Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
Kinh tế vi mô - Cung
11:22
Hoàng Phong Nhã
No comments
1. Khái niệm
Cung: Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau.
Cung cá nhân: Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà một người bán ( một doanh nghiệp ) sẵn sàng bán ra thị trường ở mỗi mức giá mà người ấy chấp nhận được.
Cung của thị trường: Là tổng mức cung của các cá nhân ở mỗi mức giá
2. Các yếu tố xác định hàm số cung
2.1. Các yếu tố xác định cung
Cung về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như :
+ Công nghệ sản xuất
+ Giá cả các yếu tố sản xuất đầu vào
+ Tác động của chính phủ
+ Số người sản xuất
+ Các kỳ vọng
2.2. Hàm số cung
Từ những yếu tố xác định cung có thể trình bày cung dưới dạng hàm số :
Qs= f(Px, Tx, PKL, NS, EX))
P = aQ + b hay Q = aP + b ( với a > 0 )
PX : giá cả hàng hóa x
TX : công nghệ sản xuất hàng hóa X
PKL : giá cả đầu vào sản xuất
NS : số người sản xuất
EX : các kỳ vọng liên quan đến ngành sản xuất hàng hóa X
3. Đường cung
3.1. Biểu cung
Biểu cung là bảng số liệu mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán tương ứng với các mức giá cả khác nhau.
3.2. Đường cung
Đường cung là đường mô tả cung về hàng hóa trên đồ thị trong mối tương quan với giá cả của nó ( các yếu tố khác không đổi ). Đường cung được vẽ từ biểu cung hay từ hàm số cung với dạng đơn giản
3.3. Luật cung
Luật cung được phản ánh qua tính chất của đường cung (đường S trên đồ thị ) đường cung dốc lên cho ta biết : cung về hàng hóa hay dịch vụ và giá cả của nó đồng biến với nhau : khi giá tăng thì cung tăng và ngược lại.
Một số ngoại lệ : các hàng hóa nông phẩm và hàng truyền thống được sản xuất dựa trên năng lựa sản xuất , thời vụ và sự phán đoán thị trường.
3.4. Sự dịch chuyển của đường cung
* Sự thay đổi của cung dọc theo đường cung.
Sự thay đổi của cung dọc theo đường cung là sự thay thay đổi lượng cung về hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi (hàm số cung không thay đổi).
* Sự dịch chuyển của đường cung
Sự dịch chuyển của đường cung là sự thay đổi vị trí của đường cung. Trên đồ thị : đường cung dịch chuyển hoàn toàn sang bên phải hay bên trái.
* Nguyên nhân của sự dịch chuyển của đường cung
Do các yếu tố ngoài giá cả của hàng hóa tác động như : công nghệ sản xuất thay đổi , giá cả đầu vào thay đổi … Khi các yếu tố này thay đổi hàm cung thay đổi .
Nguồn: giáo trình KTVM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét