Câu 1: Lí luận tiền công của W.Petty, A.Simth, D.Ricardo.
W. Petty không định nghĩa về tiền
lương mà chỉ là người nêu ra. Ông xác định tiền lương là khoản giá trị
tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân.Ông cho rằng tiền lương của
công nhân không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Nếu tiền
lương nhiều thì công nhân không cần làm việc mà chỉ thích uống rượu.
Nói một cách khác, muốn cho công nhân làm việc thì biện pháp là hạ thấp
tiền lương xuống tối thiểu. Ông là người luận chứng đạo luật cấm tăng
lương.
Quan
điểm của ông về tiền lương được xem xét trong mối quan hệ với lợi nhuận
với giá cả tư liệu sinh hoạt, với cung cầu về lao động. Ông cho rằng
tiền lương cao thì lợi nhuận giảm và ngược lại, nếu giá cả của lúa mỳ
tăng lên thì sự bần cùng của công nhân cũng tăng lên, số lượng lao động
tăng lên thì tiền lương sẽ tụt xuống, như vậy, tiền lương tỉ lệ nghịch
vs giá trị tư liệu sinh hoạt.
Theo A.Smith, sản phẩm của lao
động cấu thành món tiền thưởng tự nhiên cho lao động (tiền công, tiền
lương) => ông đã biết đến bản chất của việc xác định tiền công.
Trong xã hội nguyên thủy, trước chủ nghĩa tư bản, toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao động.
Trong xã hội tư bản, đất đai và
tư liệu sản xuất bị chiếm hữu làm của riêng thì địa tô là khoản khấu trừ
đầu tiên, lợi nhuận là khoản khẩu trừ thứ 2.
Tiền công = sản phẩm của lao động – địa tô – lợi nhuận.
Ông không phủ nhận mâu thuẫn giai
cấp khi chỉ ra “công nhân mà lĩnh đc càng nhiều tiền công càng tốt còn
chủ thì muốn trả càng ít càng hay”.
Ông tỏ ra thông cảm với công nhân
“người ta bao h cũng khó có khả năng sống bằng lao động của mình”, tán
thành việc trả công cao cho công nhân “tiền công cao là hậu quả của việc
tăng của cải, đồng thời cũng là nguyên nhân tăng dân số”.
A.Smith xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công trung bình là:
- Tính chất của công việc, dễ chịu hay không.
- Tính chất thường xuyên của công việc.
- Mức khó khăn đắt đỏ trong việc dạy nghề.
- Khả năng thành công.
- Tình hình di chuyển lao động trong các ngành, địa phương.
Nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương tối thiểu:
- Nhu cầu lao động
- Giá cả trung bình của tư liệu tiêu dùng thiết yếu.
Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng vận động tiền công:
- Sự tác động của nhân khẩu
- Quy mô tư bản
Ông đã phân biệt được một cách
hợp lí tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế (giá cả bằng tiền và
giá cả thực tế của công lao động).
Tuy nhiên, A.S có những hạn chế
và sai lầm về lí luận tiền công như: coi tiền công là giá cả của lao
động, là một phạm trù đặc trưng cho tất cả các giai đoạn phát triển kinh
tế ( trong đk CNTB chỉ có thể thay đổi về lượng)
D.Ricardo định giải quyết việc
xác định tiền công theo quy luật giá trị. Nhưng ông vẫn theo quan điểm
của A.Simth rằng tiền công là giá cả lao động, nên ông xác định tiền
công dựa trên giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân. Như vậy
ông còn lẫn lỗn lao động và sức lao động, nhưng vẫn xác định đúng tiền
công của công nhân.
Ông ủng hộ quy luật sắt về tiền
công, tiền công ở mức tối thiểu của tư liệu sinh hoạt. Ông cho rằng tiền
công cao làm cho nhân khẩu tăng nhanh, dẫn đến cung lao đông lớn hơn
cầu, làm cho tiền công hạ xuống, đời sống công nhân xấu đi là kết quả
của tăng nhân khẩu.
Ông chủ trương phản đối sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động.
Ông đã phân tích được tiền công
thực tế và xđ nó như 1 phạm trù kinh tế. Ông nhấn mạnh rằng lượng hàng
hóa mà ng công nhân mua bằng tiền công, chưa quyết định địa vị xã hội
của ng đó, sự quyết định tình cảm của ng công nhân phụ thuộc vào mối
tương quan giữa tiền lương và lợi nhuận.
Câu 2: Những thành tựu và hạn chế của Trường phái cổ điển Anh trong lí luận tiền công.
Lí luận về tiền công của trường
phái cổ điển Anh là lí luận đặt nền móng cho lí luận về vấn đề tiền công
lao động trong lịch sử kinh tế.
Về cơ bản, trường phái cổ điển Anh đã biết được bản chất tiền công là thu nhập từ lao động.
Đều hiểu được đúng đắn cơ sở để xác định tiền công là giá trị tư liệu sinh hoạt.
Đã biết phân biệt tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa, tuy chưa đầy đủ.
Đó là việc coi lao động là 1 hàng hóa nên coi tiền công là giá cả của lao động.
Chưa phân biệt được lao động và sức lao động.
Đã ko biết đến t/chất lịch sử của
tiền công nên đã cho rằng tiền công là 1 phạm trù đặc trưng cho tất cả
các giai đoạn phát triển KT,trong đk CNTB chỉ có thay đổi về lượng mà
thôi.
Tuy đã thấy tiền công mâu thuẫn
vs lợi nhuận nhưng do đứng trên lập trường của giai cấp tư sản nên đã
cho rằng tiền công chỉ để ở mức tối thiểu để buộc công nhân phải phụ
thuộc vào nhà TB.
Câu 3: Chứng minh rằng, A.Smith là
nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do kinh tế. Những học thuyết kinh tế nào
kế thừa và phát huy tư tường tự do kinh tế của A.Smith. Rút ra ý nghĩa
lí luận và thực tiễn của lí thuyết “bàn tay vô hình”.
Có thể nói, A.Smith là nhà tiên
tri của chủ nghĩa tự do mới vì ông là người đầu tiên trong lịch sử đề
cập đến cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế và cho rằng không cần đến
sự can thiệp nhà nước tới nền kinh tế vẫn có thể giải quyết hài hòa các
vấn đề kinh tế. Quan điểm này được thể hiện trong lí thuyết “Bàn tay vô
hình”.
- Lí thuyết “Bàn tay vô hình”:
Điểm xuất phát trong phân tích
của A.S là nhân tố con người kinh tế. Theo ông, con người kinh tế có 2
tính: tính vị kỉ và tính vị tha. Trong 2 tính này, tính vị kỉ trội hơn
nên làm nảy sinh mối quan hệ trao đổi, mua bán.
Trao đổi là đặc tính vốn có của
con ng, là thiên hướng phổ biến, tất yếu và vĩnh viễn của mọi xã hội.
Chỉ có trao đổi thì nhu cầu của ngta mới đc thỏa mãn. “Khi trao đổi sản
phẩm với nhau, con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của mình. Mỗi
ng chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Lợi ích cá nhân là động lực trực
tiếp chi phối ng ta hoạt động trao đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi con
ng kinh tế còn chịu tác động của “bàn tay vô hình”.
“Bàn
tay vô hình” là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan chi
phối hoạt động của con người và ông gọi đó là “trật tự tự nhiên”.
Dưới sự tác động của bàn tay vô
hình, con ng kinh tế vừa chạy theo tư lợi vừa thực hiện nhiệm vụ k nằm
trong dự kiến là đáp ứng nhu cầu chung của xã hội. Trong nhiều trg hợp
ngta đáp ứng những nhu cầu chung xã hội còn tốt hơn lợi ích riêng dù k
dự tính.
Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để quy luật kinh tế khách quan hoạt động là:
- Sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hòa và trao đổi hàng hóa;
- Nền kinh tế phải đc phát triển trên cơ sở tự do kinh tế: tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch.
A.S cho rằng cần phải tôn trọng
trật tự tự nhiên. Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa đc phát triển
theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Nhà nước k nên can thiệp và kinh
tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riên của nó.
Nhà nước có các chức năng sau:
- bảo vệ quyển tư hữu của nhà tư bản;
- đấu tranh chống thù trong giặc ngoài;
- trừng phạt kẻ phạm pháp.
Vai trò kinh tế của nhà nước đc
thực hiện khi nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức của doanh nghiệp như xây
dựng đường xá, đào sông, đắp đê, hay xây dựng các công trình kinh tế
lớn…
Nói tóm lại, chủ trương của A.S là “Xã hội muốn giàu có phải phát triển theo tinh thần tự do”.
- Sau
này, trong lịch sử, có rất nhiều nhà kinh tế, rất nhiều học thuyết kinh
tế ra đời kế thừa và phát huy tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith.
Trường phái cổ điển Pháp: học thuyết về trật tự tự nhiên của Quesney.
Trường phái tân cổ điển:
- lí thuyết cân bằng tổng quát của L.Waras.
Lý thuyết về giá cả: chủ trương phân tích thị trường tự do cạnh tranh.
Lý thuyết cân bằng mọi tổng quát:
phản ánh sự phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình” của A.S. đó là trạng
thái cơ bản của cả ba tư tưởng: tư tưởng hàng hoá, tư tưởng tư bản và tư
tưởng lao động nó được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung –
cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường.
- lí thuyết giá cả của A.Marshall: lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng trên thị trường tự do cạnh tranh, tự điều tiết.
Ngoài ra, chủ nghĩa tự do mới
đồng thời thừa nhận bàn tay của nhà nước và bàn tay của thị trường nhưng
xem trọng bàn tay thị trường nhiều hơn. Lí thuyết kinh tế của chủ nghĩa
tự do mới tăng mạnh ở cộng hoà liên bang Đức dưới hình thức kinh tế tập
thể xã hội , chủ nghĩa cá nhân mới ở Anh, chủ nghĩa bảo thủ mới ở Mỹ,
chủ nghĩa giới hạn ở áo…. Đặc biệt ở Đức “kết hợp nguyên tắc tự do với
nguyên tắc cân bằng xã hội trên tập thể”
Trường phái chính hiện đại đồng
thời thừa nhận cả 2 bàn tay và xem nó như nhau, “điều hành nền kinh tế k
có chính phủ hay thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng 1 bàn tay
vậy”.
- Ý nghĩa lí luận và thực tiễn với nước ta hiện nay:
Nước ta hiện nay đã chuyển sang
vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước,
phát triển theo định hướng XHCN, nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai. Việc
nghiên cứu lí thuyết ‘Bàn tay vô hình’ của A.Smith có ý nghĩa cung cấp 1
tri thức quan trọng về vai trò của cơ chế thị trường trong điều tiết
nền kinh tế. Trong cơ chế này, mọi việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng
của các chủ kinh tế đều đc thực diện dưới tác động của các quy luật kinh
tế khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường. Cơ chế thị trường là cơ
chế điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu
quả, tự nó có thể tạo ra sự cân đối cung-cầu trên thị trường. Bởi vậy
cần nhận thức đúng vai trò của cơ chế thị trường và có giải pháp để phát
huy vai trò đó trong vận hành nền kinh tế nc ta hiện nay.
Lí thuyết ‘Bàn tay vô hình’ của
A.Smith mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của thị trường, mà ko thấy tác
động tiêu cực hay thất bại mà tự nó ko thể khắc phục đc, vì thế ông đã
tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, phủ nhận vai trò kinh tế của nhà
nước. Việc nghiên cứu lí thuyết này còn có ý nghĩa cần có cái nhìn khách
quan, khoa học về cơ chế thị trường. Không nên coi thị trường là 1 sự
‘hoàn hảo’ trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối vs
nền kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa,khắc phục những thất
bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Tuy nhà nước ko
làm thay đc thị trường nhưng nó có thể làm tăng hiệu quả của thị
trường.
Câu 4: Lí luận về khủng hoảng kinh tế của Ricardo.
Theo Ricardo, trong nền sản xuất
TBCN, sản xuất ngày càng mở rộng phát triển thì lợi nhuận ngày càng cao
nên tích lũy tư bản càng lớn.Tích lũy tư bản lớn, tái SX ngày càng mở
rộng, cầu về lđộng tăng, giá cả lđộng tăng, tiền công của công nhân
tăng, thu nhập của công nhân tăng, sức mua HH trên thị trường tăng, cầu
về HH tăng, giá cả HH tăng, lợi nhuận tăng… làm cho nền sản xuất TBCN ko
ngừng phát triển, cung luôn phù hợp vs cầu, ko có sản xuất vượt quá
tiêu dùng sẽ không có khủng hoảng kinh tế .Tóm lại,CNTB ko có sản xuất
thừa, ko có khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, Ricardo cũng nhìn thấy
xu hướng giảm sút tỉ suất lợi nhuận là: có thể có hàng hóa nào đó SX ra
quá thừa và tràn ngập thị trường, tư bản bỏ vào sản xuất hàng hóa đó sẽ
ko đc bù lại. Nhưng điều này ko thể xảy ra đối vs tất cả các hàng hóa.
Posted in: Kinh Tế
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét