Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Sức mạnh của "tiềm thức"

Theo các nhà khoa học thì tâm thức của con người có thể chia thành ba vùng là Ý thức, Vô thứcTiềm thức. Trong đó, ý thức là sản phẩm của xã hội loài người và được hiểu theo hai nghĩa: rộng (toàn xã hội) và hẹp (trong mỗi cá nhân). Theo nghĩa hẹp, ý thức là các kiến thức trong đầu của một người. Những kiến thức này có được là nhờ các cơ chế di truyền xã hội, chủ yếu thông qua ngôn ngữ như giao tiếp, bắt chước, được truyền dạy và các hoạt động tự phát hiện như tự học, phát minh, sáng chế... Xét về mặt nguyên tắc, ý thức giúp cá nhân có được những hoạt động cả bên trong (nhu cầu, cảm xúc, tư duy, thói quen tự nguyện...) lẫn bên ngoài (hành động) mang tính kế hoạch lôgích, định hướng và dự đoán trước với những ích lợi cao nhất có thể có, tương ứng với trình độ của cá nhân và trình độ phát triển của xã hội đương thời. Các cá nhân khác nhau có các ý thức khác nhau và ý thức cá nhân có sự thay đổi theo thời gian trong cuộc đời mỗi người.
 


Vô thức là tập hợp các quá trình, thao tác và trạng thái tâm lý được tạo ra bởi sự tác động của các hiện tượng thực mà chủ thể không nhận biết được sự ảnh hưởng của các hiện tượng đó. Nói chính xác hơn, có phần nào đó của những quá trình, thao tác và trạng thái tâm lý được chủ thể cảm nhận nhưng chủ thể không nhận biết, đánh giá, kiểm soát được nguyên nhân gây ra cũng như kết quả của những hiện tượng tâm lý đó. Chẳng hạn như các hiện tượng tâm lý nảy sinh trong giấc mơ; các hiện tượng tâm lý chưa giải thích được bằng khái niệm ý thức như linh tính; những cơn xúc động, hoảng loạn không rõ lý do; thôi miên; các phản ứng tâm lý đối với các kích thích có cường độ thấp dưới ngưỡng ý thức để ý thức có thể nhận được, kiểu "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" vì các kích thích gây buồn thấp dưới ngưỡng nhận biết.
 
Giữa ý thức và vô thức không có ngăn cách ranh giới rạch ròi mà có một vùng đệm, thông nhau trong những điều kiện nhất định, được gọi là tiềm thức (hay "tiền ý thức", "dưới ý thức"). Nhiều thói quen của con người sau khi hình thành đã chuyển từ ý thức vào tiềm thức và vô thức. Một số nhà tư tưởng, triết học và khoa học từ lâu quan sát, nghiên cứu về các hiện tượng ý thức, vô thức và tiềm thức. Đặc biệt, đối với tiềm thức, Wundt (1832-1920) đã ví tiềm thức như một sinh vật làm việc thầm lặng để cuối cùng dâng cho con người những quả chín. A.A. Ukhtomski còn giải thích nội dung này rõ hơn, theo ông: "Các tìm kiếm khoa học và ý nghĩ khởi đầu tiếp tục được biến đổi, làm phong phú hơn và phát triển trong tiềm thức, để khi quay lại ý thức, chúng trở nên súc tích, chín muồi và lôgích hơn. Một số vấn đề khoa học phức tạp có thể ấp ủ chín muồi bên nhau và cùng một lúc trong tiềm thức, nhưng chỉ đôi khi chúng mới nổi lên để được nhận biết (ở vùng ý thức)". Trong ba vùng hoạt động của não bộ con người thì vô thức, tiềm thức là tảng băng chìm, chiếm tỷ trọng lớn hơn Ý thức rất nhiều.
 
Bìa cuốn "Sức mạnh tiềm thức"
Trong những thập niên gần đây, nhiều học giả đã khai thác những kết quả nghiên cứu mới nhất của ngành tâm lý học hiện đại về Tiềm thức để ứng dụng vào các hoạt động sống của con người. Trong cuốn sách "Sức mạnh tiềm thức" (The Power Yuor Subconscious Mind - một trong những cuốn sách về nghệ thuật sống nổi tiếng và bán chạy nhất mọi thời đại, 2008), Joseph Murphy đã đề xuất việc khai thác sức mạnh của Tiềm thức giúp con người thành công trong cuộc sống. Ông viết: "Những ai đọc cuốn sách này và thành tâm áp dụng những nguyên tắc của tiềm thức được trình bày ở đây sẽ có được khả năng cầu nguyện một cách khoa học và hiệu quả cho chính mình và cho người khác". Joseph Murphy cho rằng, Tâm thức là tài sản quý giá nhất của con người. Nhưng tâm có hai cấp độ, cấp độ lý trí là ý thức và cấp độ phi lý trí là tiềm thức. Con người luôn tư duy bằng ý thức và bất kỳ điều gì mà con người quen nghĩ đến sẽ lắng đọng vào Tiềm thức, để rồi sau đó nó sẽ tạo thành bản chất các ý nghĩ. Tiềm thức là trung tâm cảm xúc của con người.Nó là trung tâm của sự sáng tạo. Theo Joseph Murphy, nếu con người muốn những điều tốt đẹp, thành công đến với mình thì họ phải thường xuyên tạo tiền đề cho Tiềm thức hoạt động theo chiều hướng tích cực. Nghĩa là, con người phải luôn luôn nghĩ đến những điều lành (hay điều tốt đẹp) thì điều lành, điều tốt đẹp sẽ tới. Đây chính là cách thức (hay cơ chế) làm việc (hoạt động) của tiềm thức mà chúng ta cần nắm chắc đề hành động theo.  
Joseph Murphy
 
Tóm lại, nếu bạn đọc và thực hành theo những gì mà Joseph Murphy đã trình bày trong cuốn "Sức mạnh của Tiềm thức" thì bạn sẽ có cơ hội nhận được những "hoa thơm", "trái ngọt" của cuộc đời. Nói một cách cụ thể hơn, bạn sẽ khai thác được năng lực trí tuệ phi thường tiềm ẩn trong bản thân mình để tạo được sự tự tin, vượt qua những nỗi sợ hãi và ám ảnh, xua đi những thói quen tiêu cực, xây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp hài hòa, thành công trong sự nghiệp, tạo được cho mình một cuộc sống an bình, hạnh phúc trọng vẹn!
 
(Tài liệu tham khảo: Phan Dũng - "Thế giới bên trong con người sáng tạo", Nxb Trẻ, 2010; Joseph Murphy - "Sức mạnh tiềm thức", Nxb Văn hóa Thông tin, 2010. Hình ảnh trong bài lấy từ nguồn Internet)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét