Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Đắc Lộ, Trương Vĩnh Ký & Chữ Quốc Ngữ của Tác Giả Minh Vân

Bùi Kha




Trước hết, đây là một bài, có vẻ như chỉ nhắm vào “Bộ Giáo Dục và Đào Tạo”. Phải chăng Bộ cần phản biện vì bài công kích của ông Minh Vân (Nguyễn Mạnh Hùng) có nhiều sai trái và thiếu tinh thần xây dựng. Mục đích chính việc nhận xét và phê bình của ông Minh Vân không nhắm vào việc báo động “vấn đề lai căng, lỗi thời, quá trớn…” của một số người Việt để, cải tiến nền văn học nước nhà, mà mục đích là đề cao và, phong tước một cách sai lầm cho Linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và cựu giáo sĩ Baotixita Pétrus Trương Vĩnh Ký; hai người có nhiều ngang trái với dân tộc ta, qua đó, ông cũng muốn tô son điểm phấn, điều mà Giáo hội Công giáo Việt Nam không hề có, trong việc chống ngọai xâm và cải tiến nền văn học nước nhà.
Vì cặm cụi cố bảo vệ cho bằng được các luận điểm sai lầm, ông Minh Vân đã để lộ nhiều điều bất cập mà chúng ta sẽ thấy trong bài phản biện nầy.
Trước lúc đưa ra một số sử liệu về vấn đề vừa nêu, chúng ta nên thoáng nhìn về quá khứ, trên 30 năm trước. Với nhận định chủ quan, tôi thấy, sau khi nước nhà thống nhất, Chính phủ Việt Nam thấy cần phải đoàn kết dân tộc để xây dựng xứ sở, chứ không nên khơi lại đống tro tàn. Vì thế, Chính phủ, qua viện Sử học và một số cơ quan liên hệ, khuyến khích tổ chức những cuộc Hội thảo nhằm, xét lại một số nhận định và giáo trình trong quá khứ đã “lên án Giáo hội Cơ đốc”. Thể hiện rõ nét là, sau khi tổ chức Hội thảo về “Tuệ Trung Thượng Sĩ và Thiền Tông Việt Nam”, các ban ngành liên hệ, tổ chức Hội thảo về Giáo sĩ Đắc Lộ Nguyễn Trường Tộ cũng như Tọa đàm về Trương Vĩnh Ký. Tuệ Trung Thượng sĩ là một Thiền sư, một vị tướng tài ba, một cố vấn xuất sắc cho Triều đình trong việc chống lại Nguyên Mông nên không có vấn đề như ba nhân vật vừa kể tên.
Nhưng có thể vì thiếu sử liệu hoặc đi quá xa, một số bài tham luận về Đắc Lộ, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ đã, không đáp ứng sự thực hoàn toàn. Và vài nhà nghiên cứu đã không thể hiện được chức năng lịch sử cho thấy là, mà lịch sử phải là nên đã tạo một số hệ lụy, thay vì vinh danh kẻ đáng kính, thì lại kính trọng kẻ đáng khinh. Do thế, chúng tôi có nhiều bài góp ý phản biện về việc vinh danh sai lầm ba nhân vật tiêu biểu, Đắc Lộ, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ, mà Linh Mục Thiện Cẩm gọi họ là vô thượng thiên tài của Giáo hội Công Giáo Việt Nam.
Ôn lại đôi điều như thế để thấy, nhà nước Việt Nam, dường như, đã ban phát một ân huệ cho những ai lầm lẫn trong quá khứ; chạy theo ngoại bang. Tôi đoán mò, một số nhà văn hóa và sử gia cũng đã bỏ qua một số sự thật lịch sử trong tham luận, để đoàn kết dân tộc xây dựng quê hương, thay vì nói lên những hành động quá phũ phàng của một số nhiều con chiên chạy theo thực dân Pháp.
Thế nhưng những thành phần như con chiên Minh Vân Nguyễn Mạnh Hùng, được đàng chân lân đàng đầu, mà bài viết của ông nêu trên là một biểu hiện. Sau đây mời độc giả theo dõi một số luận điểm của ông Minh Vân.
1. Minh Vân: “Riêng Chữ Việt ngày nay, đã xuất hiện từ đầu Thế kỷ XVII, Dòng Tên Bồ-Đào-Nha đã khai mở phong trào sáng tạo một Hệ thống Vần Quốc Ngữ Việt-Nam bằng Mẫu tự La-Tinh cách quy mô và có tính Cộng đồng. Giáo sĩ ĐẮC-LỘ đã tiếp tục hoàn chỉnh trọn vẹn một hệ thống chữ viết tiếng Việt vào năm 1651 tại La-Mã”. - Bùi Kha: Điều đáng khen là ông MV và nhiều con chiên, nay không còn tráo trở và cãi bừa, mà đã viết giống tôi gần 17 năm trước. Trong một số bài về “Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ” (*) tôi cũng đã viết “Lm. Đắc Lộ không phải là người có sáng kiến đầu tiên sử dụng mẫu tự La tinh để phiên âm chữ Quốc ngữ, mà do Dòng Tên Bồ Đào Nha và tập thể quần chúng như con chiên Việt Nam, thầy đồ, sư sải, các nhà văn hóa như phong trào Đông Du, nhóm Tự Lục Văn Đoàn, cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Vũ Hoàng Chương, Hồ Biểu Chánh, Chủ tịch HCM, v.v..”.
2. Minh Vân: “ Giả thuyết Việt-Nam không có hệ thống chữ viết ngày nay, liệu mấy ai theo học nổi chữ Nôm? Tất nhiên theo học Pháp dễ dàng và dơn giản hơn, thì Việt Nam ta ngày nay đã bị Pháp-Hóa hoàn toàn, còn chữ Nho rõ ràng phải lo đi chơi chỗ khác, vì chỉ có giới Quan trường, Đại gia, Quý tộc mới học nổi!».
- Bùi Kha : Lúc hai hoặc nhiều dân tộc sống chung với nhau, thì sự học hỏi và bắt chước qua lại sẽ xẩy ra trong nhiều lãnh vực. Ngôn ngữ và chữ viết cũng thế. Người Việt bị Tàu đô hộ, ít nhiều phong tục, tập quán và ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng của Tàu. Nếu dân tộc Việt có nền văn hóa cao thì không bị đồng hóa hoặc khó bị đồng hóa. Lịch sử cho thấy, mặc dù bị Tàu đô hộ cả ngàn năm, nhưng dân tộc ta đã không bị đồng hóa. Chữ viết, đã biến chế theo cách riêng của ta từ chữ Hán (thường gọi là chữ Nôm). Biến các phong tục của Tàu thành của ta.
Giả thiết lúc bị Pháp đô hộ, và chữ quốc ngữ theo mẫu tự La tinh chưa được phát minh từ một số giáo sĩ Dòng tên, thì dân ta cũng sẽ có người sử dụng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt. Ai có thể ngăn cấm điều đó xẩy ra, hoặc có ai quả quyết điều đó không xẩy ra ? Và ai đó sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ theo mẫu tự La tinh, thì người dân Việt cũng không phải không biết ơn. Nhưng biết ơn hay không còn tùy vào mục đích của người sáng tạo và tiến trình lịch sử của xã hội Việt Nam.
Quả thật, kể từ lúc có các cố đạo đến nước ta  thì cây Thập giá đi trước khí giới theo sau là điều không thể chối cãi. Và từ đó, dân ta bị Pháp đô hộ gần cả trăm năm. Nếu có chữ viết theo phiên âm của mẫu tự La tinh mà bị Pháp đô hộ, chắc chắn dân ta chẳng thèm.
Nhì xa hơn, ta thấy, Nhật bản, Hàn quốc ngay cả Trung quốc, các cố đạo có dùng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng của họ nhưng không có «kết quả» như ở Việt Nam. Nhưng có ai dám bảo dân các nước ấy yếu kém và nghèo đói hơn Việt Nam? Ông Minh Vân biết một mà không biết được hai, thì không nên viết bậy.
3. Minh Vân: “ «Thực tế đã cho ta thấy G/sĩ ĐẮC-LỘ đã đạt đến trình độ ngôn ngữ học hoàn chỉnh, không chỉ rất Khoa học mà còn uyên bác cả về "Thanh sắc" (cao thấp) nhưng còn cả về "trường độ" (ngắn-dài) trong tiếng Việt. Ngoài các dấu Sắc, Huyền, Nặng, G/sĩ ĐẮC-LỘ còn có khả năng cảm nhận cách tinh tế, phân biệt được đến độ tỉ mỉ cả "Dấu Hỏi và Dấu Ngã"
-Bùi Kha : Chứng cứ đâu?
4. Minh Vân: “G/sĩ đã hiến trọn đời mình để nghiên cứu cấu trúc ghép vần hệ thống Chữ Việt-Nam-Hóa Mẫu-Tự La-Tinh qua hàng chục năm công sức.”
-Bùi Kha : Ông Minh Vân hoàn toàn sai.  Năm 1651 tiếng Việt (theo mẫu tự La tinh) của ông Đắc Lộ vẫn còn luộm thuộm. Ngay trong cuốn “Phép giảng tám ngày” (PGTN) [biên soạn khoảng 1649-1651], xuất bản năm 1651 tại Rome, Đắc Lộ là tác giả. Chúng ta dẫn vài câu, trong toàn bộ cuốn PGTN để thấy chữ Quốc ngữ của Đắc Lộ:

         
  - “Ta cầu cù Chúa blời giúpfưc cho ta biết tỏ tưầng đạo Chúa”   (“PGTN, trang 5), [chữ blời=trời, giúphưc=giúp sức, tỏ tưầng=tỏ tường].
-“mà phần mlớn nước ếy” (tr.69) [mlớn=lớn, ếy=ấy].
Hai thí dụ vừa dẫn cũng đủ để cho thấy, năm 1651 tiếng Việt của Đắc Lộ còn rất sơ đẳng chứ không thể nói là “hoàn chỉnh” được.  Ngay cả cuốn Từ Điển VIỆT-BỒ-LA, Đắc Lộ và Bề Trên Cả của ông, ăn cắp tác quyền, vì chỉ để tên Đắc Lộ trên cuốn Từ Điển, thay vì phải có tên hai Giáo sĩ người Bồ là Barbosa (Từ điển Bồ Việt) và Amaral (từ điển Việt Bồ). Còn Đắc Lộ chỉ có công thêm phần La tinh vào hai cuốn đã có sẵn để trở thành Từ điển VBL, mà thôi. Chính Đắc Lộ trong Lời Nói Đầu cuốn Từ Điển ấy cũng thừa nhận như thế.
Nhắc lại điều nầy để thấy, tiếng Việt của hai người bậc thầy Đắc Lộ trong cuốn Từ điển cũng chưa thể gọi là “hoàn chỉnh” huống nữa là người học trò Đắc Lộ, mà Minh Vân ca tụng ẩu, «đạt đến trình độ ngôn ngữ học hoàn chỉnh» ?
Theo tác giả Roland Jacques, trong cuốn “Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam”, (tr. 80): “Năm 1618, Pina cùng với một thanh niên giáo dân người Việt có tên đạo là Phê rô, lần đầu tiên dịch sang tiếng Việt Kinh Lạy cha và các kinh căn bản khác trong Kytô giáo, có thể xem là khởi đầu của việc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh”.  Chúng ta cũng để ý rằng, cho đến cuối tháng 12, 1624, lần đầu tiên, Lm Đắc Lộ mới đến Việt Nam tại Đà Nẵng [“PGTN”, trang bìa sau]. Nghĩa là lúc ông đến Việt Nam thì chữ quốc ngữ theo mẫu tự La tinh đã được 6 tuổi rồi.
Chúng ta hiện chưa có bản “Kinh lạy cha” bằng tiếng Việt năm 1618, mà chỉ thấy Bản gốc tiếng Việt trong tài liệu năm 1632 (Hình Pho tô kèm theo)

Nhận xét: (Theo tài liệu trên) chữ cha được viết là cia. Chữ chúng=ciúm, trên=tlen, trời=bloèi.
Nếu lấy mốc thời gian, 1700-1632 = 68 năm, chữ Việt được phát triển như sau trong Kinh lạy cha:
CY%20Loan%205
Nhận xét: Sau khoảng gần 100 [(1700-1750)-1632 # 100 năm], chữ quốc ngữ mới tiến gần toàn vẹn, ngoại trừ chữ trời vẫn viết là blời. Cũng nên lưu ý rằngông Đắc Lộ đã chết từ năm 1660, nghĩa là đã chết 90 năm trước lúc chữ Việt khá hoàn chỉnh vào năm 1750 [1750-1660=90 năm] và, thực sự hoàn chỉnh vào năm 1905. Chữ blời được viết là trời như dưới đây:
http://www.anviettoancau.net/anviettc/CY%20Loan%206.JPG
"Tiến Trình Hoàn Thiện Chữ Quốc Ngữ Trong Kinh Lạy Cha" (Châu Yến Loan) (1) .
Qua đó, sử liệu cũng không cho thấy công đóng góp của Đắc Lộ cho Kinh lạy cha đã dịch qua Quốc ngữ. Vậy thì, những điều ca tụng vô trách nhiệm về Đắc Lộ, ông Minh Vân nên thu hồi, đem về bỏ thùng rác. Ông mê sảng viết tiếp các đoạn sau đây một cách vu vơ, không có tài liệu dẫn chứng:
5. Minh Vân: “Cách đây hơn 2 Thế kỷ, "Hội Thừa Sai Hải-Ngoại Ba-Lê" (Misions Etrangères De Paris, MEP, Pháp), đã kiến thiết ngôi Thánh Đường Đầu tiên tại Sài-Gòn đồ sộ nhất nước. Không ai nghĩ rằng, đó là một Công trình Tôn Giáo đồ sộ đến thế, lại tiềm ẩn bên trong một nét độc đáo rất Việt-Nam đã không mấy người ngờ.
Một giàn Chuông vĩ đại với 6 Cỗ Chuông rất lớn. Mỗi trái chuông phát ra một nốt nhạc từ "sol đến Mí". Nặng tổng cộng 28tấn 085ký, treo trong hai lòng Tháp Nhà thờ. Bộ chuông được chế tạo tại Pháp, đưa về Sài-Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông phát ra 4 thanh nhạc Sol, Sí, Rế, Mí,  tháp bên trái treo 2 chuông phát ra  La, Đố.
Ba quả chuông to nhất là "Chuông Sí" nặng 3tấn 150ký, "Chuông Rế" nặng 2tấn 194ký và đặc biệt "Cổ Chuông Sol" là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới, nặng 8tấn 785ký, đường kính miệng chuông 2th25, cao 3th5 (tính đến núm treo, tương đối còn cao hơn nhiều  căn nhà cấp 4 hiện nay). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng Sinh mà thôi, tức vào đêm Đức Thánh Cha ban Phép Lành cho Thành Đô La-Mã và Thế-Giới”.
-Bùi Kha : Tài liệu đâu? Và ngoài con chiên, ai quan tâm điều nầy?
6. Minh Vân: “Ngài giải thích, nếu cần trái chuông thứ bãy, vẫn không thiếu người dâng cúng. Nhưng Hội Thừa Sai Ba-Lê chỉ muốn sử dụng 6 chiếc với 6 nốt nhạc mà thôi. Nó biểu tượng một hệ thống Vần Chữ Việt do Giáo Sĩ A-LỊCH-SƠN ĐẮC-LỘ đã cấu tạo thành 6 Thanh Nhạc của âm giọng tiếng Việt, để tặng Đất nước Việt-Nam
-Bùi Kha: Tài liệu nào cho thấy ông Đắc Lộ có ý đó?
7. Minh Vân: “Vì thế các Bậc Học Giả, Nhà Văn hóa, Ngôn ngữ học thời danh [tên và gồm những ai? BK] đều đã xác định và đánh giá cao Hệ thống Cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ là một "Viên Ngọc Toàn Bích Đến Vô Giá" đã xuất hiện trên Thế giới, mà Hội Dòng Tên nói riêng và Giáo Hội Công Giáo Việt-Nam nói chung đã áp dụng nguyên tắc sáng tạo của G/sĩ ĐẮC-LỘ, người đã dũa mài đến độ hoàn chỉnh và đã hiến tặng cho Dân tộc Việt-Nam như một món quà vô tiền khoáng hậu làm nền tảng Văn Hóa Việt-Nam. Nhờ đó đất nước Việt-Nam có một chỗ đứng trên Văn trường Âu Châu và Thế Giới, và đã tiến một bước dài đến hiện đại hóa ngày nay
-Bùi Kha : Ông cứ ca đại, nhưng tài liệu đâu?
8. Minh Vân: «Đợi đến một dịp triều kiến ĐGH 1651, và bất ngờ G/sĩ ĐẮC-LỘ đã được ĐTC trao tận tay bộ sách, và Ngài chỉ kịp ôm vào lòng với một câu nói run run đầy xúc động: “Con xin dâng 3 công trình nầy cho Thiên Chúa. Vì Chúa đã ban cho con được một đất nước mà ở đó sự lao khổ của dân chúng đang ở chỗ tận cùng của đen tối. Nhưng cũng tại nơi nầy con đã nhìn thấy lòng từ ái của Chúa. Con đã nghe được những âm thanh có nhạc điệu của giọng nói con người… Với 3 công trình nầy, con nghĩ trong tương lai, đó sẽ là ngọn lửa dẫn dân tộc nầy ra khỏi vòng tăm tối. Từ giờ phút nầy, con có thể trở về trong vòng tay Chúa mà không một ân hận gì…”
-Bùi Kha : Tài liệu nào? Yêu cầu ông Minh Vân cho biết. Viết bừa, cẩu thả, vô trách nhiệm, vô căn cứ của ông Minh Vân, tôi thấy cần ghi lại nơi đây lời bình của một người đồng đạo với ông, Giáo sư Nguyễn Văn Trung, cựu Khoa trưởng Đại học Văn Khoa Sài gòn, trước 1975, đã phát biểu một câu nói để đời: Tòa thánh đánh rắm cũng khen thơm”. Nếu áp dụng cho ông Minh Vân (Nguyễn Mạnh Hùng), chúng ta cũng sẽ có câu nói để đến kiếp sau Đắc Lộ đánh rắm, Minh Vân cũng khen thơm”.
Ông Minh Vân nên nhớ rằng, Thực dân Pháp xây nhà thờ Chính Tòa (vào thời gian ấy) được hiểu như là một pháo đài cho các giáo sĩ Pháp trú ẩn để “quậy phá” đất nước ta. Dân ta ngày đêm canh cánh trong lòng tìm cách đuổi chúng để phục hồi nền độc lập, có ai quan tâm đến các nốt nhạc ấy không? Và bằng chứng đâu cho thấy: “Hội Thừa Sai Ba-Lê chỉ muốn sử dụng 6 chiếc với 6 nốt nhạc mà thôi. Nó biểu tượng một hệ thống Vần Chữ Việt do Giáo Sĩ A-LỊCH-SƠN ĐẮC-LỘ đã cấu tạo thành 6 Thanh Nhạc của âm giọng tiếng Việt, để tặng Đất nước Việt-Nam?.
Toàn là nói không sách mách không chứng! Ông sẽ thấy âm mưu gian ác của các cố đạo trong Hội Thừa Sai Ba-lê trong một đoạn sau, mà thiết nghĩ, chỉ có những người Việt gian mới nghe thơm lúc chúng rắm mà thôi!
9. Minh Vân: «Ấy thế mà Công Giáo đã từng bị buộc tội làm Bồi Tây, là bán nước, là La-Mã hóa Dân Tộc! Vậy Chữ Tân-Quốc-Ngữ là một hình thức La-Tinh-Hóa hay Việt-Hóa
…«Cụm từ "La-Tinh-Hóa Việt-Nam" như giới Hũ Nho Triều đình Nhà Nguyễn thường dùng với ác ý xuyên tạc Giáo Hội Công Giáo sử dụng chữ La-Tinh là La-Mã-Hóa Việt-Nam, cố tình kích động quần chúng thiển cận, ít học, phát động phong trào Thù địch Công Giáo, hầu tiến đến việc tàn sát đến độ làm cỏ sục bùn có tính tuyệt đối và rộng khắp qua 3 đời vua, đặc biệt là dưới Triều TỰ-ĐỨC ».
- Bùi Kha : Dân ta cáo buộc Công Giáo bồi Tây bán nước không phải vì «La mã hóa» như ông gán ép sai, mà cáo buộc có cơ sở. Mời ông đọc một số dẫn chứng sau đây để tránh việc viết loạng quạng :
Tại Sao Có Bồi Tây Bán Nước?
a. Đô đốc Bonard: Một đoạn trong thư, đã được giải mật, đề ngày 24/7/1862, Đô đốc Bonard gởi cho Chasseloup Laubat như sau: "Ai (Giáo sĩ Hội Thừa Sai Ba-lê, BK) cũng ôm ấp lý tưởng trở lại thời kỳ mà Giám mục Bá Đa Lộc được xem như ông vua thực sự của xứ An Nam, thời kỳ mà mọi việc chỉ có thể được thực hiện theo lời khuyến cáo của ông giám mục này, hoặc được ông cho phép. Để đạt mục đích đó, các nhà truyền giáo đã dùng kế hoạch sau đây: Nếu những ai nối vị vua Gia Long mà không theo ý của các ông giáo sĩ, thì họ sẽ tìm cách phủ nhận tính chính thống của vua này, và khi lật đổ được triều đình hiện tại thì sẽ bầu lên một ông vua khác theo ý họ”(2)
b. Đô đốc de Genouilly: Đô đốc R. de Genouilly phê bình hành động của các giáo sĩ Pháp mà Minh Vân hớn hở ca tụng là, do Đắc Lộ có công vận động thành lập:
"Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ cho đạo Ki Tô, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự và quân sự vốn không được và không phải thuộc quyền hạn của họ (các giáo sĩ, BK). Nếu cũng vì những yếu tố buộc tội đó mà Giám mục Pellerin bị nhà cầm quyền An Nam trục xuất thì báo chí của người truyền đạo lại kêu la om sòm là họ bị bạo hành"(3).
c. Hành động các giáo sĩ Tây Ban Nha: Bonard mô tả:
"Còn tu sĩ dòng Dominique Tây Ban Nha thường chiếm cứ nhiều vùng miền thượng du Bắc Việt, họ lại còn bất trị hơn: Hăng hái và quá cuồng tín, đa số trong bọn này phát xuất từ các đoàn du kích và phe Carlistes, họ rời bỏ Tây Ban Nha và sẵn sàng mang gươm, súng và thánh giá chữ thập, dốc toàn lực tham dự vào các cuộc nổi loạn gây tai họa cho xứ Bắc Kỳ"4 (4).
Dưới đây là một số hành động phản quốc của con chiên và vài giáo sĩ Việt Nam tiêu biểu, để ông Minh Vân bớt đại ngôn:
d. Linh mục Trần Lục: “... Nhằm “bình định” cứ điểm này (Ba Đình), quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Metxanhgie (Metzinger). Cuộc tấn công ngày 18-12-1886 bị đẩy lui. Quân Pháp phải bao vây cứ điểm nầy để tìm một chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Giôphơrơ (Joffre sau này là thống chế Pháp nổi tiếng trong chiến tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân. Và cứ điểm Ba Đình đã bị tấn chiếm”5 (5).
Một chứng nhân, người nước ngoài, trong cuộc chiến bảo vệ nền đô hộ Pháp, ông Rouvier, cũng đã xác nhận hành xử phản quốc theo giặc của người Công giáo Việt Nam như sau:
“Thật đau lòng cho một sử gia người Việt Nam Công giáo (Linh mục Trần Tam Tĩnh, BK) khi phải nhắc lại những năm tháng ấy, thấy quân đội Pháp hành quân “bình định” chỉ được nghỉ ngơi trong các làng giáo”:
“Sau một cuộc hành quân mệt rã rời, quân lính của ta kiệt sức vì thiếu ăn, mà tiến vào một làng người lương thì thường chỉ được ăn đạn. Nhưng nếu gặp được một làng người giáo thì trẻ con chạy ra đón đường và kêu ầm lên: Công giáo, công giáo đây! để quân chúng ta biết rằng chẳng có gì phải sợ ở đó, rồi dân làng đem chuối, trứng, gà ra chiêu đãi. Sự khác biệt thật rõ ràng và là điều đáng ghi nhớ nhỉ? (6)
   e. Công giáo Phát Diệm và Nguyễn Bá Tòng: Theo cuốn “Autour des Fêtes du 3 Décembre 1940 à Phát Diệm” [Chung quanh đại lễ ngày 3.12.1940 tại Phát Diệm] gồm hai phần chữ Pháp và chữ Việt, mang số M1040 của Tổng Thư Viện Quốc Gia, nói về đại lễ tấn phong Giám mục Phan Đình Phùng (trùng tên với nhà ái quốc kháng chiến Phan Đình Phùng, BK) và lễ gắn Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cho Giám mục Nguyễn Bá Tòng. Sách do nhà in Ngô Tử Hạ ấn hành, Chánh phó Giám mục, Linh mục và các giáo dân địa phận Phát Diệm chủ trương. Trong đó có đoạn mô tả:
“Một phút yên lặng: quan toàn quyền kính điếu một vị anh hùng, một vị quốc công vang danh bốn bể (Trần Lục, BK) quan Toàn Quyền Decoux cảm xúc ái tình. Ngài cảm động hơn nữa khi nghĩ tới cụ Trần Lục là vị phúc tinh đã đem lại sự hòa bình thân thiện cho dân tộc Pháp - Nam...
...Quan Toàn Quyền đưa cặp mắt đầy cảm động ngó xung quanh lũ con dân chằng chịt như nêm cối, bao nhiêu con mắt đổ dồn về ngài...
...Đức cha Nguyễn Bá Tòng [người Việt đầu tiên thụ phong Giám mục, BK] đọc diễn văn bày tỏ lòng cảm ơn chính phủ, tỏ lòng trung thành con dân Việt Nam đối với Mẫu Quốc (7).
Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy mấy điểm như sau:
* Lũ con dân (Công giáo) chằng chịt vô số kể như nêm cối đổ mắt sung sướng nhìn về tên thực dân Decoux vì được làm con dân hiếu thảo của nó, của Pétain và của thực dân Pháp.
* Linh mục Trần Lục là một vị phúc tinh, một vị anh hùng của Decoux và của nước Pháp nên đại diện chính phủ Pháp kính cẩn nghiêng mình trước mộ của Trần Lục.
* Cha Nguyễn Bá Tòng đọc diễn văn bày tỏ lòng biết ơn chính phủ thực dân Pháp, tỏ lòng trung thành con dân Công giáo Việt Nam đối với Mẫu Quốc (Pháp).
* Phát Diệm được xem  là thủ đô tinh thần của Công giáo Việt Nam nhưng, rất nhiều người, từ trên xuống dưới từ cha cố đến con chiên lại hớn hở vui mừng nguyện trung thành với mẫu quốc thực dân Pháp!
Các “Đức Thánh Cha” Của Ông Minh Vân
Ông Minh Vân cứ nhắm mắt ca ngợi “Đức Thánh Cha” trong bài viết của mình, nhưng ông có biết vài trong vô số thông tin dưới đây không? f. Giáo Hoàng Bom:

Giáo hoàng Pius XII, người đã vận động Mỹ, 1954, thả từ 1 đến 6 quả bom nguyên tử xuống Bắc Việt để giải cứu quân thực dân Pháp bị quân Việt Minh bao vây tại Điện biên phủ, giúp chúng tiếp tục cai trị dân tộc ta.
Ông Minh Vân đừng tưởng các “đức thánh cha” là hiền lành đạo đức, trong sạch. Đơn cử 2 thí dụ trong vô số:
g. Giáo Hoàng Dâm, Benedict VII (- 983):
   
Giáo Hoàng Benedict VII -136th Pope (974 - 983)
Sử gia rất sùng đạo, Gerbert, đã gọi Giáo hoàng Benedict là “kẻ đồi bại nhất trong đám những quái vật vô thần,” nhưng đánh giá nầy vẫn còn quá sớm. Giáo Hoàng này cuối cùng bị một người chồng ghen tuông đâm chết. Thân xác của y với hàng trăm vết đâm, đã bị kéo lê qua những đường phố, trước khi bị đạp vào một hầm chứa phân (The pious church historian Gerbert called Benedict "the most iniquitous of all the monsters of ungodliness", but his judgement was premature. This pontiff was eventually slain by a jealous husband. His corpse, with a hundred dagger…)(8)
h. Nữ Giáo Hoàng (She-Popes):

 Ảnh phim, Pope Joan, http://www.eurotv.us/top-10/top-10-most-awesome-movies-with-super-women
“Người ta đã tin ở vị Nữ Giáo Hoàng này trong nhiều thế kỷ, mãi tới thời Cải Cách (Reformation). Quả là một điều an ủi cho người Anh khi biết rằng vị Nữ Giáo Hoàng duy nhất này là một cô gái Anglo-Saxon xinh đẹp. Theo chuyện kể, thì ngay trong khi còn mặc lễ phục của Giáo Hoàng, cô đã sanh ra một đứa bé trai, lúc du hành từ Coloseum tới Giáo đường San Clemente, và không may, chết ngay tại đó”.
(This female pontiff was believed in for several centuries, right up to the Reformation. It is some consolation to the English to know that the only female pope was a beautiful Anglo-Saxon girl. In full pontificals, so runs the story, she brought forth a son while travelling from the Coloseum to the Church of San Clemente and, alas, died on the spot) (9).

Giáo hoàng Joan sinh con giữa đường, tranh điêu khắc trong quyển “De Claris Mulieribus của Giovanni Boccacio”, chương XCIX, (10).
j. Chúa Trời & Đảng Cướp: Ông Minh Vân có biết? Thánh kinh Cựu Ước mô tả, Chúa Trời như là đảng trưởng của đảng cướp của giết người, đem súc vật và gái trinh về chia nhau. Chúa bảo, dâng cho Chúa 32 cô (11).
Chúng ta cũng nên biết rằng, các giáo sĩ dùng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo, về sau, để tiêu hủy nền văn hóa của ta, chứ họ chưa hề nói rằng, và chưa bao giờ có ý nghĩ là giúp người Việt dễ biết đọc biết viết tiếng của họ nhanh chóng hơn. Ông Minh Vân cònthan, đến nay chữ Quốc ngữ vẫn chưa được thưa nhận bằng pháp luật, và Dòng Tên giữ bản quyền!
Ý Kiến Về Chữ Quốc Ngữ Của Một Số Nhà Nghiên Cứu
Mời ông xem ý kiến chính đáng của một số nhà nghiên cứu tầm vóc, cũng như ý kiến của Giám mục Puginier về chữ Quốc ngữ. ● Trần Chung Ngọc:

“Gậy Ông Đập Lưng Ông”
“Những nhà cách mạng như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu…nhận ra tầm quan trong của công việc mở mang dân trí và cổ xuý việc truyền bá quốc ngữ, do đó hội truyền bá quốc ngữ mới ra đời vào thập niên 1930 và dù thực dân Pháp và các Cha cố TCG muốn cản cũng không được. Sự phát triển quốc ngữ cho tới ngày nay là do công ơn của hai cụ Phan dùng đòn (gậy ông đập lưng ông) dùng quốc ngữ để mở mang dân trí người Việt, xuất bản báo chí bằng chữ quốc ngữ để phổ biến tinh thần cách mạng Pháp năm 1789, và khẩu hiệu “Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ” thường được dịch thoát là “bác ái” (Liberté, Égalité, Fraternité) và từ đó các phong trào cách mạng đã lan rộng trong quần chúng chủ nghĩa thực dân Pháp phải cáo chung tại Việt Nam .
Sự sáng tạo ra chữ quốc ngữ với những mục đích đen tối hiển nhiên không phải là để giúp người Việt mở mang đầu óc mà để cải đạo và cắt đứt nền văn hóa tổ tiên của họ.
Nhưng ông cha chúng ta đã dùng nó làm một vũ khí để khai phóng dân tộc. Vậy chúng ta nên biết ơn ông cha chúng ta hay biết ơn kẻ tạo ra nó với những ý đồ đen tối?
Một tên giặc tới nhà chúng ta tạo ra một vũ khí để dễ bề quyến rũ con em nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, chúng ta dùng ngay vũ khí đó để mở mang đầu óc của tất cả những người ở trong gia đình, nhờ đó mà gia đình chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình, bảo toàn gia tài của tổ tiên khỏi bị cướp đi. Vậy chúng ta nên nhớ ơn những người trong gia đình có sáng kiến dùng ngay vũ khí của địch để đánh địch, vậy chúng ta có nên nhớ ơn kẻ đã mang vũ khí đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hoà trong gia đình chúng ta?
Tôi hi vọng vấn đề công và tội của Alexandre de Rhodes nay đã sáng tỏ”(12)

Trần Chung Ngọc
● Huỳnh Ái Tông:
Trong bài “Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ”, Huỳnh Ái Tông nhận xét:
“Dù sao thì công trình của Đắc Lộ cũng chỉ nhằm giúp những người biết chữ La tinh hay Bồ Đào Nha học Việt ngữ, Đắc Lộ không có công trình nào nhằm vào sự phổ biến chữ Quốc ngữ nầy cho người Việt, cũng vì thế mà từ 1651 đến 1866, hơn 2 thế kỷ chữ Quốc ngữ chỉ được phổ biến giữa các giáo sĩ và một ít giáo dân mà thôi” (13) .
Ông viết tiếp: “Cho đến khi quyển “Chuyện Đời Xưa" của Trương Vĩnh Ký ra đời năm 1866, vẫn còn ghi ở lời Tựa "... cùng là có ý cho người ngoại quốc muốn học tiếng An Nam, coi mà tập hiểu cho quen”. Điều nầy đủ chứng tỏ chữ Quốc ngữ trước đó, có mục đích giúp cho người ngoại quốc học tiếng Việt.
Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), người được Pháp đề cao đã sáng chế ra chữ Quốc Ngữ, mang lại sự khai hóa cho dân tộc Việt Nam, với chiêu bài nầy để che đậy hành động thực dân, xâm chiếm lãnh thổ và cai trị hà khắc dân tộc chúng ta. Để hiểu rõ vấn đề nầy, chúng ta cần lướt qua tiểu sử và hành trình truyền giáo của Đắc Lộ” (Huỳnh Ái Tông).
● Nguyễn Kha
Cách đây 17 năm, năm 1996, trong bài ALEXANDRE DE RHODES & CHỮ QUỐC NGỮ GÓP Ý VỚI GS CHƯƠNG THÂU ”, tôi nhận định và trích dẫn ý kiến của Giám Mục Puginier về mục đích của chữ Quốc ngữ  như sau:
Tôi viết, “Ngoài ra, dẫu ai là người có sáng kiến nghĩ ra cách phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh, mà chúng ta thường gọi là chữ Quốc ngữ, thì cũng cần cân nhắc cái mục đích của nó. Mục đích đầu tiên là để truyền đạo. Kế tiếp, dẫu chưa thể thực hiện toàn vẹn và nhanh chóng dưới thời LM Ðắc Lộ, nhưng chiến lược chính trị và văn hóa của nó thì đã có cơ sở lâu dài như ý kiến của Giám mục Puginier dưới đây”:
● Giám mục Puginier:
“Từ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chữ Châu Âu để viết tiếng An Nam, [chữ mà Minh Vân gọi là Tân quốc ngữ, BK] nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà đã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động tích cực trong mục đích này: Ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8/12/1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5/4/1885.
Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An Nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần dà bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.
Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung Hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An Nam và phe trí thức An Nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.
Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An Nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông.” (Có thể tìm thấy trong luận án Tiến sĩ của Cao Huy Thuần “Chủ nghĩa thực dân Pháp và Thiên chúa giáo ở Việt Nam”(14) .           

Nguyễn Kha (aka Bùi Kha)

31.7.1996
Tuy nhiên, một cách công tâm và khách quan, Linh mục Đắc Lộ cần được đánh giá như sau : 1.  Không phải là người sáng tạo chữ Quốc ngữ?
- Như đã trình bày tại mục # 4 ở trên, năm 1618, Giáo sĩ Pina và một con chiên Việt Nam đã dịch Kinh Lạy Cha và một số kinh căn bản trong Ki tô giáo ra tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Sáu năm sau, 1624, Đắc Lộ mới có mặt tại Việt Nam, và học tiếng Việt với Pina.
- Lời nói đầu cuốn Từ Điển Việt-Bồ-La, Đắc Lộ cũng thừa nhận, ông học tiếng Việt với người dân bản xứ Việt Nam và với các cha trong Hội Dòng đi trước. Giáo sĩ Barbosa soạn cuốn từ điển Bồ Việt, Amaral soạn cuốn Việt Bồ, Đắc Lộ chỉ thêm phần La tinh vào mà thôi.
Chỉ hai điều vừa mô tả, cũng đã quá đủ chứng cớ để cho thấy, Đắc Lộ, dứt khoát, không phải là người đầu tiên có sáng kiến, và cũng không phải là người có công đầu trong việc phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh như một số người hiểu sai hoặc cố ý viết sai như trước đây.
2. Vận động Pháp đánh chiếm Việt Nam: LM Ðắc Lộ là người đầu tiên trong lịch sử đã vận động Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta. Trong cuốn “Les Divers Voyages et Missions du Père Alexandre de Rhodes, 1653” [Hành Trình và Truyền giáo. Bản dịch của Hồng Nhuệ], Tủ sách Đại Kết, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994], Đắc Lộ viết:
“J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”.
Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ (plusieurs soldats) đi chinh phục toàn cõi Đông phương (la conquête de tout l’Orient), đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng” (15) [Hành trình và truyền giáo, gần cuối tr. 263, sách đã dẫn].
Nhận xét:
● Cụm từ “le plus pieux royaume de monde” có nghĩa là “nước ngoan đạo nhất thế giới” chứ không phải “đạo đức nhất…
“Plusieurs soldats”: nhiều chiến sĩ. Hồng Nhuệ dịch là mấy chiến sĩ, lại chú thích “chiến sĩ là lính thừa sai"
● Chữ quelque mới có nghĩa là mấy hay một vài. Và chữ missionaires mới có nghĩa là các thừa sai.
Plusieurs soldats phải được hiểu là “lính thừa sai”! (hết chỗ chê!), và la conquête de tout l’Orient được dịch tùy tiện là “nước cha trị đến”![ Chỉ mới một đoạn ngắn mà Tiến sĩ Thần học Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch sai nhiều quá!].
Nghĩa, Chữ Soldat & La Conquête De Tout L’orient
1. Phương Diện Từ Ngữ: Một danh từ có thể đổi nghĩa qua thời gian. Do đó, thay vì sử dụng các cuốn Từ Điển hiện nay để tra cứu nghĩa của chữ SOLDAT, tôi xử dụng hai cuốn Từ điển xuất bản cùng thời mà ông Alexandre de Rhodes sinh sống (1591-1660).
- Cuốn thứ nhất:Dictionnaire, Cotgrave”, xuất bản năm 1611, chữ soldat có nghĩa, nguyên văn:
Soldat: m. A soldier; one that followes the warres”.
- Cuốn thứ hai: “Dictionnaire de L’Académie Francaise”, 1st Edition (1694), chữ soldat cũng được định nghĩa như sau, nguyên văn:
“Soldat: s.m.Home de guerre, qui est à la solde d’un Prince, d’un Estat, & c. La terre estoit toute couverte de soldats, il faut reprimer la licence des soldats” (xem trang 484 tự điển chụp lại)
Xem thế, cả hai cuốn từ điển xuất bản năm 1611 và 1694, cùng thời mà Đắc Lộ viết cuốn “Hành trình và truyền giáo” (1653), cũng định nghĩa chữ soldat: giống đực, số ít, có nghĩa là binh lính, người có súng.

      

Bìa hai cuốn từ điển nêu trên 
- Do đó, Plusieurs soldats có nghĩa là nhiều binh lính.Và chữ missionares mới có nghĩa là lính thừa sai tức là các nhà truyền giáo.
- Cụm từ “La conquête de tout l’Orient” Chinh phục toàn cõi Phương đông” chứ không thể dịch tùy tiện là “Nước cha trị đến”! Nước Cha trị đến trong “Kinh lạy cha”: Tiếng Pháp: «Que ton règne vienne». Tiếng Anh:“Thy Kingdom come”. Tiếng Tây Ban Nha: "Venga tu reino", mới có nghĩa là “Nước Cha Trị Đến”.

2. Đắc Lộ vào Triều đình: Cuốn “Hành trình và truyền giáo,” cách đoạn dẫn trên chưa đầy ba dòng, Đắc Lộ viết:
“Tôi đi qua Marxây và Lyon rồi tới Paris; theo tôi thì Paris là thu gồm hay đúng hơn là bản mẫu tất cả những gì đẹp nhất tôi đã thấy ở khắp trái đất này.” (cuối tr. 263).
“Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Để ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của Hoàng Hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong cuộc hành trình nhỏ bé nầy…” (đầu tr. 264), [các chữ in đậm là của BK muốn lưu ý, nhất là các chữ gần cuối trang 263, cuối trang 263 và đầu trang 264].
Như thế, chính Linh Mục A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã vào trong triều đình, gặp bà hoàng hậu vua Luis thứ XIV, xin giúp nhiều lính chiến (plusieurs soldats) để chinh phục toàn cõi Đông Phương (la conquête de tout l’Orient), trong đó có nước ta. 
Sự vận động đó chưa thành vào thời điểm của ông, nhưng nó đã mở đường cho Pháp xâm lăng nước ta 206 năm sau. Lính Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 1.9.1858.
- LM Ðắc Lộ vào xin triều đình (chứ không phải vào xin Tòa Giám mục hay xin giáo hội), mà trong triều thì tuyệt nhiên không có “lính thừa sai” tức là các giáo sĩ, mà chỉ có lính chiến mà thôi.
3. Đắc Lộ & Phát Động Chiến Tranh?: Giữa trang 264 cuốn Hành trình và truyền giáo Đắc Lộ còn viết:
“Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Quốc, ở Ðàng Trong, ở Ðàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanchicô Xavie tới ba trăm quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm những nơi cùng kiệt cõi đất.”
“Thánh” chiến hay phàm chiến đều là hành động của người gây chiến hay của người lính có khí giới.
4. Bối Cảnh Tôn giáo và Chính Trị: Từ năm 1493, Giáo Hoàng Alexander VI đã giao cho Bồ Đào Nha có quyền “sinh sát” tại các nước Phương đông. Vì thế, Ðắc Lộ viết rất đúng với hiện thực tôn giáo-chính trị lúc bấy giờ rằng: “Tôi tưởng nước Pháp là một nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ (plusieurs soldats) để đi chinh phục toàn thể Phương Đông (la conquê te de tout l’Orient)…”
Đắc Lộ bị ràng buộc bởi giáo lệnh của Giáo hoàng, nên ông không thể xin Giáo hội Pháp mà chỉ xin nước Pháp mà thôi. Và trong chính phủ Pháp thì tuyệt nhiên không có “lính thừa sai”.
5. Mặt Tâm Lý: Ðắc Lộ bị Chúa Trịnh đuổi, Chúa Nguyễn đuổi, há ông không xin binh lính (soldats) để phục thù sao? Trong cuốn “Phép Giảng Tám Ngày”, trang 83, Ðắc Lộ biểu hiện sự bất bình, lỗ mảng và ác tâm lúc muốn chém Giáo chủ tôn giáo khác:
“Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.”
6. Sứ Mạng Của Giáo Sĩ Dòng Tên (Jesuite):
Muốn biết thêm giáo sĩ A. de Rhodes có ý đồ chính trị hay không, chúng ta cũng nên tìm hiểu ông được đào tạo và trưởng thành như thế nào qua:
         LỜI THỀ CỦA TU SĨ DÒNG TÊN TRƯỚC GIÁO HOÀNG
“…Con xin hứa thêm rằng, lúc có cơ hội, con sẽ tạo ra chiến tranh và tham gia bí mật hay công khai chống lại tất cả những kẻ khác tôn giáo, Tin Lành và Tự Do như con đã được chỉ thị để tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mọi miền của quả đất. Con sẽ không bỏ sót một tên nào; bất kể tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh, con sẽ treo cổ, đốt sống, bỏ vào nước sôi, lột da, siết cổ hay chôn sống những kẻ khác tôn giáo, mổ bụng, moi bào thai trong tử cung vợ chúng và đập đầu những hài nhi vào tường để tiêu diệt vĩnh viển một chủng tộc đáng ghét…” (16)
(…I furthermore promise and declare that I will, when opportunity present, make and wage relentless war, secretly or openly, against all heretics, Protestants and Liberals, as I am directed to do, to extirpate and exterminate them from the face of the whole earth; and that I will soare neither age, sex or condition; and that I will hang, burn, waste, boil, flay, strangle and bury alive these infamous heretics, rip up the stomachs and wombs of their women and crush their infants’ heads against the walls , in order to annihilate forever their execrable race…)
Sử liệu cho thấy Linh Mục A. de Rhodes gia nhập Dòng Tên lúc 19 tuổi (1612), ông đến Macao năm 1623, Đà Nẵng Việt Nam năm 1624. Thời gian 22 năm ở các nước Á Châu, qua về Âu Châu. Trong suốt thời gian này ông không bị dứt phép Thông Công, không bị khai trừ ra khỏi Giáo Hội, nghĩa là LM Đắc Lộ vẫn theo Dòng Tên. Với lời thề của Dòng Tên như chúng ta vừa thấy, LM Đắc Lộ ít nhiều không thể là một người hiền lương bình thường. 
Với sứ mạng của một giáo sĩ Dòng Tên mà Linh Mục A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã thề, thì:
- cụm từ Plusieurs soldats, thêm một lý do nữa, phải được dịch là nhiều binh lính.
- và La conquête de tout l’Orient Chinh phục toàn cõi phương Ðông.
Tác Giả Nước Ngoài Nhận Định Về Đắc Lộ
Ba trong nhiều tác giả nước ngoài nhận định về Đắc Lộ, tóm lược:   1. Nguyễn Xuân Thọ, Les Débuts de L’Installation du Système Colonial Francais au Vietnam (1858-1897)’’, bản dịch Việt ngữ (17).
Lúc diễn tả ý định thầm kín của giáo sĩ Dòng Tên A. de Rhodes, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ trích lời của Đô Đốc Charles Meyer như sau:
“Các giáo sĩ đã đến Việt Nam rất lâu trước khi có cuộc chinh phục.
Đến Bắc Kỳ ngay từ 1624, Alexandre de Rhodes đã để lại xứ sở này những trang miêu tả hào hứng, ông ta viết:
“Đây là một xứ sở thần tiên, đẹp, phì nhiêu, khí hậu tuyệt vời, và lụt lội thì mang lại những điều bổ ích, ông ta viết. Dân chúng rất giàu và những thầy thuốc của họ rất giỏi giang khéo léo: công lý ngự trị khắp nơi và tội ngoại hình thì bị nghiêm trị…” [ NXT, sách đã dẫn, trang 359].
    2. Stanley Karnow, Việt Nam, A History. The First Complete Account of Việt Nam at War”. Nhà sử học nổi tiếng này viết về A. de Rhodes như sau:
 “Không lâu Linh Mục Alexandre de Rhodes thấy uy tín Bồ Đào Nha ngày càng phai nhạt không còn ích lợi cho Gia Tô Giáo ở Á Châu. Ông cũng tính có thể chinh phục được “con tim và khối óc” con người một cách có hiệu quả bằng các giáo sĩ người Việt Nam hơn là người Âu. Ông đến La Mã vận động xin hủy bỏ sắc lệnh của Giáo Hoàng có từ thế kỷ 15 cho phép Bồ độc quyền tại Á Châu. Nhưng gặp sự chống đối quyết liệt của người Bồ và cũng khó chinh phục được các giới chức ở La Mã, thế rồi ông trở về Pháp, quê hương ông, để xin giúp. Để thành công được chương trình dự định, ông thuyết phục các lãnh tụ tôn giáo và thương gia Pháp bằng một hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân chúng cải đạo theo Công Giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ.”
(Rhodes soon realized that its waning prestige no longer made Portugal a credible of Christianity in Asia... Thus he lobbied with both, depicting Việt Nam as ripe for Christian conversion and portraying it as an Eldorado of boundless wealth where, as one of his accounts put it, Việt Namese fishermen wove their nets of silks”(P. 60) (18).
3. Avro Manhattan, “Vietnam: Why Did We Go? The Shocking Story of the Catholic “Church’s” Role in Starting the Vietnam War”, USA, 1984 (Tại Sao Chúng Ta Đến Đó. Chuyện Chấn Động Về Vai Trò Của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Gây Ra Cuộc Chiến Tranh Việt Nam). Manhattan được đánh giá là một sử gia có hạng về Giáo Hội La Mã, ông đã viết rất nhiều sách thuộc loại “bestseller”.
Manhattan về về A. de Rhodes như sau:
“Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes Đến Đông Dương năm 1610. Mười năm sau, ông gửi cho Vatican và Pháp một bản diễn tả khá chính xác về tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược.
 Nhiều giáo sĩ dòng Tên Pháp được tuyển mộ ngay và gửi sang giúp ông ta thực hiện hai công tác: đổi đạo theo Công Giáo và bành trướng thương mại. La Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như những bước khởi đầu không thể tách rời khỏi sự dẫn đến việc chiếm đóng về chính trị và quân sự trên các quốc gia này » .
(Jesuit priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-China in 1610... Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries, p.139).
Tóm lại, qua các trích dẫn và luận chứng nêu trên, ta thấy, Linh Mục Đắc Lộ không hề có công dùng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt như nhiều người gán ép sai lầm có hậu ý qua nhiều thế hệ, còn truyền đạo chỉ là một trong những hình thức chính để phục vụ cho quyền lợi kinh tế và chính trị, rồi từ đó sẽ đưa đến chiến tranh chiếm thuộc địa.
Nhằm mục đích kích thích thương gia và cổ xúy các chính khách tham tiền hám của. Đắc Lộ đã mánh mung, dối trá “mô tả một hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân chúng cải đạo theo Công Giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ lụa.”
Dân tộc ta có truyền thống ghi công và biết ơn anh hùng liệt nữ đã đóng góp cho tổ quốc. Chúng ta thể hiện lòng biết ơn đó qua các biểu hiện vinh danh bằng các ngày lễ, đặt tên trường, công viên, đường phố…Chúng ta cũng không quên những kẻ có tội với đất nước mà tên tuổi và tội trạng cũng phải được nghiên cứu để ghi vào sử sách cho người đời này và đời sau lấy đó làm bài học.
Về giáo sĩ Đắc Lộ, ông đã có cái công là triển khai thêm chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ khác sáng nghĩ để con chiên bản xứ dễ học giáo lý. Nhưng ông có cái tội là cung cấp thông tin cho và vận động với nước Pháp xâm chiếm kinh tế và chính trị nước ta.
Vậy từ cái công và cái tội đó, tôi xin đề nghị như sau: Dân tộc ta nên nghi công của Linh Mục A. de Rhodes đã có phần giúp cải tiến chữ quốc ngữ (chứ không phải người sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ), và nên kết tội ông là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lăng của Tây Phương vào nước ta.
Tên và tiểu sử của Linh Mục cần được ghi lại trong chương trình giáo dục môn sử với đầy đủ công tội. Có như vậy, lịch sử mới rõ ràng, và việc ứng xử của chúng ta mới minh bạch. Vì nếu, ta không sòng phẳng với quá khứ thì tương lai sẽ không sòng phẳng với chúng ta.
Nếu còn hình tượng của ông tại Hà Nội và tên đường tại TP HCM thì chính phủ nên ra lệnh hạ xuống để khỏi nhục quốc thể.

Bùi Kha
4.4.2013
Kỳ tới, mời quý vị đón đọc bài phản biện số 2: Cựu giáo sĩ Trương Vĩnh Ký

(*) Bài liên quan cùng chủ đề
1. “Alexandre de Rhodes & chữ Quốc ngữ, Góp ý với Gs. Chương Thâu” [Nguyễn Kha, bút hiệu của Bùi Kha, 31.7.1996. Tạp chí Giao Điểm, Mỹ quốc, số 25, tháng 12.1996].
2. “Vấn đề Alexandre de Rhodes và chữ Quốc ngữ” [Bùi Phước, bút hiệu của Bùi Kha. TC Giao Điểm, số 25, sđd].
3.  “A. De Rhodes, Những Thao Tác Sai Lầm Ðể Tái Vinh Danh”, [Bùi Kha,10.4.2007].
4. “Vinh danh Lm. Đắc Lộ Do nhầm lẫn việc dịch thuật” [30.7.2009, …http://www.sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha5.php].
5. "Giáo Sĩ Đắc-Lộ & Chữ Quốc Ngữ Của: Minh Vân" (Trần Chung Ngọc), [http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt070.php]
6. Trần Charlie "Bức Thư Gửi Nhóm Giao Điểm, Sách Hiếm, Tôn Giáo & Dân Tộc, Chuyển Luân", http://sachhiem.net//THOISU_CT/ChuTr/TranCharlie.php
7. Nguyễn Mạnh Quang "Phải Làm Gì Đối Với Tình Trạng Vinh Danh Những Việt Gian?", http://sachhiem.net/NMQ/NMQ040.php

Chú Thích
(1) Châu Yến Loan "Tiến Trình Hoàn Thiện Chữ Quốc Ngữ Trong Kinh Lạy Cha,"
http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=2511
(2) Bui Kha, Nguyễn Trường Tộ và Vấn đề canh tân”, NXB Văn Học, 2011, tr. 73.”
(3) Bui Kha, sđd, tr.73.”
(4) Bùi Kha, sđd, tr. 74.
(5) Linh mục Trần Tam Tĩnh, viện Sĩ Hàn Lâm Viện Hoàng gia Canada, giáo sư đại học Laval Canada, tác phẩm Dieu et Cesar” (Thập Giá và Lưỡi Gươm), La Mã, 19-5-1975, nxb. Sudestasie, Paris 10-1978, tr. 41 & 42.
(6) F.  Rouvier, “Loin du Pays”, Paris 1896, p.103-104”.
(7) Toan Ánh trong cuốn “Hội Hè Đình Đám”.
(8) The Mysteries of the Vatican, or Crimes of The Papacy, London, WM H. Allen & Co., 13, Waterloo Place, S.W. 1864, page 309. (E book)
https://play.google.com/store/books/details?id=R8YCAAAAQAAJ&rdid=book-R8YCAAAAQAAJ&rdot=1.
(9) Ảnh phim, Pope Joan, http://www.eurotv.us/top-10/top-10-most-awesome-movies-with-super-women
(10) "DeIoanne Anglica Papa", http://en.wikipedia.org/wiki/Pope_Joan
(11) Dân số ký, chương 31”, chứ không phải tài liệu CS đâu
(12) http://www.sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha5.php
(13) Huỳnh Ái Tông "Nguồn Gốc Chữ Quốc ngữ"http://chimviet.free.fr/ngonngu/phuctrun/phul050.htm, http://www.sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha5.php
(14) Bùi Kha "ALEXANDRE DE RHODES: Công và Tội", http://www.sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha5.php
(15)  Hồng Nhuệ dịch “ Hành Trình và Truyền giáo. Tủ sách Đại Kết, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994.
(16) Lời Thề Dòng Tên” trên Internet. Đánh ba chữ: “The Jesuit Oath”, hoặc theo mạng luới này: http://www.ianpaisley.org/article.asp?ArtKey=jesuit).
(17)   Nguyễn Xuân Thọ “Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897)’’, California, 1994.
(18) Stanley Karnow, Việt Nam, A History. The First Complete Account of Việt Nam at War”,Việt Nam, Lịch Sử. Một Mô Tả Đầy Đủ Về Giai Đoạn Đầu Của Cuộc Chiến Việt Nam” NY.1983.
(19) Avro Manhattan, “Vietnam: Why Did We Go? The Shocking Story of the Catholic “Church’s” Role in Starting the Vietnam War”, USA, 1984

0 nhận xét:

Đăng nhận xét