Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
Các mẫu hình Phân Tích Kỹ Thuật (Phần 1)
22:42
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bạn đã bao giờ nhìn vào biểu đồ giá cổ phiếu hoặc một
hàng hóa nào đó chưa? Rất có thể là rồi. Biểu đồ ấy sẽ giúp cho mọi
người, đặc biệt là những nhà phân tích chứng khoán xem xét biến động của
giá qua các tháng, quý, năm,..
Đối với nhiều nhà phân tích, biểu đồ chứng khoán chính là điểm khởi đầu
cho tất cả các phân tích trong tương lai. Ngay cả những nhà phê bình
của phân tích kỹ thuật cũng sử dụng biểu đồ phân tích này ở một mức độ
nhất định. Rõ ràng là biểu đồ phân tích có thể cung cấp rất nhiều thông
tin trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhìn vào biểu đồ phân tích 5 năm của một công ty, bạn có thể nhanh
chóng xác định được hoạt động của các cổ đông trong giai đoạn này. Dựa
vào sự di chuyển của biểu đồ, ta có thể thấy được giá trị cổ phiếu của
công ty đang tăng lên theo thời gian hoặc giảm xuống.
Hình : Biểu đồ 13 năm của VNINDEX từ 28/7/2000 tới nay
Những người đọc biểu đồ có thể xác định được sự biến động giá cổ phiếu
thông qua những biến động trên biểu đồ. Bên cạnh đó, các công ty có cổ
phiếu lên xuống thất thường rõ ràng sẽ có nhiều biến động hơn so với một
công ty có cổ phiếu dịch chuyển ổn định theo thời gian.
Tuy nhiên điều này chỉ mới là sự bắt đầu trong cách sử dụng biểu đồ của
những người tham gia thị trường. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giới
thiệu với bạn một số những ứng dụng tiên tiến hơn của biểu đồ phân tích
này.
Phân tích các mẫu hình - Tại sao sử dụng biểu đồ
Trước khi có sự ra đời của máy tính và đường truyền dữ liệu, việc sử
dụng biểu đồ để tạo ra một chiến lược đầu tư nằm ngoài những xu thế chủ
đạo của kỹ thuật giao dịch. Nguyên nhân là việc tạo ra các biểu đồ phân
tích gặp khó khăn. Mỗi biểu đồ đã được tạo ra bằng tay bởi những nhà
phân tích đồ thị, họ sẽ thêm điểm dữ liệu tại thời điểm đóng cửa giao
dịch cho các cổ phiếu họ đang theo dõi. Người sử dụng biểu đồ cũng
thường bóp méo sự thật khi một nhóm tụ tập trong giờ nghỉ của công ty
môi giới chứng khoán và thêm điểm dữ liệu mới nhất vào biểu đồ mà họ
đang mong muốn gần đó.
Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phổ biến của
phân tích kỹ thuật, việc sử dụng biểu đồ trong phân tích đã tăng lên
đáng kể và nó trở thành một trong những công cụ có thể nói là quan trọng
nhất của các nhà giao dịch theo trường phái kỹ thuật.
Một biểu đồ riêng lẻ có khả năng thể hiện một khối lượng thông tin
đáng kể. Nói cách khác, biểu đồ chính là cuộc đấu tranh giữa người mua
và người bán. Trong khi điều này đang gây tranh cãi giữa các trường phái
đầu tư như phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và phân tích hiệu quả
thị trường, thì phân tích kỹ thuật cho rằng:
a) Giá chi phối mọi thứ.
b) Giá dịch chuyển theo xu hướng.
c) Lịch sử luôn lặp lại.
Giả sử các nguyên lý trên là đúng thì biểu đồ có thể được sử dụng để
xây dựng các tín hiệu giao dịch và thậm chí có thể là công cụ duy nhất
mà các nhà giao dịch sử dụng.
Các mẫu hình trên biểu đồ:
Các mẫu hình trên biểu đồ báo hiệu cho nhà đầu cơ rằng giá chứng
khoán có khả năng di chuyển theo hướng này hay hướng khác khi các mẫu
hình được hoàn tất. Có 2 loại mẫu hình trong phân tích kỹ thuật : đảo
chiều và tiếp diễn ( củng cố xu thế). Một mẫu hình đảo chiều báo hiệu xu
hướng trước đó sẽ đảo chiều khi hoàn tất mẫu hình. Ngược lại, một mẫu
hình tiếp diễn chỉ ra rằng xu hướng trước đó sẽ tiếp tục diễn ra như
hiện tại khi mẫu hình hoàn tất.
Những khó khăn trong việc xác định những mẫu hình và những tín hiệu
theo sau là việc sử dụng biểu đồ không phải là một môn khoa học chính
xác. Trong thực tế, nó được xem là một môn nghệ thuật hơn là khoa học.
Trong khi có một ý tưởng chung và các thành phần của mỗi mẫu hình, sự
thay đổi giá sẽ không nhất thiết tương ứng với mẫu hình được đề xuất
theo biểu đồ. Điều này làm nản lòng người sử dụng biểu đồ tiềm năng –
một khi những khái niệm căn bản của biểu đồ được hiểu rõ thì chất lượng
của các mẫu hình có thể được tăng lên bằng cách nhìn vào khối lượng và
các chỉ báo phụ khác.
Có một vài điều cần được hiểu rõ trước khi đọc về các mẫu hình cụ
thể. Đầu tiên là đường xu hướng, đó là một đường được vẽ từ biểu đồ nhằm
báo hiệu một mức độ hỗ trợ hay kháng cự của giá chứng khoán. Các đường
hỗ trợ là các mức mà tại đó giá khó có thể rơi xuống thấp hơn. Ngược
lại, đường kháng cự minh họa mức mà tại đó giá khó có thể vượt lên trên.
Các đường xu hướng có thể có các mức giá cố định, chẳng hạn như 50 USD,
hoặc tăng hay giảm theo hướng của xu thế theo thời gian.
Giờ thì chúng ta có hiểu về các khái niệm đằng sau việc sử dụng biểu
đồ như một kỹ thuật giao dịch, chúng ta có thể bắt đầu khám phá nhiều
mẫu hình khác nhau được sử dụng bởi các nhà phân tích biểu đồ.
Phân tích các mẫu hình: Mẫu hình vai - đầu – vai (head-and-shoulders)
Mẫu hình vai – đầu – vai là một trong những mẫu hình phổ biến nhất
và đáng tin cậy trong các mẫu hình phân tích kỹ thuật. Qua tên gọi,
chúng ta có thể tưởng tượng ra mẫu hình này giống một đầu và hai vai.
Vai – đầu – vai là một mẫu hình đảo chiều, báo hiệu chứng khoán sẽ
di chuyển ngược lại xu hướng trước đó. Có 2 loại mẫu hình vai – đầu –
vai. Mẫu hình vai – đầu – vai xuôi báo hiệu giá chứng khoán sẽ giảm
xuống khi mẫu hình đã hoàn tất và thường được hình thành ở tại đỉnh của
một xu hướng tăng giá. Loại thứ hai, mẫu hình vai – đầu – vai ngược (đầu
và vai bị đảo ngược) báo hiệu rằng giá chứng khoán được sẽ tăng lên và
thường được hình thành ở một xu hướng giảm giá.
Cả hai mẫu hình vai – đầu – vai này có một cấu thành giống nhau,
trong đó có 4 phần chính của mẫu hình là: 2 vai, 1 đầu và đường đường
viền cổ. Các mẫu hình được xác nhận khi đường viền cổ bị phá vỡ, sau khi
hình thành của vai thứ 2.
Mẫu hình vai – đầu – vai được thiết lập bằng các đỉnh và đáy. Đường
viền cổ là một mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Mẫu hình vai – đầu – vai được
phân tích dựa trên lý thuyết Dow về đỉnh và đáy. Một xu hướng đi lên
(uptrend) được xem là một khoảng thời gian liên tiếp tăng đỉnh và tăng
đáy. Mặt khác, một xu hướng giảm (downtrend) được xem là một khoảng thời
gian giảm của đỉnh và đáy. Mẫu hình vai – đầu - vai minh họa cho sự suy
yếu của một xu hướng khi có sự giảm giá tại các đỉnh và đáy.
Mẫu hình vai – đầu – vai xuôi (Head and Shoulders Top)
Mẫu hình đầu và vai xuôi báo hiệu rằng giá chứng khoán có khả năng
biến động đi xuống, đặc biệt là sau khi bứt qua đường viền cổ của mẫu
hình. Vì mẫu hình này được hình thành bởi các đỉnh của xu hướng đi lên,
nên việc đi xuống cho thấy đây là một mẫu hình chiều xu hướng vì giá
chứng khoán đi xuống sau khi hoàn tất mẫu hình.
Mẫu hình này có 4 bước chính để hoàn tất và đưa ra tín hiệu đảo
chiều. Bước đầu tiên là hình thành vai trái. Vai trái được hình thành
khi giá cổ phiếu vươn đến mức giá cao mới và bắt đầu thoái giảm đến một
mức thấp mới. Bước hai là sự hình thành đầu. Đầu được hình thành khi giá
đạt đến một mức cao hơn so với vai trái, sau đó thoái lui trở lại gần
mức thấp khi hình thành vai trái. Bước thứ ba là sự hình thành vai phải,
giá chứng khoán tăng đến một mức cao mới nhưng phải thấp hơn đỉnh được
hình thành ở đầu nhưng theo sau đó là sự kháng cự đi xuống đến gần mức
thấp của vai trái. Mẫu hình hoàn tất khi giá giảm xuống dưới đường viền
cổ. Đường viền cổ là một đường hỗ trợ được hình thành bởi những điểm
thấp nhất được đề cập ở 3 bước trên.
Mẫu hình vai – đầu – vai ngược - đầu và vai nằm ở đáy (Inverse Head and Shoulders - Head-and-Shoulders Bottom)
Mẫu hình này hoàn toàn ngược lại với mẫu hình trên, vì nó báo hiệu
rằng chứng khoán được thiết lập để di chuyển lên trên. Mẫu hình này xuất
hiện vào cuối một xu hướng giảm, đầu và vai ngược được coi là một mẫu
hình đảo đảo chiều, giá chứng khoán sẽ cao hơn sau khi hoàn tất mẫu
hình.
Cũng như trên, có 4 bước để hình thành mẫu hình này, bắt đầu bằng
việc hình thành vai trái, khi mà giá rơi xuống mức thấp với và đảo chiều
đi lên một giá cao khác. Bước thứ 2 là sự hình thành phần đầu, xảy ra
khi mức giá đi xuống dưới và thấp hơn so với mức trước đó, tiếp theo là
đi lên và quay lại gần mức cao trước đó. Sự di chuyển này trở lại mức
cao hơn trước đó để hình thành đường viền cổ cho mẫu hình biểu đồ. Bước
thứ 3 là việc hình thành vai phải, đây là mức bán tháo ra, nhưng mức
thấp ở đây phải cao hơn so với phần đầu trước đó, sau đó là sự quay lại
phần viền cổ của mức giá. Biểu đồ hoàn thành khi giá phá vỡ và bứt lên
khỏi đường viền cổ.
Sự bứt phá khỏi đường viền cổ và khả năng quay đầu
Như đã thấy ở trên, mẫu hình vai – đầu – vai hoàn tất khi đường viền
cổ bị bứt phá, xu hướng sau đó được coi là sự đảo ngược và chứng khoán
sẽ theo một hướng mới. Điểm bứt phá hình thành khi phần lớn các trader
theo dõi mẫu hình bắt đầu gia nhập thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, giá chứng khoán sẽ không luôn nhất thiết chỉ tiếp diễn
theo một hướng đã định hình trước đó (khi phá vỡ đường viền cổ). Vì lý
do này điều quan trọng là phải nhận biết được khi có sự quay đầu của
giá. Tình trạng này xảy ra khi giá phá vỡ đường viền cổ, thiết lập một
mức mới cao hơn hoặc thấp hơn (tùy thuộc vào mẫu hình), tiếp theo là một
cuộc rút lui trở lại đường viền cổ.
Sự dịch chuyển ngược này được coi là một xác nhận cho mẫu hình và
các đường hỗ trợ hoặc kháng cự đảo chiều mới của mẫu hình. Nên nhớ rằng
khi thay đổi xu hướng (hoặc một mẫu hình đảo chiều được xác nhận), nếu
xu hướng bây giờ là hỗ trợ thì sự thay đổi này chính là kháng cự và
ngược lại. Trong trường hợp mẫu hình đầu vai ngược, đường viền cổ đại
diện cho một mức độ kháng cự so với xu hướng chứng khoán trước đó (trước
khi hình thành mẫu hình vai đầu vai). Khi chứng khoán di chuyển lên
trên đường viền cổ để xác nhận mẫu hình, giới hạn của đường viền cổ sẽ
trở thành hỗ trợ cho những sự dịch chuyển trở lại.
Điều này có thể đáng báo động và cho thấy sự dịch chuyển của chứng
khoán theo hướng ngược lại với xu hướng dự định trước đo. Tuy nhiên
không phải tất cả mọi thứ đều xấu. Lý do là sự thành công của các xác
nhận ở những mức hỗ trợ hoặc kháng cự mới sẽ giúp tăng độ tin cậy cho
mẫu hình và định hình các hướng đi mới. Vì vậy, điều quan trọng là phải
đợi xác nhận mẫu hình và không được bán quá sớm - trước khi mẫu hình
tạo ra sự dịch chuyển lớn hơn.
Khối lượng giao dịch.
Trong phân tích kỹ thuật và phân tích mẫu hình, khối lượng đóng vai
trò quan trọng, vì nó được sử dụng như một chỉ số phụ. Khối lượng giao
dịch cho thấy hoạt động dòng tiền. Khi khối lượng cao thì có nhiều hoạt
động và tiền trao tay, khiến nó trở thành chỉ báo quan trọng cần theo
dõi.
Đối với mẫu hình vai - đầu - vai, khối lượng được dùng chủ yếu ở
những điểm bứt phá nhằm xác nhận mẫu hình. Tại điểm này, điều quan trọng
là sự bứt phá sẽ diễn ra với dịch chuyển khối lượng lớn. Đối với mẫu
hình đầu vai xuôi, khi giá bứt phá xuống dưới đường viền cổ (trong xu
hướng giảm giá), tốt nhất là điều này xảy ra trong suốt quá trình khối
lượng tăng lên, nó báo tín hiệu bán ra. Điều này chỉ ra rằng cung lớn
hơn cầu và thị trường dịch chuyển theo cùng một hướng với mẫu hình được
dự đoán.
Khối lượng có thể được dùng như một chỉ báo phụ trong suốt quá trình
hình thành biểu đồ, trước khi bứt phá, để hiểu thêm về mức độ tin cậy
của biểu đồ.
Trong mẫu hình đầu vai hướng xuôi, vai trái cho thấy một khối lượng
lớn khi nó chạm đỉnh. Khối lượng giảm xuống khiến vai bên trái xuống đến
đường viền cổ. Các hoạt động hướng đến đỉnh trong phần đầu có khối
lượng ít hơn so với đỉnh của phần vai trái.
Điều này là một cảnh báo, khi khối lượng di chuyển cùng với đường xu
hướng chứ không phải ngược lại chúng. Đỉnh được hình thành bởi vai phải
có khối lượng thấp hơn so với cả hai phần đầu hoặc vai trái. Và một lần
nữa, khối lượng sẽ tăng cao khi đường viền cổ bị phá vỡ, đây chính là
khu vực quan trọng nhất để theo dõi về khối lượng. Nếu khối lượng thấp
hơn vào lúc bứt phá đường viền cổ, thì cơ hội giá di chuyển ngược lại
đường viền cổ sau đó là lớn hơn so với việc khối lượng tăng cao sau khi
phá vỡ đường viền cổ.
Sự tương tác của khối lượng và biến động giá trong việc hình thành
các tín hiệu đảo chiều không nhất thiết theo một khuôn khổ nhất định.
Tuy nhiên, đó là xu hướng chung trong mẫu hình.
Độ dốc của đường viền cổ
Một yếu tố quan trọng khác của mẫu hìnhvai - đầu - vai là sự hình
thành đường viền cổ. Lý do là vì đường viền cổ đóng vai trò như một
đường hỗ trợ hoặc kháng cự trong suốt quá trình hình thành biểu đồ, cùng
với việc thêm vào các điểm mà tại đó biểu đồ được xác nhận.
Trong phần lớn ví dụ trên, đường viền cổ là phẳng, nhưng điều này
không nhất thiết. Trong phần lớn trường hợp, đường viền cổ trong thực tế
được nghiêng lên hoặc xuống. Nói chung, một mẫu hình đầu vai xuôi mạnh
mẽ cần phải có một đường viền cổ phẳng hoặc hướng lên so với đường xu
hướng. Với trường hợp đầu vai ngược, nó sẽ phẳng hoặc hướng xuống, tương
tự như trình bày ở hình 3.
Mục tiêu giá
Một điều quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong các yếu tố phân
tích kỹ thuật và mẫu hình chính là xác định giá mục tiêu. Đây là cách
tính giá được hướng đến dựa trên sự xác nhận của mẫu hình.
Khi xu hướng của giá đã được xác định, dựa trên những dấu hiệu,
những việc cần làm chính là tính toán sự di chuyển của giá. Điều này
được thực hiện để hình thành các mục tiêu, cắt lỗ và đánh giá giá trị
giao dịch.
Mức giá được tính dựa trên chiều cao của mẫu hình, chính là khoảng
cách về giá giữa đỉnh đầu và đường viền cổ. Ví dụ, trong một mẫu hình
vai - đầu - vai, đỉnh cao của đầu được thành lập tại 50$ và đường viền
cổ áo thành lập tại 40$ thì sẽ có một sự chênh lệch là 10$.
Ở đây, mục tiêu giá này không phải là một sự chính xác tuyệt đối và
được sử dụng như một hướng dẫn về sức hấp dẫn của giao dịch. Chênh lệch
giữa giá mục tiêu và giá tại đường viền cổ càng lớn càng, vụ đầu tư
càng có giá trị vì mang lại lợi nhuận lớn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét