Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có nhưng nhu cầu vật chất khác nhau. Mức sống càng cao, yêu cầu vật chất từ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý, được tôn trọng, được phục vụ cũng đòi hỏi những sản phẩm tinh thần mới, do đó mà sản phẩm hàng hỏa và dịch vụ phát triển không ngừng. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất hay tinh thần) lớn đến một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm ấy, nghĩa là có người mua, người bán, và bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ điều hòa. Số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ được đưa từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm mới có ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và loại bỏ sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thương trường. Hoạt động của bàn tay vô hình thật là vô tư.
Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013
'Bàn tay vô hình' của Adam Smith và kinh tế Việt Nam
23:30
Hoàng Phong Nhã
No comments
Theo Adam
Smith, nhà kinh tế học thế kỷ XVIII thì có một "bàn tay vô hình" thúc
đẩy sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo quy luật cung cầu và quy
luật giá trị, biến những tính toán riêng về lợi ích của từng người
thành những lợi ích chung cho xã hội.
Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có nhưng nhu cầu vật chất khác nhau. Mức sống càng cao, yêu cầu vật chất từ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý, được tôn trọng, được phục vụ cũng đòi hỏi những sản phẩm tinh thần mới, do đó mà sản phẩm hàng hỏa và dịch vụ phát triển không ngừng. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất hay tinh thần) lớn đến một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm ấy, nghĩa là có người mua, người bán, và bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ điều hòa. Số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ được đưa từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm mới có ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và loại bỏ sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thương trường. Hoạt động của bàn tay vô hình thật là vô tư.
Tuy nhiên, vì vô tư nên bàn tay vô hình cũng dễ bị
lợi dụng. Người ta đã tạo ra những trạng thái giả tạo, bằng nhưng hiện
tượng thiếu hụt hàng hóa tại một thời điểm, một địa phương nào đó, làm
cho giá cả gia tăng đề trục lợi hoặc dùng những biện pháp hành chính
ngăn cản những dòng hàng hóa vận hành theo quy luật cung cầu, làm cho
giá cả biến động, thị trường bị méo dạng, hay đặt ra chính sách đối xử
bất bình đẳng đối với mặt hàng, nguồn gốc xuất xử, đối tượng tham gia…
Như vậy bàn tay vô hình sẽ bị lừa, sẽ vận hành một cách khập khễnh, từ
đó một yêu cầu vô cùng chính đáng đặt ra là Nhà nước phải tham gia vào
thị trường với mục tiêu là: gỡ bỏ rào cản, loại bỏ những yếu tố làm biến
dạng thị trường, hướng dẫn sản xuất.
Trong 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới, chúng ta đã
từng bước phục hồi nền kinh tề thị trường. Nhà nước đã từ đổi mới về
mục đích cơ cấu và phương pháp vận hành dễ phù hợp với nền kinh tế thị
trường ấy. Do đó mà đời sống xã hội đã có một bước tiến khá dài, đại bộ
phận nhân dân từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc đang bước vào ngưỡng cửa ăn
ngon măck đẹp. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước chung quanh, thì
khoảng cách tụt hậu chưa thể rút ngắn, điều này khiến chúng ta phải có
những bước cải cách mới để tạo động lực mới, gia tăng tốc độ tăng trưởng
cho nền kinh tế của chúng ta.
Theo ý kiến một số nhà đầu tư có mặt tại Việt Nam
nhiều năm nay, thì tiền lương lao động thấp không hẳn là một ưu thế của
nền kinh tế Việt Nam bởi lương thấp đi đôi với năng suất lao động thấp,
điều ấy không còn ý nghĩa gì nữa về mặt kinh tế, trong khi có thể còn
làm hại về mặt xã hội. Người lao động thu nhập thấp thì sẽ không đủ
sống, như vậy họ sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao theo pháp luật hay
hợp đồng tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của họ.
Điều này xưa nay các nhà đầu tư không dám có ý kiến
với Nhà nước chúng ta nhưng rõ ràng chế độ tiền lương cán bộ nhà nước
quá thấp đã ảnh hưởng đến nhiệm vụ, chức năng, thái độ làm việc của họ,
nhất là trong xử lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cũng
như ngoài nước. Biểu hiện cụ thể của tình hình này là thủ tục nhiêu
khê, rườm rà, một số văn bản pháp lý không rõ ràng, cách áp dụng và giải
thích luật lệ mỗi nơi mỗi khác, làm cho doanh nghiệp phải đương đầu với
các yếu tố:
- Rủi ro cao trong mọi tình huống
- Thời gian quay vòng vốn chậm
- Chi phí vô hình tăng
- Giá thành trên một đơn vị sản phẩm năm sau cao hơn
năm trước, đưa đến tình trạng không thể cạnh tranh được với hàng hoá
nước ngoài.
Chế độ tiền lương của cán bộ Nhà nước thấp tưởng
chừng như không liên can gì với giá thành sản phẩm hàng hoá, nhưng suy
cho cùng thì sẽ thấy khi “sản phẩm công” mà Nhà nước cung ứng cho doanh
nghiệp có chất lượng kém thì sẽ tạo ra biết bao gánh nặng như đã nêu
trên.
Sự xuất hiện của "bàn tay vô hình" thứ hai bên cạnh
bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường dễ làm cho sự vận hành của
nền kinh tế, cũng như việc điều hành bộ máy Nhà nước của chúng ta không
còn khách quan, thậm chí trong nhiều trường hợp thiếu trong sáng. Khi ấy
bàn tay vô hình trở thành bàn tay "ma quái" gây tai họa cho đất nước
qua các hành vi tham ô, lãng phí.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, nền kinh tề chúng
ta không có khả năng cung cấp một mức lương đủ sống cho công chức Nhà
nước. Điều này không đúng, vì nguồn tiền mà bàn tay "ma quái" đó sử dụng
thật sự là nằm trong nền kinh tế của chúng ta đó thôi. Chỉ có điều là
ta chưa thật sự quyết tâm thực hiện cải cách thế chế quản lý Nhà nước,
tinh giản bộ máy hành chính và loại bớt những người ăn lương vô công rồi
nghề, để vừa đỡ nhiễu nhương cho dân, đồng thời tiết kiệm được nguồn
tài chính Nhà nước. Có như vậy sẽ thừa khả năng tăng lương cho những cán
bộ có năng lực, cần mẫn, làm như vậy sẽ vô hiệu hóa bàn tay vô hình thứ
hai. Còn nếu ta vấn tiếp tục duy trì tình trạng dửng dưng với lương
"hình thức" như lâu nay thì đó là cơ hội cho bàn tay ma quái vùng vẫy vô
tư giữa bao nhiêu cái khó khăn của đời sống kinh tế xã hội đất nước.
Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
0 nhận xét:
Đăng nhận xét