Câu 1: Phân tích nguyên nhân xuất hiện và đặc điểm phương pháp luận của TP chính hiện đại.
Nguyên nhân xuất hiện
Các lí thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới đều tập trung đề cao vai trò của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh.
Trường phái Keynes và Keynes mới
lại đề cao vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế của Nhà nước và phê phán
những khuyết tật của thị trường.
Thực
tế, nền kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu như đề cao quá đáng
vai trò của thị trường hoặc vai trò nhà nước. Sự phê phán các trường
phái dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa hai chiều hướng (Từ những 60 – 70
của thế kỷ XX).
Từ đó hình thành “Trường phái chính hiện đại”.
Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp
có từ những năm cuối thế kỷ thứ XIX, sau chiến tranh thế giới thứ hai nó
được nhà kinh tế học Mỹ tên là Hassen nghiên cứu và tư tưởng này tiếp
tục được phát triển mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX
Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại
Tư tưởng chủ yếu của họ là điều
hành một nền kinh tế hiện đại mà thiếu vắng bàn tay của nhà nước hay bàn
tay của thị trường chả khác nào vỗ tay bằng 1 bàn tay.
Đặc điểm nổi bật của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại là:
Vận dụng một cách tổng hợp các lí
thuyết và phương pháp của các trường phái kinh tế trong lịch sử nhằm
đưa ra lí thuyết làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp và chính
sách kinh tế của Nhà nước tư sản.
Sử dụng cả phương pháp phân tích vi mô và phân tích vĩ mô để trình bày các vấn đề kinh tế.
Sử dụng nhiều công thức toán học,
đồ thị để lí giải các hiện tượng và quá trình kinh tế. Theo đó, nền
kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của Nhà nước.
Câu 2: So sánh đặc điểm phương pháp luận của Trường phái chính hiện đại và chủ nghĩa tự do mới.
Trường phái Tân cổ điển | Trường phái chính hiện đại |
Chú ý nghiên cứu lĩnh vực trao đổi, lưu thông, nhu cầu | Cố gắng nghiên cứu mọi vấn đề của nền kinh tế ( đặc biệt có thêm lĩnh vực tài chính – tín dụng) |
Đề
cao sự tự phát của cơ chế thị, coi nhẹ sự can thiệp của Nhà nước vào
kinh tế, họ tin tưởng cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng kinh
tế. | Coi
trọng cả hai bàn tay điều tiết của thị trường và nhà nước: điều hành
nền kinh tế mà thiếu vắng bàn tay của nhà nước hay bàn tay của thị
trường chả khác nào vỗ tay bằng 1 bàn tay. |
Sử dụng phương pháp vi mô: từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp rút ra kết luận cho toàn bộ nền kinh tế. | Sử
dụng cả phương pháp vi mô và vĩ mô: họ sử dụng tổng hợp các quan điểm
và phương pháp của các TP kinh tế trước để đưa ra lí thuyết kinh tế của
mình nhằm làm cơ sở cho hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế
của nhà nước tư sản. |
Sử dụng công cụ toán học trong phân tích kinh tế (công cụ, mô hình, đồ thị) | Giống nhau. |
Đặt nền móng cho tư tưởng “giới hạn” | Chịu
ảnh hưởng bởi tư tưởng giới hạn: việc tổ chức nền kinh tế phải tuân
theo quy luật khan hiếm, phải lựa chọn khả năng sản xuất, phải tính đến
quy luật năng suất giảm dần và chi phí tương đối ngày càng cao |
Câu 3: Cơ chế thị trường đc P.Samuelson đề cập ntn trong lí thuyết về nền kinh tế hỗn hợp.
Lí thuyết nền kinh tế thị trường nhà nước là tư tưởng trung tâm của TP kinh tế học hiện đại.
Nếu như các nhà kinh tế trường
phái cổ điển và tân cổ điển say mê với “bàn tay vô hình” và “cân bằng
tổng quát” của thị trường, trường phái Keynes say sưa với “bàn tay hữu
hình” của nhà nước thì P.Samuelson chủ trương phân tích nền kinh tế dựa
trên cả “2 bàn tay” của thị trường và nhà nước. Ông cho rằng “điều hành
nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường cũng như định vỗ tay bằng
một bàn tay”. Cụ thể, ông đề cập đến cơ chế thị trường như sau:
Theo Samuelson, cơ chế thị trường
là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và
các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn
đề trung tâm của tổ chức kinh tế.
- Sản xuất hàng hóa gì? với số lượng bao nhiêu?
- Sản xuất hàng hóa như thế nào? Ai là người sản xuất, sản xuất bằng nguồn lực nào, sử dụng kĩ thuật sản xuất nào?
- Sản xuất cho ai? Ai là
người được hưởng các thành quả của những nỗ lực kinh tế, hay sản phẩm
quốc dân được phân chia như thế nào?
Những đặc trưng của cơ chế thị trường là:
- Không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế
- Là phương tiện giao tiếp
để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau.
Không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được những bài toán mà máy tính
lớn nhất ngày nay không thể giải nổi (giải quyết những vấn đề sản xuất
phân phối).
- Không ai thiết kế ra,
xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn thay đổi) như xã hội loài
người. Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất,
tiêu dùng, phân phối hay định giá.
Thị trường là một quá trình mà
trong đó người mua và ng bán một thứ hàng hóa nào đó tác động qua lại
lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa.
Các yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường:
- Hàng hóa và dịch vụ: hàng hóa yếu tố đầu vào như đất đai, lao động tư bản và hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ.
- Cung cầu về hàng hóa trên thị trường.
- Giá cả của hàng hóa.
Cơ chế thị trường chịu sự điều
khiển của “hai ông vua” là người tiêu dùng và kĩ thuật. (Người tiêu
dùng thống trị, điều khiển thị trường nhưng lại bị kĩ thuật hạn chế vì
kinh tế không thể vượt qua giới hạn của khả năng sản xuất) Do đó chỉ
người tiêu dùng không quyết định được sản xuất cái gì mà còn do: chi phí
sản xuất, các qui định kinh doanh.
Vì thế thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của kĩ thuật.
Đặc điểm của cơ chế vận hành:
- Cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng cung cầu hàng hóa.
- Lợi nhuận vừa là động
lực vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh. Họ bị lôi cuốn vào
những mặt hàng lãi cao lảng tránh những mặt hàng lãi thấp và không có
lãi.
Ưu điểm của cơ chế thị trường:
- Cơ chế thị trường giúp huy động có hiệu quả các nguồn lực.
- Kích thích cải tiến kĩ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao đông nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất…
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội.
- Làm cho khối lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phí đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Nhược điểm: Cơ chế thị trường có thể gây nên các hiện tượng:
- Lạm phát
- Thất nghiệp
- Phá hoại tự do cạnh tranh
- Ô nhiễm môi trường: nhà
sản xuất chạy đua theo lợi nhuận mà không quan tâm đến các tác động tiêu
cực đến môi trường của công nghệ sản xuất.
- Phân hóa giàu nghèo: cơ chế thị trường có thể đem lại sự phân phối thu nhập bất bình đẳng.
- Khủng hoảng kinh tế.
- Ảnh hưởng của độc quyền: sản lượng thấp, giá cả hàng hóa bị đẩy cao, hạn chế sự cải tiến kĩ thuật…
- Ngoài ra còn các khuyết
tật của thị trường khác như: ngoại ứng (tích cực va tiêu cực, không có
nhà cung ứng hàng hóa công cộng).
Để đối phó với những khuyết tật,
sai lầm của cơ chế thị trường, nền kinh tế hiện đại cần phối hợp bàn tay
vô hình của thị trường với bàn tay hữu hình của nhà nước như thuế khóa,
chỉ tiêu, pháp luật…
Câu 4: Theo P.Samuelson, tại sao trong nền kinh tế thị trường nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế.
Nghiên cứu sự hoạt động của nền
kinh tế thị trường, P.S chỉ rõ: bàn tay vô hình nhiều khi cũng đưa nền
kinh tế đến sai lầm. Đó chính là những khuyết tật vốn có của cơ chế thị
trường. Những thất bại này có thể là do tác động bên ngoài gây ra như ô
nhiễm môi trường mà doanh nghiệp k phải trả giá cho sự hủy hoại đó; hoặc
những thất bại của thị trường do tình trạng độc quyền; khủng hoảng kinh
tế, thất nghiệp, lạm phát và phân phối thu nhập bất bình đẳng…
Để đối phó với những khuyết tật,
sai lầm của cơ chế thị trường, nền kinh tế hiện đại cần phối hợp bàn tay
vô hình của thị trường với bàn tay hữu hình của nhà nước như thuế khóa,
chỉ tiêu, pháp luật…
Nhà nước có 4 chức năng chính trong nền kinh tế thị trường:
Thứ nhất, thiết
lập khuôn khổ pháp luật: đề ra các quy tắc của trò chơi kinh tế mà
người tiêu dùng, doanh nghiệp và bản thân chính phủ phải tuân theo
Thứ hai, sửa chữa các thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả. Cụ thể:
- Đưa ra các luật lệ nhằm hạn chế độc quyền, đảm bảo tính cạnh tranh.
- Đánh thuế hoặc đưa ra
các tiêu chuẩn, thông số cho phép nhằm hạn chế ngoại ứng tiêu cực. Trợ
cấp, khuyến khích ngoại ứng tích cực.
- Đảm bảo cung ứng hàng
hóa công cộng thông qua hoạt động của các DN công ích, trợ cấp về tài
chính tín dụng cho các DN đó hoạt động hiệu quả.
Thứ ba, đảm
bảo sự công bằng. Cơ chế thị trường sinh ra sự phân hóa, bất bình đẳng
về thu nhập. Chính phủ có nhiệm vụ phân phối lại thu nhập thông qua công
cụ thuế đối với người có thu nhập cao, trợ cấp cho người có thu nhập
thấp (tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế, nhà ở xã hội…) hệ thống hỗ trợ
chăm sóc người già, người tàn tật, ng thất nghiêp…
Thứ tư, ổn
định kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ thuế suất, chi tiêu chính phủ,
lãi suất thành toán chuyển nhượng, chính sách tiền tệ nhằm khuyến khích
hoặc hạn chế các hoạt động kinh tế.
Câu 5: Theo P.Samuelson: “Sau khi
tìm hiểu kĩ về bàn tay vô hình chúng ta không nên quá say mê với vẻ đẹp
của cơ chế thị trường, coi nó là hiện thân của sự hoàn hảo, tinh túy của
sự hài hòa, là ngoài tầm tay con người”. Phân tích câu nói trên.
Câu nói trên thể hiện quan điểm
của P.S về cơ chế thị trường. Ông một mặt khẳng định “vẻ đẹp của cơ chế
thị trường” nhưng cho rằng không nên quá say mê, tin tưởng vào nó vì bản
thân cơ chế thị trường cũng có thể đưa nền kinh tế đến với những sai
lầm. Cụ thể:
Ưu điểm của cơ chế thị trường:
- Cơ chế thị trường giúp huy động có hiệu quả các nguồn lực.
- Kích thích cải tiến kĩ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao đông nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất…
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội.
- Làm cho khối lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phí đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Nhược điểm: Cơ chế thị trường có thể gây nên các hiện tượng:
- Lạm phát
- Thất nghiệp
- Phá hoại tự do cạnh tranh
- Ô nhiễm môi trường: nhà
sản xuất chạy đua theo lợi nhuận mà không quan tâm đến các tác động tiêu
cực đến môi trường của công nghệ sản xuất.
- Phân hóa giàu nghèo: cơ chế thị trường có thể đem lại sự phân phối thu nhập bất bình đẳng.
- Khủng hoảng kinh tế.
- Ảnh hưởng của độc quyền: sản lượng thấp, giá cả hàng hóa bị đẩy cao, hạn chế sự cải tiến kĩ thuật…
- Ngoài ra còn các khuyết
tật của thị trường khác như: ngoại ứng (tích cực va tiêu cực, không có
nhà cung ứng hàng hóa công cộng).
Để đối phó với những khuyết tật,
sai lầm của cơ chế thị trường, nền kinh tế hiện đại cần phối hợp bàn tay
vô hình của thị trường với bàn tay hữu hình của nhà nước như thuế khóa,
chỉ tiêu, pháp luật…
Câu 6: Theo P.Samuelson, điều hành 1
nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay
bằng 1 bàn tay. Nhận xét luận điểm. Rút ra ý nghĩa thực tiễn của luận
điểm đó.
Vỗ tay phải có cả 2 bàn tay vỗ
vào nhau mới tạo ra tiếng kêu, việc vỗ tay bằng một bàn tay thì không
thế phát ra tiếng, cũng giống như vây. P.S khẳng định vai trò của cả hai
bàn tay trong điều tiết một nền kinh tế, nếu thiếu một trong 2 bàn tay
thì nền kinh tế không thể vận hành một cách “khỏe mạnh” được. Cụ thể
Cơ chế thị trường có những ưu điểm mà bàn tay của nhà nước không thể có được:
- Cơ chế thị trường giúp huy động có hiệu quả các nguồn lực.
- Kích thích cải tiến kĩ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao đông nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất…
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội.
- Làm cho khối lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Tuy nhiên, nếu không có bàn tay của nhà nước can thiệp, cơ chế thị trường có thể gây nên các hiện tượng:
- Lạm phát
- Thất nghiệp
- Phá hoại tự do cạnh tranh
- Ô nhiễm môi trường: nhà
sản xuất chạy đua theo lợi nhuận mà không quan tâm đến các tác động tiêu
cực đến môi trường của công nghệ sản xuất.
- Phân hóa giàu nghèo: cơ chế thị trường có thể đem lại sự phân phối thu nhập bất bình đẳng.
- Khủng hoảng kinh tế.
- Ảnh hưởng của độc quyền: sản lượng thấp, giá cả hàng hóa bị đẩy cao, hạn chế sự cải tiến kĩ thuật…
- Ngoài ra còn các khuyết
tật của thị trường khác như: ngoại ứng (tích cực va tiêu cực, không có
nhà cung ứng hàng hóa công cộng).
Để đối phó với những khuyết tật,
sai lầm của cơ chế thị trường, nền kinh tế hiện đại cần phối hợp bàn tay
vô hình của thị trường với bàn tay hữu hình của nhà nước như thuế khóa,
chỉ tiêu, pháp luật…
Nhà nước có 4 chức năng chính trong nền kinh tế thị trường:
Thứ nhất, thiết
lập khuôn khổ pháp luật: đề ra các quy tắc của trò chơi kinh tế mà
người tiêu dùng, doanh nghiệp và bản thân chính phủ phải tuân theo
Thứ hai, sửa chữa các thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả. Cụ thể:
- Đưa ra các luật lệ nhằm hạn chế độc quyền, đảm bảo tính cạnh tranh.
- Đánh thuế hoặc đưa ra
các tiêu chuẩn, thông số cho phép nhằm hạn chế ngoại ứng tiêu cực. Trợ
cấp, khuyến khích ngoại ứng tích cực.
- Đảm bảo cung ứng hàng
hóa công cộng thông qua hoạt động của các DN công ích, trợ cấp về tài
chính tín dụng cho các DN đó hoạt động hiệu quả.
Thứ ba, đảm
bảo sự công bằng. Cơ chế thị trường sinh ra sự phân hóa, bất bình đẳng
về thu nhập. Chính phủ có nhiệm vụ phân phối lại thu nhập thông qua công
cụ thuế đối với người có thu nhập cao, trợ cấp cho người có thu nhập
thấp (tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế, nhà ở xã hội…) hệ thống hỗ trợ
chăm sóc người già, người tàn tật, ng thất nghiêp…
Thứ tư, ổn
định kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ thuế suất, chi tiêu chính phủ,
lãi suất thành toán chuyển nhượng, chính sách tiền tệ nhằm khuyến khích
hoặc hạn chế các hoạt động kinh tế.
Trong nhiều trường hợp, sự can
thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà nước
không lựa chon đúng, sự tài trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả (do
chương trình quá lớn, thời gian quá dài), sự ảnh hưởng của chủ quan
(Chính phủ bị chi phối bởi thiểu số người, hoặc bởi những người bất tài,
tham nhũng,…) dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù
hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị
trường. Vì vậy theo Samuelson sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn
“trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh”.
Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn tay”:
Cơ chế thị trường(bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều lĩnh vực.
Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.
- Ø Ý nghĩa thực tiễn với nước ta:
Sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục những khuyết
tật của thị trường,để thị trường hoạt động có hiệu quả.Thực chất đây là
sự mở rộng chức năng của nhà nước khi lực lượng sản xuất đã phát triển ở
trình độ xã hội hoá cao.
Các chức năng kinh tế của nhà
nước đc Samuelson quan tâm như thiết lập khuôn khổ pháp luật,sửa chữa
thất bại của thị trường,đảm bảo công bằng xã hội và ổn định nền KT vĩ
mô.Đây là những nội dung quan trọng mà các NN đều phải quan tâm khi xây
dựng thể chế KTTT mà chúng ta nghiên cứu vận dụng.
Để làm tốt chức năng trên, NN cần
sử dụng các công cụ KT vĩ mô. Samuelson đã chỉ ra các công cụ như pháp
luật, chương trình KT, chính sách KT trong đó rất coi trọng chính sách
tài chính tiền tệ và các công cụ KT khác. Đây là những công cụ ko thể
thiếu đc để NN quản lí 1 nền KT thị trường hiện đại
Samuelson nêu quan điểm ko nên
tuyệt đối hoá vai trò Kt của NN, cũng ko nên tuyệt đối hoá vai trò của
thị trường trong vận hành 1 nền KT. Đây là 1 tổng kết thực tiễn rất quan
trọng mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu,vận dụng trong công cuộc đổi
mới để vận hành nền KTTT định hướng XHCN có hiệu quả.
Posted in: Kinh Tế
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét