Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Đắc Lộ, Trương Vĩnh Ký & Chữ Quốc Ngữ của Tác Giả Minh Vân 2



1. Ông Minh Vân viết: “ Mãi đến năm 1651, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã sưu tầm tỉ mỉ, hoàn chỉnh được 3 Tác phẩm "Ngữ Pháp Việt-Nam", "Từ điển Việt – Bồ – La" và "Phép Giảng 8 Ngày" với một loại Chữ Tượng Thanh hoàn chỉnh, đã xuất hiện trên Văn đàn Thế giới vào thập kỷ 50, Thế kỷ XVII ”.

“Ta còn chưa kể cuộc hành trình cuối cùng của G/sĩ ĐẮC-LỘ từ Áo-Môn về La-Mã. G/sĩ đã phải linh đinh trên mặt biển suốt 4 năm trời! Đó cũng chính là thời gian G/sĩ bới qua xóc lại Tác phẩm Vĩ đại mình đã dày công soạn thảo hàng chục năm trước, thì sự hoàn chỉnh hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ Tượng Thanh đến dộ hoàn chỉnh như một viên ngọc toàn bích ngày nay, thì không thể suy diễn được là ăn cắp công sức của ai”
- Bùi Kha: Viết thế là hết chỗ chê! Thật vậy, hầu như các nhà nghiên cứu về Đắc Lộ và chữ Quốc ngữ, cũng như cá nhân tôi từ 17 năm trước, cũng đã thấy rõ. Đắc Lộ là người duy nhất có tên trên cuốn Từ Điển VBL, nhưng ông không hề có công đóng góp phần chữ Quốc ngữ mà ông Minh Vân gán ép sai lầm như trên. Phần quốc ngữ là của hai Giáo sĩ người Bồ. Đắc Lộ chỉ thêm phần La tinh vào mà thôi! Còn cuốn “Phép giảng tám ngày” thì chữ Việt của Đắc Lộ còn rất kém như đã chứng minh trong bài trước. Ông viết tiếp:
“…trên mặt biển suốt 4 năm trời! Đó cũng chính là thời gian G/sĩ bới qua xóc lại Tác phẩm Vĩ đại mình…”. [Ông Minh Vân lúc đó nhìn lén như thế nào mà thấy được “G/sĩ bới qua xóc lại…” hay tài liệu nào cho thấy điều đó?].
2. Ông Minh Vân viết: “…đã dày công soạn thảo hàng chục năm trước, thì sự hoàn chỉnh hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ Tượng Thanh đến dộ hoàn chỉnh như một viên ngọc toàn bích ngày nay”.
- Bùi Kha:  Lúc viết hệ thống Chữ Tân quốc ngữ tượng thanh “hoàn chỉnh như một viên ngọc toàn bích ngày nay” chứ không phải hoàn chỉnh lúc ông Đắc Lộ còn sống. Vậy thì công khó làm cho hệ thống chữ ấy được như viên ngọc toàn bích là do công trình đóng góp của nhiều thế hệ sau khi ông Đắc Lộ đã chết từ năm 1660. Thế mà ông Minh Vân vơ vào cho Đắc Lộ, cái mà ông ta không hề sở hữu.
 Cuốn “Ngữ pháp Việt Nam” ông Minh Vân đề cập bên trên, tôi đã tìm nhiều nguồn tài liệu, nhưng không thấy. Nếu ông có, vui lòng cho biết và nên trích dẫn vài dòng, điều ông vừa đề cập, để độc giả như tôi khỏi thắc mắc. Một cách chủ quan, tôi nghĩ rằng cuốn “Ngữ pháp Việt Nam” chưa hề có, hoặc bị thất lạc hay vì lý do nào đó, nên chưa được phổ biến cho đại chúng. Hoặc ông (MV) ngụy tạo tên một cuốn sách không hề có để dễ tô son điểm phấn cho Đắc Lộ mà không ai có thể phản biện được, vì phản biện “cái” không hề có, làm sao phản biện?
Bài giới thiệu cuốn “Phép giảng tám ngày”, Linh mục Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên có đề cập đến cuốn “Văn Phạm Việt Ngữ [“không phải Ngữ pháp Việt Nam”]. Tác giả viết, nguyên văn:
“… Theo "văn phạm Việt ngữ" (1651)
Ở đây, chúng tôi không bàn giải sâu rộng về quyển quan trọng này, chúng tôi chỉ đưa ra mấy thí dụ để chứng minh ức thuyết của chúng tôi, nghĩa là tác giả đã phiên âm theo cách phát âm của người đồng thời, hoặc của địa phương chứ không phải tác giả thiếu sót hoặc cách phát âm chưa hoàn toàn.
Thực vậy, trong chương nói về âm vận Việt ngữ, đến chữ L tác giả đã nói đại khái như sau. Chữ L rất thông dụng trong từ ngữ này, trái hẳn với Nhật ngữ không có chữ L cũng như Hoa ngữ không có chư R. Song người "Đàng ngoài" thường dùng chữ L theo sau mấy phụ âm như blả (trả, giả, lả). Trong nhiều miền khác, thay vì chữ B, người ta dùng chữ T, như Tlẩ (trả, giả, lả). Chữ L còn dùng sau chữ M như mlẽ (lẽ, nhẽ)...]( A. DE RHODES, Văn phạm Việt ngữ, Romae, 1651, tr. 5).
Nhận xét của Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên không được suôn sẻ lắm, nhiều chỗ khó hiểu. Nhưng cũng cho thấy cuốn "Văn phạm Việt ngữ" (1651) chú trọng đến cách phát âm của từng địa phương mà thôi chứ làm gì có cái gọi là “viên ngọc toàn bích” như ông Minh Vân cao giọng tâng bốc công trình mà Đắc Lộ không hề có.

Trong trang nhà Lam Hồng (http://www.lamhong.org/category/media/) của Công Giáo, chúng ta cũng thấy có bình luận:

“Cuốn Văn phạm Việt ngữ là một tài liệu về hệ thống phiên âm Việt ngữ phôi thai, và chứng tỏ tác giả hiểu rõ đặc điểm âm thanh và cú pháp của tiếng Việt”.
Qua hai nhận xét của người cùng một tín ngưỡng với Lm Đắc Lộ, tôi nghĩ, chỉ có cuốn Văn phạm Việt ngữ” chứ không hề có cuốn "Ngữ Pháp Việt-Nam" như ông Minh Vân nhầm lẫn, hoặc cố ý nhầm lẫn để không ai biết mà phản biện?
Theo hai trích dẫn nêu trên thì nội dung cuốn “Văn phạm Việt ngữ” là ghi lại cách phát âm tiếng việt của người khác địa phương. Thí dụ (của BK): Người miền Bắc và Trung phát âm đúng phụ âm V [như “cũng Vậy”], còn người Nam phát âm V thành D [“cũng Dậy”]. Nhiều người Quảng Nam và Quảng Ngãi nói eng không eng thì tắt đèng đi ngủ”. Người các tỉnh còn lại, “ăn không ăn thì tắt đèn đi ngủ”.
Do đó, điều mà ông Minh Vân cho rằng cuốn sách ấy là một “viên ngọc toàn bích” là quá đề cao, không có cơ sở. 3. Ông Minh Vân viết: Con xin dâng 3 công trình nầy cho Thiên Chúa. Vì Chúa đã ban cho con được một đất nước mà ở đó sự lao khổ của dân chúng đang ở chỗ tận cùng của đen tối. Nhưng cũng tại nơi nầy con đã nhìn thấy lòng từ ái của Chúa. Con đã nghe được những âm thanh có nhạc điệu của giọng nói con ngườiVới 3 công trình nầy, con nghĩ trong tương lai, đó sẽ là ngọn lửa dẫn dân tộc nầy ra khỏi vòng tăm tối
- Bùi Kha:  Phải chăng lúc đó (năm 1651) ông Minh Vân có nghe lén được những dòng tâm sự như thế? Hoặc tài liệu nào? Trích dẫn không có xuất xứ, đồng nghĩa với ngụy tạo. Việc ngụy tạo nầy trái hẳn với những gì mà các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp viết về Đắc Lộ. Thật vậy, bài số 1 trước đây, tôi trích một đoạn sử liệu của hai sử gia tường thuật việc ông Đắc Lộ mô tả nước Việt Nam như sau: “Đây là một xứ sở thần tiên, đẹp, phì nhiêu, khí hậu tuyệt vời, và lụt lội thì mang lại những điều bổ ích, ông ta viết. Dân chúng rất giàu và những thầy thuốc của họ rất giỏi giang khéo léo: công lý ngự trị khắp nơi và tội ngoại hình thì bị nghiêm trị…” [ NXT, sđd, tr. 359].
“Để thành công được chương trình dự định, ông thuyết phục các lãnh tụ tôn giáo và thương gia Pháp bằng một hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân chúng cải đạo theo Công Giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ.” [Stanley Karnow, “Việt Nam, A History, sđd].
Do đó, những gì ông Minh Vân viết trong đoạn trên, đối chiếu với hai sử liệu của hai sử gia, chúng ta thấy, “Việt Nam, theo Đắc Lộ, là một quốc gia thần tiên và tài nguyên vô tận ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới bằng tơ lụa”. Nhưng ông Minh Vân “nghe lóm” được thì Đắc Lộ tâm tình với Giáo Hoàng “con nghĩ trong tương lai, đó sẽ là ngọn lửa dẫn dân tộc nầy ra khỏi vòng tăm tối…”. Ông nên giải thích cho độc giả biết tại sao cũng chỉ có một ông Đắc Lộ, mà nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong. Ông không biết mắc cở sao? Vì thế, Gs Ts Phạm Văn Hường rất có cơ sở lúc nhận xét (7.1.2007), Đắc Lộ chết đầu tháng 11.1660 “kết thúc một đời tu hành gian trá” [ Nguồn: www.nld.com].
-BÙI KHA: Mặc dù tích cực ca tụng Lm Đắc Lộ « với một loại Chữ Tượng Thanh hoàn chỉnh, đã xuất hiện trên Văn đàn Thế giới vào thập kỷ 50, Thế kỷ XVII”. Nhưng ông lại vô tình dẫn một đoạn phê bình Đắc Lộ thậm tệ. Chính ông MV viết
“Trong Bref Aperçu Sur L’histoire De L’étude Des Parties Du Discours Vietnamien của mình, Ts. ALAIN GUILLEMIN, Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa-Trung-Hải, Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp, cũng đã có một nhận xét»: "Các cuốn “Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum” và “Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum”, xuất bản ở Roma năm 1651, trên thực tế, là hai tác phẩm nền tảng và không thể thay thế, đặt cơ sở cho việc ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh và ngoài ra còn cho chúng ta biết được hình trạng tiếng Việt thế kỷ XVII cùng sự tiến hóa của nó......... bám rất sát “thực tiễn ngôn ngữ của người An Nam trong các tầng lớp xã hội khác nhau..... Nhưng ông đã ép cú pháp tiếng Việt vào cái khuôn khổ cứng nhắc của cú pháp Latinh: "Ta có thể tìm thấy những khái niệm ngữ pháp được sử dụng để mô tả tiếng Latin như cách, thì, thể, số, giống, và các giới từ. Trên thực tế đó là ngữ pháp tiếng Latin mở rộng, với khuôn khổ đã đông cứng từ nhiều thế kỷ, được áp đặt để mô tả một ngôn ngữ mới".
Như thế, thêm một lần nữa, Minh Vân gán cho công trình, nếu có, của Đắc Lộ  như một “Tác phẩm Vĩ đại mình đã dày công soạn thảo hàng chục năm trước, ... hoàn chỉnh như một viên ngọc toàn bích ngày nay…” là không có cơ sở và đã bị một học giả danh tiếng người Pháp đánh đỗ.
Để vớt vát việc ca tụng quá lố của ông về Đắc Lộ, Minh Vân tiếp,
«Với quan điểm thứ hai, Tiến sĩ đã cho rằng G/sĩ ĐẮC-LỘ đã ép cú pháp tiếng Việt vào cái khuôn khổ cứng ngắc của cú pháp La-Tinh thì các Nhà Ngôn ngữ học Việt-Nam đã không chấp nhận, vì cho rằng Tác giả đã không công bằng khi phê phán như thế...».
Ông Minh Vân không kể tên và trong tài liệu nào cho thấy «các Nhà Ngôn ngữ học Việt-Nam đã không chấp nhận» ? Do đó, những gì ông tâng bốc Đắc Lộ thuộc vào loại «không chấp nhận», mơ hồ và quá tào lao !
4. Ông Minh Vân viết: «Nhưng một sự không ngờ, sau khi thuyết trình sự hữu dụng về Tác phẩm nầy, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã được ĐGH INNOCENS X nhanh chóng đón nhận một cách âu yếm và nhiệt tình, Người đã lệnh cho Bộ Truyền Giáo xuất ngân sách Tòa Thánh thực hiện ».
- Bùi Kha:  
Hết ca Đắc Lộ sai lầm đến bốc thơm Giáo hoàng trái lẽ. Giáo hoàng INNOCENS X [viết đúng là Innocent X, BK] nghe lời lừa đảo của Đắc Lộ để nhuộm đỏ dân tộc ta. Thật vậy, Đắc Lộ không phải thuyết trình mấy tác phẩm của ông, mà thuyết trình các điều giả dối để kích thích lòng tham cướp linh hồn cho Chúa và cướp của cho người. Đắc Lộ  mô tả: «Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân chúng cải đạo theo Công Giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ lụa.” [NXT, sđd].
Ông MV có biết tại sao Đắc Lộ phải nói dối đến như thế?
Đô Đốc Charles Meyer cũng viết:
 “Nước Pháp đã rất nhanh chóng thay chân Bồ Đào Nha trong sự nghiệp truyền đạo tại Đông Dương (tức Indochine), nhờ sự hoạt động cá nhân của Linh Mục Alexandre de Rhodes, thuộc dòng Jésuites (Dòng tên), đã không ngừng làm công tác tuyên truyền tại Rome, rồi tại Pháp, với những nhân vật thân cận của Richelieu, và từ 1625 đến 1630, đã phát triển Kitô Giáo tại Nam Bộ và Bắc Bộ. Chẳng bao lâu, những bài ký sự của vị giáo sĩ, Giám Mục “Vùng ngoại đạo” Francois Pallu, đã làm cho người ta chú ý nhiều đến các dân tộc Việt Nam” [Nguyễn Xuân Thọ, sđd, ch. 1, đoạn 5].
 Sử gia Avro Manhattan cũng viết:
“Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes Đến Đông Dương năm 1610. Mười năm sau, ông gửi về Vatican và Pháp một bản mô tả rất chính xác về tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược.
 Nhiều giáo sĩ dòng Tên Pháp lập tức được tuyển mộ và gửi sang giúp ông ta thực hiện hai công tác: Cải đạo theo Công Giáo và bành trướng thương mãi. La Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như những bước dẫn khởi cho việc chiếm đóng chính trị lẫn quân sự trên các quốc gia này.” [“ Vietnam: Why Did We Go?”, sđd ].
Đó là lý do giải thích tại sao Giáo Hoàng «INNOCENS X nhanh chóng đón nhận một cách âu yếm và nhiệt tình, Người đã lệnh cho Bộ Truyền Giáo xuất ngân sách Tòa Thánh thực hiện». Tội nghiệp cho ông Minh Vân, vì quá tin đạo Công giáo của ông, nên nhận giặc làm cha. Giống như Linh mục Hoàng Quỳnh, phát biểu một câu để đời «Chẳng thà mất nước không thà mất Chúa».
Trong bài, thỉnh thoảng ông MV lại sắp tên người con trong một gia đình “tam đại việt gian Ngô-Đình-Diệm ” lên ngang hàng với những anh hùng dân tộc như sau: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô-Quyền,Trần-Hưng-Đạo, Quang-Trung, Lê-Lợi, Lý-Thường-Kiệt, Gia-Long, Ngô-Đình-Diệm ».
Thật là phạm thánh phạm thượng và hết chỗ chê. Muốn biết dòng họ Ngô Đình như thế nào, ông Minh Vân nên đọc một số sử liệu sau đây :

Giám mục, và em là Ngô Đình Nhu, độc quyền khai thác gỗ quí vùng Long Khánh và dọc đường từ Định Quán đến Lâm Đồng, làm chủ đại thương xá Tax đường Nguyễn Huệ, nhà sách Xuân Thu đồ sộ trên đường Tự Do, cư xá cho thuê ở đường Trần Hưng Đạo, biệt thự sang trọng trên bờ sông Thị Nghè...Từ thượng vàng đến hạ cám, Giám mục Ngô Đình Thục đã không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào để làm tiền. Lấy ngân sách quốc gia để xây cất trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long, cất nhà cho thuê, xây dựng quán ăn, tiệm giải khát chung quanh trung tâm nầy để kiếm lợi nhuận. Lợi dụng cơ hội trùng tu nhà thờ La Văng để hốt bạc…  
Tại Sài Gòn, vợ chồng Ngô Đình Nhu có hai biệt thự đồ sộ, một ở đường Phùng Khắc Khoan và một ở góc Pasteur và Hiền Vương. Hai biệt thự nầy thuộc lọai sang trọng nhất nhì Sài Gòn. Tại Đà Lạt, biệt thự nghĩ mát của vợ chồng bà Nhu nguy nga đồ sộ hơn, (Tran Van Đon, “Our Endless War”, Presidio Press, San Rafael, Ca. 1978, p. 64).
Ngoài ra, cùng với người anh là Ngô Đình Thục, vợ chồng ông Nhu khai thác rừng gỗ quí ở Định Quán và dọc đường Định Quán – Đà Lạt, nước suối Vĩnh Hảo, lông vịt ở Chợ Lớn, phân chim ở các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà thuốc Tây O.V.P. Đó là chưa kể thủ lợi qua các chương trình viện trợ của Mỹ, tổ chức các sòng bạc kín và vĩ đại, buôn bán thuốc phiện.
Trong cuốnChính Trị Thuốc Phiện Tại Đông Nam Á [The Politics Of Heroin In Southeast Asia], tiến sĩ Alfred W. McCoy, một chuyên viên bài trừ buôn lậu thế giới và đã từng là cố vấn tại Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An miền Nam Việt Nam, viết như sau dưới tiểu mục: “Triều Đại Diệm và Đảng Cướp Nhu”

“Sau khi băng đảng Bình Xuyên bị đuổi khỏi Sài Gòn vào tháng 5. 1955, Tổng thống Diệm, một người Công giáo rất mộ đạo, nhất quyết bài trừ nạn thuốc phiện bằng chiến dịch công khai đốt các bàn đèn, và đóng cửa các tiệm bán thuốc phiện...Nhưng chỉ ba năm sau, chính phủ Diệm đột nhiên thay đổi chủ trương lành mạnh xã hội nầy bằng việc cho buôn bán thuốc phiện trở lại. Ông Ngô Đình Nhu, em ông Diệm và là giám đốc ngành mật vụ viện cớ thiếu tiền trang trải cho các chương trình tình báo. Mặc dù, gần ba năm qua, chương trình viện trợ của Hoa Kỳ và CIA đã cung cấp nhiều tiền cho các họat động tình báo của ông, nhưng vì trở ngại về nhân sự và các khó khăn nội bộ nên toà Đại Sứ Hoa Kỳ chỉ  từ chối khoản tăng viện do ông Nhu yêu cầu mà thôi.
 Nhưng ông Nhu vẫn quyết định cho các Bang Trưởng người Hoa Chợ Lớn mở lại các tiệm bán thuốc phiện và các bàn đèn đã bị dập tắt trong ba năm qua...rồi thành lập đường dây chuyên chở thuốc phiện từ Lào về…(sđd, tr.159-161).
(Diem’s Dynasty and Nhu Bandits Shortly after Binh Xuyen gangsters were driving out of Saigon in May 1955, President Diem,…p.160-161).
Còn ông Ngô Đình Diệm có yêu nước Việt Nam hay yêu nước Pháp, ông Minh Vân nên đọc thư viết tay của Giám mục Ngô Đình Thục gởi cho Đô đốc Jean Decoux, Toàn quyền Đông Dương
NGÔ ĐÌNH THỤC
Vicariat Apostolique de Vinh Long
(Cochinchine)
Vinh Long, le 21 Aout 1944
Amiral,
Je viens d’apprendre par un prêtre de ma Mission, envoyé à Saigon pour les affaires du séminaire, que deux de mes frères ont été l’objet de poursuites judiciaires à Hué. N’ayant recu de Hué depuis longtemps aucune nouvelle, je ne sais si ce qu’on m’a rapporté corespondait à la vérité…
….
Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21/8/1944

 Thưa Đô Đốc,
“Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.
Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.
 Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].
Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám mục nầy ngay.
 Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.
Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.
Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.
Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.
Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.
Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi”.
Về cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Minh Vân có đề cập. Tôi có thông tin sau đây:
Hòa Thượng Thích Phước Trí, người chủ trì lễ Cầu siêu cố Thủ Thướng Võ Văn Kiệt, hiện Trú trì chùa Vạn Phước, quận 11, TP HCM, cho biết, trong những năm tháng về hưu, có lần Giáo sư Lê mạnh Thát gặp cựu Thủ Tướng, ông tâm sự rằng, trong thời kỳ làm thủ tướng, tôi có hai điều sai lầm lớn là đã đánh giá lòng yêu nước của người Công giáo và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam quá cao. Sự nhầm lẫn thứ hai là đặt lại tên đường Alexandre de Rhodes tại TP HCM.
Ông Minh Vân và độc giả có thể kiểm chứng hai thông tin nầy vì Thủ Tướng đã qua đời, nhưng HT Thích Phước Trí và Giáo sư Lê Mạnh Thát còn sống tại TP HCM. Tôi loan tin nầy với sự dè dặt thường lệ.
Việc Chủ tịch HCM mời Linh mục Lê Hữu Từ làm cố vấn là điều có thực. Nếu không, bọn thực dân sẽ có thêm cánh rộng tay dài và sẽ có hại cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Nếu ai, kể cả ông Minh Vân, hiểu khác, thì người đó cần phải được gởi trở lại trường tiểu học.      
5. Ông Minh Vân : Sau khi nhắc lại bài viết của Bùi Kha với tựa đề “Alexandre de Rhodes: Công và Tội?” đăng trên báo Hồn Việt số 17, tháng 11, 2008, ông MV viết
«Thực tâm chúng tôi không hề muốn hơn thiệt với Bùi Kha, cũng không có đủ trình độ để hơn thiệt với nhóm Giao Điểm, chỉ muốn nhắc nhở họ phải biết tỷ thân, đồng thời cũng để rộng đường dư luận».
«Bởi lẽ BÙI-KHA đã viết một cách thẳng thừng rằng: “Hầu hết các Nhà Nghiên Cứu chưa đọc hết các tác phẩm của Đắc Lộ. Đặc biệt là cuốn Hành trình và Truyền giáo, Lời nói đầu cuốn Từ điển Việt – Bồ – La và cuốn Phép Giảng Tám Ngày…” Thì chúng tôi có là gì còn dám vung đao múa bút! ».
- Bùi Kha:  Một đoạn ngắn trong bài về Đắc Lộ, tạp chí Hồn Việt số 17, tôi viết, “Chúng ta có cảm tưởng là hầu hết các nhà nghiên cứu chưa đọc hết các tác phẩm của Đắc Lộ, đặc biệt là cuốn Hành trình và Truyền giáo, Lời nói đầu cuốn Từ điển Việt – Bồ – La và cuốn Phép Giảng Tám Ngày…".
Ông Minh Vân Nguyễn Mạnh Hùng bỏ hẳn dòng chữ “Chúng ta có cảm tưởng là” nên câu văn của tôi đổi nghĩa từ giả thiết đến xác định. Ông cũng kém nhận xét để thấy, tôi viết như trên là có cơ sở chính đáng:
Một, Hội thảo lần thứ nhất là vào tháng 12.1992 và lần hai là tháng 3.1993, mà cuốn Phép giảng tám ngày mới in xong vào tháng 5/1993 còn cuốn Hành trình và truyền giáo chỉ mới được xuất bản năm 1994, nghĩa là  hai tác phẩm nầy xuất bản sau cả hai lần hội thảo.
Hai, cuốn Từ điển VBL, xuất bản vào tháng 3, 1991; trước cả 2 lần Hội thảo. Trong Lời nói đầu, chính Lm Đắc Lộ đã viết, ông học tiếng Việt với người dân bản xứ và các cha trong Hội Dòng đi trước. Điều nầy cho thấy, Đắc Lộ không phải là người đầu tiên có công và có sáng kiến dùng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt. Thế nhưng trong bài “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau” Gs Chương Thâu cho biết, sau hai lần hội thảo, một kiến nghị được “Dâng lên Bộ Văn Hóa và Chính phủ” để phục hồi địa vị cho Đắc Lộ. Vì thế, tôi có cơ sở để viết “Chúng ta có cảm tưởng là hầu hết các nhà nghiên cứuchưa đọc hết các tác phẩm của Đắc Lộ, đặc biệt là cuốn Hành trình và Truyền giáo, Lời nói đầu cuốn Từ điển Việt – Bồ – La và cuốn Phép Giảng Tám Ngày …»
Còn ông Minh Vân vừa thiếu thành thật, đã cắt xén câu văn của tôi, vừa thiếu kiến thức đối chiếu với sử liệu và thời gian để biết lý do tại sao tôi nhận xét như thế. Bên cạnh đó, ông Minh Vân còn viết “Cả 2 Tác giả (Bùi Kha và Phạm Văn Hường, BK) đều đã sử dụng một giọng văn xúc phạm, cộng thêm hàng loạt từ ngữ thô lỗ, hỗn tạp đến vô văn hóa như nhau». Ông nên thu hồi các từ ông cáo buộc mà chúng tôi không hề có. Hoặc, phải chăng, ông nên gởi các từ cụm từ ấy về âm phủ cho Lm Đắc Lộ vì chính ông ta đã lỗ mảng thiếu văn hóa, khinh miệt Khổng Tử, Lão Tử, gọi Phật Thích Ca bằng thằng và đòi chém. Ngoài ra, Đắc Lộ là một tên gián điệp, tên tội đồ của dân tộc ta mà vì thiếu sử liệu, vì bị thực dân Pháp đô hộ, bị chế độ La Mã giáo Ngô Đình Diệm nên một đoạn đường ngắn tại TP HCM vẫn còn mang tên ông Lm nầy, cần phải được thảo gỡ sớm càng tốt.

II. Trương Vĩnh Ký
Giống như Lm Đắc Lộ, ông Minh Vân tâng bốc TVK quá cao, điều mà hai ông giáo sĩ nầy không hề có. Vì thế, tôi tóm lược các điểm chính trong bài viết về TVK trước đây để độc giả thấy hành trạng của họ Trương so với những gì ông Minh Vinh tán tụng sai sự thực. Tôi sử dụng những lá thư do chính Trương viết gởi cho thực dân Pháp, và những thư do các viên chức thực dân gởi cho Trương.
Các tài liệu nầy được tìm thấy trong tác phẩm có tựa đề "Cuốn Sổ Bình Sinh của Trương Vĩnh Ký" từ trang 93-143 bis và từ trang 251-285. Tác giả là Nguyễn Sinh Duy, NXB Nam Sơn, Sài gòn in và phát hành tháng 3, 1975. Năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học TP HCM tái bản.
Chúng ta đánh giá Trương trên hai phương diện, chính trị, và văn học.
A. Quan Điểm Chính Trị Của Trương Vĩnh Ký
Ngày 1.9.1858, đô đốc thực dân Pháp Rigault de Genouilly đánh Đà Nẵng. Quân dân Việt Nam nhất tề chống Pháp xâm lược. Chúng không chịu nỗi nên rút vào Nam chiếm thành Gia Định ngày 17. 2. 1859. 1. Trước cảnh đất nước ngả nghiêng, Trương không tham gia lực lượng chống Pháp. Trái lại ông còn viết thư tay gởi cho Trung tá thực dân yêu cầu họ tiêu diệt quân kháng chiến Việt Nam mà Trương gọi đó là kẻ thù. Thư nói trên viết tay vào cuối tháng 3.1859, lúc Trương 22 tuổi, trong đó có đoạn như sau:
"... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... nỗi thống khổ mà chúng tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta..." (Văn khố Hải quân Pháp, Paris: SUM Vincennes).

http://img.tongiaovadantoc.com/2011/12/15/14/57/TVK-1.JPG
Nhằm giảm số trang, tôi chỉ đăng một phóng ảnh nhỏ của lá thư. [Nguồn: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại’, Chánh Đạo, Tập I (1892-1924), in lần thứ hai. Văn Hóa, Hoa Kỳ].
Có người nghĩ, vì vua quan nhà Nguyễn tàn ác với giáo dân nên TVK kêu gọi Pháp giải cứu. Hoàn toàn không phải như vậy. Sau đây là nhận định của Đô đốc Page viết cho bộ trưởng hải quân Pháp ngày 15.12.1859:
"Những năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với họ (các giáo dân, BK). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. Nhưng rồi các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đạo ngày càng xấc xược ngạo mạn đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương. Họ công khai nổi loạn, họ tuyên bố người Công giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác..." (Nguyễn Xuân Thọ, “Bước Mở Đầu của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam - 1858-1897”, tác giả xuất bản Hoa Kỳ 1995, trang 86. Phần tiếng Pháp có thể tìm thấy trong thư khố Pháp, tài liệu Hải Quân số hiệu BB4-77).
Thư đề ngày 29.1.1859 (Hai tháng trước thư của Trương Vĩnh Ký), Đô đốc de Genouilly cũng viết:
"Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ đạo Công giáo, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự và quân sự vốn không được và không phải thuộc quyền hạn của họ (các giáo sĩ - BK).
Nếu cũng vì những yếu tố phạm pháp ấy mà Giám mục Pellerin bị nhà cầm quyền Annam trục xuất, thì báo chí của người truyền giáo lại kêu la om sòm là họ bị bạo hành.
(Fut-elle au service de l'intérêt chrétien, ne pouvait tolérer leur intrusion permanente et insolente dans les affairs politiques, civiles et militaires qui se sont et ne doivent pas être de leur ressorts..." [(Dépêche du 29.1.1859, Archives Nationales Fonds Marine BB4, 769, P. 113). CHT, Christianisme et Colonialisme au Vietnam - 1867-1914].
2. Thư đề ngày 28.4.1876, Trương gởi cho tướng Pháp, Bossant, quyền thống đốc, để trình bày công tác đi Bắc Kỳ cho thấy, Trương cố tình xuyên tạc tình trạng xã hội và cố vấn cho thực dân Pháp chiếm và cai trị toàn xứ Bắc kỳ (1):
"…Và trong khi đó thì quảng đại quần chúng vô danh, những thợ thuyền, nhà nông đang rên siết trong sự nghèo đói cùng cực, từng trải qua những ngày dài không gạo và không việc làm. Và phải chăng sự khốn cùng đang bao trùm trong dân chúng, và phải chăng khắp nơi người ta đang nghe đòi hỏi những sự thay đổi và một nền cai trị hữu hiệu để duy trì trật tự, ban cho dân chúng một ngày mai, đảm bảo tài sản, cho công nghệ và thương mại có được sự an ninh và sinh hoạt cần thiết cho sự sống còn của họ, nói tóm lại, từ trong cái đói và bần cùng giải thoát một dân tộc đang cảm thấy suy vong." [Đoạn nầy hoàn toàn giống ông Minh Vân thay lời tên gián điệp Đắc Lộ lúc viết,“sự lao khổ của dân chúng đang ở chỗ tận cùng của đen tối”].
Sợ Pháp không chiếm, TVK đem miếng mồi kinh tế béo bở của xứ Bắc Kỳ để khơi động lòng tham của thực dân Pháp:
"Và tất nhiên, xứ sở chẳng thiếu tài nguyên, đất đai mà tôi dám quyết rằng có thể sánh với thổ nhưỡng của nước Pháp, ít ra là đối với Algérie, chất chứa nhiều của cải đủ để làm nên tài sản cho một quốc gia. Đất này tiện lợi cho những vụ trồng trọt các mùa thay đổi khác nhau. Những cuộc thí nghiệm trồng nho và gieo lúa mì cho thấy những kỳ vọng chắc chắn. Tôi từng thấy lúa mì mọc trong đất, cây trông đẹp, bông đầy và lớn hạt. Tôi chưa nói tới ở đây những tài nguyên khoáng chất, người ta bảo là bao la, và tôi xin được phép nói rằng dân của xứ này đã chết đói trên một chiếc giường đầy vàng" [ TVK mô tả giống y Lm Đắc Lộ của ông Minh Vân lúc gian dối viết, Việt Nam là “một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ.”[Cha sao, chiên vậy].
Trương cố vấn cho thực dân Pháp phương cách bá đạo, kết nạp các thành phần bất mãn với triều đình Việt Nam, tạo nội chiến làm cho dân chúng chán chiến tranh để họ mơ tưởng một cuộc sống "bình yên" như Nam-kỳ:
"Tôi tìm ra sự giải thích theo đó, các ảnh hưởng của lòng tham lam và táo bạo dễ dàng thu dụng đồ đảng, kết nạp thành đoàn và cổ võ chiến tranh phe phái v.v...và như vậy dân chúng khát khao một cuộc sống lành mạnh hơn là luôn luôn phải thất vọng, với hy vọng cuối cùng tìm thấy sự che chở để khỏi sự đói khát. Hơn thế, không thể không có một cái nhìn ham muốn, một đôi khi họ đã so sánh thân phận của họ với cuộc sống của những người dân Nam-kỳ". [Đọan nầy cũng hao hao giống việc ông Lm Đắc Lộ đem miếng mồi Việt nam với tài nguyên vô tận để kích thích lòng tham của các thương gia và các tên tham lam hiếu chiến. Ông Minh Vân có thấy như thế không?].
3. Như linh mục Nguyễn Hoằng, Trương Vĩnh Ký cũng là một người Pháp tay trong, được gài bên cạnh Vua Đồng Khánh để lấy tin tức và khuynh loát ông vua bù nhìn nầy nhằm thực hiện các kế hoạch có lợi cho thực dân Pháp. Từ Huế, ngày 10.5.1886, Pétrus Trương Vĩnh Ký gởi thư cho viên thượng thư Paul Bert, trong đó có đoạn đáng lưu ý:
“Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện Cơ Mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài; tôi tán dương cái uy danh mà tôi ra sức vây bọc quanh con người cũng như tên tuổi của ngài”
4. Việc họ Trương lèo lái ông vua bù nhìn Đồng Khánh và thao túng Cơ Mật Viện của triều đình Việt Nam đã có kết quả tốt cho Pháp, đến nỗi Paul Bert trong thư gởi Thiếu tướng thực dân Thống đốc Nam-kỳ, ngày 20.5.1886, viết như sau:
"Tôi nhận thấy ở Huế, ông Trương Vĩnh Ký đã tận lực làm tròn sứ mạng công việc trong triều đình và ít nhiều ảnh hưởng trên nhà vua.
Trong những điều kiện đó, tôi tin rằng sẽ có lợi cho người Pháp hiện thời nếu giữ ông ta ở lại Huế trong một thời gian tôi không dám xác định, nhưng chắc chắc cũng khá lâu..."
5. Hơn một tháng sau, vào ngày 17.6.1886, Trương Vĩnh Ký lại viết thư tiếp cho Paul Bert để thông báo công tác quan trọng của ông:
"Tôi sẽ trấn áp tất cả các hảnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện Cơ Mật". [Đọc 3 đoạn tôi vừa dẫn, ông Minh Vân cảm thấy thế nào ? lúc chính ông viết tào lao, «Tiên Sinh đã phải cởi Áo, trả Mảo, từ Quan, xin về vườn "Dưỡng bệnh" trước sự xúc động đầy luyến tiếc của Vua Đồng-Khánh». Tội nghiệp, bị con chiên họ Trương bao vây trấn áp mà ông vua bù nhìn không biết, lại còn «xúc động đầy luyến tiếc» (lời của ông MV) !
Một đoạn khác trong lá thư nầy, Pétrus Trương Vĩnh Ký cũng có ý kiến sai lầm như Nguyễn Trường Tộ hơn 15 năm trước đó là, chính phủ Việt Nam phải thỏa hiệp với nước Pháp hầu như đó là một định luật tất yếu không thể chống lại được:
"Tôi vừa minh chứng xong cho các nho sĩ thấy rằng nước An Nam không thể không cần đến nước Pháp, càng không thể chống lại nó được, phải tay trong tay cùng đi, không hậu ý và chúng ta nên chụp ngay lấy những hảo ý nảy nở trong chúng ta, của một người như ngài chẳng hạn".
6. Gần 4 tháng sau, trong một bức thư ngày 5.10.1886 gởi cho quan Thượng thư Pháp, Pétrus Ký tận dụng những kiến thức quân sự, trong sở học của mình để, cố vấn cho thực dân phương pháp tiêu diệt các phong trào Cần Vương và các lực lượng vũ trang của dân Việt Nam đang hy sinh chống Pháp cứu nước:
"Vậy hãy nhanh chóng thành lập các đoàn lạp binh và võ trang cho họ; ngài không có điều gì phải quan ngại dù các nhà quân sự đã nói về việc đó, bởi vì, những quân khí do ngài cung cấp, cho mượn hoặc bán, đều thuộc trách nhiệm trực tiếp của nhà vua và chính quyền An Nam, sau cuộc bạo hành ngày 5 tháng 7, nay chỉ còn cách thần phục nước Pháp”. [Đắc Lộ chưa có các đoàn lạp binh và võ trang như TVK đề nghị với thực dân Pháp, nhưng Nhiều giáo sĩ dòng Tên Pháp lập tức được tuyển mộ và gửi sang giúp ông ta thực hiện hai công tác: Cải đạo theo Công Giáo và bành trướng thương mãi”, mục số #6 ở trên. Ông MV có thấy kế hoạch Đắc Lộ - Trương Vĩnh Ký giống nhau không?]
Cựu giáo sĩ Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký còn ngụy biện và xuyên tạc để thực dân Pháp biết động cơ nào mà các phong trào kháng Pháp nỗi lên. Và họ Trương còn gọi các phong trào yêu nước này là quân phiến loạn:
"Tôi thiết tưởng có bổn phận, cũng nhân dịp này, cống hiến cho ngài: Tư tưởng của những người phiến loạn An Nam mà tôi đã có thể tìm hiểu trên những nơi có tàu đi qua.
Những kẻ phiến loạn, như tôi đã từng nhiều dịp trình với ngài, họ có lý do cho chủ nghĩa ái quốc của họ: Sự hận thù đối với các con chiên (Công giáo) mà họ cáo buộc là những hàng ngũ bên cạnh người Pháp, được dùng như những kẻ đưa đường chỉ lối".
Sợ thực dân Pháp còn phân vân và không đủ quyết tâm, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã khuyên Pháp không nên sợ vì nghĩa quân Việt Nam, mà họ Trương cũng gọi là bọn phiến loạn, chỉ có những khí giới thô sơ:
"Bọn phiến loạn không đáng sợ; họ chỉ có những khí giới cổ lổ của chính quyền An Nam và vài võ khí mới mua lại được của bọn buôn lậu Trung Hoa. Cái chứng cớ phơi bày ra ở Quảng Trị và Quảng Bình, họ đã không thể cắt được, dù chỉ một lần, đường dây điện thoại. Họ rất dễ bị tiêu mòn và trở lại ngoan ngoãn..."
Trương Vĩnh Ký lúc nào cũng tỏ ra sốt sắng gắn bó và tận tâm với thực dân Pháp. Ông cố gắng lèo lái thuyết phục triều đình Việt Nam nên chấp nhận hiệp ước đánh dẹp các phong trào kháng Pháp cứu quốc của dân tộc Việt. Họ Trương tỏ ra đắc lực với thực dân hơn là một người Pháp chính hiệu. Cũng trong thư nói trên, ông viết:
"Tuy nhiên, tất cả những điều đó thúc đẩy tôi nhất quyết lo liệu cho cái hiệp ước mà ngài muốn chính phủ An Nam sớm chính thức đưa ra để minh định ngõ hầu chấm dứt sự trạng và quyết định chính sách sau này phải theo. Vì thế tôi xin nhắc lại ngài cái dự án bình định với những phương tiện hành động đã được mật ước, để tiến tới thành quả mà chúng ta có thể phô trương. Về phần tôi, ngài có thể luôn luôn cậy vào sự giúp sức nhỏ yếu của tôi, vì dù sao những cảm tình của giờ phút đầu tiên đã trở thành một mối nhiệt tâm chân thành đối với ngài.
7. Trong một thư khác gởi cho viên giám đốc thực dân ngày 19.1.1887, Pétrus Ký cho biết vai trò gián điệp và thuyết khách của ông lúc vào làm việc trong Cơ Mật Viện của triều đình bù nhìn Đồng Khánh:
"...Về phần tôi, xâm nhập vào Cơ Mật Viện của nhà vua, vai trò của tôi là làm cho nhà vua và triều thần hiểu được các ý tốt của chính phủ Pháp cũng như điều động chính sách của chính phủ An Nam đi gần với chính sách của nước Pháp."
Trên đây là một số chứng cớ cho thấy tư duy và hành trạng của ông, một trong những tên Việt gian đắc lực và nguy hiểm nhất trong thời Pháp đô hộ nước ta. Bác học danh gia của ông Minh Vân Nguyễn Mạnh Hùng là thế đấy!

B. Phương Diện Văn Học
Có người châm chế cho Trương Vĩnh Ký và phát biểu rằng ‘chỉ thuần túy về phương diện văn hóa không mà thôi, ông đã biên soạn và dịch thuật nhiều tác phẩm mà những tác phẩm đó giúp ích cho nền văn hóa nước nhà’. Đó là một nhận định hoàn toàn sai. Chúng ta nên tìm hiểu: 1. Mục đích dịch thuật, sáng tác, làm tự điển của Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký được ông nói rõ trong thư gửi "Các Vị trong Ban Duyệt Xét Bản Thảo":
"Tôi hân hạnh được gửi tới quí vị vài dòng dưới đây để giải thích mục đích mà tôi theo đuổi khi làm những việc trước tác mà tôi đệ trình xin các vị thẩm định. Có thể xét những tác phẩm này theo hai phương diện khác nhau tùy theo hai chủ đích của chúng: thu xếp ổn định thờihiện tại và gắn liền dĩ vãng với tương lai xứ sở. Đó là mục đích của tôi."
"Thu xếp ổn định thời hiện tại" [tức là dẹp yên các phong trào Cần Vương và các cuộc nỗi dậy chống Pháp cứu nước, BK]. Họ Trương viết:
"Về phương diện chính trị và kinh tế, người Pháp là kẻ đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Người yếu cần dựa vào người mạnh để đưa mình lên bằng người khỏe*. Đó chính là mục đích cần phải theo đuổi và đạt tới. Bằng cách nào? Bằng cách đồng hóa. Và đồng hóa chỉ có thể thực hiện được bằng giáo dục và học vấn. Từ đó mới nảy sinh mối thiện cảm giữa kẻ chinh phục và người bị chinh phục, mối thiện cảm do quyền lợi chung mà có. Quyền lợi chung nầy lại chỉ được tạo ra nhờ những quan hệ hỗ tương và trực tiếp. Những quan hệ này chỉ được thiết lập giữa họ qua sự hiểu biết tiếng nói của nhau. Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam." [ Chương trình giáo dục và phát triển chữ Quốc ngữ của “danh gia” TVK là để đồng hóa. Ông Minh Vân còn có danh từ nào siêu đẳng hơn để tâng bốc bừa bải nữa không?].
2. Ngày 3.9.1868, Trương Vĩnh Ký gởi thư cho ông Giám đốc Nội trị để xin từ chức. Trong đó có những câu cho thấy họ Trương không còn là người Việt nữa:
"Khi trở lại đời sống tư, lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp...Người bề tôi tận tâm và vâng lời." [Ông MV nên xem lại tầm tình của TVK đối với Pháp sau khi từ chức, chứ không nên tâng bốc ẩu!]
3. Thư đề ngày 12.1.1882, từ Chợ Quán "Kính gởi các vị trong Hội Đồng Thuộc Địa", Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký viết rõ hơn về mục đích các tác phẩm của ông:
"Thưa quí vị,
Tôi hân hạnh gởi đến quí vị một bản trình bày từng tác phẩm xuất bản mà tôi đã biên soạn.
Làm như vậy, ý định của tôi là để chứng tỏ với quý vị rằng trong 13 cuốn sách tôi đã xuất bản cho đến nay do tiền tôi bỏ ra, tôi chưa bao giờ đi lệch mục tiêu chính và trực tiếp mà tôi đã trình bày trước đây trong các thư tôi viết vừa cho nhà cầm quyền, vừa cho Ủy ban Phụ trách Cứu xét những tác phẩm của tôi. Mục tiêu đó là sự biến đổi và đồng hóa dân tộc An Nam” [Ông MV có biết ngượng không? lúc đọc đoạn tôi vừa dẫn, và đoạn do chính ông ca ngợi TVK là: “Người kiên trì đấu tranh cho một sự nghiệp Văn Học dân tộc»].
4. Trương Vĩnh Ký rất nóng lòng muốn Pháp đồng hóa dân tộc Việt Nam nhanh hơn và toàn diện hơn, bên cạnh đó ông cũng sẽ kiếm được lợi nhuận do việc chính phủ thực dân Pháp bỏ tiền tài trợ và mua sách. Ông cũng nói rõ là nếu Pháp hỗ trợ bằng cách mua sách, ông sẽ phấn khởi và hăng hái hơn trong việc viết thêm các tác phẩm khác trong tương lai cho mục đích (đồng hóa) nói trên. Lời của chính họ Trương về chiến lược đồng hóa:
"Đệ trình với quý vị những tác phẩm này, tôi khẩn xin quý vị thẩm định mục đích mà tôi đã đề ra khi soạn thảo, và nếu quí vị nghĩ rằng những tác phẩm đó có thể là một lợi khí của tiến bộ và là một phương tiện thích hợp để tạo ra trong lúc này, sự thay đổi và đồng hóa mà nhà cầm quyền đang tìm cách thực hiện ở xứ này có lợi cho những kẻ thần phục mới của nhà cầm quyền, tôi mong rằng qúy vị sẽ góp phần vào việc xuất bản những sách này. Sự chấp thuận và hơn nữa, sự xưng tụng mà quí vị dành cho những tác phẩm của tôi sẽ là phần thưởng êm dịu nhất cho những công trình tôi đã làm và là khích lệ lớn lao hơn cả cho tôi trong tương lai."
5. Sự tận tâm và đắc lực của họ Trương trong nhiệm vụ giúp thực dân Pháp dễ dàng thi hành chính sách thống trị và đồng hóa dân tộc Việt, được ông Luro, Thanh tra và Giám đốc trường Sư Phạm Thuộc Địa Pháp tại Việt Nam, trong một bản nhận xét đề ngày 16.6.1875, có đoạn nói rõ:
"Ông Pétrus Ký làm việc rất nhiều...Rút cục, đó là người An Nam Pháp hóa duy nhất mà chúng ta có, và gương mẫu. Sự trợ giúp của ông thật đã rất ích lợi cho ảnh hưởng của chúng ta và cho nền học chính nói chung."
Nhờ công lao phục vụ thực dân đắc lực và tận tụy nên ngày 20.5.1886, ông Paul Bert gửi thư cho Ngoại trưởng Pháp để tán đồng đề nghị của Thống Đốc Nam-kỳ, ban thưởng huy chương cao cấp cho Trương Vĩnh Ký: Đệ Ngũ Đẵng Bắc Đẩu Bội Tinh.
Các chứng liệu không thể chối cải nêu trên ông Minh Vân có danh xưng nào đặc sắc hơn để ca tụng TVK?
III. Công Giáo Và Tổ Quốc
- Ông Minh Vân viết:«Các Nhà Truyền giáo không hề bán đứng Việt-Nam cho Pháp như người ta đã từng ghi đậm nét trong Lịch Sử nước nhà..». -BÙI KHA: Nhiều tín đồ Công giáo thời bấy giờ được hiểu là "những người Pháp tay trong, lưng mềm dễ uốn, chạy theo chủ mới". Giám mục Puginier cũng phải xác nhận: "Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp như cua bị bẻ gảy hết càng". (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes).
- Một viên chức thực dân người Pháp, đô đốc Page, cũng cho biết thêm:
"Ngoài ra không một người Việt Nam nào theo Công giáo lại ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua Việt Nam không theo đạo, không phải là vua của họ. Chắc bây giờ Ngài (Bộ trưởng) đã hiểu tại sao vua, quan đã coi các nhà truyền giáo là kẻ thù?"
(Du reste, pas un Vietnamien catholique n'hésita à demander à s'enrôler comme soldat sous le drapeau francais, le roi payen du Vietnam n'était point leur roi….  (Depêche de l'Amiral Page, du 14-12 et 25-12-1859. Archives Nationales, Fonds, Marine BB4-777. Cité par CHT, p. 129).
-Một người Pháp khác, đại tá Bernard cũng nhận xét:
"Bị săn đuổi ra khỏi làng vì tội phạm hoặc sự khốn cùng, những kẻ lang thang đã đến đây với một lưng mềm dễ uốn, tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc, sẵn sàng phụng sự bất cứ ông chủ nào...Chính trong bọn nầy mà người ta sẽ tuyển dụng, trong số họ, tất cả những nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, phu khuân vác, làm người chạy giấy, và cả những tên thông ngôn, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội truyền giáo. Chính qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà đoàn thực dân và công chức vừa mới đổ bộ, đã làm quen được với dân tộc Việt nam..."
(Les vagabonds", ecrit le colonel Bernard, "chassés de leur village par la misère ou le crime, arrivaient, l'échine souple; pris de l'âpre désir de vivre, insoucieux de la lutte nationale, prêts à servir tous les maitres… Dẫn theo Nguyễn Xuân Thọ, trong Histoire de La Penetration Francaise au Vietnam, 1858-1897, p. 126-127).
 -Mặc dầu Trương Vĩnh Ký thông minh biết nhiều thứ tiếng, nhưng vì quá cuồng tín, bị các giáo sĩ thực dân tuyên truyền nên cứ nghĩ rằng việc Pháp chinh phục Viễn Đông, trong đó có Việt Nam, là do ý của Thượng Đế sai phái nước Pháp làm như vậy. Trong thư gởi ông Koenfen, giám đốc Viện Mỹ Thuật Paris, họ Trương viết:
"Các xứ Viễn Đông...già cổi đủ thứ nên đã đến lúc phải làm cho chúng tái sinh và cải cách chúng: song ai được giao phó cho cái quyền ủy nhiệm cao quí đó? Ấy chính là nước Pháp được Thượng Đế tín cẩn giao cho..."
Trong thư gởi bác sĩ A. Chavanne, cựu giáo sĩ Trương Vĩnh Ký cũng viết:
"...cái vương quốc An Nam khổ sở nầy mà chính phủ Pháp sẽ làm giám hộ, là có một sự biến thuộc về Thiên ý kêu gọi đến..."
Đáng tội nghiệp cho Trương Vĩnh Ký, quá ngu muội để không biết được rằng mục đích của các đế quốc Tây phương là lợi dụng tôn giáo và dùng cuốn Kinh Thánh như một lợi khí để đi chiếm thuộc địa. Bởi vậy, một người Phi Châu, giám mục Anh giáo Desmond Tutu, được giải thưởng Nobel hòa bình năm 1984, đã cay đắng phát biểu: 
"Khi người da trắng đến, họ có cuốn Kinh Thánh, chúng tôi có đất đai.Chúng tôi tin tưởng họ, nhắm mắt cầu nguyện với cuốn Kinh Thánh trong tay.Lúc mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Kinh Thánh còn họ có tất cả đất đai lãnh thổ của chúng tôi".
(We have our lands and they came with their Bible. We believe in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we open our eyes, we have the Bible and they have our lands).

IV. Kết Luận
Bài viết dài lê mà chúng ta vừa điểm qua, thuộc loại tiểu thuyết giả tưởng, tác giả là con chiên cuồng tín Minh Vân Nguyễn Mạnh Hùng, viết không có chứng cớ không sử liệu. Do đó, bài viết không có một giá trị nào trong vấn đề học thuật. Qua sử liệu, chúng ta cũng đã chứng minh, Lm Đắc không phải là người đầu tiên có sáng kiến dùng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt. Ngược lại, ông là người đầu tiên trong lịch sử, vận động Pháp đánh chiếm nước ta.
Còn cựu giáo sĩ Baotixita Petrus Trương Vinh Ký, tôi xin phép mượn lời của một tác giả trên trang mạng Khoa học Ngôn ngữ:
“Trương không đem tài học của mình để “kinh bang”, để “cứu nước”, Trương lại cam tâm làm tay sai cho giặc Pháp. Cái học vấn của Trương càng uyên bác bao nhiêu thì cái tác hại của Trương đã làm càng lớn bấy nhiêu. Trương đã làm công việc tuyên truyền có lợi cho giặc Pháp rất nhiều” [45;6]. Và “Kể đến phần đóng góp của Trương Vĩnh Ký vào văn học nước nhà, chúng ta không bỏ qua, nhưng cũng không đánh giá cao, coi như là phong phú lắm hay quý lắm. Vì loại trừ tính tư tưởng phản động và hữu lậu ra, nó còn lại những gì? Có chăng là một số tài liệu tham khảo vào việc nghiên cứu” [31;5], (2).

  Bùi Kha,
  20.4.2013
1. Toàn bộ bức thư này được Giáo sư P. J. Honey ở School of Oriental and African Studies, University of London, công bố trong tác phẩm Voyage to Tonking in the Year of Ất Hợi (1876), [ tài liệu kèm theo ở cuối trang].
2. "Từ Văn Hành Tiểu Dẫn Bàn Về Quan Điểm Soạn Sách Của Trương Vĩnh Ký" [http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=351:t-vn-hanh-tiu-dn-ban-v-quan-im-son-sach-ca-trng-vnh-ky&catid=72:hi-ngh-khoa-hc-han-nom&Itemid=146]  
Nơi các trang: 123, 124 & 125.
Hoặc "Bức mật thư của Trương Vĩnh Ký", website:
http://virtualarchivist.wordpress.com/2009/09/03/b%e1%bb%a9c-m%e1%ba%adt-th%c6%b0-c%e1%bb%a7a-tr%c6%b0%c6%a1ng-vinh-ky/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét