ hệ thống tu sĩ Công giáo, từ giáo hoàng, hồng y, giám mục đến các linh mục, đa số là những kẻ đạo đức giả. Cuộc sống tham nhũng và hư đốn của họ làm gương mù cho giáo dân và làm ung thối toàn xã hội.

- Điều quan trọng hơn hết là Hus kêu gọi giáo dân Tiệp phủ nhận quyền tối thượng của giáo hoàng, vì quyền này xâm phạm quyền tối thượng của quốc gia dân tộc. Chính điều này đã làm cho Giáo hoàng John XXIII tức giận và ra lệnh “rút phép thông công” Linh mục Jan Hus  (Christian Sprituality, by Richard Wood, Christian Classics 1996, các trang 239, 246, 270).

Theo Hus thì sự cuồng tín của giáo dân châu Âu thời đó đã tạo cho giáo hoàng La mã một thứ quyền tối thượng vượt lên mọi vua chúa ở Châu Âu và vượt lên mọi luật pháp của các quốc gia. Quyền tối thượng đó của giáo hoàng đã đưa đến nhiều hành vi lạm quyền đầy tội ác đẫm máu. Điển hình là việc giáo hoàng đã ra lệnh tổ chức hệ thống Tòa án tôn giáo Insquisition để đưa hàng triệu người chống giáo hội lên dàn hỏa và giáo hoàng có quyền điều động quân lính khắp Âu Châu để lập thành các đoàn quân viễn chinh Chữ Thập đi xâm lược các nước Hồi giáo trong các thế kỷ 12-13. Quyền tối thượng của giáo hoàng La mã hoàn toàn đối nghịch với chủ quyền của các dân tộc. Bất cứ ai có lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đều không thể chấp nhận việc cho phép giáo hoàng La mã có thứ quyền tối thượng đó.

Trong khi giữ chức Viện trưởng Đại học Prague, Linh mục Jan Hus trông coi một giáo đường nhỏ gọi là Bethlehem Chapel ở sát cạnh trường đại học. Sách “On the Church” của ông được các độc giả Tiệp tán thưởng nhiệt liệt. Các buổi thuyết giảng của ông tại Bethlehem Chapel được giới trí thức Tiệp đặc biệt chú ý. Chẳng bao lâu sau, Jan Hus trở thành trung tâm của một cuộc đấu tranh chống Vatican tại thủ đô Prahue của Tiệp và các hành động của ông được báo cáo về Rome.

Năm 1415, Jan Hus được Vatican “mời” đến tham dự Công đồng Constance (Council of Constance) để trình bày quan điểm. Nhưng khi đến nơi, Jan Hus đã bị Công đồng Constance, do Giáo hoàng John XXIII chủ tọa, kết án tử hình. Jan Hus bị lôi ra pháp trường, bị trói vào cái cọc và bị thiêu sống. Jan Hus không được phép nói lên một lời nào để biện minh cho các hành động chính đáng của ông. 

Xin mở ngoặc đơn ở đây để nói về Công đồng Constance. Công đồng này kéo dài 4 năm (1414-1418) với 45 phiên họp. Sau khi xử Jan Hus năm 1415, Giáo hoàng John XXIII bị chính công đồng này truất phế và xóa tên y ra khỏi danh sách các giáo hoàng. Do đó, vào năm 1958, Hồng y Giuseppe Roncalli đắc cử giáo hoàng đã lấy lại danh hiệu John XXIII. Điều đặc biệt của Công đồng Constance là bên cạnh các tu sĩ cao cấp còn có 1415 học giả thường dân (Secular Scholars) tham dự.

Sau khi Công đồng Constance cách chức Giáo hoàng John XXIII năm 1415, Giáo hoàng Gregory XII được chọn lên thay, nhưng chỉ vài tháng sau giáo hoàng này xin từ chứ. Một hồng y Tây Ban Nha được bầu lên làm giáo hoàng lấy hiệu là Benedict XIII. Chỉ hai năm sau (1417), Benedict XIII bị truất phế và bị đưa đi đày ở Tây Ban Nha. Công đồng Constance bầu một hồng y khác lên ngôi giáo hoàng lấy hiệu là Martin V năm 1417. Để tạo uy tín cho Tòa thánh Vatican, Công đồng tuyên bố Giáo hoàng Martin V có quyền tối thượng! (Supremacy).

Công đồng Constance cho thấy tình trạng rối loạn trong cơ cấu chóp bu của Giáo hội Công giáo trong thời Trung Cổ. Việc tuyên bố “quyền tối thượng của giáo hoàng” thực chất chỉ là một thủ đoạn chính trị để tái lập trật tự nội bộ của giáo hội mà thôi.

Trở lại với trường hợp của Jan Hus : Chúng ta thấy rõ là Vatican rất sợ ảnh hưởng của vị linh mục trí thức yêu nước này. Vatican đã đánh lừa bằng cách mời Jan Hus đến họp tại Công đồng Constance rồi bất thần bắt trói đưa ông lên dàn hỏa. Khi hay tin này, toàn dân Tiệp bàng hoàng và bất mãn cực độ. Những người Tiệp và Hun-ga-ri ồ ạt bỏ đạo Công giáo để theo Luther vì họ coi phong trào của Luther không phải là một tôn giáo mới mà là một cuộc cách mạng tôn giáo (A religious Revolt) chống lại chủ nghĩa bá quyền tôn giáo (religious hegemony) của Vatican.

Cái chết anh hùng của Jan Hus đã làm bùng lên một cuộc chiến tranh của dân Tiệp chống Giáo hội Công giáo kéo dài 30 năm.  (A World History of Christianity, by Adrian Hastings, trang 251).

Kết quả là Giáo hội Tiệp hoàn toàn tách rời khỏi Giáo hội La mã, mang tên “Giáo hội Hus của Tiệp khắc” (The Hussite Church of Bohemia). Giáo hội độc lập của Tiệp khắc tồn tại được gần 200 năm. Đến năm 1620, vua Đức là người sùng đạo Công giáo đã mang đại quân xâm chiếm Bohemia và tái lập giáo hội Công giáo La mã tại xứ này bằng bạo lực.

(Jan Hus, by Caroline T. Marshall, trang 330-331).

Cuộc chiến tranh của dân tiệp chống Công giáo La mã trong 30 năm có ảnh hưởng lớn đến các nước lân cận.

Trước hết, vào năm 1539, quốc hội Thuỵ Điển biểu quyết đạo luật trao cho nhà vua toàn quyền kiểm soát mọi thứ tài sản của giáo hội. Năm 1571 là dấu mốc lịch sử quan trọng đánh dấu ngày tuyệt đại đa số nhân dân hai nước Thuỵ Điển và Na-uy bỏ đạo Công giáo để chuyển sang Tin Lành! Tất cả các hành vi này nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ Jan Hus. Đối vơi dân Tiệp và dân các nước Bắc Âu, Jan Hus là vị thánh tử đạo trong cuộc cải cách giáo hội, và là vị anh hùng dân tộc của nhân dân Tiệp khắc.

Tiểu sử của Thomas More và tiểu sử của Jan Hus đã đem lại cho chúng ta hai thí dụ điển hình về sự chọn lựa : một bên là đạo Công giáo với đặc tính của nó là sự lệ thuộc tuyệt đối vào thần quyền của Vatican mà tiêu biểu là thẩm quyền tuyệt đối của giáo hoàng, một bên là lòng yêu nước với tinh thần kiên quyết bảo vệ quyền tối thượng của dân tộc. Quyền tối thượng của dân tộc luôn luôn đối nghịch với quyền tối thượng của Giáo hoàng Vatican. Thủ tướng Anh Thomas More là tín đồ Công giáo cuồng tín đã chọn con đường phụng sự giáo hoàng Vatican nên đã hành động đối kháng với quyền lợi của nước Anh và bị kết tội phản quốc. Ngược lại, Linh mục Jan Hus là người yêu nước đã đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc lên trên hết nên đã can đảm công khai chống lại Vatican và kêu gọi toàn dân Tiệp phủ nhận quyền tối thượng của giáo hoàng.

Người Công giáo Việt Nam cũng vậy, họ chỉ có thể chọn một trong hai : Hoặc mù quáng tuân phục Vatican để cuối cùng đi vào con đường phản quốc hoặc trở về với dân tộc bằng cách dứt bỏ sự lệ thuộc vào Vatican. Tuyệt đối không thể có chuyện “bắt cá hai tay” – vừa cam chịu làm thân nô lệ khuyển mã cho Vatican vừa phục vụ cho những lợi ích của độc lập dân tộc.

Người Tây phương mỗi khi nói đến Công giáo luôn luôn dùng danh từ “Roman Catholic” , tức “Công giáo La mã”. Danh từ này đã nói lên cái đặc tính quan yếu nhất của tôn giáo này là sự lệ thuộc tuyệt đối vào sự lãnh đạo tối cao của Vatican. Nếu bỏ tính cách lệ thuộc vào vatican thì sẽ không còn là “Công giáo La mã” nữa. Điển hình là Anh giáo, nếu xét về giáo lý và nghi lễ thì Anh giáo giống hệt Công giáo. Chính yếu tố độc lập với Vatican đã làm cho Anh giáo không còn là Công giáo La mã!

Trước đây, một học giả Việt Nam đã đưa ra đề nghị : Nếu những người Công giáo Việt Nam đi theo đường hướng “Công giáo Dân tộc” và sống hài hòa với các thành phần khác trong Cộng đồng dân tộc thì chắc chắn sẽ được cả nước dang rộng bàn tay đón chào. Nhưng thế nào là “Công giáo Dân tộc”? Liệu có thể có một thứ gọi là “Công giáo Dân tộc” hay không” Theo thiển ý của tôi thì không thể nào có được một thứ tôn giáo có thể dung nạp hai yếu tố đối lập.

Do đó sẽ không bao giớ có “Công giáo Dân tộc” . Bản chất của Công giáo La mã là đế quốc tinh thần (Empire of Spirit). Đã là tín đồ Công giáo thì đương nhiên phải tuân phục giáo hoàng tuyệt đối vì đối với họ, giáo hoàng là đại diện Chúa Ki-tô (Vicar of Christ). Họ tôn thờ Chúa trên hết nên họ cũng tôn kính đại diện của Chúa trên hết. Quyền lợi của Vatican được đặt trên quyền lợi dân tộc. Cho nên, khi đã là một tín đồ Công giáo La mã, người đó đương nhiên đã có sẵn trong mình cái bản chất “phi dân tộc” rồi!

Trên thế giới này, chỉ có những kẻ “phi dân tộc” mới theo đạo “Công giáo La mã” vì họ luôn luôn hướng linh hồn về La mã để nhất cử nhất động đều răm rắp tuân theo các mệnh lệnh “không thể sai lầm” của Đức Thánh Cha!

Có thể nói “Công giáo La mã” đồng nghĩa với “Công giáo phi Dân tộc” và từ phi dân tộc đến phản quốc không cách nhau bao xa.

Ngược lại, đối với những người có tinh thần dân tộc cao nhã như Jan Hus chẳng hạn, dù là một linh mục Công giáo chăng nữa, ông cũng không có một con đường nào khác hơn là phải chống lại Vatican, chống lại sự lệ thuộc vào quyền tối thượng của giáo hoàng để bảo vệ danh dự quốc gia và độc lập dân tộc.

Nói tóm lại, mọi người Công giáo Việt Nam sùng bái Vatican đều là phản quốc. Nếu Giáo hội Công giáo Việt Nam thực sự yêu nước và muốn hòa nhập vào đại khối dân tộc phải công khai tách rời khỏi Vatican, ngoài ra không còn một con đường nào khác. Không một ai có thể cùng một lúc vừa ôm chân đế quốc vừa tự xưng là người yêu nước được. Giáo hội Công giáo sùng bái Vatican là đạo quân thứ Năm của địch nằm vùng trong lòng dân tộc Việt Nam                                       

                        Charlie Nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét